lundi 9 mai 2011

Quyền Tự Do Của Công Dân


Nước CHXHCN Việt Nam về Bầu Cử & Ứng Cử
Quốc Hội & Hội Đồng Nhân Dân các cấp CN 22-5-2011
-------
I. Luật pháp hiện hành của Nước CHXHCN Việt Nam
về Tự do Bầu cử - Ứng cử  QH & HĐND các cấp:
1. Hiến pháp 1992 (bổ sung 2001), Bộ Luật Hình sự 1999 (bổ sung 2009), các Bộ Luật về Bầu cử, Ứng Cử QH & HĐND các cấp của Nước CHXHCNVN 1980, 1992, 1997, 2001 và của Nước VNDCCH miền Bắc 1959... khi dùng ý niệm Quyền Tự Do Bầu cử – Ứng cử thì đương nhiên loại trừ ý niệm Trách Nhiệm bị buộc thực thi Quyền Tự Do ấy.
2. Tất cả Hiến pháp và các Bộ Luật nêu trên đều xác nhận: Tự do Bầu cử và Ứng cử là QUYỀN. Không có một điều nào xác nhận, dù ám chỉ, 2 việc này là TRÁCH NHIỆM, buộc Công dân phải chấp hành / thi hành, mà nếu không chấp hành / thi hành thì sẽ bị Luật pháp trừng phạt.
3. KHÔNG CÓ ĐIỀU LUẬT nào buộc Công dân phải Bầu cử - Ứng cử. KHÔNG CÓ LUẬT nào cấm Công dân ở nhà, đi thăm nhau, đi du ngoạn, đến các nơi Thờ tự để cầu nguyện / hành hương trong ngày bầu cử, NẾU KHÔNG ĐI BẦU vì bất cứ lý do gì (có quyền làm những gì Pháp luật không cấm).
4. Điều 126 Bộ Luật Hình sự Nước CHXHCNVN năm 1999, bổ sung năm 2009: Tội xâm phạm quyền (Tự do) Bầu cử - Ứng cử của Công dân:
1) Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền (tự do) bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm, phạt tù 3-12 tháng.
2) Nếu : a) Có tổ chức; hoặc b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; hoặc c) Gây hiệu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù 1-2 năm. 3) Phạm nhân có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định 1-5 năm.
5. Điều 87 Luật Bầu cử Quốc hội 1997, bổ sung 2001 qui định: Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép làm trở ngại việc (tự do) bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội của công dân… thì theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Nghĩa là Luật pháp hiện hành của Nước CHXHCNVN ngăn cấm việc lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn CẢN TRỞ QUYỀN TỰ DO BẦU CỬ - ỨNG CỬ CỦA CÔNG DÂN, LÀM CHO CÔNG DÂN MẤT TỰ DO, KHI THỰC THI HOẶC KHÔNG THỰC THI QUYỀN NÀY; KHÔNG CẤM CÔNG DÂN TỰ DO TỰ Ý KHƯỚC TỪ THỰC THI QUYỀN NÀY vì bất cứ lý do gì. Dân có quyền làm những gì Pháp luật không cấm.
6. Điều 281 Bộ Luật Hình sự Nước CHXHCNVN năm 1999, bổ sung năm 2009: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 1-5 năm. Điều 282: Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, bị tù 1-7 năm. Nếu có tổ chức, hoặc phạm tội nhiều lần, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì 2 tội này có thể bị tù 5-12 năm. Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị tù 10-20 năm. Cả 2 tội đều bị cấm đảm nhiệm chức vụ 1-5 năm, phạt 3-30 triệu VNĐ.
+ Nghĩa là Luật pháp hiện hành của Nước CHXHCNVN ngăn cấm Cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền : Dân không đi bầu là không có tội, nhưng chính Cán bộ phạm tội, khi dùng thủ đoạn gian trá, ép buộc Dân để lập thành tích bầu cử thành công rực rỡ, tỉ lệ cử tri đi bầu đông, Đại biểu đắc cử với số phiếu cao… bằng các thủ đoạn đàn áp quá quen: tịch thu hộ khẩu, không cấp giấy tờ, gây khó không bán được nhà, đất, xe, con cái học hành khó khăn, không vay được tiền, bị phạt nộp tiền...
II. Luật pháp hiện hành của Nước CHXHCNVN cấm bầu cử gian lận :
7. Điều 127 Bộ Luật Hình sự Nước CHXHCNVN năm 1999, bổ sung năm 2009 : Tội làm sai lệch kết quả bầu cử : -1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm. -2. Nếu a) Có tổ chức; hoặc b) Gây hậu quả nghiêm trọng, có thể bị phạt tù 1-3 năm. -3. Phạm nhân có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1- 5 năm.
8. Điều 87b Luật Bầu cử Quốc hội 1997, bổ sung 2001 qui định: Người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác, để làm sai lệch kết quả bầu cử, thì tùy mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Nguyên tắc NN pháp quyền XHCNVN: Dân có quyền làm những gì Pháp luật không cấm, Cơ quan Nhà nước chỉ được làm những gì Pháp luật cho phép. Vì thế, Dân có quyền kiện Cán bộ nào dùng các thủ đoạn để hăm dọa, ép buộc, đàn áp Dân phải đi bầu, hoặc cản trở không cho Dân tự do ứng cử. Cao trào này sẽ giúp Dân kiện nếu có đàn áp, cưỡng bức, hăm dọa.
+ Ở các Nước Dân chủ có bầu cử tự do thực sự, 60-70% cử tri đi bầu và Đại biểu đắc cử đạt 50-60% phiếu bầu là thành công vẻ vang rồi. Các cuộc bầu cử hơn 90% cử tri đi bầu, Đại biểu đắc cử hơn 90% phiếu bầu, chỉ các cuộc bầu cử độc tài, hoặc gian lận mới có. Bầu cử ở VN CS độc diễn luôn đạt tỉ lệ hơn 90%. Do đâu hoành tráng ngoạn mục như vậy? Chính ai là người xâm phạm quyền tự do của người Dân ? Mọi người bình thường, kể cả trẻ em VN, đều có thể trả lời dễ dàng. Đó chính là bản chất của Bầu cử – Ứng cử độc diễn tại VN CS từ 65 năm nay. Dân VN nên tiếp tục gượng ép đi bầu cách giả dối như vậy không?
Cao Trào Tẩy Chay Bầu Cử QH CS Độc Diễn 22-5-2011

Phong trào Tuổi Trẻ Yêu Nước: Truyền Ðơn đợt hai "Còn Nước, Còn Mình"




Nhiều Truyền Đơn Rãi Tại Thủ Đức, Gò Vấp, Sài Gòn sáng ngày 13/3/2011


TRUYỀN ÐƠN CHỐNG BẦU CỬ VÀ ỦNG HỘ CÙ HUY HÀ VŨ XUẤT HIỆN TRƯỚC TÒA ÁN SÀI GÒN