Tướng Ratko Mladic từng chỉ huy quân đội Serbia tại Bosnia trong suốt thời gian chiến tranh Bosnia, và là người phải chịu trách nhiệm về những tội ác tồi tệ nhất trong cuộc xung đột đẫm máu này.
Cùng với lãnh tụ chính trị Serbia tại Bosnia, Radovan Karadzic, ông tượng trưng cho chiến dịch thanh trừng sắc tộc của Serbia chống lại người Croatia và người Hồi giáo.Ông trở thành một trong những người bị truy nã gay gắt nhất trên thế giới.
Việc ông vẫn tự do nhởn nhơ trong hơn một thập niên qua đã khiến Serbia mất mặt, và trở thành cái gai lớn nhất trong quan hệ giữa nước này với phương Tây.
Ông đã bị Tòa án tội phạm chiến tranh của Liên Hợp Quốc truy tố tội diệt chủng và các tội ác khác chống lại loài người - bao gồm cả vụ thảm sát ít nhất 7.500 đàn ông và các bé trai Hồi giáo ở thị trấn Srebrenica hồi năm 1995.
Sống tự do tại Belgrade một thời gian, Tướng Mladic biệt tăm khi cựu tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic bị bắt vào năm 2001.
Từ tháng Mười 2004, các phụ tá trước đây của Tướng Mladic bắt đầu nộp mình cho tòa án tội ác chiến tranh, giữa lúc Belgrade bị áp lực quốc tế mạnh mẽ, đòi phải hợp tác.
Những người này gồm Radivoje Miletic và Milan Gvero, cả hai bị buộc tội tham gia vào việc thanh trừng sắc tộc.
Đã có những đồn đoán rằng ông Mladic sẽ sớm bị bắt khi ông Radovan Karadzic bị giam giữ tại Belgrade vào tháng Bảy 2008.
Tổng chỉ huy
Ratko Mladic chào đời năm 1942 ở Bosnia, tại ngôi làng Kalinovik.
Ông được nuôi dưỡng tại Nam Tư trong thời Tito, trở thành một quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội Nhân dân Nam Tư.
Khi đất nước bắt đầu tan rã vào năm 1991, ông được cử giữ vị trí lãnh đạo quân đoàn số 9 của Nam Tư, chống lại các lực lượng Croatia ở Knin.
Sau đó, vào tháng Năm 1992, Quốc hội Serbia tại Bosnia đã biểu quyết thành lập quân đội Serbia tại Bosnia, và bổ nhiệm Tướng Mladic làm chỉ huy.
Ông được coi là một trong những động lực chính trong cuộc bao vây Sarajevo và năm 1995 đã lãnh đạo cuộc tấn công của Serbia vào Srebrenica, vùng đất được Liên Hợp Quốc bảo vệ, gây ra vụ thảm sát tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II trở lại đây.
Các lực lượng Serbia tại Bosnia đã bao vây Srebrenica, nơi hàng chục ngàn dân thường sơ tán sau khi trốn chạy các cuộc tấn công trước đó của Serbia tại vùng đông bắc Bosnia.
Các lực lượng Serbia tấn công dữ dội vào Srebrenica bằng pháo kích và tên lửa trong vòng năm ngày, trước khi Tướng Mladic tiến vào thị trấn, với đội ngũ quay phim chụp ảnh Serbia tháp tùng.
Ngày hôm sau, các xe buýt đến đón phụ nữ và trẻ em đang trú tại Srebrenica, đưa tới vùng lãnh thổ người Hồi giáo, còn người Serbia tách lại toàn bộ đàn ông và bé trai Hồi giáo từ 12 đến 77 tuổi để "thẩm vấn về những tội ác chiến tranh có thể có".
Trong năm ngày sau khi các lực lượng Serbia tại Bosnia tràn vào Srebrenica, ít nhất 7.500 nam giới và các bé trai Hồi giáo đã bị sát hại.
