mercredi 28 août 2013


Tường thuật buổi gặp gỡ của đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam với Tòa Đại Sứ Đức tại Hà Nội




Nguồn :http://tuyenbo258.blogspot.com/2013/08/tuong-thuat-buoi-gap-go-cua-ai-dien.html

Vào sáng nay, thứ tư, 28/8, một số đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) sẽ có một buổi tiếp xúc và trao đổi với Đại sứ quán Đức. Đây là tiếp nối nỗ lực của MLBVN trong việc vận động quốc tế quan tâm đến bảnTuyên bố 258, yêu cầu nhà nước Việt Nam hủy Điều 258 BLHS, trong bối cảnh Việt Nam đang tranh cử để trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

MLBVN sẽ cập nhật tin tức đến các bạn từ giờ cho đến chấm dứt buổi tiếp xúc.

Được biết vào 7h sáng hôm nay an ninh TP. Hà Nội đã trao giấy mời và yêu cầu blogger Nguyễn Chí Đức lên đồn công an làm việc liên quan đến vấn đề công dân Việt Nam Nguyễn Chí Đức đã cùng với các blogger Trịnh Anh Tuấn, Đào Trang Loan, Nguyễn Hoàng Vi, và Nguyễn Đình Hà trao Tuyên bố 258 cho Đại sứ quán Australia vào ngày 23 tháng 8 vừa qua.


Anh Nguyễn Chí Đức đã từ chối yêu cầu này của công an.

Xin nhắc lại trong thời gian qua, nhiều đại diện khác nhau từ khắp ba miền đất nước của MLBVN đã tiếp xúc với các đại diện của Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), Liên minh Báo chí Đông Nam Á (SEAPA), Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW), Ủy ban Luật gia quốc tế (ICJ), Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), Tổ chức Người Bảo vệ Tuyến đầu (Front Line Defenders), Đại sứ quán các nước Mỹ, Thụy Điển và Australia.

Bên cạnh đó, hôm Chủ nhật vừa rồi các thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng đã tổ chức gặp mặt "Cafe 258" tại Hà Nội và Sài Gòn.

*
10h00:

Hiện tại, công an đã tụ tập trước ĐSQ Đức 


10h20:
Các đại diện cho Mạng lưới Blogger Việt Nam đến ĐSQ:


 

Chị Đặng Bích Phượng (Phương Bích), Nguyễn Hoàng Vi, chị Lê Hiền Giang,
Lê Thị Phương Lan và Đào Trang Loan 

 
Vào lúc 10h28 các bạn đã vào bên trong ĐSQ Đức, 2 phút trước giờ hẹn chính thức. Ra tận ngoài cổng tiếp phái đoàn đại diện blogger Việt Nam là hai quan chức cao cấp của ĐSQ.

*
Được biết, Đại sứ quán Đức tỏ ra rất quan tâm đến bản Tuyên bố 258. Cuộc gặp được chuẩn bị chu đáo. Trước giờ gặp, hai quan chức cấp cao của Sứ quán đã ra tận cổng, chờ ở ngoài đường để đón các blogger vào - đề phòng trường hợp họ bị lực lượng công an cản trở.

Điểm đặc biệt của buổi gặp hôm nay là các blogger đến Sứ quán gồm toàn phụ nữ. Đó là các blogger Đặng Bích Phượng (blog Phương Bích), Lê Hiền Giang (Sông Quê), Lê Thị Phương Lan (Lan Lê),Đào Trang Loan (Hư Vô), và Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn).

Blogger Phương Bích được biết đến qua nhiều bài viết về các vấn đề chính trị-xã hội và cả đời sống thường nhật, với giọng văn trong sáng, dung dị, chân thật và rất nữ tính. Ngày 21/8/2011, chị là một trong 47 blogger ở Hà Nội bị bắt vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Chị bị giam 6 ngày trong Hỏa Lò, và khi được tự do, đã viết loạt bài nổi tiếng “Bước chân vào chốn ngục tù” gây xúc động cho nhiều độc giả mạng.

Hai blogger Lan Lê và Sông Quê đều là thành viên tích cực của câu lạc bộ No-U và phong trào biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội.

Sinh năm 1991, blogger Hư Vô còn rất trẻ nhưng đã tham gia tích cực trong các hoạt động xã hội như làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo, và biểu tình chống chính sách gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đầu năm nay, dịp trước Tết Nguyên đán, Hư Vô đi phân phát quà Tết cho dân oan vô gia cư, và bị công an Hà Đông bắt giam vô cớ trong đồn. Chỉ cho đến khuya, sau khi các blogger kéo đến và phản đối quyết liệt, công an mới thả cô gái trẻ.

An Đổ Nguyễn, sinh năm 1987, cũng là một blogger rất nhiệt tình, năng nổ trong các hoạt động đấu tranh và vận động cho nhân quyền ở Việt Nam. Cô từng tham gia phân phát Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền trong ngày dã ngoại 5/5 vừa qua, sau đó có xô xát với công an và bị sách nhiễu thường xuyên từ đó tới nay.
Tiếp tục cập nhật...



Cuộc gặp của 5 thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam với Đại sứ quán Đức tại Việt Nam đã diễn ra rất tốt đẹp ngay từ đầu, với việc quan chức cấp cao của Sứ quán đích thân ra tận cổng đón các blogger trước sự chứng kiến của ít nhất 30 nhân viên công an.

Theo dự kiến, cuộc gặp diễn ra vào lúc 10h sáng nay, 28/8. Tuy nhiên, từ sáng sớm, người của sứ quán đã xác nhận có tới 25 công an đứng ngồi rải rác quanh khu vực. 10h, khi taxi chở nhóm blogger dừng lại trước cổng tòa nhà, các nhân viên công quyền này lập tức đổ xô tới, chĩa máy quay phim, máy ảnh vào mọi người.

Hai quan chức (người Đức) của Đại sứ quán cũng đã chờ sẵn để đón các blogger, nhưng khi họ đưa blogger qua cổng thì có hai người mặc sắc phục trong lực lượng an ninh chặn nhóm blogger lại, buộc phía sứ quán phải can thiệp. Cuối cùng, các đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam cũng vào được bên trong, nhờ sự giúp đỡ tận tình của Sứ quán.

Như MLBVN đã đưa tin, cuộc gặp hôm nay có 5 blogger và đều là các gương mặt nữ, đó là: Đặng Bích Phượng(tức blogger Phương Bích), Lê Hiền Giang (facebooker Sông Quê), Lê Thị Phương Lan (Lan Lê), Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn) và Đào Trang Loan (Hư Vô). Phía Đại sứ quán Đức, có ông Felix Schwarz, Lãnh sự và tham tán chính trị, và ông Jonas Koll, Bí thư thứ nhất phụ trách Văn hóa, Báo chí và Chính trị.

“Chúng tôi ở bên các bạn”

Hai tiếng của cuộc trò chuyện đã diễn ra trong không khí ấm áp và đầy chia sẻ, với nhiều chi tiết xúc động. Blogger Nguyễn Hoàng Vi kể lại, trong lúc vội vàng ra khỏi taxi để tìm cách vào trong Đại sứ quán, các blogger đã để quên bản Tuyên bố 258 trên xe. Tuy nhiên, khi biết việc này, “bên sứ quán Đức không hề giận mà họ lại rất cảm thông, vì họ cảm nhận được sự nguy hiểm, khi mà bên ngoài cổng, trên vỉa hè, có rất nhiều an ninh trang bị camera, máy chụp hình. Họ nói họ đã in sẵn Tuyên bố 258 và blogger có thể dùng bản in sẵn đó để trao cho họ”.

