samedi 31 mars 2012

Phía sau những con số xuất khẩu

Năm 2011, xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế. Cùng với các biện pháp hạn chế nhập khẩu, nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2010. Nhưng đằng sau đó là gì?

Xuất khẩu gạo được 3,6 tỷ USD thì nhập khẩu phân bón và thuốc trừ sâu và nguyên liệu là 2,4 tỷ USD. Chưa kể nhập thêm 800 triệu USD lúa mì. Gạo Thái Lan đắt gấp rưỡi gạo ta mua lúc nào cũng sẵn.
Thuỷ sản xuất khẩu được 6,1 tỷ USD, thì nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu là 484 triệu USD. Nuôi gia súc, tôm, cá… thì thức ăn chăn nuôi do các công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam, thức ăn truyền thống gần như không còn được màng đến. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi năm ngoái lên tới 2,3 tỷ USD.

Nếu xuất khẩu rau quả đạt 628 triệu USD thì nhập khẩu mặt hàng này là 294 triệu USD.
Nghe nói xuất khẩu sữa được trên một trăm triệu USD, nhưng nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa là 848 triệu USD.
Chẳng thấy xuất khẩu duợc phẩm nhưng nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm và dược phẩm lên tới 1,6 tỷ USD. Nhập khẩu sữa và dược phẩm từ các nền kỹ nghệ cao là thường tình, nhưng do sính hàng ngoại, nên các bà mẹ, bệnh nhân nghèo méo mặt.
Xuất khẩu dệt may và giày dép các loại được 20,5 tỷ USD, nhưng tiền nhập khẩu bông + vải  + xơ sợi + nguyên phụ liệu dệt, may, da giày tổng cộng ngốn tới 12,1 tỷ USD.
Chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm chất dẻo xuất khẩu được 1,6 tỷ USD, thì cũng các mặt hàng này nhập khẩu là 6,4 tỷ USD.
Cao su và sản phẩm từ cao su xuất khẩu được 3,6 tỷ USD, nhưng nhập khẩu y trang các loại hàng này là 1,3 tỷ USD. Xuất khẩu mủ cao su liền mua săm lốp xe, kết cục sẽ như vậy.
Gỗ và sản phẩm xuất khẩu được 3,9 tỷ USD, nhưng nhập khẩu cũng tới 1,3 tỷ USD từ các nước ASEAN, châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ. Nhưng năm qua, mỗi năm  nhập khẩu gần 1 triệu m3 ván nhân tạo, trong khi ta lại xuất khẩu hàng triệu tấn gỗ dăm bào. Đến lúc các nước xuất khẩu gỗ sẽ giảm hoặc cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ, liệu ngành gỗ sẽ trông vào đâu, khi rừng trong nước đã cạn kiệt?
Xuất khẩu giấy và sản phẩm được 415 triệu USD, thì cũng những thứ này nhập khẩu tới 1,4 tỷ USD.
Xuất khẩu đá quý, kim loại quý, chủ yếu là vàng trang sức là 2,6 tỷ USD. Nhưng nhập khẩu đá quý và kim loại quý và sản phẩm  2,1 tỷ USD, hầu như là vàng miếng.
Sắt thép và sản phẩm từ sắt thép xuất khẩu được 2,7 tỷ USD, thì nhập khẩu sản thép + sản phẩm từ thép + kim loại thường + sản phẩm từ kim loại thường NK tới 10,3 tỷ USD.
Xuất khẩu máy vi tinh, sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử; điện thoại và linh kiện cộng máy ảnh, máy quay phim… là 15,3 tỷ USD. Nhưng nhập khẩu máy tính, điện tử, linh kiện và máy móc thiết bị phụ tùng cũng như dây điện, dây cáp điện là 23 tỷ USD,
Không rõ xuất khẩu thuốc lá được bao nhiêu, nhưng nguyên, phụ liệu thuốc lá nhập khẩu tới 302 triệu USD.
Nhập khẩu phế liệu từ sắt thép 1,1 tỷ USD còn xuất khẩu mặt hàng này thì không rõ.
Những số liệu nhập khẩu nói trên chưa tính đến xăng dầu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải để làm ra hàng xuất khẩu… hầu hết phải nhập khẩu. Trong đó, không ít là đồ thải loại, dọn hộ rác cho thiên hạ. Đấy là chưa kể búa xua hàng nhập lậu vào theo lối mòn, qua triền núi, vọt sang sông. Phần bắt được gần như chỉ là… ví dụ.
Rõ ràng, xuất khẩu thực tình không sáng sủa đến thế. Hàng công nghiệp chế biến chủ yếu là cắt, ghép, vặn, đóng thùng, dán nhãn, kẻ chữ. Đã vậy, tốc độ tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu thường tăng cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm xuất khẩu, nên thực thu từ xuất khẩu rất bèo. Công nghiệp hỗ trợ dẫm chân tại chỗ. Hàng nông, lâm, thuỷ sản số lượng nhiều, chủng loại phong phú nhưng chất lượng vẫn xoàng, lại quá cũng nhiều đầu mối. Xuất khẩu than, nhưng đã phải nhập khẩu than trước dự kiến vài năm.
Trong tình cảnh đó, việc xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là xuất khẩu qua biên giới càng bất cập.
Trước đây, 20 doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về lượng cà phê xuất khẩu qua nước láng giếng này – chiếm khoảng 68% lượng cà phê xuất khẩu – nhưng nay gần một nửa rơi vào tay các DN có vốn nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc.  Thương lái Trung Quốc đưa tàu vào sông Hàm Luông, Bến Tre gom dừa. Sáng thấy ít hàng họ tâng giá, chiều dân đổ xô mang tới, họ hạ xuống. Thương nhân Trung Quốc nằm vùng tại Vĩnh Long mua thanh long. Ở Long An thương nhân Trung Quốc dùng hộ chiếu du lịch để mua khoai lang. Năm nào cũng lặp lại cảnh bị ép giá, dừng mua đột ngột, từng đoàn xe chở hoa quả tươi lại nối đuôi nhau nằm bẹp trước cửa khẩu.
Chúng ta luôn đề ra các biện pháp tăng cường quản lý nhập khẩu, nhưng ra ngõ là gặp hàng ngoại. Thời hội nhập, hàng ngoại vào Việt Nam là chuyện thường. Nhưng lẫn trong số đó nhan nhản nào là đồ chơi bạo lực, nào là gia súc, gia cầm, phủ tạng động vật ôi thiu, hoa quả ngâm tẩm chất bảo quản…
Tình hình trên diễn ra nhiều năm nay rồi mà xem ra năm nào cũng vậy, xem ra mục tiêu cân bằng xuất – nhập sau những năm 2010 đã chưa đạt kỳ vọng, phải gia hạn tới năm 2020, như “Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020, dự báo đến năm 2030″. Nhưng nếu chúng ta vẫn xuất khẩu hàng thô, gia công, lắp ráp, vẫn phải mở rộng cửa và càng phải mở rộng cửa mà không xây dựng hàng rào kỹ thuật, e chừng bài toán tăng bằng xuất – nhập vẫn chưa thể tìm ra đáp số.

Nguyễn Duy Nghĩa
Diễn đàn kinh tế Việt Nam
 

vendredi 30 mars 2012

Các chế độ độc tài Châu Mỹ La Tinh lần lượt bị lôi ra trước công lý 

 

Pedro Pimentel Rios, cựu thành viên lực lượng đặc biệt Guatemala, trình diện trước tòa án tại Ciduad ngày 12/03/2012.
Pedro Pimentel Rios, cựu thành viên lực lượng đặc biệt Guatemala, trình diện trước tòa án tại Ciduad ngày 12/03/2012. REUTERS/William Gularte

Trọng Nghĩa
Không hẹn mà gặp, hôm qua 14/03/2012, 4 cựu dân quân và một cựu quân nhân tại Guatemala đã phải ra tòa về một vụ thảm sát thổ dân vào năm 1982, thời chế độ độc tài của tướng Efrain Rios Montt. Vào cùng thời điểm, tại Brazil, một cựu đại tá bị truy tố về tội bắt cóc đối lập thời chế độ độc tài quân sự tại nước này (1964-1985). Quyết định tại Brazil được đặc biệt chú ý vì đây là lần đầu tiên mà tư pháp nước này đụng chạm đến các tội ác do chế độ quân phiệt tiến hành.

Về phiên tòa tại Guatemala, một quốc gia nhỏ bé vùng Trung Mỹ, năm bị cáo bị xét xử về vụ thảm sát 256 thổ dân Maya tại thành phố Rabinal, miền Bắc nước này, ngày 18/07/ 1982, vào lúc quốc gia này còn bị nhà độc tài Efrain Rios Montt (1982-1983 ) cai trị. Họ đã bị truy tố về tội sát nhân và tội ác chống nhân loại.
Vào thời kỳ đó, Guatemala bị nội chiến, và chế độ độc tài đã cho thành lập các đội dân quân mang tên gọi Đội Tuần tra Tự vệ. Cùng với quân đội, các nhóm bán quân sự này đã can dự vào hàng trăm vụ thảm sát thường dân.

Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc năm 1999, đã có đến 669 vụ tàn sát trong thời nội chiến, trong đó 626 vụ do lực lượng chính phủ, 32 vụ do quân du kích tiến hành, và 11 vụ không rõ thủ phạm. Phần lớn các cuộc thảm sát xảy ra dưới thời hai chế độ độc tài của Efrain Rios Montt và Oscar Mejia (1983 -1986).

Từ khi hòa bình được lập lại năm 1996, các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã nỗ lực đòi công lý cho nạn nhân các vụ thảm sát, nhưng chỉ mới đây thôi, công việc này mới bắt đầu có kết quả. Phiên tòa mở ra hôm qua, dự trù kéo dài 2 tuần, mới chỉ là phiên tòa thứ hai xét xử thủ phạm các tội ác này tại Guatemala.

