samedi 4 septembre 2010

Những Tấm Hình Thuở Xưa, Lịch Sử (từ 30-4-1975 trở về trước).

  1.  

    Bữa Cơm Việt Nam Trong Trận Giải Tỏa Cố Đô Huế Năm Mậu Thân-1968.



    Nevermore shall we see her and of the meal like this again. Thank you, the Vietnamese mother. Không bao giờ chúng con có lại mẹ và bữa cơm này. Xin tạ ơn.



    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)
    Last edited by phamthangvu; 12-04-2011 at 04:24 AM.

  2. Join Date
    22-08-2010
    Posts
    35
    (tiếp theo)

    Hoa Lạc Rừng Gươm.



    Ô là là... bông Hoa giữa rừng Gươm.


    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)




  3. Join Date
    22-08-2010
    Posts
    35
    (tiếp theo)

    Gươm Lạc Rừng Hoa.



    Gươm lạc giữa rừng Hoa.


    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)




  4. Join Date
    22-08-2010
    Posts
    35
    (tiếp theo)

    Lỡ Một Cung Đàn.


    Trên sân thượng một nhà 4 tầng ở đường Trương Minh Ký trong thời điểm 30-4-1975.


    Chiếc trực thăng UH này, theo PTV nhớ thì trước đó (chiều ngày 29-4-1975) đã thấy bay lòng vòng trong khu vực (gần phi trường Tân Sơn Nhứt) rồi thì thấy hướng nó xuống (vì tầm nhìn bị các tòa nhà che mất) và sau đó không thấy nó bốc lên (take off) nữa. Mấy ngày sau khi có chuyện đi ngang qua đây thì PTV mới thấy cảnh trên. Nghe kể ông pilot đáp liều xuống sân thượng căn nhà đó (không phải nhà của ông) định về nhà để đón gia đình (cũng gần đó) làm một cú di tản nhưng đã hỏng dự định của mình vì cánh quạt của UH đã quất vào bờ tường của nhà bên cạnh. Sau đó chủ gia (của 2 căn nhà) sợ máy bay có thể đổ nhào xuống nên đã phải làm cột để chống phần đuôi (xin coi trong hình).

    Hỏng nhiệm vụ mà cũng không thể trở vào lại phi trường Tân Sơn Nhứt được vì tình hình khi đó ở cổng Phi Long là (nội bất xuất-ngoại bất nhập) nên PTV nghĩ là ông pilot sau cùng đã phải khăn gói quả mướp học tập cải tạo (thực chất là tù giam-lao động chết bỏ) và không biết đời ông hiện nay ra sao.


    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)
    Last edited by phamthangvu; 12-04-2011 at 04:25 AM.




  5. Join Date
    22-08-2010
    Posts
    35
    (tiếp theo)

    Nhà Ma và bầy Quỷ cái trong rừng rậm.

    Hoạt động lén lút, đám Việt Cộng nằm vùng thỉnh thoảng nhận lệnh vào rừng để họp, học tập về đường lối của đảng quỷ hay để được huấn luyện cách sử dụng vũ khí (biết cách giết người bên phía chính quyền Quốc Gia cho gọn, cho người dân lành trông thấy phải sợ chúng) nhưng có khi để chúng nhận một chỉ thị nào đó của bọn đầu lãnh Việt Cộng tại địa phương. Tuy cùng một nhiệm vụ, một băng đảng với nhau nhưng bọn này lại... sợ đồng chí mình biết mặt mình nên, cả bọn phải che cái mặt mốc trong suốt thời gian họp hành, học tập (khi đối thoại với nhau, bọn chúng còn phải đổi giọng nói) này.


    Bầy quỷ cái (Chị Ba, chị Tư hay má Sáu, má Tám...) tan hàng sau một tiết huấn luyện.



    Những căn nhà Ma trong chốn rừng sâu âm u của bọn quỷ.




    Không có nước ngọt, đám quỷ phải lấy nước mưa bằng cách dẫn dòng (nước khi trời mưa) từ các thân cây xuống các hộc chứa làm bằng cây.