Hai ông Felix Schwarz và Jonas Koll cũng tỏ ra đặc biệt quan tâm đến tình trạng bị đàn áp của từng cá nhân blogger có mặt, kể cả những nguy hiểm, trục trặc về an ninh trên đường tới Sứ quán dự buổi gặp. Cả hai ông đều cảm thấy “không thể tưởng tượng nổi” khi nghe các blogger trình bày sơ qua về tình hình vi phạm nhân quyền – vốn diễn ra tràn lan ở Việt Nam những năm qua.

Phía các blogger cũng khá ngạc nhiên khi biết rằng, Đại sứ quán Đức không đánh giá cao sự cải thiện nhân quyền ở Việt Nam qua phiên tòa phúc thẩm xét xử Phương Uyên hôm 16/8 vừa qua. Đức nhìn nhận rằng Việt Nam chỉ muốn làm đẹp hình ảnh bề nổi với dư luận quốc tế, trong khi ở bề chìm, tình hình đàn áp và bắt bớ vẫn tiếp tục.

Về bản Tuyên bố 258, ra ngày 18/7/2013, của Mạng lưới Blogger Việt Nam, Đại sứ quán Đức cho rằng sự khách quan, đầy đủ và súc tích của Tuyên bố 258 sẽ giúp Mạng lưới thành công trong việc thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế; và Đức sẽ vận động để đưa Tuyên bố này ra phiên họp UPR tháng 1-2 năm tới tại Geneva (phiên họp tổng kết bản đánh giá định kỳ phổ quát – Universal Periodic Review – của Việt Nam với tư cách ứng viên vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc).

Các blogger Việt Nam bày tỏ cảm ơn và trân trọng đối với thiện ý của Đại sứ quán Đức. Tuy nhiên, blogger Hoàng Vi phát biểu rằng: “Việc tự do thông tin, báo chí, ngôn luận ở Việt Nam bị xếp ở mức thấp nhất thế giới thực sự là điều khiến chính người Việt Nam phải trăn trở, suy nghĩ, bởi vì điều đó phần lớn là do chính họ. Chỉ những nỗ lực của chính người dân Việt Nam mới có thể thay đổi, cải thiện được tình hình. Nhưng chúng tôi mong với vị thế và sức mạnh ngoại giao của các nước, cộng đồng quốc tế sẽ hỗ trợ chúng tôi, trước mắt là giúp để Điều 258 vi phạm tự do ngôn luận phải bị bãi bỏ” – Hoàng Vi khẳng định.

Cả 5 blogger nữ đều cảm nhận được sự cảm thông và chia sẻ rất lớn từ Đại sứ quán Đức. Không ai nói thành lời nhưng dường như mọi cử chỉ, mọi hành động của hai nhà ngoại giao đại diện cho nước Đức đều toát lên một điều:Chúng tôi ở bên các bạn, những blogger đấu tranh cho nhân quyền của người dân Việt Nam.

Buổi gặp kết thúc với việc Đại sứ quán Đức cho biết sẽ cùng Liên minh Châu Âu đặt vấn đề để Chính phủ Việt Nam xóa bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự cũng như những điều luật vi phạm nhân quyền khác...

... Đã quá trưa. Trước cổng, rất đông an ninh Việt Nam vẫn đứng chờ các blogger. Đại sứ quán đề nghị dùng xe công vụ đưa mọi người về nhà, thậm chí bố trí người của sứ quán đi cùng để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, các blogger chỉ xin được hỗ trợ xe. Đôi bên bịn rịn chia tay. Hai ông Felix Schwarz và Jonas Koll tiễn cả nhóm ra tận xe, rồi mới quay trở vào.