Các bản án hơn 6000 năm tù !
Một phiên tòa đầu tiên đã mở ra từ tháng 8/2011 để xét xử một vụ thảm sát 201 nông dân cũng năm 1982, tại làng Dos Erres, vùng Peten, phía Bắc Guatemala. Trong vụ này, cũng có 5 quân nhân bị kết án, mỗi người hơn 6000 năm tù, với bản án cuối cùng đuợc tuyên bố hôm thứ Hai 12/03.
Từ Mêhicô, thông tín viên RFI Patrice Gouy phụ trách khu vực Châu Mỹ La Tinh phân tích :
« 6060 năm tù vì đã sát hại 201 người. Đây là bản án mà một tòa án vừa ban hành đối với Pedro Pimentel, một cựu thành viên lực lượng đặc biệt ‘Kaibiles’, về tội ác chống nhân loại. Ông ta bị buộc tội giết hại 200 nông dân, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.
Toà án đã dựa trên một cuộc điều tra tỉ mỉ về cả dây chuyền chỉ huy của quân đội thời đó, và một đoạn phim video về cuộc thảm sát. Gia đình các nạn nhân đã lần lượt kể trước toà án về việc lực lượng đặc biệt này đã gây kinh hoàng trong dân chúng như thế nào. Họ đặc biệt mô tả hành động độc ác của Pimentel khi hành quyết phụ nữ và trẻ em.
Vụ thảm sát trên diễn ra trong khuôn khổ kế hoạch mang tên Sofia, do chính tướng Efrain Rios Montt, nhà lãnh đạo độc tài Guatemala thời đó đưa ra và tổ chức thực hiên. Nhân vật này cũng đã bị kết án về tội ác chống nhân loại trong thời gian cầm quyền 1982- 1983. »

Lần đầu tiên Brazil quyết định truy tố các tội ác dưới thời chế độ quân sự (1964-1985)
Không chỉ tại Guatemala, chế độ độc tài quân sự cách nay hàng chục năm cũng bắt đầu bị Tư pháp nhòm ngó tại Brazil.
Bốn biện lý Brazil vào hôm qua đã chính thức khởi tố một cựu đại tá về hành vi bắt cóc, giam cầm trong thời kỳ chế độ quân sự vào những năm 1964 - 1985. Bị can là đại tá Sebastio Curio Rodrigues de Moura, thường được gọi Dr Luchini, bị cáo buộc là đã bắt cóc 5 người trong chiến dịch trấn áp du kích quân Araguaia trong những năm 1970. Năm nạn nhân đến nay vẫn hoàn toàn mất tích.
Đây là lần đầu tiên mà Brazil quyết định truy tố các tội ác dưới thời chế độ quân sự. Lý do là một luật ân xá có hiệu lực từ năm 1979, đã không cho phép truy tố những kẻ phạm tội thời chế độ độc tài nói trên.

Vào cuối năm 2010,Toà án Nhân quyền Liên Mỹ (CIDH) đã lên án Brazil vì đã để cho những kẻ phạm tội được yên ổn. Theo cơ chế này, luật ân xá năm 1979 hoàn toàn vô giá trị.
Cuối tháng 10 năm ngoái, Quốc hội Brazil đã chấp thuận việc thành lập một ủy ban điều tra về các tội ác thời kỳ chế độ quân sự, nhưng không đặt lại vấn đề luật ân xá giới quân nhân. Thành viên của Ủy ban này sẽ do Tổng thống Brazil, Dilma Roussef đề cử. Bà Dilma Roussef là một cựu du kích quân, từng bị các quân nhân tra tấn.
Trong những năm chế độ độc tài hoành hành tại Nam Mỹ, hàng chục ngàn người đối lập bị chế độ giam cầm, thậm chí thủ tiêu mất xác. Brazil chính thức công nhận có 400 người chết và mất tích trong những năm chế độ độc tài cai trị. Tại Achentina số nạn nhân là 30.000, và 3.200 tại Chilê.

Chế độ cộng sản Việt Nam củng đã và đang có nhửng hành vi không khác hay còn tàn bạo hơn các chế độ đọc tài tại Nam Mỷ.
Bác sĩ trẻ gốc Việt được bổ nhiệm vào Ủy ban Cố Vấn Tổng thống Mỹ

Người Việt đã có tiếng nói trong chính quyền Mỹ khi Tổng thống Barack Obama mới đây vừa bổ nhiệm một bác sĩ trẻ gốc Việt vào Ủy ban Cố vấn cho Tổng thống chuyên trách về người Mỹ gốc Châu Á-Thái Bình Dương. Gương thành công của Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, giáo sư y khoa của Đại học California-San Francisco là một niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt và đặc biệt là cho giới trẻ Việt Nam mà Trà Mi hân hạnh được giới thiệu đến quý vị và các bạn trên Tạp chí Thanh Niên của đài VOA hôm nay.

Trà Mi-VOA | Washington DC

 

Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng

Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng cùng gia đình sang Mỹ tị nạn chính trị từ năm 1975 và hiện định cư tại San Jose, bang California. Thành tích học tập của anh đã tỏa sáng ngay từ thời trung học với tấm bằng tốt nghiệp ưu hạng và học bổng toàn phần trong thời gian học cử nhân khoa triết tại trường đại học lừng danh Havard.

Ra đại học, anh rẽ sang ngành y với ước mong phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng người Mỹ gốc Á. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ từ trường đại học nổi tiếng Stanford, anh được mời về giảng dạy tại Đại học California-San Francisco từ năm 1997 tới nay, vừa dạy, vừa chăm sóc bệnh nhân, và miệt mài trong công tác nghiên cứu. Anh là Giám đốc Dự án Thăng tiến Sức khỏe cho cộng đồng người Việt tại Mỹ và đồng thời là thanh tra chính của Mạng lưới Đào tạo-Nghiên cứu-Nâng cao nhận thức về ưng thư thuộc đại học California-San Francisco, chuyên tiến hành các cuộc nghiên cứu để phòng bệnh cho người Mỹ gốc Á Châu. Các cuộc nghiên cứu của anh giúp tăng cường tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung, và ung thư trực tràng, cũng như các căn bệnh do thuốc lá gây ra cho người gốc Á tại Mỹ đã mang về cho anh Giải thưởng từ Hội Ung thư Mỹ vào năm 2002.

Nếu như những thành tích ngoại hạng về khoa bảng đã mang lại cho anh các văn bằng từ các trường đại học danh tiếng của Mỹ thì những thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu y khoa và những đóng góp không ngừng nghỉ trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng đã khiến tên tuổi anh được giới chuyên môn chú ý và đánh giá cao và kết quả là ngày 7/10 vừa qua, anh được đích thân Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bổ nhiệm vào Ủy ban Cố vấn cho Tổng thống chuyên trách về người Mỹ gốc Châu Á-Thái Bình Dương.

Khi được hỏi về bí quyết của những thành công đáng nể này, bác sĩ Tùng nói đó là nhờ sự phấn đấu không ngừng:
“Mình cứ cố gắng thôi chứ không có gì đặc biệt hết. Mình kiên nhẫn, cố gắng học hành,cứ cố gắng tiếp tục. Thắng cũng tiếp tục mà thua cũng tiếp tục tại vì mình đi di cư, mình còn mạng sống là đủ rồi. Cho nên, bất cứ việc gì mình cứ cố gắng làm, không mất gì cả, bởi mình đã mất hết tất cả rồi. Cứ mỗi lần tôi gặp cơ hội là tôi làm, nhiều khi được nhiều khi không, nhưng tôi không lo bị thua, và cũng may là gia đình tôi có chú ý về vấn đề giáo dục.”

Cũng như bao người Việt khác sang xứ lạ quê người để an cư lập nghiệp, trên đường tiến thân đến thành công hôm nay, bác sĩ Tùng đã nếm trải không ít khó khăn kể cả phương diện vật chất lẫn tinh thần, từ những khó khăn ban đầu về ngôn ngữ, những cảm giác trống vắng, vương vấn với một quê hương Việt Nam bỏ lại sau lưng, cho tới những vất vả trong đời sống mưu sinh hằng ngày. Vị bác sĩ trẻ giờ đây là thành viên Ban Cố vấn Tổng thống từng một thời đi phụ việc nhà để có thêm chút tiền đỡ gánh nặng cho ba mẹ.

Bác sĩ Tùng kể lại:
“Tôi đi làm từ hồi 15 tuổi, vừa đi học vừa đi làm suốt thời gian trung học và đại học. Tôi làm việc trong thư viện, đi bỏ sách, đi dọn dẹp nhà người ta. Tôi nghĩ muốn tiến thân thì lúc nào cũng phải có một chút lên, một chút xuống.”

Dù theo đuổi ngành y, một trong những ngành nghề đòi hỏi nhiều thời gian nhất, nhưng bác sĩ Tùng vẫn hướng tới cộng đồng. Không những chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, anh còn mong được phục vụ cho số đông người Mỹ gốc Việt nhiều hơn nữa, và anh đã đầu tư công sức và thời gian vào rất nhiều cuộc nghiên cứu giúp cải thiện sức khỏe cho người Việt tại Mỹ.

Bác sĩ Tùng tâm sự:
“Ra trường y khoa, quan trọng nhất đối với tôi là chú ý giúp đỡ cho cộng đồng bắt đầu bằng công việc bác sĩ để lo cho bệnh nhân. Sau đó, tôi nhận thấy làm bác sĩ không thôi chỉ có thể lo cho một số bệnh nhân, mà cộng đồng ngoài kia có rất nhiều người cần được giúp đỡ trong khi tài liệu về nghiên cứu y khoa cho cộng đồng người Việt ở Mỹ rất ít. Cho nên, tôi chú ý và bắt đầu làm nghiên cứu thêm.”

Bác sĩ Tùng cho biết anh cũng mong được tham gia vào các cuộc nghiên cứu về sức khỏe của người Việt trong nước và các chương trình y tế ở Việt Nam khi điều kiện cho phép.

Một lời khuyên dành cho các bạn trẻ đang nghe chương trình với tư cách là một gương thành công đi trước, bác sĩ Tùng nói:

“Không bao giờ nói tôi không muốn làm việc này, hay tôi không làm được việc kia, hoặc tôi không thích làm việc nọ. Cơ hội nhiều khi mở ra cho mình những cánh cửa không biết trước được. Trong đời mình cần cơ hội mà nhiều khi cơ hội tới mà mình không biết, mình đóng cửa lại. Cơ hội nhiều khi có, nhiều khi không, nhưng vấn đề quan trọng là mình cứ tiếp tục làm những việc mình muốn làm.”

Vị bác sĩ trẻ người Việt trong Ban Cố vấn cho Tổng thống Mỹ cho rằng sự thành đạt của anh hôm nay 30% nhờ vào cơ hội và 70% là do tự lực phấn đấu cùng với ý chí kiên trì vượt khó vươn lên. Thành công của anh quả là một tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ noi theo.

Qúy thính giả muốn chia sẻ những câu chuyện thành công trên Tạp chí Thanh Niên của đài VOA, xin email số phone về vietnamese@voanews.com để Trà Mi có cơ hội được giới thiệu đến các bạn trẻ Việt Nam thêm nhiều gương vượt khó khác nữa của người Việt khắp nơi.