Sau khi cuộc chiến Bosnia chấm dứt, Tướng Mladic trở về Belgrade, được hưởng sự ủng hộ và bảo vệ công khai từ ông Milosevic.
Ẩn náu
Ông sống một cách công khai trong thành phố - đến thăm những nơi công cộng, ăn uống trong các nhà hàng sang trọng và thậm chí tham dự các trận đấu bóng đá cho đến khi ông Milosevic bị bắt giữ.
Một số tường thuật nói rằng ông đã trốn trong hầm ngầm thời chiến của mình tại Han Pijesak, không xa Sarajevo, hoặc ở Montenegro.
Một số tường thuật khác nói rằng ông vẫn còn trong hoặc rất gần Belgrade. Cựu công tố viên tòa án tội phạm chiến tranh LHQ Carla Del Ponte nói cả ông và ông Karadzic đều ở trong thành phố này vào thời điểm tháng Hai 2004.
Ông được cho là lâu nay đã trong tình trạng sức khỏe xấu.
Vào tháng Tư 2005, Ngoại trưởng Serbia Vuk Draskovic nói rằng các nhân viên an ninh Serbia biết nơi ở của ông Mladic. Người đứng đầu cơ quan tình báo thì gọi các cáo buộc là "lố bịch".
Quan tòa tại phiên thẩm vấn về việc dẫn độ Ratko Mladic nói ông này đủ sức để có thể ra tòa tại Hague.
Nhưng gia đình viên cựu tướng người Serb ở Bosnia nói họ sẽ kháng án.
Tại tòa án tội ác chiến tranh ở Belgrade, vị quan tòa đồng ý cho dẫn độ ông Ratko Mladic sang Hague.
Nhưng sau tuyên bố kháng án của gia đình, có lẽ ông này sẽ không bị đưa ra khỏi Serbia trước thứ Ba.
Con trai ông Mladic nói cha ông có thể đã gặp cơn đột quỵ và cần vào viện để có chẩn đoán độc lập.
Nhưng chính phủ Serbia muốn ông này rời khỏi nước càng sớm càng tốt như cử chỉ biểu tượng với EU.
Diễn biến vụ bắt Mladic
Bộ trưởng Tư pháp Serbia Slobodan Homan nói với BBC rằng Tướng Mladic, 69 tuổi, bị bắt tại tỉnh Vojvodina vào sáng sớm thứ Năm. Các nguồn tin an ninh Serbia thì nói với hãng thông tấn AFP rằng ba đơn vị đặc nhiệm đã đột nhập một ngôi nhà ở trong làng Lazarevo, cách Belgrade về phía Bắc chừng 80km.
Ngôi nhà này là của một người thân của ông Mladic và đã bị theo dõi hai tuần nay.
Thông tin Tướng Mladic lẩn trốn dưới tên Milorad Komodic bị Bộ trưởng Nội vụ Serbia Ivica Dacic bác bỏ.
Ông Dacic nói: "Ông ta không sử dụng danh tính khác và cũng không mang giấy tờ có tên người khác".
Báo chí Serbia cho hay ông Mladic không kháng cự khi bị bắt và cũng không hóa trang gì, không như ông Karadzic, người đã để râu và tóc dài khi bị bắt tại Belgrade ba năm trước.
Tướng Mladic bị tòa án xử tội ác quốc tế La Haye năm 1995 buộc tội diệt chủng trong vụ Srebrenica và một số vụ khác.
Ông ta từng sống một cách khá thoải mái ở thủ đô Belgrade, nhưng đã biến mất sau vụ bắt giữ cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic năm 2001.
Nhửng tên gây tội ác trong đảng Cộng Sản củng sẻ có ngày phải trả lời trước tòa án và đền tội.
Tội thảm sát 1968 tại Huế, thảm sát trong các tù "cải tạo", thảm sát nhửng người đi vượt biển...
Tội thảm sát 1968 tại Huế, thảm sát trong các tù "cải tạo", thảm sát nhửng người đi vượt biển...