Mạng lưới Blogger Việt Nam

vào lúc 13:10

dimanche 25 août 2013

Sang Bỏ Trọng

1Thế hai phe tương tranh, đấu đá tranh quyền giữa hai người Trọng – Sang nắm đảng quyền đối đầu với Dũng nắm quyền nhà nước đang đột biến, chuyển sang một bước ngoặt rất quan trọng. Khiến tương quan lực lượng thay đổi, thế lực nghiêng về phía nhà nước là Dũng vì Sang bỏ Trọng, trở lại kết hợp với Thủ Tướng Dũng chống Trọng.
Chuyển biến quan trọng này xảy ra sau chuyến đi Mỹ của Chủ Tich Sang theo lời mời và gặp TT Obama. Sau khi đi Mỹ về Sang ngả theo Mỹ, xa rời Trọng, bắt tay lại với Dũng. Cả hai Dũng, Sang – cả hai người đều là Việt Cộng.
Theo danh từ chuyên môn của Mỹ trong Chiến tranh VN, chữ Vietcong hay VC chỉ người CS hoạt động trong lãnh thổ VN Cộng Hoà từ Bến Hải trở xuống Cà Mau. Chữ này đối chiếu với chữ CS Bắc Việt người Mỹ để chỉ những người CS Bắc Việt bên kia vượt vĩ tuyến xâm nhập vào Việt Nam Cộng Hoà đồng minh của Mỹ.
Cả hai Dũng, Sang đều gốc Miền Nam cùng ‘Bắc tiến’ với sự dìu dắt của Sáu Dân tức Thủ Tướng Võ văn Kiệt. Người Việt có câu bè bạn cũ cũng như ‘vợ chồng cũ không rủ cũng đến”.
Đột biến này tuy hơi bất thần nhưng làm tương quan lực lượng tương tranh giữa đảng quyền và quyền nhà nước thay đổi lớn. Có thể thấy qua những biểu hiện sau đây.
Một, lãnh vực trung ương. Sang và Dũng hai nhân vật nắm quyền nhà nước, một là thủ tướng hai là chủ tich nước, cả hai đều là hai nhân vật không biết tập kết ra Bắc là gì. Cả hai ăn học thời Việt Nam Cộng Hoà, sống theo văn minh miệt vườn của Miền Tây Nam Việt thuộc Khu Uỷ Tây Nam Bộ trong hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ, trước khi Trường Chinh một CS Bắc Việt nòi giải thể khu Tây Nam Bộ để chặt vi cánh của những người CS mà Trướng Chinh và Đỗ Mười gọi là ‘Nam kỳ cục”.
Sự sống của hai người này thời chiến đấu từ cái quần cũng bằng vải dù nylon Mỹ, đến viên thuốc chống sót rét cũng của Mỹ và tiền mua cá linh kho ăn cũng bằng tiền của ngân hàng VNCH phát hành.
Sự nghiệp chánh trị của Dũng, Sang chỉ bắt đầu vươn lên trong thời CSVN dưới tác động của những người CS Miền Nam trong việc đổi mới kinh tế, bang giao, giao thương với Mỹ.
Chẳng những Sang, người đứng đầu nhà nước công du Mỹ, gặp TT Obama có những ‘móc ngéo” chớ không phải ‘móc ngoặc’ là từ CS Bắc Việt, có những yêu cầu và hứa hẹn bí mật nào đó, sau hội đàm của đóng kín, mà Bộ thế lực mạnh nhứt của nhà nước là Bộ Quốc Phòng, Bộ Trưởng Quốc Phòng của nội các của TT Dũng cũng qua Mỹ gặp những viên chức tình báo, chiến lược và tướng lãnh tham mưu cao cấp Quân Đội của Mỹ, bề ngoài nói là có vẻ ‘tham quan’” nhưng bên trong liên kết, phối hợp thế nào cho chánh phủ Dũng cũng khó biết.
Chưa hết, sau khi Sang từ Mỹ về, thì Bộ Trưởng Công an, bộ lo an ninh trật tự trị an, bộ được TT Dũng cử nhiệm và cài nhiều tướng lãnh nhứt vào, và cũng là ngành mà TT Dũng xuất thân và từ đó vươn lên sau những ngày làm du kích – Bộ Công an này yêu cầu được vũ trang máy bay, tàu chiến – hoàn toàn không phải là những phương tiện chống bạo loạn mà là vũ khí chiến tranh quân sự của quân đội. Điều này cho thấy phe nhà nước muốn có một bộ đội cơ hữu để đối trọng với quân đội khi số tướng lãnh gốc CS Bắc Việt sống lâu lên lão làng đang chiếm đa số trong quân đội của VNCS và Chủ Tich Quân Uỷ trung ương đang do Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Bộ Chánh trị và kiêm Chủ Tich Quân Uỷ Trung Ương là Trọng nắm.
Nhưng điều quan trọng nhứt tạo bước ngoặc cho Ô Sang, giọt nước tràn ly khiến Sang bỏ Trọng, bắt tay lại với Dũng là Tổng Trọng chơi quá cạn tàu ráo máng đối với những người CS không tập kết ra Bắc, những người CS gốc Nam như Sang và Dũng và chơi quá độc với nhà cầm quyền và nhân dân ‘Nam bộ’.
Kỳ thị địa phương thường thường là lý lẽ của con tim, con tim có những lý do mà lý trí không biết như câu phương ngôn của người Pháp. Đó là Tổng Trọng thành lập một hơi 7 đoàn kiểm tra các vụ tham nhũng,thi hành khẩn cấp chỉ một tháng rưỡi thôi, từ ngày 15/08 đến ngày 30/09/2013. Hầu hết những giới chức chỉ định nắm cán 7 đoàn này thuộc phe thân tín của Tổng Trọng. Số tỉnh bị các đoàn thanh tra của Trọng ‘làm việc’, Miền Nam là căn cứ địa của cán bộ đảng viên CS gốc Miền Nam bị 6 tỉnh thành Cần Thơ, Đồng Nai, Đắc Lắc, Bình Thuận, Cà Mau, An Giang, nhiều hơn gấp ba miền Bắc chỉ bị có 2 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên.
Tổng Trọng còn chơi xỏ, vuốt mặt phe Nam mà không nể mũi của Sang, qua việc cử Ông Nguyễn Bá Thanh, đối thủ của TT Dũng, bị TT Dũng cho thanh tra chánh phủ phanh phui nhiều vụ tham nhũng khi làm Bí Thư, Chủ Tịch Uỷ ban và chủ Tịch Hội Đồng tỉnh Đà nẵng – làm trưởng đoàn số 3 kiêm luôn việc ‘chủ trì’, phối hợp với các cơ quan liên quan và tổng hợp kết quả kiểm tra để báo cáo Bộ Chính trị trước ngày 30/11/2013.
Hai, lãnh vực địa phương.Toà án Long An phúc thẩm vụ án cho nữ sinh viên yêu nước, chống đảng CS thông đồng với ‘Tàu khựa’ [chữ dùng của sinh viên Phương Uyên] xâm chiếm biển đảo của VN. Toà này trả tự do cho Phương Uyên tại chỗ – một tiền lệ hy hữu về toà án của CS. Thẩm phán xử án lóng cóng, công tố viên truy tố lóng cóng trong phiên toà. Ai cũng ngạc nhiên và cho đó là quyết định chánh trị ‘ở trên” bất thần đưa xuống. Biệt lệ này xảy ra không bao lâu sau khi Sang công du gặp TT Obama trở vể nước.
Ai cũng biết Long An hay Tân An là tỉnh nhà, quê hương xứ sở của Ông Sang. Nơi sanh của Ông là một xã giáp ranh Đức Hòa và Bến Lức gọi là Lương Hoà, với trái khóm nổi danh ngon ngọt, bán dưới cầu Bến Lức trên đường về Miền Tây nên gọi là Khóm Bến Lức, ai đi ngang qua cũng mua giải khát và đem về cho bà con. Trong vụ Phương Uyên viên chức trung ương mà những nhà đấu tranh kêu gọi, gởi đơn khiếu nại đòi công lý và chánh nghĩa cho Phương Uyên – viên chức đó là Chủ Tịch Sang.
Và Anh Điếu Cày ngưng tuyệt thực sau khi công an và viện kiểm soát nhân dân tiếp vợ của Điếu Cày, hứa giải quyết khiếu tồ của Anh Điếu Cày. Chuyện này xảy ra khi Ô Sang chuẩn bị công du Mỹ, nhà nước, chánh phủ của TT Dũng lót đường cho Ô Sang đi Mỹ.
Vụ Luật Gia Lê Hiếu Đằng, đảng viên CS 45 tuổi đảng và Hồ Ngọc Nhuận, Cựu Dân biểu đối lập của VNCH, Phó Chủ Tich Mặt Trận Tổ Quốc TP Saigon kêu gọi thành lập một đảng đối lập với Đảng CSVN. Cả hai người này đều từng ăn học, lớn lên trong thời Việt Nam Cộng Hoà và hoạt động chống chánh quyền VNCH, cùng thời với Ô. Sang trước khi Ô Sang bị bể trốn vào bưng biền.Và cũng từ Saigon, thời CS Ô Sang tiến thân chánh trị, được Thủ Tướng Võ văn Kiệt nâng đỡ ‘Bắc tiến’ đổi mới kinh tế cứu nguy cho Đảng CS.
Hiểu giá trị của tự do, dân chủ trong việc phát triễn đất nước cho giàu mạnh, thì Chủ Tịch Sang và Thủ Tướng Dũng hiểu biết và kinh nghiệm hơn Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng, típ người mà Mỹ gọi là CS Bắc Việt. Còn bị ảnh hưởng của TC, bị cấy “sinh tử phù” của TC nhiều, thì Ô. Trọng ăn bứt Ô. Sang, Dũng.
Trong tam đầu chế hiện cầm quyền VNCS, Ô Sang là một người chỉ mới qua Tàu lần đầu, còn Ô Trọng đi như đi chợ. Người ta nói bài thơ đầu là bài thơ nhớ dai nhứt. Ông Sang không thể và không bao giờ quên cái bẫy Tổng Trọng gài cho Sang đi gặp Tập cận Bình ký cả chục hiệp ước, xác ngữ giải quyết vấn đề biển đảo trên nguyên tắc song phương với TC – để cho dân chưởi. Người của Ô Trọng còn xì tấm hình chụp P6. Sang chụp xá sâu xá cạn cho dân khinh. Ngầm kiểu chơi xỏ đó của Ô. Trọng cộng với thái độ, hành động Tập cận Bình coi thường người lãnh đạo VNCS, ba xôi nhồi một chỏ là cho Ô Sang cảm nhận nhược tiểu, cái độc của Tổng Trọng hại mình.
Rất đau đớn cho Sang. Trong bộ ba cầm quyền Ô. Sang là người thường có những lời tuyên bố bất bình và cứng rắn nhứt đối với hành động của TC cưỡng chiếm biển đảo của VN. Ông cũng là người dùng chữ nặng nề đối với người trong đảng nhà nước có những tư tưởng, hành động hay bất động ‘ngán’ quân Tàu. Có lần Ông nói những người ấy là “cõng rắn cắn gà nhà”, trong bài Ông viết “Phải Biết Hổ Thẹn Với Tiền Nhân” trên báo Tuổi Trẻ của Thành Đoàn Saigon ngày 2/9/2012.
Với tâm tư đó, với kiểu chơi xỏ của Tổng Trọng CS Bắc Việt, với so sánh coi vậy chớ Dũng không có độc như Trọng và với nhận thức thực tiễn Mỹ không có tham vọng đất đai, và với những gì TT Obama nói với Ông Sang sau hai cửa đóng kín trong tương quan chánh trị của Mỹ đối với phe đổi mới kinh tế và cứng rắn với TC, nhiều dấu chỉ cho thấy Ô Sang trở về nguồn, ta về ta tắm ao ta với Ba Dũng, tăng cường thế lực của nhà nước, thân thiện với Mỹ./. (Vi Anh)
Tường thuật buổi Cafe 258 của Mạng lưới blogger Việt Nam