Tạp chí Thanh Niên xin chia tay với quý vị tại đây và hẹn được đón tiếp quý vị và các bạn trên làn sóng phát thanh của đài VOA trong chương trình 10 giờ tối thứ sáu và chủ nhật hằng tuần cũng như trên trang web voatiengviet.com, trong phần Chuyên mục đặc biệt, ngay trang chính.

Ngư dân bị Trung Quốc bắt: Bán nhà chuộc người thân

(Dân Việt) - “Chúng tôi định bán nhà để nộp 70.000 nhân dân tệ tiền chuộc như yêu cầu của phía Trung Quốc” - chị Lê Thị Phúc, vợ thuyền trưởng Trần Hiền (32 tuổi, ở Lý Sơn, Quảng Ngãi) nghẹn ngào nói.

Bắt người để... đòi tiền
Ngày 29.3, chị Nguyễn Thị Mai Trang (An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi) đau đớn kể lại: Hôm 1.3, tôi mới sinh con chưa được 3 tuần nhưng do trong nhà tiền bạc chẳng còn nên chồng tôi, anh Phan Văn Tân, đành để lại mẹ con tôi ở nhà, rồi xuống tàu ra biển. Hai ngày sau thì tàu bị Trung Quốc bắt. Chồng tôi và 10 ngư dân trên tàu (QNg - 66074, do ông Trần Hiền làm thuyền trưởng) bị giam giữ từ đó đến nay.
Người thân của 21 ngư dân bị bắt đang ngóng đợi tin lành (ảnh chụp ngày 29.3).
Được biết, tàu ông Trần Hiền bị bắt khi đang hành nghề lặn bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Tin dữ do thuyền trưởng Trần Hiền báo về cho vợ là chị Lê Thị Phúc. Chị Phúc kể lại, ngày 12.3, anh Hiền điện thoại về nhà báo tin bị Trung Quốc bắt giam giữ tại đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) từ ngày 3.3.
Trung Quốc yêu cầu nộp 70.000 NDT (khoảng 230 triệu đồng) tiền chuộc thì mới thả về. Từ khi nghe tin đó, chị Phúc và 10 gia đình ngư dân trên tàu anh Hiền hoang mang trước số tiền quá lớn. Không biết vay mượn ở đâu số tiền này được, chị Phúc phải tính kế bán nhà.
Cùng bị Trung Quốc bắt giam lần này còn có 10 ngư dân trên tàu QNg - 66101 do ông Bùi Thu (48 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, Lý Sơn) làm thuyền trưởng. Phía Trung Quốc cũng ra “giá cho tự do” của 10 ngư dân tàu này là 70.000 NDT như tàu ông Hiền. Gia đình của những ngư dân này cũng hoang mang, không biết tìm đâu ra tiền để cứu ngư dân về.
Mong chờ sự can thiệp của Chính phủ
Ngày 29.3, bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý sơn, cho biết, từ khi 21 ngư dân bị bắt giữ, huyện cử cán bộ thường xuyên đến các gia đình ngư dân để động viên bà con. Huyện đã hỗ trợ theo quy định 15kg gạo/người/tháng (3 tháng) và 2,25 triệu đồng cho mỗi gia đình các nạn nhân.
Theo thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, đầu năm 2012 đến nay, tỉnh có 5 tàu cá/61 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giam, tịch thu ngư cụ, đòi tiền chuộc. Riêng năm 2011, có 17 tàu thuyền, với 200 ngư dân bị nước ngoài bắt và giam giữ, xua đuổi, phạt tù... Phần lớn tàu và ngư dân gặp nạn là ở xã Bình Châu (Bình Sơn) và huyện đảo Lý Sơn.
“Chúng tôi thấy rằng, việc hỗ trợ như trên là kịp thời nhưng so với những mất mát mà gia đình các ngư dân đang gánh chịu thật chẳng thấm vào đâu. Đấy là lý do, huyện kêu gọi sự chung tay góp sức của cộng đồng. Đã có một số doanh nghiệp cho biết sẽ đến hỗ trợ thêm cho các gia đình, động viên họ an tâm trong tai nạn này”- bà Hương nói.
Cũng theo bà Hương, UBND huyện Lý Sơn đã có văn bản gửi UBND tỉnh, cùng các ngành liên quan đề nghị giúp đỡ và có hướng đề xuất với Nhà nước tìm cách can thiệp để Trung Quốc thả người.
Ông Lê Viết Chữ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh đã gửi văn bản cho các bộ, ngành T.Ư đề nghị can thiệp để 21 ngư dân và phương tiện được trả về trong thời gian sớm nhất. Tỉnh cũng đã chỉ đạo cho các bộ phận liên quan giúp đỡ, hỗ trợ cho thân nhân gia đình các ngư dân bị bắt ổn định cuộc sống.
“Sói biển” Mai Phụng Lưu: “Tan cửa nát nhà vì tiền chuộc”
Đã 4 lần bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu tàu cá khi đang đánh bắt ở khu vực biển Hoàng Sa, ông Mai Phụng Lưu, người được mệnh danh là “sói biển” ở xã An Hải, huyện Lý Sơn cho biết: Tôi rất xót xa vì 21 ngư dân Lý Sơn đang phải chịu đựng những đau đớn, khổ ải cùng cực như tôi ngày trước vì khi rơi vào tay phía Trung Quốc, họ phải chịu ăn uống thiếu thốn, ở tạm bợ, mất tự do, và không chừng bị đánh đập tàn nhẫn. Tuy nhiên cái đáng sợ nhất là họ đối diện với nguy cơ bị tịch thu tàu thuyền, mà như vậy là trắng tay.
Trong 4 lần tôi bị phía Trung Quốc bắt, thì đến 2 lần tôi bị tịch thu tàu, 3 lần tôi phải nộp tiền chuộc (trên 700 triệu đồng). Phía Trung Quốc đã làm cho gia đình tôi tán gia bại sản, con cái ly tán mỗi đứa một nơi, tôi thất nghiệp, lâm vào nợ nần chồng chất. Trải qua những cảnh đó, tôi thiết tha mong Nhà nước có can thiệp nhanh chóng và mạnh mẽ bằng con đường ngoại giao để Trung Quốc mau chóng thả vô điều kiện 21 ngư dân và tàu thuyền của họ về nước. Nếu không có sự can thiệp này, các ngư dân sẽ kéo dài những ngày tháng đau khổ tại nhà tù Phú Lâm. Gia đình họ sẽ rất đau đớn mong ngóng người thân trở về. Và sẽ rất xót xa khi những gia đình ngư dân nghèo phải vay mượn, thậm chí bán nhà cửa để gửi tiền chuộc tự do cho những ngư dân vô tội.
Nhân đây, tôi hy vọng rằng, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam sẽ mau chóng được thành lập, được trang bị đầy đủ những phương tiện cần thiết cũng như cơ sở pháp lý để có tiếng nói và hành động bảo vệ được công dân mình đang hoạt động hợp pháp tại biển khơi, trong đó có ngư dân chúng tôi.

jeudi 29 mars 2012

TỈNH HƯNG YÊN CĂN CỨ ĐIỀU LỆ ĐẢNG ĐỂ CƯỠNG CHẾ ĐẤT ĐAI

Vào 9h sáng thứ 5, ngày 29-3-2012. Bà con huyện Văn Giang ở 3 xã Xuân Quang, Phụng Công, Cửu Cao đã lên trụ sở tiếp dân của Thanh tra tỉnh Hưng Yên làm việc về các sai phạm trong cưỡng chế thu hồi đất ruộng cho dự án khu đô thị sinh thái Ecopark. Cuối buổi làm việc bà con yêu cầu tỉnh Hưng Yên dừng việc cưỡng chế thu hồi đất ruộng của bà con. Nếu tiếp tục cưỡng chế sẽ xảy ra đổ máu và ông Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.











Và đây, người dân nói với Thanh tra tỉnh Hưng Yên: "Căn cứ Điều lệ Đảng để cưỡng chế đất đai"















Ôi, miệng nhà quan…

Thứ Bảy, 24/03/2012 23:59

(NLĐO) - Sáng qua, thằng cháu học lớp 4 của tôi cầm quyển sách tới trước mặt: “Ông nội ơi, tại sao người ta nói miệng nhà quan có gang, có thép? Trong miệng mà có gang có thép làm sao nói chuyện được?”.

Đã giải thích rõ cho thằng cháu là ý người xưa muốn nói đến những kẻ làm quan có quyền chức, có thế lực, muốn nói gì cũng được; nói phải, nói trái gì con dân cũng chỉ biết cúi đầu nghe theo… Ấy vậy mà hôm nay, vô tình thấy báo đài đưa tin về cái vụ Thủy điện sông Tranh 2, giật mình chợt thấy,  miệng các “quan cán bộ” bây giờ cũng… gang thép từa lưa. 