    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)
    Last edited by phamthangvu; 12-04-2011 at 04:26 AM.




  6. Join Date
    22-08-2010
    Posts
    35
    (tiếp theo)

    Dép râu, Mũ tai bèo của bọn gian nhân hiệp đảng.

    Ngoài đồ nghề (AK 47, lựu đạn nội hóa, mã tấu...) thì trong các hành trang của bọn Việt Cộng miền Nam là dép râu và mũ tai bèo như trong các tấm hình chụp dưới đây tại một mật khu... âm u. Ngay sau ngày 30-4-1975 thì tại các đô thị thuộc miền Nam đã xuất hiện 4 câu thơ nói về bọn đi dép râu và mũ tai bèo:


    Đôi dép râu dẫm nát đời tuổi trẻ
    Mũ tai bèo che khuất nẻo tương lai
    Bao giờ cạn sạch nước Đồng Nai
    Dân Nam Bộ mới là con bác... Cáo.





    Nam nữ tuổi thanh niên thoát ly gia đình (bỏ trốn khỏi nhà hoặc bị Việt Cộng nằm vùng bắt buộc) để vào rừng sống chung đụng, ăn bờ ngủ bụi hoặc trong các lùm bẩn thỉu (nữ ngồi bắt chí, nam gãi ghẻ).








    Tụ họp học tập (lên dây cót tinh thần) hoặc kết nạp nhau vào đoàn, đảng quỷ.








    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)
    Last edited by phamthangvu; 12-04-2011 at 04:28 AM.




  7. Join Date
    22-08-2010
    Posts
    35
    ( tiếp theo)

    Dọn Bãi Đáp.


    Để dọn một quang một khu vực rộng làm bãi đáp đổ quân tại các vùng rừng rậm, người ta (quân đội Hoa Kỳ) thường làm như sau.


    Gắn nó vào trực thăng (hoặc máy bay như C 130).


    Rồi sau đó:












    Bay đến mục tiêu, thả xuống và thế là ... Bùm.


    Đây là loại bom Daisy Cutter (Người hái hoa Cúc) mà Trung tướng Nguyễn Văn Toàn (theo yêu cầu của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo (khi đó là Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ Binh VNCH) đã ra lệnh thả 2 quả xuống nơi tập trung quân CS Bắc Việt (đám chính quy gồm cán binh của các sư đoàn 1, sư đoàn 6, sư đoàn 7 và sư đoàn 341 thuộc quân đoàn 4 do CS mới thành lập sau khi chiếm được các tỉnh ngoài miền Trung trong cuối tháng 3-1975) tại phía bắc Dầu Giây vào sáng ngày 16-4-1975. Sau khi thả, 2 quả bom đó đã đưa nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp và pháo binh CS Bắc Việt... đi gặp bác Cáo sớm. Sau đó, 5 quả khác đã được Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đề nghị sử dụng tiếp tại quân khu 3 (trong đó có cả bản doanh của cái gọi là Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch lão già xứ Nghệ (trú đóng tại khu rừng Căm Xe) có các gã trùm gồm: Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng... hiện diện, nhưng vì phe CS (sau khi nếm mùi thảm bại tại mặt trận Xuân Lộc) đã to họng tố cáo rằng Mỹ-Ngụy sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt nên chính quyền Hoa Kỳ đã thu lại các ngòi nổ của 5 trái bom này.

    Nếu 5 quả được sử dụng tiếp thì diễn tiến thời cuộc năm đó sẽ ra sao? Hoặc nói gọn một câu là nếu phía Hoa Kỳ đừng chơi cái trò đem con bỏ chợ thì làm sao có cái gọi là ngày 30-4-1975 tại miền Nam VNCH.

    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)
    Last edited by phamthangvu; 06-04-2011 at 11:42 AM.




  8. Join Date
    22-08-2010
    Posts
    35
    (tiếp theo)

    Đồ giả của Việt Cộng.