Trích từ nguồn :
http://tuyenbo258.blogspot.com/2013/08/tuong-thuat-buoi-cafe-258-cua-mang-luoi.html



14h45: Đã có khoảng 30 bloggers ở Hà Nội đã có mặt ở cafe Win để tham gia thảo luận, theo blogger Nguyễn Hoàng Vi (người vừa từ Sài Gòn ra Hà Nội để trao Tuyên bố 258 cho sứ quán Australia)



"VÌ TỰ DO BIỂU ĐẠT: BÃI BỎ ĐIỀU 258"



Từ phải qua: Facebooker Lê Thiên Nhân, Đào Trang Loan, Nguyễn Đình Hà - những người vừa trao Tuyên bố 258 cho Đại sứ quán Thụy Điển và Australia thời gian vừa qua
14h30 : Các blogger bắt đầu thảo luận.




14h00: Đã có vài blogger tham gia ký Tuyên bố 258 có mặt tại quán cafe Win, Số 94 đường Láng, Hà Nội để tham gia buổi gặp mặt.

samedi 17 août 2013


LỜI KÊU GỌI KHẨN THIẾT CỦA PGHH - Đổ Thị Minh Hạnh

 
PHẬT GIÁO HÒA HẢO THUẦN TÚY
---------------------------------
LỜI KÊU GỌI KHẨN THIẾT

Gần đây có nhiều cuộc tuyệt thực của các tù nhân lương tâm đã xảy ra trong các nhà tù của đảng csVN để phản đối chế độ lao tù chứng tỏ chế độ lao tù của các nhà tù csVN quả thật là khắc nghiệt và vô nhân đạo.

Riêng tại k5 nhà tù Xuân Lộc, các nữ tù nhân lương tâm vẫn bị ngược đãi nghiệt ngã, khiến cô Đổ Thị Minh Hạnh phải công khai chủ xướng tuyên bố một cuộc tuyệt thực để phản đối. Hành động kiên cường của cô Hạnh đã bị nhà tù trấn áp bằng cách hạn chế tối đa việc ăn uống , đau ốm không cho đi điều trị , bắt buộc lao động một cách vô cùng cực khổ . . . ngoài ra còn mua chuộc, tổ chức các nữ phạm nhân hình sự kiếm chuyện đánh đập cô Hạnh rất nhiều lần, có lúc phải ngất xỉu . . . thật là vô cùng độc ác và tàn bạo!

Trước cảnh đối xử và hành động phi nhân dã man ấy cũng không làm cho Hạnh nãn chí và vẫn tiếp tục dấn thân tiến bước đấu tranh một cách kiên cường để đòi công lý và quyền làm người và được các nữ tù nhân lương tâm PHẬT GIÁO HÒA HẢO khác mạnh mẽ hưởng ứng , đại thể như cô Mai Thị Dung (án tù 11 năm), cô Dương Thị Tròn (án tù 9 năm) , cô Trần Thị Thúy (án tù 8 năm), v.v. . .

Nói đến Đổ Thị Minh Hạnh ắt chưa ai quên rằng cô là nữ sinh viên đại học năm thứ 3 , lứa tuổi đôi mươi, nhìn thấy cảnh quốc phá gia vong, dân tộc lầm than khốn khổ dưới một chế độ độc tài toàn trị của đảng csVN, cô đành bỏ cái mộng vàng son trên con đường danh lợi tương lai của tuổi trẻ như bao nhiêu thanh thiếu niên khác mà dấn thân vào con đường đấu tranh gian khổ và nguy hiểm vì tiền đồ Tổ Quốc và hạnh phúc của Dân Tộc.

Với ý chí kiên cường, cao cả vì nước vì dân của một cô gái trẻ hiếm có, cũng như Mai Thị Dung, tôi nhận Đổ Thị Minh Hạnh làm con nuôi. Cô đã từng đại diện cho tôi để thực hiện những công tác hệ trọng như là dự lễ an táng cụ Cố Tăng Thống Thích Huyền Quang . . . trợ giúp những anh chị em dân oan từ các tỉnh Miền Tây lên Sài Gòn để biểu tình đòi đất, đòi nhà . . . âm thầm đại diện cho một số anh chị em lao động trong nước liên hệ với hệ thống lao động hải ngoại . . . vượt biên đến Mã Lai để tham dự những cuộc họp của những tổ chức lao động quốc tế, v.v. . .

Trước quyết tâm của Đổ Thị Minh Hạnh và các chị em tù nhân lương tâm PGHH , đảng csVN và trại tù Xuân Lộc cảm thấy không thể tiếp tục trấn áp bằng cách thô bạo như từ trước tới nay nên chúng tỏ ý nhượng bộ bằng cách đem tất cả nữ tù nhân lương tâm PGHH và nữ tù nhân chính trị gồm 9 chị em ở chung một khu.

Nên nhớ rằng với chế độ độc tài toàn trị , đảng csVN có vô số mưu ma chước quỷ để triệt hạ những người chống đối . “Lùi một bước tiến ba bước” là “độc chiêu” của đảng csVN. Việc tập trung 9 chị em tù nhân lương tâm vào một khu có thể nghĩ chắc chắn rằng không phải là một sự nhượng bộ hay là vì công lý và nhân đạo, mà là một “mưu ma chước quỷ”.

Bởi các lẽ nêu trên, nhân danh Giáo hội PGHH Thuần Túy, tôi xin thành khẩn kêu gọi:

-Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
-Các Tổ Chức Nhân Quyền khắp thế giới.
-Ủy Ban Tôn Giáo Chánh Phủ Hoa Kỳ.
-Liên Hịêp Châu Âu.
-Quốc Hội các Quốc gia Dân Chủ trên thế giới, đặc biệt là Quốc Hội Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ.
-Các cơ quan truyền thông khắp thế giới.
-Hội Báo chí không biên giới.
-Hội đồng Liên Tôn Việt Nam.

-Các tổ chức chính trị, Hiệp Hội, Sinh viên học sinh trong và ngoài nước .
Xin mở lòng từ bi nhân ái, vui lòng dùng uy tín và khả năng lên tiếng:

a-Lên án chế độ lao tù của đảng csVN. Bắt buộc họ phải cải thiện chế độ lao tù theo tinh thần Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà VN đã gia nhập.
b-Yêu cầu nhà cầm quyền csVN phải trả tự do ngay cho tất cả các tù nhân lương tâm và chính trị.

c-Phải chấm dứt “mưu ma chước quỷ” nhằm triệt tiêu Đổ Thị Minh Hạnh, Mai Thị Dung, Dương Thị Tròn, Trần Thị Thúy và các chị em tù nhân chính trị. Phải đảm bảo an toàn cho mấy người này cho đến ngày trả tự do.

Thành khẩn thỉnh cầu quý tổ chức, các cơ quan và quý nhân vật hữu trách vui lòng khích lệ Đổ Thị Minh Hạnh và tạo một tấm gương tốt cho giới trẻ bằng cách đề nghị Đổ Thị Minh Hạnh dự giải HÒA BÌNH NOBEL.

Trân trọng thành thật cảm tạ.