Nói cho… đã miệng!
Trong vụ đập thủy điện Sông Tranh 2 bị “lủng” làm nước thấm ra lênh láng, đe dọa hằng trăm ngàn người dân sống ở hạ du, có rất nhiều tuyên bố “trật chìa” của các vị lãnh đạo “ở trển” nhưng tôi chỉ lấy ví dụ lời của ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban Quản lý Dự án thủy điện 3. Ông Hải nói rằng: “Chúng tôi khẳng định đó không phải là các vết nứt mà là các khe nhiệt rò rỉ nước, hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Việc siêu âm đập là không cần thiết vì chẳng có gì để mà siêu âm cả. Chúng tôi khẳng định là đập vẫn an toàn. Người dân lo sợ vì họ không hiểu biết…”. (Báo Pháp Luật TPHCM ngày 21-3).
Nước chảy như thác thế kia mà "quan" Hải cho rằng chỉ "rò rỉ". Có lẽ phải định nghĩa lại từ "rò rỉ" chăng?
Trong khi đó, ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bắc Trà My, người đang “lo nỗi lo của dân” huyện nhà thì cho rằng: “Ban quản lý thủy điện bảo rằng vết nứt không gây nguy hiểm là vô lý. Nước từ khu vực lòng hồ rò rỉ qua thân đập chảy mạnh như suối mà nói bình thường thì thật đáng ngờ…”.
Lời ông Nguyễn Kim Sơn là có lý bởi vụ việc ngay sau đó đã được TS Bùi Trung Dung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, kết luận: “Công trình này lỗi từ khâu thiết kế, thi công, giám sát cho đến khâu khai thác vận hành...” (Báo Tuổi Trẻ ngày 22-3).
Nhiều người dân chất vấn: Lỗi như thế là lỗi hệ thống, vậy thì có ai bị xử lý kỷ luật không? Câu trả lời là… hãy đợi đấy vì trên ông Hải còn có rất nhiều quan của EVN nhưng đến giờ chưa thấy ai ra mặt nhận trách nhiệm!
Một ông “quan” khác cũng có những phát ngôn khiến nhiều người dân “bó tay” là ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN – PTNT). Cách nay chừng một tuần, trả lời phỏng vấn của Báo Người Lao Động xung quanh vấn đề trái cây tẩm hóa chất, ông Hồng nói: “Không phải lo ngại! Trước hết, cần phải xem xét đây có thể là giống ưu việt với thời gian bảo quản dài hơn loại trái cây thông thường. Như quả bưởi Diễn được hái từ tháng 8 âm lịch nhưng để đến Tết Nguyên đán vẫn ăn được! Và thực tế có nhiều loại trái cây để vài tháng sau ăn vẫn ngon. Thứ hai là thuốc bảo quản đang được sử dụng phổ biến trên cam, quýt được thế giới công nhận có nguồn gốc từ hoóc-môn thực vật là rất an toàn”.
Ông Nguyễn Xuân Hồng khuyên người dân “không phải lo ngại" trước nghi vấn trái cây tẩm độc
Thế nhưng, về vấn đề này, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam cho biết, trên thị trường người ta sử dụng cả hóa chất khai hoang, diệt cỏ (chất 2,4D) để bảo quản trái cây!
Không biết ông Hồng có thử đi kiểm tra trước khi phát biểu hay không?

Phận gái kém gì tài trai!
Nhà nước ta đang ra sức thực hiện bình đẳng giới nên hiện nay có rất nhiều chị em được tạo điều kiện để cống hiến, cũng làm bà này, bà nọ như ai. Thế nhưng, có nhiều “chị em” được người ta nhớ không phải vì những đóng góp lớn lao cho xã hội, cho nhân dân mà là do những phát ngôn gây sốc.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khi trả lời Báo Tuổi Trẻ về dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân đã làm dấy lên một làn sóng… ngờ vực năng lực làm nội trợ của hàng triệu phụ nữ Việt Nam. Bà Mai cho rằng “với dự thảo lần này thì nâng mức giảm trừ gia cảnh từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 2,4 triệu đồng/tháng đã được xem là khoan sức dân rồi”. Chưa hết, bà thứ trưởng còn khẳng định: “Mục tiêu sửa lần này cũng ổn định 5 năm, tức là mức này cũng sẽ giữ đến hết năm 2018”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai được hàng triệu phụ nữ hỏi ý kiến sau phát ngôn: "Giảm trừ như thế đã là khoan sức dân"

Mang phát biểu này đi khảo sát ý kiến “chớp nhoáng” của 1.000 gia đình công chức, người lao động ở TPHCM, chúng tôi nhận được câu trả lời: “Ý bà thứ trưởng nói là “khoan thủng”, “khoan dùi đục đẽo” sức dân chứ không phải “khoan thư sức dân” như hiền nhân đã dạy! Mặt khác, dư luận cũng bái phục bà thứ trưởng về tầm nhìn xa. Biết đâu 5 năm nữa, lạm phát  chỉ có 0,1% thì mức giảm trừ ấy đã là tiến bộ!
Một “quan” nữ cũng từng có những phát biểu khiến người dân ngỡ ngàng là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Cách nay chưa lâu, khi đi triển khai và kiểm tra  công tác an toàn-  vệ sinh thực phẩm trên địa bàn TPHCM, bà bộ trưởng đã nhăn mặt: “100% mứt các loại ngâm chất tẩy trắng công nghiệp, gần 50% dụng cụ sản xuất bẩn, 50% nước uống đóng bình nhiễm vi sinh. Đúng là quá bẩn, ăn chi toàn là đồ bẩn!”.
Bộ Trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với phát ngôn ấn tượng: "Ăn chi toàn là đồ bẩn?"

Nói như vậy là ý bà bộ trưởng cho rằng cơ quan quản lý Nhà nước vô can, chỉ có dân chúng là không biết giữ gìn vệ sinh, không biết làm người tiêu dùng khôn ngoan. Nhiều bạn đọc đã kêu trời: "Thảo dân" thì biết hàng nào là hàng bẩn và hàng nào là hàng sạch? Nếu biết, dám chắc rằng hạng "phó thảo dân" cũng phải chọn hàng sạch mà ăn. Chỉ trừ người điên mới chọn hàng bẩn”.
 
Sốc khi nghe quan nói về phí!
Đình đám không kém thời gian gần đây là “miệng” của các quan giao thông vận tải (GTVT) nói về việc thu phí bảo trì đường bộ. Mới ràng ràng đây, trả lời phỏng vấn trên Báo Tiền Phong ngày 21-3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã ví von rất chi là… hay ho: “Nếu bạn mua một thỏi son để làm đẹp, phải mấy trăm nghìn, nhưng bạn đóng phí bảo trì đường bộ cho một chiếc xe máy, chỉ phải mất 100 nghìn thôi. Thế thì làm đẹp có khi còn đắt hơn cả đóng phí cho bảo trì đường bộ".
Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông: "Làm đẹp có khi còn đắt hơn cả đóng phí cho bảo trì đường bộ" đấy!
Ối giời đất ơi, sao lại có kiểu so sánh lạ lùng như vậy? Đâu phải mọi người phụ nữ đều có nhu cầu mua thỏi son mấy trăm ngàn? Nhiều gia đình công nhân chỉ dám mua mỗi ngày một bó rau muống 10.000 đồng rồi chia ra ăn sáng chiều. Những người phụ nữ trong các gia đình ấy đâu có nhu cầu làm đẹp với chi phí mấy trăm ngàn đâu mà ông thứ trưởng so sánh?
Ngồi cùng mâm với ông thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhưng lại ở “chiếu trên” là Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng. Những ngày này, đi đâu, làm gì, cũng nghe người dân bàn tán về cái “tối kiến” thu phí bảo trì đường bộ (nghe đâu do bị phản đối quá nên đang tính đổi thành “phí hạn chế phương tiện lưu thông cá nhân").
“Ác đạn cu li” nhất là tuyên bố hùng hồn của ông bộ trưởng trong buổi đối thoại trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ: “Việc thu này đảm bảo công bằng, thực tế, người sử dụng nhiều hạ tầng phải nộp phí nhiều hơn. Người sử dụng xe máy thì nộp phí vừa phải, mức 500.000 đồng/năm, còn đối với người đi bộ, xe đạp thì không phải nộp”.
Bộ trưởng Thăng đã khẳng định: "Đi xe đạp, đi bộ thì không phải đóng phí" rồi đấy nhé!
Nghe vậy, mấy người có xe đạp và… không có gì (tức người đi bộ) sướng rơn. Vậy là chúng mình khỏi phải đóng phí nhé! Thế nhưng bạn đọc Nguyễn Quốc Cường lại cắc cớ: “Nếu sau khi người có các phương tiện cá nhân đã nộp đầy đủ phí theo quy định mới, mà tình hình ùn tắc không được đẩy lùi, thì bộ trưởng có sẵn sàng đề xuất Chính phủ trả lại những khoản phí đã đóng, thậm chí là lãi suất ngân hàng cho người dân hay không?”.
Do không dám khẳng định nên bộ trưởng “đẩy cây” sang tận Mỹ, Nga, Anh, Nhật: “Ở những nước đó cũng còn ùn tắc giao thông. Cho nên, chúng ta đang hướng đến mục tiêu giảm, còn giảm tới mức độ nào thì phụ thuộc vào tất cả chúng ta”.
Điều đó có nghĩa, khi người dân đã đóng phí rồi mà nạn ùn tắc giao thông vẫn không được khắc phục thì “đó là lỗi của chúng ta” chứ không phải của “tôi” đâu nhé!

Đúng là miệng nhà quan…
Thảo Dân

Dân cần, không biết gọi ai: Tự cứu mình là chính!

mercredi 28 mars 2012

Ôi, Miền Tây!