    Có mỗi một bản viết tay buộc Tổng thống VNCH Dương Văn Minh đọc tại đài phát thanh Sài Gòn vào buổi trưa ngày 30-4-1975 mà hai gã Việt Cộng già tên là Bùi Tùng (Trung tá, Chính ủy Lữ đoàn 203 xe tăng) và Phạm Xuân Thệ (Đại úy, Trung đoàn phó Trung đoàn 66) vẫn dành nhau là do mình thảo ra (viết để bại tướng Dương Văn Minh đọc đầu hàng khi đó).

    Bản viết tay (gốc) duy nhất đó mà thời gian gần đây ở trong nước thì 2 gã Việt Cộng kể trên đều dành công, nhận mình là tác giả. Tính sao bây giờ? Thôi thì đảng quỷ Cộng Sản Việt Nam (lại một lần nữa như đã bao lần chúng từng làm hàng giả như hang Pắc Bó mới (sau khi cái hang Cáo cũ đã bị Tàu Cộng phá hủy trong đợt chiến tranh năm 1979)) đành phải chế tạo thêm các bản viết tay khác (cho vừa lòng 2 gã công thần này) và (có thêm hàng) để đem trưng bày chúng trong các căn nhà có tên gọi là Bảo Tàng Chứng Tích (ba xạo) Chiến Tranh (nhưng chỉ bày hiện vật của một phía là Mỹ và miền Nam VNCH thôi) trong nước hòng tiếp tục lòe bịp giới trẻ lớn lên (trưởng thành) sau ngày 30-4-1975.









    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)
    Last edited by phamthangvu; 12-04-2011 at 05:23 AM.




  9. Join Date
    22-08-2010
    Posts
    35
    (tiếp theo)


    Vài Hình Ảnh Về Trận Đánh Đồng Xoài Năm 1965.


    Đồng Xoài là 1 cứ điểm nằm trong quận Đôn Luân của tỉnh Phước Long, một vị trí khá quan trọng vì nằm ở phía Bắc của chiến khu D. Đồng Xoài nổi danh vì là trận đánh qui mô đầu tiên của CS Bắc Việt (với quân đội miền Nam VNCH) do chúng mở ra vào ngày 10 tháng 6 năm 1965 (lúc 02 giờ sáng). Ở thời điểm đó, quân đội miền Nam VNCH tại Đồng Xoài chỉ có 1 Đại Đội 111 Địa Phương Quân, 2 Đại Đội 327 và 328 Dân Vệ. Vũ trang của binh sĩ quân đội miền Nam VNCH vẫn là Garrant M1, Carbin, Thompson, trung liên Bar... và được hổ trợ bởi 1 chi đội thiết giáp M113 cùng 2 khẩu pháo 105. Đổi lại , lực lượng tấn công của CS Bắc Việt khi đó gồm 3 Trung Đoàn Q 761, Q762 và Q 763 (thuộc Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch Đồng Xoài) được võ trang từ AK 47, B40, trung liên RPD, đại liên 12 ly 7, pháo 37 ly cao xạ, DKZ ...

    Học tập thuần thục trên sa bàn thì Trung Đoàn Q762 là đơn vị chủ công vào cứ điểm Đồng Xoài, Trung Đoàn Q761 sẽ phục kích để chận tiếp viện (của quân đội miền Nam VNCH) và Trung Đoàn 763 làm thê đội dự bị. Cạnh đó, Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch Đồng Xoài (do Năm Thạch (Hoàng Cầm) và Ba Đình (Trần Đình Xu) chỉ huy) còn bổ sung thêm 1 tiểu đoàn pháo Z36 thực hiện đợt phá khẩu mở màn chiến dịch (kiểu tiền pháo-hậu xung).