Ngày 09 tháng 8 năm 2013
TM Giáo Hội PGHH Thuần Túy
Hội Trưởng Trung Ương


LÊ QUANG LIÊM

http://lytuongnguoiviet.com/index.php/tinvenhanquyen/26296-li-keu-gi-khn-thit-ca-pghh---th-minh-hnh
 

“Tôi đã bị sốc!”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Khi đến thăm một số trường đại học ở TP. HCM, tôi đã bị sốc vì hạ tầng khoa học nghèo nàn ở đó” Giáo sư Nobel vật lý - David Gross (TT 13/8). 

Ngày 12/8. Trong cuộc hội nghị “Gặp gỡ Việt Nam lần 9” với 200 nhà khoa học trong nước và quốc tế diễn ra tại Quy Nhơn, Bình Định, PV/Báo Tuổi Trẻ đã có cuộc trò chuyện với ba nhà khoa học đoạt giải Nobel vật lý, giáo sư Sheldon Lee Glashow, David Gross và George Smoot.

Lời cảm tưởng, nhận xét bức xúc và “bộc trực” nói trên là của Nobel vật lý David Gross, một trong ba vị giáo sư tài năng uy tín ấy.

Riêng nhiều người dân Việt Nam ngậm ngùi, muốn trần tình cùng 3 vị giáo sư Nobel này.

Không chỉ “sốc” thôi mà đôi khi, là “choáng” để quí vị có thể, sẽ không còn muốn quay lại đất nước “CS/XHCN” này nữa, nếu quí vị biết rằng: “hạ tầng khoa học nghèo nàn” trong hệ thống giáo dục đào tạo bao lâu nay tại Việt Nam được nhà nước đảng CSVN liệt vào hàng “thứ yếu” nó nằm dưới “ưu tiên” của những hạng mục “quái đản” tốn kém phí phạm không đúng lúc, đúng chổ, không thể có, của một quốc gia còn rất nghèo như thế này:

Khu đền cũ và tượng đài                          Khu đền mới, Truông Bồn, 22 ha (245 tỷ)

So với 4 triệu đồng bào quân, dân, hai Miền cả nước đã nằm xuống, chỉ với 13 TNXP sửa chữa cầu đường không trực tiếp cầm súng chiến đấu chẳng may hy sinh vì đạn lạc bom rơi trong chiến tranh dù đã có mồ yên mã đẹp và tượng đài gọi là “chiến thắng” ổn định tại Truông Bồn, xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương.

Lại bỗng nhiên được “nâng cấp tôn tạo giai đoạn 2” với kinh phí 175 tỷ và thêm 5, 2 Km đường nhựa nối QL15 dẫn vào, được phê duyệt hơn 70 tỷ đồng (tổng 245 tỷ) khởi công 19/4/2010. (nguồn "giaothongvantai.com.vn")

Đồng Lộc - Khu mộ cũ và Tượng đài cô gái TNXP 
giơ tay phất cờ Nguồn: “Văn nghệ Tiền Giang Online"

“Đồng Lộc” Nâng cấp giai đoạn 2 – Cổng vào, toàn cảnh và tháp chuông 

Cũng y hệt như Truông Bồn. Với chỉ 10 cô gái TNXP sửa chữa cầu đường không trực tiếp chiến đấu chẳng may hy sinh vì đạn lạc bom rơi trong chiến tranh dù đã có một khu mồ yên mã đẹp và tượng đài gọi là “chiến thắng” khang trang, ổn định tại ngã 3 Đồng Lộc.

Bổng nhiên lại được nâng cấp Công trình có tổng diện tích với Tháp chuông 7 tầng và hồ phun nước là 330m2, xây dựng bằng bê tông cốt thép, có 210 đầu phun từ thấp đến cao, 254 bộ đèn led chiếu sáng nghệ thuật ban đêm, 18 máy bơm cap áp, nhà điều hành và hệ thống lọc nước tự động, đảm bảo hồ nước luôn sạch sẽ. Tổng kinh phí xây dựng công trình không rõ là bao nhiêu tỷ đồng? (giá trị 2009) nghe nói do nguồn quyên góp?? Dù phát xuất từ nguồn nào thì cũng là một sự phí phạm quá lớn!.

23 TNXP cầu đường hy sinh vì bom rơi đạn lạc, gia đình đã hưởng đầy đủ quyền lợi chính sách theo qui định, có mộ phần và đền tưởng niệm khang trang tươm tất, bỗng nhiên nhà nước “đảng ta” lại đổ thêm vài trăm tỷ gọi là tôn tạo nâng cấp để gọi là “uống nước nhớ nguồn”!?.

Nhưng 134 chiến sĩ hải quân 2 miền Nam Bắc đã cầm súng dũng cảm trong 2 lần hải chiến trực diện với quân thù TQ xâm lược Hoàng Sa và cụm đảo Gạc Ma, 1974 và 1988 nhiều chiến sĩ bất khuất hứng đạn quân thù, thân xác đã nằm lại dưới lòng biển mẹ, oanh liệt kiên cường vượt xa TNXP Truông Bồn và Đồng Lộc như thế nhưng lại không có một tượng đài hay đền miếu tôn vinh nào cho cả dân tộc ghi công, kính viếng noi gương? Tại sao lại như vậy? Nhà nước đảng CSVN hảy trả lời cho nhân dân?

Công trình “địa linh sinh quái vật ” (200 tỷ) của ông CT/Quốc Hội.

Trong khi đó thật nghịch lý và phí phạm. Dù đã có một khu di tích “Hồ Chính... Mi” cùng cha mẹ dòng họ hoành tráng rộng lớn gần 200 ha, ở Kim Liên, Nghệ An nhưng để có cái hậu phong thủy “địa linh sinh quái vật ” cho cháu con - Ngày 10/6/2012, CT/QH Nguyễn sinh Hùng cầm cuốc động thổ khởi công xây dựng thêm một khu đền mới trên ngọn đồi núi Chung thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An hơn 100 ha với gần 200 tỷ để thờ, tổ cha anh em dòng họ ông Hồ Chính... Mi.


Và dù đã có cái lăng “to đùng” ở Ba Đình, mỗi năm chi phí bảo vệ lăng và cái xác hôi thối tốn hàng trăm tỷ nhưng khắp các TP, tỉnh thành huyện thị trong cả nước đều cho xây dựng hàng trăm ngôi đền thờ cục xi măng thạch cao “hồ Chính.. Mi” (như trong ảnh) …. Ngần ấy vẫn chưa hết, một tượng đài HCM bằng đồng đen nguyên chất cao 9m đang được UBND/TP/HCM đầu tư xây dựng không biết bao nhiêu tỷ? để thay thế tượng HCM xi măng cốt thép đang ngồi trước tòa nhà UB! (SaiGon New).

Dù có là những đại đế như Nã phá Luân (Napoleon) hay Thành cát tư Hãn hoặc Tần thủy Hoàng (mà giá trị ông Hồ chính.. Mi so sánh chỉ là cái móng chân của họ) nhưng nước Pháp, Mông Cổ và Trung Quốc chẳng thể nào tôn vinh vĩ nhân của họ một cách lố bịch, hớm hĩnh, phí phạm mồ hôi nước mắt của nhân dân một cách “điên rồ” giống như nhà nước CSVN đã làm nói trên

Họ, CSVN, một chế độ độc tài lạc hậu, họ không hề có cùng tư duy như mọi chính phủ quốc gia văn minh trên thế giới. Lãnh đạo dân tộc, xã hội là “sứ mạng” ưu tiên dồn mọi tài lực đưa đất nước phát triển nhanh chóng lên đỉnh phồn vinh trước khi nghĩ đến những việc thứ yếu hình thức chưa cần thiết khác.