13/03/2012
Vi Anh
-
“Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, nước ta còn 4 triệu người chưa đi học. Trong đó, ĐBSCL có đến 6,9% người từ 15 tuổi trở lên chưa đi học và 26,7% chưa tốt nghiệp tiểu học… Có một thực trạng đáng buồn là nhiều gia đình ở nông thôn ĐBSCL cho con em học chỉ đến lớp 2-3, cao lắm chỉ lớp 5…” – ”Báo Người Lao Động
Ôi Miền Tây bị tàn phá môi sinh! Ôi dân Miền Tây nghèo nàn, thất học!.
Nào trên thượng nguồn, tin thông tấn xã Pháp AFP, đập của TC làm cạn nguồn nước, nguồn cá, đồng ruộng nhiễm mặn, lừng phèn.  Hàng mấy chục đập thủy điện của Trung Cộng  làm cho TC  hay làm cho các nước thượng nguồn vay vốn TC trả dần gây tác hại môi sinh, cạn kiệt nguồn sống của Miền Tây.  Sông Cửu Long dài 4600 km là con sông tặng cho Miền Tây Nam Việt nền văn minh Miệt Vườn như văn minh Ai cập là món quà của sông Nile. Trên thượng nguồn các nước – chánh yếu là TC – đã xây 11 đập thủy điện. Chưa đủ, TC còn cho vay vốn xây thêm 78 đập trên các con sông nhánh nữa.
Các nhà khoa học cho biết số đập thủy điện quá lớn và quá nhiều làm cạn kiệt nguồn cá trên sông Mekong. 65 triệu người dân vùng hạ lưu trong đó người Việt ở Miền Tây Nam Việt hay Đồng Bằng Sông Cữu Long bị thiệt hại nhiều nhứt và nặng nhứt. Mỗi năm mất 1 triệu tấn cá nước ngọt tươi là nguồn protein cần thiết và chánh yếu của hai phần ba số dân trong vùng.
Tin Đài VOA gần đây, nhân cuộc hội thảo 2 ngày từ 20/2 ở Bangkok về phát triển nguồn nước, lương thực, và năng lượng tại Tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng qui tụ sự tham gia của Việt Nam, Campuchea, Lào, Miến Điện, Thái Lan, và miền Nam Trung Quốc, Ông Arjun Thapan, cố vấn cấp cao của Ngân Hàng Phát Triển Á châu ADB về cho biết “lưu lượng sông không đủ và các phương thức tưới tiêu tại vùng châu thổ này đang đe dọa trầm trọng tới vựa lúa của Đông Nam Á.. . Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ nhì trên thế giới, bị đe dọa bởi tình trạng ngập mặn ở vùng châu thổ sông Mê Kông do việc tận dụng con sông này quá mức ở thượng nguồn.”
Nào dưới chế độ CS Hà nội tòan trị, Miền Tây vô cùng thê thảm. CS Hà nội đánh bóng Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước, đã đưa VN lên thành nước xuất cảng hạng nhì của thế giới. Nhưng thực tế dân Miền Tây có làm mà chẳng có ăn, càng làm càng nghèo, con em càng thất học, đất canh tác ngày càng teo lại vì cán bộ đảng viên lấy làm khu kỹ  nghệ (danh từ CS gọi là Khu Công Nghiệp).
Mới đây Việt Báo trong một tuần đi hai tin Miền Tây đọc mà đau lòng xót dạ. Theo tin báo Người Lao Động của Đảng Nhà Nước CS – chắc chắn không lý do gì để nói xấu chế độ – cho thấy thảm trạng của Miển Tây và dân Miền Tây. Theo báo Lao Động trong nước ngày thứ Hai 5-3-2012 cho biết trình độ học vấn trung bình ở Miền Tây thấp hơn vùng khác, tỷ lê trẻ em bỏ trường cao nhứt nước, tỷ lệ trẻ em chết đuối vì đi cầu khỉ qua sông rạch cao nhứt nước. Số dân chưa tốt nghiệp tiểu học của Miền Tây tức Đồng Bằng Sông Cửu Long là 32,8%, cao nhất nước kể cả vùng sơn cước ở Miền Bắc.
Miền Tây Thiệt Thòi Giáo Dục. Và cũng chính báo Người Lao Động số sau đó có một bài bình luận của Ô Diệp văn Sơn báo động: theo thống kê về dân chúng trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), những người thiệt thòi nhất về phương diện giáo dục. Hơn 1/4 dân số chưa tốt nghiệp tiểu học. Ông viết “Nếu số học sinh THPT trên 1.000 người dân của vùng Bắc Trung Bộ là 43,01, Đông Bắc 39,05, đồng bằng sông Hồng 37,86, duyên hải miền Trung 36,64,… thì ĐBSCL chỉ 26,31. Tỉ lệ học sinh THCS ở ĐBSCL cũng thấp nhất nước. Bình quân, tỉ lệ lao động được đào tạo của ĐBSCL chỉ đạt khoảng 14,31%. Nếu ở đồng bằng sông Hồng, cứ khoảng 327.000 người dân là có một trường ĐH (bình quân cả nước khoảng 900.000 người) thì ở ĐBSCL, con số này lên tới 3,37 triệu. Tỉ lệ tiến sĩ, giáo sư, thạc sĩ… của ĐBSCL cũng còn quá thấp.
“Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, nước ta còn 4 triệu người chưa đi học. Trong đó, ĐBSCL có đến 6,9% người từ 15 tuổi trở lên chưa đi học và 26,7% chưa tốt nghiệp tiểu học…”
Báo Người Lao Động cũng ghi nhận: “Có một thực trạng đáng buồn là nhiều gia đình ở nông thôn ĐBSCL cho con em học chỉ đến lớp 2-3, cao lắm chỉ lớp 5…”
Trẻ thì vậy, lớn thì bị bọn “cướp ngày là quan” gồm cán bộ đảng viên mọi ngành nghê thi đua lợi dụng việc qui họach lấy đất của dân đền bù rẻ mạt và bán lại giá cao gấp 40 lần là chuyện cơm bữa ở Miền Tây.
Các “quan” cán bô đảng viên lấy đất để làm dự án, đặc biệt là Khu Công Nghiệp (KCN) nhiều khó tưởng tượng được. Đất trồng  trọt  vì thế ngày càng giảm đáng sợ. Có nhiều khu kỹ nghệ lấy rồi bỏ trống để coi chơi vì không có ngọai quốc đầu tư. Trong khi đó nông dân mất đất không có đất để làm ruộng rẫy.
Con số báo Lao Động nêu lên thấy mà hết hồn. Tại TP Cần Thơ ngày xưa người Việt thường gọi là Tây Đô [xin nói rõ thành phố Cantho tức nội ô và vùng phụ cận của thành phố Cantho chớ không phải tỉnh Phong Dinh thời VNCH và Hậu Giang thời CS], với một thành phố không có bao nhiêu đất ruộng rẫy như thế mà từ năm 2006 đến 2010  các quan chức đã nuốt hết 6.000 mẩu tây đất trồng lúa (1 mẩu tây là 10,000 mét vuông, 10 công ruộng chớ không phải ít ỏi gì ). Bao nhiêu gia đình phải dời nhà cửa, mồ mả tổ tiên,  bao nhiêu nông dân phải thất nghiệp, vợ con nheo nhóc, mất cửa mất nhà, bỏ học bỏ hành.
Chưa đủ trong cuộc họp mới đây, Hội Đồng Thành Phố gồm những cán bộ đảng viên CS được đảng cử dân bầu gọi là thay mặt cho dân quyết định giảm thêm 1.800 ha đất nông nghiệp nữa, trong đó có 1.100 ha đất lúa.
Tiếng là vựa lúa của cả nước, mà nhà cầm quyền Miền Tây thi đua nhau làm ra khu công nghiệp dù rất nhiều khu đất để trống. Theo một khảo sát mới đây của VCCI Cần Thơ, ĐBSCL hiện có 20 KCN với tổng diện tích 3.645 ha nhưng mới chỉ cho thuê được hơn 810 ha (tỉ lệ hơn 22%).
Nông dân lâm vào thế lưỡng đầu thọ địch của bọn cướp ngày là quan. Quan quốc doanh mua gạo xuất cảng (danh từ CS gọi là xuất khẩu) ép gía lúa gạo để lời nhiều. Quan quốc doanh độc quyển nhập cảng và độc quyền cho giá phân bón, thuốc trừ sâu.
Với tình hình bi thảm như trên hỏi Miền Tây của văn minh Miệt Vườn làm sao còn, dân Miền Tây làm sao sống?!