    Dù dùng chiến thuật biển người (2000 cán binh) và chiếm được Đồng Xoài nhanh chóng nhưng Trung Đoàn Q762 CS Bắc Việt đã nướng sạch 2 tiểu đoàn. 2 ngày hôm sau (12-6) quân đội miền Nam VNCH cho Tiểu đoàn 53 Biệt Động Quân và Tiểu Đoàn 7 Nhẩy Dù đến giải tỏa (được trực thăng vận từ Phước Long đến phía Bắc quận Đôn Luân). Sau các trận đánh ác liệt (kéo dài đến ngày 17-6) thì phía CS Bắc Việt đành phải rút lui. Tổn thất được ghi nhận như sau: Phía miền Nam VNCH thì 40 Dân Vệ chết, 124 quân nhân (bao gồm Địa Phương quân, Biệt Động Quân và Nhẩy Dù) tử thương và gần 200 dân lành (thân nhân lính) sống trong khu gia binh của cứ điểm Đồng Xoài, 3 trực thăng bị bắn rớt cùng một số xe quân sự, thiết vận xa. Phía CS Bắc Việt để lại 134 xác tại trận địa (chưa kể số thương vong đã đồng bọn được tải đi).

    Trận Đồng Xoài thực tế là một thất bại của quân đội miền Nam VNCH khi đó. Nguyên do là hệ thống phòng thủ đang xây cất dở dang (như chỉ có một hàng rào kẽm gai quanh quận đường), quân số quá ít (chưa tới 1 tiểu đoàn mà phải đánh trả lại 2 trung đoàn chính quy Bắc Việt) và sau cùng là vũ khí quá lạc hậu so với đối phương (đây là một chậm trễ có tính kinh điển của đồng minh Hoa Kỳ đối với chính quyền miền Nam VNCH). Phe CS Bắc Việt sử dụng súng AK 47, B40, đại liên phòng không 12 ly 7 và pháo cao xạ 37 ly... trong khi quân đội miền Nam VNCH vẫn chỉ Garrant M1, Carbin, Thompson, trung liên Bar... đã có từ thời Đệ Nhị Thế Chiến (chỉ riêng cố vấn Mỹ trong các tiểu đoàn Biệt Động Quân, Nhẩy Dù mới có súng M 16).

    Cái đáng phê phán ở đây là CS Bắc Việt đã xử dụng chiến thuật biển người (coi mạng người lính như cỏ rác) nên số thương vong của cán binh miền Bắc không ít và đặc biệt họ đã nã súng thẳng vào khu gia binh quân đội miền Nam VNCH trong cứ điểm Đồng Xoài làm con số dân lành (gần 200 người) bỏ mạng. Sau trận đánh, người dân Đồng Xoài phải tản cư về tận Sài Gòn (và các vùng ngoại ô) để sống.

    Dưới đây là một số hình ảnh về trận Đồng Xoài năm đó.








    Các lực lượng của Biệt Động Quân và Nhẩy Dù tái chiếm lại quân lỵ Đôn Luân.







    Dân lành (thân nhân binh sĩ) trong khu gia binh cứ điểm Đồng Xoài sau trận đánh.





    Thi thể cán binh CS Bắc Việt bỏ lại tại trận địa.








    Trong đau thương vì mất mát người thân thuộc và kinh hoàng vì sự tàn ác của CS Bắc Việt, người dân Đồng Xoài đành tản cư về các nơi khác để sống.

    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)
    Last edited by phamthangvu; 12-04-2011 at 05:15 AM.




  10. Join Date
    22-08-2010
    Posts
    35
    (tiếp theo)

    Xe Dodge 4 Nhà Binh (miền Nam VNCH).


    Hồi còn sống trong khu gia binh, PTV từng đi ké theo các anh lính mỗi khi có dịp ra chợ trên chiếc xe Dodge 4 như xe trong hình dưới đây (tên thông dụng mà PTV được nghe là xe Đốt Cát). Sau khi đám Việt Cộng chiếm được miền Nam VNCH thì không biết chúng đã mang tất cả các xe Dodge 4 đi đâu mất tiêu mà PTV không hề thấy lại nữa.








    Phạm Thắng Vũ
    (còn tiếp)