Bầy đàn chóp bu “lãnh đạo” CSVN hiện nay, đặc trưng cố tật, thích lợi dụng “ăn mày dĩ vãng” để “ăn cướp, ăn bớt” vật chất nguyên khí của “tương lai” qua hàng ngàn các công trình tiêu biểu như nói trên.

Liệu trong “lầu son gác tía” họ - Lãnh đạo CSVN- có còn liêm sĩ để biết xấu hổ với “thiên hạ” qua những lời nói bộc trực rất chân thành này:

- Giáo sư David Gross: Khi đến thăm một số trường đại học ở TP. HCM, tôi đã bị sốc vì hạ tầng khoa học nghèo nàn ở đó. Nhà nước cần phải đầu tư mạnh mẽ vào các trường đại học, biến các trường này thành những trung tâm nghiên cứu khoa học văn minh tiên tiến thực thụ. Tôi tiếp xúc với các sinh viên VN và thấy nhiều người rất thông minh và có đam mê khoa học. Vấn đề là nhà nước phải có trách nhiệm, tạo điều kiện và xây dựng hạ tầng phổ quát như trên thế giới cho nguồn nhân lực trẻ này phát triển. VN cần phải có tham vọng bởi VN là quốc gia còn lớn hơn Hàn Quốc cơ mà. (báo TT)

- GS Sheldon Lee Glashow: Có nhiều bạn hỏi tôi làm sao cháu có thể trở thành một nhà khoa học, tôi đã trả lời phải có chính sách của nhà nước trong việc hỗ trợ trang bị phòng thí nghiệm trong ĐH, phải có học bổng cho sinh viên, hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu sinh để tiếp tục nghiên cứu. Những gì tôi nêu ở đây là những thứ tôi đã có được khi còn trẻ. Hiện những phòng thí nghiệm ở trường ĐH tại VN của các bạn còn rất sơ sài. (báo TT).

Với ba giáo sư, Sheldon Lee Glashow, David Gross và George Smoot. Cả ba đều khẳng định VN có thể học bài học của Nhật, Hàn Quốc, Singapore để trở thành một xã hội công nghiệp bằng việc ưu tiên đầu tư vào khoa học kỹ thuật trong các trường đào tạo Đại Học, nếu không muốn xếp hàng sau lưng các quốc gia khác trong tương lai.

Có thể, họ - lãnh đạo CSVN - sẽ cười và nhủ thầm: Không sao cả, có xếp hàng sau lưng các quốc gia khác thì mình ngồi trong xe máy lạnh (tài sản nhân dân) đỗ trên hàng đầu là tốt rồi.

Cũng vì vậy trên thang điểm của tổ chức “minh bạch” thế giới - Chỉ số Tham nhũng tại CS/XHCN/VN vẫn mãi là vị trí đội sổ cao nhất, không mảy may thay đổi, suốt bao năm, trong khu vực khối Asean.


Chuyện bên trong phiên xử phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

Hải Huỳnh (Danlambao) - Kết quả phiên xử phúc thẩm vụ Phương Uyên - Nguyên Kha tại Long An ngày 16.8.2013 là một chiến thắng ngọt ngào của phong trào dân chủ cho Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng của Việt Nam cộng sản tòa phúc thẩm tuyên án khác xa tòa sơ thẩm. Đây là thành quả của lòng can đảm của các sinh viên yêu nước, sự hi sinh của gia đình, sự khích lệ của bạn bè, phối hợp của các blogger, sự sát cánh của truyền thông lề dân cùng tác động quốc tế đúng thời điểm. 

Bên trong của phiên tòa phúc thẩm này là một cuộc chiến gay cấn giữa nhà cầm quyền độc tài toàn trị trong tay có đủ các phương tiện hùng hậu và một bên là phe dân chủ yếu ớt mỏng manh có lúc tưởng chừng như gục ngã. Chúng tôi những người làm báo vì chính nghĩa nhân dân rất vui mừng vì chiến thắng của công lý và niềm tin. Và may mắn cho chúng tôi là tiếp cận với những nguồn tin từ ngay trong các cơ quan nội chính của Long An. Những tin tức chúng tôi có được rất chính xác, nhưng vì sự an toàn của nguồn tin chúng tôi từ từ cung cấp cho độc giả các tin tức được cập nhật có chọn lọc.

A. Công tác tổ chức phiên tòa

I. Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm gồm 3 thẩm phán:

1. Thẩm phán Trương Thị Minh Thơ - chủ tọa phiên tòa.
2. Thẩm phán Phan Thanh Tùng (chồng của thẩm phán Lương Bội Trâm).
3. Thẩm phán Trương Vĩnh Thủy.

Kiểm sát viên giữ quyền công tố là ông Hoàng Thanh Chuyên.

II. Phương thức tổ chức phiên tòa: 

Xử kín. Vì lý do an ninh nên hạn chế số người tham dự phiên tòa khoảng 15 người, đa số là an ninh của bộ, cục và từ thành phố xuống. Phía Long An có 2 người thuộc cục an ninh quản lý tham dự. Chỗ này cần nhắc lại là chúng tôi biết trước là gia đình của Nguyên Kha và Phương Uyên chắc chắn bị cấm tham gia phiên tòa này nên đã tìm cách báo tin cho phía gia đình các sinh viên yêu nước này biết trước.

III. Bất đồng giữa công an:

Có sự bất đồng về nhân sự trong việc tổ chức phiên tòa phúc thẩm này giữa Bộ công an và công an tỉnh Long An trong khâu tổ chức nên phía Long An gần như "thả nổi" các khâu phá sóng điện thoại, tuyên bố máy dò kim loại bị hỏng đột ngột nên đã có người cài được máy ghi âm và điện thoại di động vào ngay phòng xử. Việc bất đồng trong sự chỉ đạo thể hiện rõ là khi an ninh từ bộ yêu cầu công an tỉnh Long An cung cấp 4 đầu gấu xã hội đen để uy hiếp đoàn biểu tình vào buổi chiều ngày 16.08.2013 thì phía Long An từ chối nói là chúng tôi không có và yêu cầu gấp quá chúng tôi không chuẩn bị kịp.

IV. Phòng xử:

Phòng xử án được ngụy trang là vào sâu bên trong tòa án tỉnh Long An, xảy ra trong một phòng xử án dân sự nhỏ. Hội trường chính được trang trí như là phòng xử án chính nhưng để trống. Điều này đánh lừa được đám đông biểu tình đòi thả người có la hét ồn ào cỡ nào cũng chỉ ở khu vực gần hội trường chính được ngụy trang. Còn phòng xử thật thì sâu vào bên trong hoàn toàn không nghe gì từ bên ngoài.

V. Trang phục cho các sinh viên yêu nước:

Rút kinh nghiệm phiên sơ thẩm và nhằm hạ đổ hình ảnh thần tượng sinh viên, lần này người ta cho Nguyên Kha mặc áo xanh dương giống công nhân và có vẻ già trước tuổi. RiêngPhương Uyên mặc áo màu tím. Thêm vào đó các phóng viên báo lề đảng được yêu cầu chụp hình hai sinh viên này dưới một góc tối sao cho khung hình thể hiện các em già giặn hơn tuổi sinh viên.

VI. Không khí phiên tòa:

Phải tổ chức làm sao có màu sắc sợ hãi từ ngoài vào trong và nhằm giảm sự chú ý của dân chúng trong thành phố Tân An. Xe tù thì huy động 4 chiếc nhằm chở 3 tù nhân. Trong phòng thì lắp máy camera rất nhiều. 