Theo: VietBao


CỘNG PHỈ BẮC KINH – CỘNG NÔ HÀ NỘI



Thái độ trịch thượng của giặc Tầu đối với Việt Nam qua những sự kiện gần đây cho thấy hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Hà nội bất lực trước việc bảo vệ các ngư Dân bị hải tặc, giặc Tầu cướp tài sản ngư cụ, thậm chí giết hại. Sự hèn nhát khiếp nhược trước giặc ngoại xâm của lãnh đạo cộng sản là cái tát thẳng vào mặt những người ba đời ăn củ chuối theo đảng.
Hành động đàn áp biểu tình chống giặc ngoại xâm để giữ gìn Tổ quốc của mọi tầng lớp đồng bào trong nước, nói lên sự phản bội Tổ quốc của đảng cộng sản. Công hàm bán nước của Phạm văn Đồng, Hồ chí Minh…được che đậy bưng bít nhiều thập niên, ngay cả đồng bào miền bắc XHCN cũng không mấy người được biết. Đến khi sự việc bị giặc Tầu lôi ra ánh sáng trước công luận để chứng minh đảng cộng sản, đứng đầu là Hồ chí Minh…thừa nhận Hoàng sa – Trường sa là của giặc Tầu, thì mồm loa mép giải của ban tuyên giáo cộng sản cũng cứng họng. Đó không phải là hành động phản quốc thì gọi là gì?!
Chưa bao giờ người Việt Nam phải chịu uất ức tủi nhục với giặc Tầu như hôm nay, kể từ Hồ chí Minh tôn thờ những tên đồ tể Staline, Mao trạch Đông. Những tên giết người hàng loạt mà thế giới lên án lẫn nguyền rủa và gọi chúng là những con quái vật xếp theo danh sách do báo chí nước ngoài thực hiện, tất nhiên Hồ chí Minh cũng thuộc diện “ăn theo” những tên này.
Có thể nói thảm họa Việt Nam gần cả thế kỷ nay xuất phát từ nguồn gốc chủ nghĩa cộng sản, cha đẻ thứ chủ nghĩa diệt chủng này chính là Kalr Marx, Lenin, và ai là kẻ mang thứ chủ nghĩa chết tiệt này vào Việt Nam nếu không phải tên tha phương cầu thực Hồ chí Minh?!
Sự việc rõ như ban ngày, hà cớ gì đến giờ vẫn còn khá nhiều người ngại ngùng khi nhắc đến tên khốn Hồ chí Minh, có phải họ ngại ngùng vì bản thân họ đã lầm đường, bị đảng cộng sản nhồi sọ nhiều năm, bằng sự khủng bố đa dạng, mà hình thức tra tấn, giam cầm, cả thủ tiêu đã làm nhiều người khiếp sợ và đã đầu hàng bằng cách im lặng hoặc nói ngược lại lòng tin để tồn tại, mưu cầu miếng ăn tanh máu đồng bào. Không ít nhân sĩ, trí thức thân bại danh liệt vì mưu ma chước quỷ của những tên đồ tể cộng sản.
Đảng cộng sản, Hồ chí Minh đã lừa bịp cả một dân tộc, lợi dụng lòng yêu nước của người Việt Nam, lấy xác họ lót đường để chúng đi đến với khối quốc tế cộng sản, chứ không vì Tổ quốc Việt Nam, hành động tên Hồ chí Minh báo cáo để xin tiền Staline sau khi làm cuộc “cách mạng” tàn sát đồng bào miền bắc qua Cải cách ruộng đất. (1953 – 1956) Thể hiện rõ bản chất vô Tổ quốc của Hồ chí Minh. Hai bức thư gửi Staline xin viện trợ trước khi tàn sát đồng bào miền bắc dưới sự trợ giúp của hai tên giặc Tầu Lưu Shao Shi, Văn Sha San, ghi rõ ngày 30 tháng 10 năm 1952 do chính Hồ chí Minh đã ký. (kiểm chứng từ Google)
Nếu cải cách ruộng đất là tội ác, là “sự sai lầm” cố ý của đảng cộng sản Hồ chí Minh, dù có khóc lóc xin lỗi đồng bào cà ngàn lần, thì Hồ chí Minh vẫn là tên đồ tể, tàn ác còn hơn cả phát xít Hitler vì đã giết người đồng chủng, nói cách khác Hồ chí Minh giết cả những người từng là đồng chí của hắn và hèn hạ hơn nữa là giết cả những người từng cưu mang hắn và đồng bọn trong thời gian chống thực dân Pháp. Chính Hồ chí Minh đã ký lệnh xử bắn và Nguyễn thị Năm tức bà Cát Hạnh Long. Người đầu tiên được Hồ chí Minh “trả ơn” vì đã có công với cách mạng.
Đảng cộng sản, Hồ chí Minh sẵn sàng đốt cháy cả dãy trường sơn, nhẫn tâm dùng cả trẻ em để tham chiến, hàng triệu thanh niên, thanh nữ tình nguyện lẫn bị bắt buộc đã “sinh bắc từ nam” chỉ để nhận chân ngày hôm nay, người Việt Nam chúng ta bị giặc Tầu đe dọa, và hiểm họa mất nước về tay kẻ thù truyền kiếp phương bắc dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều có sự tiếp tay nối giáo cho giặc của băng đảng cộng sản.
Không ai muốn nhắc đến tên chó chết Hồ chí Minh, nếu đảng cộng sản không nhắc nhớ, không ai rỗi hơi nguyền rủa Hồ chí Minh nếu đảng cs VN thôi rêu rao thứ tư tưởng chết tiệt Hồ chí Minh, và chỉ khi nào người Dân dẹp được nỗi sợ hãi (không đáng có) như Linh Mục Nguyễn văn Lý từng hướng dẫn, khi ấy có quyền nghĩ đến sự đồng lòng và đồng loạt đứng lên đạp đổ đảng cộng sản, giành lại quyền tự quyết cho Dân tộc. Khi ấy người Việt Nam mới có thể sống đúng nghĩa một con người.
Hãy chỉ thẳng mặt phường buôn Dân bán Nước, bất kể chúng là ai, bất chấp mọi hậu quả để có thể đứng thẳng trực diện giặc trong thù ngoài, tranh đấu với chúng bằng tất cả khả năng có thể, để những người tù không tội vì cộng sản đang bị giam cầm được an ủi rằng họ không cô độc trong cuộc chiến thiện – ác này.
Linh mục Nguyễn văn Lý, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Điếu cày Nguyễn văn Hải, LS Lê công Định, Doanh Nhân Trần Huỳnh Duy Thức, Thạc sĩ Nguyễn tiến Trung, Bloggers Tạ phong Tần, Anh ba Saigon Phan thanh Hải, cùng nhiều sinh viên thanh niên công giáo và rất nhiều người không thể kể hết, họ đã bất chấp sự khủng bố của đảng cộng sản, họ dám từ bỏ danh vọng, địa vị hiện có trong xã hội để cùng chịu chung tội danh mà băng đảng cộng sản đã kết án họ: TỘI YÊU NƯỚC.
Gần đây là nhạc sĩ Việt Khang mà lời hát xé lòng của Anh làm rung động nhiều trái tim Việt Nam, vang xa tận nửa vòng trái đất, dù cái giá phải trả lâm vòng tù tội, tin rằng Anh vẫn vô cùng mãn nguyện, hàng trăm ngàn người ký TNT là hàng trăm ngàn cái tát vào mặt đảng cộng sản, là viên đạn bắn thẳng vào chế độ độc tài công an trị của băng đảng cộng sản, là chiếc búa đập tan nghị quyết 36 giả nhân giả nghĩa của bè lũ cộng nô Hà nội.
Nếu không có sự hèn nhát tự nguyện của cộng nô Hà nội, cộng phỉ bắc kinh có dám vào Việt Nam như chổ không người?! Liệu chúng có thể trải quân từ nam chí bắc với vỏ bọc công nhân bauxite, mà nơi đồn trú nguy hiểm là cứ địa Tây nguyên, liệu chúng có dám xem thường Việt Nam với những bài học Ông Cha người Việt Nam đã dạy ông cha chúng, phải bỏ chạy nhục nhã khi xâm lăng nước Việt?!
Đảng cộng sản Hồ chí Minh và những tên lãnh đạo hiện tại, đứng đầu tên thủ tướng Việt cộng Nguyễn tấn Dũng cùng lũ thuộc hạ tổng cục 2, là thủ phạm mọi tội ác từ trước đến nay, người Việt Nam có trách nhiệm lên tiếng tố cáo chúng trước công luận, không phân biệt chính kiến thành phần trong xã hội, tất cả đều là nạn nhân chế độ cộng sản. Thật vậy, những người từng theo cộng sản đã lên tiếng và cần lên tiếng nhiều hơn nữa. khi nào những người lỡ theo cộng sản dám từ bỏ quyền lợi, bổng lộc cùng chén cơm tanh máu đồng bào, hòa cùng nổi đau của những người Dân bị cộng sản cướp đất, cướp tài sản mà trong đó không ít những “bà mẹ anh hùng” từng đào hầm nuôi giấu Việt cộng để chúng có cơ hội vinh quang trên lưng Dân tộc hôm nay. Khi ấy là lúc toàn Dân đậy nắp quan tài cho đảng cộng sản.
Không ai chết hai lần trừ những kẻ hèn nhát, bởi thế đảng cộng sản sẽ phải chết nhiều lần trước khi chết thật, trong sự khinh bỉ và nguyền rủa đời đời của toàn Dân nước Việt .
nguoithathoc1959

Hoãn xử phúc thẩm Hồ thị Bích Khương và Ms Nguyễn Trung Tôn


Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-03-28

Hôm nay, 28 tháng 3, cơ quan chức năng tại Nghệ An đưa bà Hồ thị Bích Khương, một dân oan Nghệ An và là người đấu tranh cho dân oan, cùng mục sư Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hóa, ra xử phúc thẩm.
Nguồn toaan.gov.vn
Chị Hồ Thị Bích Khương tại Tòa án Nhân dân 
tỉnh Nghệ An- Phiên tòa đã kết thúc với kết quả 
là 5 năm tù giam và 3 năm quản chế cho chị. 
Ngày 29 tháng 12, 2011

Tuy nhiên kế hoạch đó không được thực hiện phải hoãn lại.

Xử phúc thẩm mà bị cáo lẫn gia đình đều không biết

Tòa sơ thẩm hồi ngày 29 tháng 12 năm ngoái tại Nghệ An tuyên án bà Hồ thị Bích Khương 5 năm tù giam và 3 năm quản chế; mục sư Nguyễn Trung Tôn 2 năm tù giam và 2 năm quản chế về tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Theo gia đình mục sư Nguyễn Trung Tôn cho biết thì chính ông này đã gọi điện thoại về báo cho biết là vào ngày 28 tháng 3 sẽ diễn ra phiên xử phúc thẩm. Trong khi đó gia đình không hề nhận được bất cứ giấy tờ gì liên quan.

Vào lúc 11:30 sáng 28 tháng 3, trước khi diễn ra phiên xử theo như dự kiến bà Nguyễn thị Lành, vợ mục sư Nguyễn Trung Tôn, cho biết một số thông tin diễn ra vào lúc đó:

Giờ mới bắt đầu đến. Anh Tôn và chị Khương đang ngồi trong xe tù. Hôm nay họ xử ba vụ đến vụ anh Tôn và chị Khương là vụ thứ tư, chỉ vài phút nữa thôi. Gia đình tôi có sắp xếp một người tin Chúa như anh Tôn và tôi; gia đình chị Khương có chị Lan và con chị Lan.

Phiên phúc thẩm vào ngày 28 tháng 3 đối với bà Hồ thị Bích Khương và Ms Nguyễn Trung Tôn là phiên xử công khai. Tuy nhiên cũng như bao phiên xử các nhân vật đối kháng khác tại Việt Nam, số thân nhân của người bị đem ra xét xử rất hạn chế. Trong khi đó nhiều người khác không có quan hệ thân thiết gì lại được vào phòng xử án. Phía gia đình của bà Hồ thị Bích Khương được biết có bà chị là Hồ thị Lan và người con của bà, và gia đình Mục sư Nguyễn Trung Tôn có bà Nguyễn thị Lành vợ của ông và một đồng đạo là ông Phan Ngọc Sỹ đến với phiên phúc thẩm.
Khi vào phòng xử họ hỏi Khương có kháng cáo không, Khương bảo vẫn kháng cáo. Nhưng Khương không đồng ý xử hôm nay vì không được báo trước. Hôm qua, Khương vẫn bị nhốt trong buồng kín và không ai nói ngày hôm nay xử cả.
Bà Hồ Thị Lan

Tuy vậy, phiên xử đã không diễn ra vì có sự phản đối của bà Hồ Thị Bích Khương, do chính bản thân bà đang bị kỷ luật trong trại giam mà không hề được thông báo về phiên xử phúc thẩm vào ngày 28 tháng 3.

Lời kêu cứu của bà Hồ Thị Bích Khương

Bà Hồ Thị Lan cho biết:
Từ 8 giờ sáng gia đình tôi có hai mẹ con xuống. Khi đến đó chúng tôi nghe nói có 3 xe ‘bịt sắt’ vào trong rồi. Tôi hỏi ở cổng hôm nay có xử Hồ Thị Bích Khương thì cho chúng tôi là người nhà vào. Họ bảo bà cứ ra đi, Khương xử sau cùng. Tôi cứ tưởng xe chưa đưa Khương đến. Đến hơn 11 giờ, lúc đó mới nói xử. Tôi vào 


Mục sư Nguyễn Trung Tôn  tại Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An
Mục sư Nguyễn Trung Tôn tại Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An- Phiên tòa đã kết thúc với kết quả là 2 năm tù giam và 2 năm quản chế. Ngày 29 tháng 12, 2011- Nguồn toaan.gov.vn
 
nhưng phiên tòa chưa bắt đầu, tôi ra chỗ mấy chiếc xe ‘bịt sắt’, tôi thấy Nguyễn Trung Tôn ló đầu ra. Tôi đến hỏi Khương ở đâu. Ông chỉ ở ‘thùng kín’ phía sau. Tôi đến đó gọi Khương ơi, không nghe tiếng động gì cả. Lúc đó có ông công an nói ‘Khương chưa đưa vào đây, còn ở ngoài trại’. Ông công an nói lừa tôi như thế. Tôi lại chỗ ông Tôn, thì ông nói đưa tất cả đến rồi. Và tôi đến một buồng kín, thì thấy mấy công an đưa Khương đi ra.

Khi vào phòng xử họ hỏi Khương có kháng cáo không, Khương bảo vẫn kháng cáo. Nhưng Khương không đồng ý xử hôm nay vì không được báo trước. Hôm qua, Khương vẫn bị nhốt trong buồng kín và không ai nói ngày hôm nay xử cả. Khương đang còn bị kỷ luật.

chị về nói với các đài, báo chí là ở trong đó công an cho tù đánh Khương đến bốn lần rồi; đánh đến chết; thuốc cũng không cho, ốm đau, bệnh tật không được cho thuốc. Khương đã nhặt được những viên thuốc của các phạm nhân phục vụ công an đánh rơi để uống.
Lời chị Khương nhắn

Khương có nói với tôi: chị về nói với các đài, báo chí là ở trong đó công an cho tù đánh Khương đến bốn lần rồi; đánh đến chết; thuốc cũng không cho, ốm đau, bệnh tật không được cho thuốc. Khương đã nhặt được những viên thuốc của các phạm nhân phục vụ công an đánh rơi để uống. Tình trạng Khương hôm nay ra trắng bệch và phù thủng, mắt sâu trũng.

Sáng đến tôi ngồi chờ ở ngoài, có hai ba phạm nhân gọi điện cho tôi nói rằng chị phải làm sao chứ ở trong tù chị Khương bị kỷ luật nhốt riêng và chị ấy phải ăn cơm  không có muối, và chị ấy bị đánh rất nhiều lần, đánh đến chết đấy. Họ bảo với tôi như thế.


Riêng đối với mục sư Nguyễn Trung Tôn thì đồng đạo Phan Ngọc Sỹ cho biết diễn tiến sự việc diễn ra trong ngày 28 tháng 3:

Tại phiên tòa chủ yếu cán bộ của họ, hai gia đình mỗi người có hai người. Chị Khương xin hoãn nên họ hoãn.

Khi ra xe họ cho chúng tôi đứng nói một tí. Không biết bao giờ họ xử lại. Xử họ không cho mình biết, đến khi cuối cùng  họ mới cho vào.

Bây giờ chúng tôi chỉ trông chờ vào sự can thiệp của Chúa và quốc tế lên tiếng về hình thức xử, vì Việt Nam làm không có đâu vào đâu. Thực ra anh ấy không có phạm tội gì, chỉ có vào đó không có giấy tờ tùy thân thì họ bắt. Bắt rất vô lý.
có hai ba phạm nhân gọi điện cho tôi nói rằng chị phải làm sao chứ ở trong tù chị Khương bị kỷ luật nhốt riêng và chị ấy phải ăn cơm  không có muối, và chị ấy bị đánh rất nhiều lần, đánh đến chết đấy. Họ bảo với tôi như thế.
Bà Hồ Thị Lan

Xin được nhắc lại ông Nguyễn Trung Tôn là một mục sư theo hệ phái Tin Lành Hội thánh Phúc Âm Toàn vẹn Việt Nam. Trước khi bị bắt hồi tháng giêng năm ngoái, bản thân ông và gia đình cùng một số đồng đạo thường xuyên bị xách nhiễu, thậm chí đánh đập gây thương tích. Do chính quyền địa phương không giải quyết những vụ việc xảy ra cho bản thân và gia đình cùng các đồng đạo khác, mục sư Nguyễn Trung Tôn đã đưa những hình ảnh bị đánh đập lên mạng Internet.

Bà Hồ thị Bích Khương bản thân là một dân oan phải đi khiếu kiện; sau đó bà tích cực giúp đỡ cho những dân oan khác có cùng cảnh ngộ. Bà từng sử dụng mạng Internet để đưa lên những bài viết phơi bày những bất công, tham nhũng tại Việt Nam.

Hồi năm 2007, bà bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt một lần tại một quán Internet ở Nam Đàn, Nghệ An. Sau đó bà bị đưa ra tòa xét xử với bản án 2 năm tù theo điều 258 của Bộ Luật hình sự Việt Nam là ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích nhà nước’.

Khi mãn án tù, bà tiếp tục hoạt động đấu tranh cho dân oan, bà từng bị dàn cảnh đụng xe, bị đe dọa … nhưng tích cực viết bài và đấu tranh hơn nữa.

Hồi năm ngoái Tổ chức Human Rights Watch vinh danh tám người cầm bút tại Việt Nam với giải thưởng Hellman Hammett. Bà Hồ thị Bích Khương là một trong tám nhân vật đó.

Mới đây, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của tổng thống Miến Điện, tổ chức Human Rights Watch, qua người phó giám đốc phụ trách Châu Á là ông Phil Robertson, kêu gọi chính quyền Việt Nam nên noi gương Miến Điện, trả tự do cho những tù nhân chính trị tại Việt Nam, trong đó có bà Hồ thị Bích Khương.

Trung Quốc đòi phạt mỗi ngư dân Việt 200 triệu đồng

Báo Trung Quốc dẫn lời giới chức nước này nói sẽ xử phạt mỗi ngư dân Việt Nam, bị Trung Quốc giữ khi đang đánh cá ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, 70.000 nhân dân tệ, tức là hơn 200 triệu đồng.

Người thân của ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ đang khắc khoải chờ tin. Ảnh: Trí Tín
Thông tin này được mạng Tin tức Trung Quốc, dẫn lời Phó Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải Lưu Thiêm Vinh, đưa ra ngày hôm qua.

Trung Quốc đã bắt và hiện giam giữ 21 ngư dân cùng hai tàu cá của Việt Nam. Các tàu này lần lượt mang số hiệu QNg 66101TS và QNg 66074TS.


Ngày 21/3, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ Việt Nam kiên quyết phản đối hành động bắt giữ tàu và ngư dân Việt Nam của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam.


“Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam," ông nói.


Theo người phát ngôn, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam.
(TTXVN)

Người dân mong gì ở chính quyền?

Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-03-27
Cho tới thời điểm này thì 21 ngư dân thuộc xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc bắt hôm mùng 3 tháng 3 vừa rồi vẫn trong tình trạng mà báo chí Việt Nam mô tả là “bặt vô âm tín”.

RFA screen capture
Báo Trung Quốc thường xuyên 
phổ biến hình ảnh TQ bắt tàu đánh cá Việt Nam.

Sống trong lo sợ

Những ngư dân này khi đang đánh cá trong vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì bị phía Trung Quốc bắt đòi tiền chuộc sau khi tàu, ngư cụ cùng tất cả lượng hải sản mà họ đánh bắt được bị tịch thu, tạo thêm cảnh khổ đau, túng quẫn cùng cực cho gia đình các nạn nhân khi gia cảnh đa số thuyền viên ấy đều nghèo khổ, không có đất đai canh tác, cả nhà trông chờ vào từng chuyến ra khơi của người chồng, người cha của họ.

Theo báo Đại Đoàn Kết trong nước thì “Những người phụ nữ nghèo nơi huyện đảo Lý Sơn có chồng bị phía Trung Quốc bắt giữ những ngày qua luôn sống trong nỗi lo sợ cho tính mạng của chồng mình. Không chỉ họ mà con cái và cả những người dân trên đảo đều thấp thỏm trông chờ. Thế nhưng cho đến nay những ngư dân bị bắt vẫn chưa thấy trở về”.

Và, cũng như nhiều lần trước, lần này phía Trung Quốc cũng làm tiền trắng trợn – hành động mà blogger Nguyễn Thông cáo giác là “ Đã thành lệ, một thứ lệ rất xấu, cứ mỗi lần Trung Quốc bắt giữ tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam là chúng lại ra điều kiện phải nộp 70.000 nhân dân tệ để chuộc thì chúng mới thả tàu về. Có tiền thì tha, kiểu ‘có ba trăm lạng việc này mới xuôi’ ”.

Qua bài tựa đề “70 nghìn tệ”, blogger Nguyễn Thông lưu ý:

Mà ngư dân Việt Nam nào có tội gì để đến nỗi bị cầm giữ khốn cùng như vậy. Bà con ta đánh bắt cá tôm trên ngư trường thuộc vùng biển chủ quyền tổ quốc. Biển Hoàng Sa, biển Trường Sa thuộc Việt Nam…Ngư dân ra khơi đánh bắt hải sản, đâu chỉ vì miếng cơm manh áo của họ, mà còn là cách cùng nhà nước khẳng định, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từng tấc biển thiêng liêng cha ông đã truyền cho con cháu. Họ làm ăn chân chính trên đất nước mình, biển mình, hà cớ gì mà bắt giữ họ, giam cầm họ, tịch thu ngư cụ, cá tôm của họ, lại còn bắt họ chuộc mạng chuộc thuyền, hỡi bọn Tàu cộng sản tai ác tai quái kia?


Các ngư dân thoát chết trong vụ bị tàu lạ đâm chìm hồi tháng 9, 2011.vnexpress
Các ngư dân thoát chết trong vụ bị tàu lạ 
đâm chìm hồi tháng 9/2011.vnexpress

…Thật đau lòng. Không ít lần ngư dân ta đã phải cầm cố, chạy vạy, vay chỗ nọ mượn chỗ kia để có được 70.000 tệ nộp cho chúng nó mà đem tàu thuyền về. Với kẻ bắt giữ thì 70 nghìn tệ ấy chả là bao về tiền bạc nhưng đó là thứ đòn cảnh cáo về tội "dám vuốt râu hùm".  “Cục nợ Tàu” ngoài khơi ấy cùng con số 70 nghìn tệ kia, theo blogger Nguyễn Thông, là “nỗi ám ảnh”, là “lưỡi gươm treo trên cổ”, là “nỗi đau, nỗi căm hờn, nỗi nhục” của ngư dân chúng ta. Như vậy “4 tốt” và “16 chữ vàng” có ích gì không ? Tác giả khẳng định rằng – nguyên văn -  “Cá nhân tôi, chưa bao giờ tin vào những điều giả dối ấy”.

Giữa lúc Trung Quốc ngày càng vi phạm, khống chế lãnh hải Việt Nam, thì riêng ngư dân Quảng Ngãi nhiều lần lâm nạn đáng ngại vì hành động chẳng khác nào “cướp biển” của Trung Quốc, từ chuyện Trung Quốc đánh đập, bắt giữ ngư dân tàu cá Lý Sơn đòi tiền chuộc cho tới hành động đâm chìm tàu, cướp của ngư dân…

Qua bài “Chỉ có những thằng ngu mới tin được Trung Quốc”, blogger Quê Choa trích dẫn bài của tác giả Trung Quốc Trương Điện Thành tựa đề “Việt Nam miệt thị Trung Quốc xâm phạm ‘chủ quyền’ của mình ở Nam Hải là ẩn chứa động cơ đen tối gì?”.