VII. Luật sư:

Thuyết phục các bị cáo từ chối luật sư và dùng sức ép lên các đoàn luật sư để hạn chế luật sư tham gia phiên xử kín này. Bắt đầu mở các chiến dịch dùng các đoàn luật sư kỷ luật các luật sư tham gia phiên xử phúc thẩm này.

B. Những diễn biến tại phiên tòa

I. Mục tiêu của phiên tòa là ép các bị cáo nhận tội để tòa phúc thẩm giảm án theo hướng "sự khoan hồng của đảng và nhà nước". Nếu có luật sư bào chữa theo hướng vô tội thì rất căng.

II. Tuy nhiên diễn biến xảy ra ngoài "định hướng" mặc dù yếu tố luật sư đã được "giải quyết" xong. Cả Phương Uyên và Nguyên Kha đều tuyên bố là kêu oan chứ không yêu cầu giảm tội. Đặc biệt Phương Uyên đã đưa Hội đồng Xét xử vào thế bí là "yêu cầu xử đúng người đúng tội". Những hành động chống đảng cộng sản của các em là điều 258 Bộ luật hình sự chứ không phải điều 88 như đã áp dụng. Khi Phương Uyên chỉ ra điều này thì Hội đồng Xét xử và cả Kiểm sát viên đều lúng túng. Các em đòi xử theo Bộ luật hình sự còn Kiểm sát viên đòi xử theo Điều 4 Hiến pháp.

Chính điều này đã gây lúng túng cho Hội đồng Xét xử làm kéo dài tuyên án từ lúc 10 giờ 30 sáng đến 15 giờ 30 chiều. Thường những phiên Phúc thẩm thì rất chóng vánh và luôn y án. Nhưng buổi chiếu thì Hội đồng Xét xử thay vì tuyên án họ quay trở lại phần thẩm vấn xét hỏi. Khi điều luật 88 của Bộ luật hình sự bị thay đổi sang điều 258 thì Kiểm sát viên hạ giọng và đề nghị các mức án khác với mức án buổi sáng ông ta đã đưa ra trong phần luận tội. 

Nói về Kiểm sát viên Hoàng Thanh Chuyên thì ông ta lúng túng lẫn lộn phần xét hỏi và tranh luận. Khi xét hỏi thì ông ta tranh luận và ngược lại. Thẩm phán Phan Thanh Tùng suốt phiên xử không có ý kiến gì. Thẩm phán Trương Vĩnh Thủy thì là phản ứng gay gắt nhất luôn cay cú ăn miếng trả miếng với 2 sinh viên. Và dường như ông ta chưa đọc kỹ hồ sơ vụ án nên ông ta không biết rằng Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy là 2 anh em ruột. Riêng thẩm phán Trương Thị Minh Thơ được một nhân viên an ninh mô tả là "xơ cứng trịnh trọng đến mức buồn cười". Phần giải thích của bà về án treo cho Phương Uyên trong phần tuyên án được cho là vòng vo khó hiểu vì lúng túng khi tuyến án đã được chỉ đạo điều chỉnh. 

Luật sư Nguyễn Văn Miếng hỏi Đinh Nguyên Kha được 1 câu là khi mượn xe của Nhật Uy đi rải truyền đơn có cho Nhật Uy biết không. Đương nhiên Nguyên Kha trả lời là "không cho biết".

Trong suốt phiên xử có 3 vấn đề tranh luận gay gắt: 

1. Treo cờ vàng, 
2. Áp dụng điều 88 hay điều 258 Bộ luật hình sự 
3. Có xin giảm án khoan hồng không? 

Đặc biệt khi 2 sinh viên nhắc đến những vi phạm tố tụng trong phiên Sơ thẩm như là phiên Sơ thẩm không có nhân chứng nhưng trong bản án Sơ thẩm ghi là có 3 nhân chứng hiện diện tại tòa; hay là tuyên án Phương Uyên bắt đầu từ ngày 14.10 (ngày Phương Uyên bị bắt cóc) nhưng trong bản án ghi là ngay 19.10; hoặc là chưa có giám định nội dung các khẩu hiệu truyền đơn mà các sinh viên phân phát. Thẩm quyền xét xử là tòa thành phố hay tòa Long An... Tất cả những vấn đề này đã bị Hội đồng Xét xử gạt ra. 

C. Dư luận sau phiên xét xử phúc thẩm ngày 16.8.2013 tại Long An

1. Luật sư Ng. (Đoàn luật sư Thành phố) cho biết lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp án, kết quả bản án Phúc thẩm khác xa án Sơ thẩm một trời một vực.

2. Nhà báo T. D. cho là "Có sự do dự trong khi tuyên án, chưa bao giờ thấy căng thẳng như vậy".

3. Thẩm phán H. (Tòa án tỉnh Đồng Nai) cho biết dường như tác động của can thiệp ngoại giao nên kết quả mới đảo lộn như vậy.

4. Luật sư H. (Đoàn luật sư Thành phố) cho rằng chắc chắn sẽ có chiến dịch nhằm kỷ luật các luật sư khi Tòa án Tối cao ra công văn "quan điểm của luật sư làm xấu vụ án".

5. Biên tập viên báo P.L cho là bản chất của vụ án làm nhằm hạ bệ thần tượng và làm nhục các luật sư.

6 Luật gia A. (Hội luật gia X) cho là khi án phúc thẩm sửa như vậy thì cần đặt ra là kỷ luật những người trong Hội đồng xét xử phiên tòa sơ thẩm.

7. Blogger B. cho là chiến thắng ngọt ngào cho phe dân chủ nhưng đừng chủ quan và ngủ quên. 


jeudi 15 août 2013

Phiên tòa phúc thẩm xử sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

Dân Làm Báo - Phiên tòa dự trù sẽ diễn ra vào 7:30 ngày hôm nay 16 tháng 8, 2013. Theo tin từ CTV Danlambao hiện tại chỉ mới có luật sư Hà Huy Sơn được tham dự phiên tòa, luật sư Nguyễn Thanh Lương đang làm thủ tục vào tham dự. Riêng thân nhân 2 gia đình không được vào tham dự và vẫn đang đấu tranh để được vào bên trong tòa. Hiện khu vực tòa án Long An an ninh sắc phục và thường phục được bố trí dày đặc với rất nhiều máy quay phim và chụp hình được bố trí sẵn.

Bên cạnh thân nhân gia đình, trong số những người đến Long An để hỗ trợ cho 2 bạn sinh viên yêu nước CTV Danlambao ghi nhận có Linh mục Đinh Hữu Thoại - trưởng Văn phòng Công Lý - Hòa Bình, Linh mục Nguyễn Văn Phương, chị Trần Thị Nga từ Hà Nam vào, chị Dương Thị Tân và Nguyễn Trí Dũng (vợ cũ và con trai anh Điếu Cày), phóng viên Huyền Trang của Truyền thông Chúa Cứu Thế, anh Lê Quốc Quyết, bạn Công Khanh, Anh Thịnh - dân oan Vườn Rau Lộc Hưng, anh Hoàng Văn Dũng, chị Bùi Minh Hằng, blogger Huỳnh Công Thuận, blogger Nguyễn Hoàng Vi, blogger Nguyễn Tường Thụy, blogger Huỳnh Ngọc Chênh...


8:20 sáng - Tin ghi nhận trước cổng toà án đã có hai người đàn ông đến tham dự phiên toà bị lực lượng công an bắt giữ khi họ định chụp hình quang cảnh bên ngoài toà.