Qua đó, ông Trương Điện Thành cho rằng VN “thèm muốn các đảo ở Nam Hải (tức Biển Đông) đã từ lâu”, “ lại còn xâm chiếm 28 đảo của Trung Quốc”, “càng mở rộng dã tâm lấy trộm các đảo ở Hải Nam của Trung Quốc”; “cố tình kêu gào Trung Quốc hãy ngừng tiến vào các quần đảo Nam Sa và Tây Sa”, “tạo sức ép với dư luận quốc tế”; “rốt ráo tạo nên ‘sự đã rồi’ để kỳ vọng chiếm đoạt chủ quyền bằng tâm thái ‘gác lại tranh chấp’ của Trung Quốc”…

Giọng điệu bóp méo sự thật đó khiến blogger Quê Choa không dằn được bực tức mà thốt lên rằng:

"Mẹ khỉ, trâng tráo bỉ ổi hết chỗ nói…Trong bài “Bộ mặt thật của những nhà lãnh đạo Trung quốc”, Bác Dương Danh Dy đã nói: “…ngay đến Khorutsov, nhân vật nổi tiếng một thời của Liên Xô cũ đã phải cay đắng thốt lên: “chỉ có những thằng ngu mới tin được Trung Quốc”. Vậy tại sao ta vẫn phải “đồng chí 4 tốt” với họ nhỉ? Có tin người ta mới “đồng chí 4 tốt” với người ta chứ sao.

Ủa, không lẽ chúng ta là một lũ ngu?"

Với ngư dân Việt, để có đồng tiền chân chính nuôi sống bản thân và gia đình (chứ chưa nói làm giàu cho đất nước và góp phần khẳng định, bảo vệ chủ quyền), họ đã phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, đem tính mạng mình phó thác cho biển khơi. Bão tố, sóng to gió lớn, cá dữ... với họ chưa đủ hay sao mà lại thêm cục nợ Tàu thường trực ngoài khơi.

Sao lại "Tồi tệ đến như vậy”?


Một đám mặt mũi bặm trợn xông đến 
kín cửa nhà chị Nga, trong đó có hai viên 
cảnh sát và nhiều người đội mũ công an. 
Photo Nguyen Huu Vinh

Trong mấy ngày nay, nhiều bloggers báo động về tình cảnh đáng ngại đến với một phụ nữ yêu nước chống Trung Quốc xâm lược cũng như tranh đấu cho người đi lao động nước ngoài bị “đem con bỏ chợ”, đó là chị Trần Thị Nga.

Theo blogger Nguyễn Xuân Diện thì “…việc chị Trần Thị Nga từ hàng năm nay bị khủng bố và đe dọa, đã nhiều lần đưa đơn tới Công an Phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, Hà Nam nhưng không được quan tâm giải quyết. Chiều nay, chị đã gửi “Đơn kêu cứu khẩn cấp” tới Bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước - một phụ nữ đồng hương với chị…

Chị cho biết, do lo ngại cho tính mạng của cả hai mẹ con, nên chị và cháu Phú sẽ ở lại Hà Nội đến khi nhận được hồi âm của Bà Phó Chủ tịch nước thì mẹ con chị mới có thể yên tâm về nhà”.

Qua bài “Vì sao chúng tôi phải ‘giải cứu’ Trần Thị Nga”, blogger Nguyễn Tường Thuỵ lưu ý rằng đối với một phụ tàn tật, đơn thân như Trần Thị Nga, thì chị phải nói là có “thần kinh thép” hoặc có sự tin tưởng mãnh liệt ở cái thiện rồi sẽ chiến thắng mới khỏi “bị điên” giữa lúc công an cùng côn đồ tiếp tục đe doạ, khủng bố, hành hạ người phụ nữ có tâm huyết với đất nước này.

Blogger Nguyễn Tường Thuỵ đi vào chi tiết:

"Trong vòng mấy năm nay, cô liên tục bị khủng bố: đổ mắm tôm vào nhà 2 lần, nhét keo 502 vào ổ khóa 2 lần, khóa cửa và buộc dây thép nhốt, quẳng truyền đơn vào nhà 6,7 lần. Tết vừa rồi, có lúc hàng trăm công an cả sắc phục lẫn thường phục bao vây quanh nhà, đi đường bị ép xe đe dọa giết.

Hôm 23, 24/3 vừa rồi, bị rào lối thoát hiểm, bị đánh và cướp máy ảnh.Chúng tôi nhận thấy công an địa phương trấn áp cô một cách hết sức ngang nhiên. Ngang ngược tới mức công an đứng canh cho côn đồ đánh và cướp máy ảnh của cô giữa ban ngày…

Sáng nay khi nhìn thấy chúng nó cướp cái máy ảnh mới ghê làm sao, cả bầy nó xúm vào đánh và cướp của con bé. Sao cả hệ thống nhà nước mà phải để đối xử hèn thế?
Một phụ nữ hàng xóm

Những chuyện khác ở công an phường Hai Bà Trưng, chuyện chúng tôi đến nhà Nga công an ập đến ra sao, lưu manh côn đồ đe dọa, mật vụ theo dõi chúng tôi thế nào, nhiều blogger tường thuật tương đối chi tiết dưới những góc nhìn khác nhau. Qua đó, chúng tôi thấy một điều là công an ở đây không bảo vệ Trần Thị Nga mà bảo vệ cho lưu manh côn đồ.

Nói chính xác là dùng lưu manh côn đồ để khủng bố cô.Những điều này lý giải thêm vì sao sau khi tìm hiểu tình hình, chúng tôi quyết định “giải cứu” cô, đưa cô đi lánh nạn ngay, thậm chí không dám quay lại nhà lấy một số đồ dùng cần thiết."

Blogger J.B Nguyễn Hưu Vinh qua bài “Tiếng kêu cứu giữa đêm của phụ nữ, trẻ em và cướp giật khủng bố giữa ban ngày”, đã báo động về “những điều không thể tin nỗi ở một xã hội luôn xác định  là có ‘nhà nước pháp quyền’ ”. Blogger Nguyễn Hữu Vinh trích dẫn lời một phụ nữ hàng xóm của chị Trần Thị Nga cho biết:

"Nếu nó có tội tình gì, kể cả là phản động đi nữa, thì cứ bắt đàng hoàng chứ sao lại làm khổ nó như thế, đã mấy năm nay rồi chứ đâu phải hôm nay. Sáng nay khi nhìn thấy chúng nó cướp cái máy ảnh mới ghê làm sao, cả bầy nó xúm vào đánh và cướp của con bé. Sao cả hệ thống nhà nước mà phải để đối xử hèn thế?"


Tính mạng không an toàn, chị Nga phải 
bỏ nhà cửa bế con lên Hà Nội. 
Blog Nguyenxuandien 

Và J.B. Nguyễn Hữu Vinh nhận xét:


"Đúng là ở đây, xã hội đen và xã hội đỏ lẫn lộn và nhiều khi còn chung tay hành động kiểu này thì người dân không sợ hãi mới là chuyện không bình thường. Hèn chi khi chị Nga bị cướp máy ảnh không ai dám ra can thiệp.…

Điều có lẽ lạ nhất, là người ta đã làm những điều đó, huy động một lực lượng ghê gớm như thế, chỉ để đối phó với một phụ nữ và một đứa trẻ con.

Điều đó nói lên cái gì?…Khi người dân bị đe dọa, khủng bố và bất an trong cuộc sống, trách nhiệm của người công an được xác định là “thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi”.

Thế nhưng khi đám côn đồ hành hung, khủng bố hai mẹ con đàn bà con trẻ này, công an đứng đó cũng như không, trái lại trong đám đó còn phát hiện ra công an mặc thường phục, thì mọi chuyện có còn gì để nói nữa không?"

Trước hành động “không còn gì để nói nữa” của phía cầm quyền và công an như vậy, blogger Huỳnh Ngọc Chênh có bài nói lên “Tư cách nhà cầm quyền” mà tác giả cho là “không thể nào tin được”:

"Tôi đã có nhiều bài viết nói về tư cách của nhà cầm quyền. Tôi nghe rất nhiều chuyện về cách đối xử của nhà cầm quyền với những người từng tham gia biểu tình chống Trung Cộng và tôi đã cố không tin sự thật lại như vậy. Bây giờ nghe câu chuyện của chị Nga với sự chứng kiến và kể lại bởi nhiều người uy tín như TS Nguyễn Xuân Diện, chị Phương Bích, anh JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Tường Thụy, Mai Xuân Dũng... thì tôi không thể nào không tin được. Nhà cầm quyền lại đi đối xử với người phụ nữ đơn độc cùng với đứa con nhỏ tồi tệ đến như vậy."

Và chính cảnh “tồi tệ đến như vậy” hiện giờ khiến blogger Phong Thuỷ không thể không liên tưởng đến chuyện xưa tương tự để rồi buồn cho “những người yêu nước của dân tộc mình”:

Tôi đã đọc đâu đó câu thành ngữ:" Không nỡ dùng 1 cành hoa để đánh vào người phụ nữ "! Vậy mà nay, 1 chế độ:"vạn lần dân chủ hơn các nước tư bản" đã:

Điều có lẽ lạ nhất, là người ta đã làm những điều đó, huy động một lực lượng ghê gớm như thế, chỉ để đối phó với một phụ nữ và một đứa trẻ con.
J.B. Nguyễn Hữu Vinh

- Trong Cải Cách Ruộng Đất đã bắn vào 1 người đàn bà - người đã đem gạo thực phẩm nuôi cả 1 trung đoàn bộ đội, người mẹ của 1 trung đoàn trưởng trong Quân Đội Nhân Dân VN.

- giam cầm trong trại cải tạo người nữ biểu tình chống TQ xâm phạm chủ quyền biển đảo của VN.

- Và mới hôm qua thôi,cả một bầy người xúm vào để giở ra các thủ đoạn đê hèn nhất, bẩn thỉu nhất hòng uy hiếp 1 người phụ nữ (đã tham gia biểu tình chống TQ khi chúng xâm phạm chủ quyền biển đảo của đất nước).

Nếu không có những trang blog của Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Diện viết, kèm các ảnh chụp thì tôi không thể tin điều đó lại xảy ra!

Nhà cầm quyền đã cúi đầu nhục nhã trước thiên triều Trung hoa chưa đủ sao? mà còn đàn áp những người yêu nước của dân tộc mình 1 cách đê hèn, bẩn thỉu như vậy./.