Chị Trần Thị Nga và anh Trương Văn Dũng bị công an trấn áp. Anh Dũng bị công an bắt đưa lên xe, riêng chị Nga thoát được. Hiện lúc này có 4 người đã bị công an bắt giữ là anh Trương Văn Dũng, anh Nguyễn  Viễn - doanh trí công giáo từ Hà Nội vào, ông Kha Lương Ngãi - nguyên Phó tổng biên tập báo SGGP và một người nữa chưa rõ tên.

Côn an sắc phục, thường phục đàn áp và bắt giữ 
blogger Trương Văn Dũng từ Hà Nội vào Long An tham dự phiên tòa

8:30 sáng - Công an phong toả mọi lối vào toà án. Mặc dù như đã thông báo, đây là một phiên tòa công khai, nhưng vẫn "như thường lệ" - tất cả những người đến tham dự phiên toà công khai này đều không được phép vào bên trong toà án. Mọi người đứng trước cổng toà án và hô to: "Phương Uyên và Nguyên Kha vô tội!".



Trước cổng toà án (ảnh CTV DLB)

8:40 sáng - Tin từ CTV Danlambao cho biết mẹ con chị Trần Thị Nga đã bị công an bắt. Chị Nga là người luôn luôn có mặt trong mọi cuộc biểu tình chống Tàu cộng xâm lược và đã từ Hà Nam vào Long An để ủng hộ Phương Uyên và Nguyên Kha.

Mọi người nằm xuống chặn xe khi họ bắt mẹ con chị Trần Thị Nga đi (ảnh CTV DLB)

Vì tình hình công an ngăn chận nghiêm ngặt vào trong phiên toà công khai, tất cả những người đến tham dự phiên toà đã quyết định đi bộ vòng quanh thành phố để biểu tình. Mục đích cũng để cho người dân biết thêm về tình trạng nhà cầm quyền bán nước xử người yêu nước. Hiện mọi người đang ở tại góc đường Trương Định - Nguyễn Duy.

Dân Làm báo gửi đến bạn đọc trong thôn bức ảnh hiếm hoi của sinh viên yêu nước phía bên kia khung cửa tù khi gặp các em và thân nhân:

Ảnh CTV - Danlambao

Cũng ghi nhận thêm là ngày hôm qua, ngày 15 tháng 8, gia đình của Phương Uyên, gia đình của Nguyên Kha cũng đã vào thăm nuôi 2 sinh viên yêu nước. Luật sư Hà Huy Sơn cũng được tiếp xúc với Phương Uyên trong vòng 15'. Theo luật sư Sơn, tình trạng sức khỏe của Phương Uyên kém hơn so với lúc phiên tòa Sơ thẩm. Phương Uyên ngỏ ý với luật sư của mình là vẫn muốn được trình bày quan điểm và nhận thức pháp luật của mình tại phiên tòa. Và theo lời của Ls Hà Huy Sơn: "Mục tiêu của Phương Uyên là phải làm sao sớm được tự do, bây giờ nên thay đổi khác với phương pháp của tôi trước đây. Bản chất của vụ án thì xã hội đã biết rõ rồi. Xét xử như thế nào thì do hội đồng xét xử quyết định và chịu trách nhiệm..."

8:50 sáng - Tin từ CTV Danlambao cho biết, chỉ có một mình luật sư Hà Huy Sơn được vào bên trong phiên tòa. Tất cả những người thân khác như cô Kim Liên (mẹ của Đinh Nhật Uy - Đinh Nguyên Kha), chị Nhung (mẹ của Nguyễn Phương Uyên) đều không được phép tham dự.

Tất cả những người tham gia biểu tình phản đối việc ngăn cấm công dân tham dự phiên toà công khai đang trên đường quay lại toà án, sau khi được nửa đường Trương Định và bị lực lượng công an giật mất biểu ngữ "Phương Uyên - Nguyên Kha vô tội".

Biểu tình chống phiên toà công khai nhưng chặn kín (ảnh CTV DLB).

9:15 sáng - Hiện mọi người đang tâp trung tại góc đường Trương Định - Nguyễn Đình Chiểu, cách tòa án chừng 50m. Đã có một xe 50 chỗ được điều đến đậu trước khu vực toà án. Có khả năng công an sẽ tìm cách bắt giữ tất cả những ai đến tham dự phiên tòa hôm nay.

Xe chuẩn bị "hốt người" của công an túc trực (Ảnh CTV Danlambao)

Thân nhân và bạn bè trước cổng tòa án (ảnh CTV Danlambao)

Luật sư Hà Huy Sơn đã rời khỏi tòa án sau khi tham dự phiên tòa được chừng 10 phút. Theo tin nhận được thì Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã biết trước phiên toà hôm nay đã được sắp xếp trước nên việc có luật sư cũng không có ích gì. Vì thế cả 2 sinh viên yêu nước này đã từ chối luật sư bào chữa cho mình.

10:30 sáng - Phiên tòa tạm nghỉ. Tin từ bên trong tòa cho biết Viện kiểm sát đề nghị mức án tù đối với Đinh Nguyên Kha là 5-6 năm (giảm so với mức án 8 năm tù giam trong phiên tòa sơ thẩm). Riêng đối với Nguyễn Phương Uyên thì Viện kiểm sát đề nghị y án - 6 năm tù giam.

Mọi người ở ngoài tòa án hô to khẩu hiệu "Đả đảo Trung Quốc xâm lược!", "Đả đảo tay sai bán nước!". Mọi người vừa đi vừa biểu tình trên đường Trương Định về phía siêu thị Coop Mark.

Phiên tòa dự kiến sẽ bắt đầu trở lại lúc 2 giờ chiều.


Mọi người nghỉ trưa (ảnh CTV DLB) 

11:00 - Tin từ CTV Danlambao cho biết mẹ con chị Trần Thị Nga vừa được công an thả. Chị bị công an còng 2 tay bắt đưa về đồn công an P3, Tp. Tân An cùng với bé Tài. Công an mặc sắc phục dùng còng số 8 đập vào đầu, lấy chân đạp vào ngực, bụng, chân và túm tóc, tát vào mặt chị Nga. Bé Tài bị kéo, tách ra khỏi mẹ khiến bé sợ hãi và khóc thét. Sau đó, chị Nga bị công an khám xét cả người và cướp đi 1 điện thoại di động. Chị và bé Tài bị câu lưu tại đồn công an đến khoảng gần 11h trưa mới được thả về, nhưng công an vẫn không trả lại điện thoại của chị.

Chị Nga trở về và kể lại với mọi người chuyện bị bắt, công an hành hung (ảnh CTV DLB) 

11:07 - Chị Nhung, mẹ của Phương Uyên vừa bị ngất do những diễn tiến xúc động dồn dập. CTV Danlambao sẽ thông báo tình trạng của chị đến bạn đọc.

Mọi người đang cấp cứu chị Nhung (Ảnh CTV Danlambao)
11:30 - Anh Nguyễn Viễn - doanh trí công giáo từ Hà Nội vào, bị công an bắt đi sáng nay, đã được thả ra.

12:10 - Ông Kha Lương Ngãi - nguyên Phó tổng biên tập báo SGGP đến tham dự phiên tòa nhưng bị công an bắt sáng nay cũng đã được thả.

Tin cho biết lúc này dù đã trưa nhưng nhiều người vẫn đang từ khắp nơi tiếp tục đổ về Long An để tham dự phiên xử buổi chiều. Theo CTV Danlambao cho biết hiện tại chỗ mọi người tụ tập có khoảng 60 người.

Theo CTV Danlambao, mọi người đông đảo ngồi chật cả quán ăn 
trong khi chờ phiên tòa bắt đầu trở lại. (Ảnh CTV Danlambao)

Danlambao sẽ tiếp tục cập nhật.