jeudi 29 novembre 2012

Cuộc chiến giữ đất của dân oan


Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-11-26

Có lẽ một trong những nan đề trong nước hiện nay – mà nói đúng hơn là “thảm cảnh dân oan" – là nạn cưỡng chiếm đất đai khiến diễn ra cuộc chiến giữ đất triền miên của dân oan.


Photo courtesy of danoanblogspot
Dân oan Nam định biểu tình tại trụ sở tiếp dân nhà nước


Không đi tới đâu

Nói theo blogger Nguyễn Hữu Vinh – “có đầy đủ đoạn trường gian nan vất vả, có đạn dược và quân lính, có súng nổ và bạo lực rồi đổ máu”, với phía thua thiệt oan khuất “vẫn là người nông dân muốn giữ lại mảnh đất cha ông của mình đã bao đời kiến tạo và giữ gìn” bằng mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả sinh mạng người thân – như trường hợp dân oan Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng. Nhưng “cuộc chiến giữ đất” của dân oan khắp nước đang chứng tỏ không đi tới đâu, mà còn gây mất mạng oan nghiệt như trường hợp cụ Hà Thị Nhung mới đây, khiến blogger Nguyễn Anh Dũng - nhà giáo, cựu chiến binh trong nước - “Xin thắp một nén nhang" khi ông nhìn những tấm ảnh chụp cụ bà Hà Thị Nhung 76 tuổi, quê Thanh Hóa, “nằm chết dưới đất mà mắt vẫn không nhắm được bởi sự oan ức, tại vườn hoa Lý Tự Trọng, nơi được coi là trung tâm quyền lực của chế độ CS”.  


Vẫn theo blogger Nguyễn Anh Dũng thì “người bình thường cũng khó cầm lòng, xót thương cho một con người có công với chế độ, đã phải chịu một cái chết tức tưởi của một dân oan”. Cũng “cuộc chiến giữ đất” ấy khiến dân oan Trần Ngọc Anh cùng nhiều người khác đồng cảnh ngộ đã phải lặn lội ra Bắc để kêu oan, nhưng bị đáp trả bằng hành động đe doạ, đánh đập của giới cầm quyền, khiến bà Ngọc Anh trong nhiều ngày nay phải nhập viện từ bệnh viện huyện Đông Anh tới bệnh viện Saint Paul, Hà Nội vì chấn thương sọ não – bệnh tình mà công an nói là “không, chị bị nhẹ thôi”. 


 Dân oan Trần Ngọc Anh than rằng: Họ cho người dân đi khiếu kiện là đối kháng với họ, nên lúc nào cũng sẵn sàng dùng đòn nham hiểm để đối phó. Lúc nào họ cũng nhân danh là đảng viên của đảng CS học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. Nhưng tôi nghĩ tôi quá xấu hổ sống trên một đất nước gọi là độc lập, tự do, hạnh phúc; một đất nước gọi là có đảng vinh quang lãnh đạo mà vô chính phủ như vầy. Tôi quá là đau khổ khi có hai người anh liệt sĩ đã hy sinh cho nhà cầm quyền cộng sản VN này (khóc). Nhưng cuối cùng, đến giờ phút này, họ đàn áp, đánh đập tôi như thế (khóc). Họ còn tung tin xuyên tạc rằng tôi là phản động.  


Dân oan Trần Ngọc Anh, cũng như bao nhiêu dân oan khác khắp nước, khăn gói ra Hà Nội khiếu kiện đề tìm lại “nguồn sống cùng quyền con người”. Nhưng họ cho biết là không ngờ bị giới cầm quyền “đàn áp, đánh đập, đưa vào trại giam…”. Bà Trần Ngọc Anh giải thích: Chúng tôi đi khiếu kiện là nghe theo lời động viên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chủ tịch nước nói là đi chống tham nhũng. Đúng ra chúng tôi phải được nhà nước hoan nghênh, được thưởng. Nhưng chẳng những không được thưởng mà cuối cùng còn đàn áp, đánh đập chúng tôi dã man, tống vào trại giam Đồng Dầu. Đây là hành động nói lên tội ác của một chính quyền lừa gạt người dân. Đây là một sự lừa đảo trắng trợn. Từ chỗ đó, tôi không thể nào về quê của tôi được. Nếu sau khi bình phục, tôi sẽ tiếp tục đấu tranh đòi lại tài sản mà nhà cầm quyền này đã tước đoạt nguồn sống và quyền con người của chúng tôi.

Người dân lâm cảnh bần cùng

hungyen-hanoi-04272011-250.jpg
Người dân Hưng Yên phản đối việc lấy đất của dân cho dự án Eco Park. AFP photo


Tình cảnh của dân oan Trần Ngọc Anh quê ở Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc trong vô vàn bi cảnh dân oan khác khắp nước hiện nay, trong đó có 4 người từng chung sống an vui dưới mái ấm gia đình trong diện tích đất 50m2, cho đến khi – theo blogger Đào Tuấn trích dẫn lời Uỷ viên Uỷ ban Tư pháp Quốc Hội Trần Ngọc Vinh tại nghị trường hôm thứ Ba tuần rồi – “mảnh đất mồ hôi nước mắt ấy bị thu hồi để phục vụ ‘phát triển kinh tế xã hội’”. Hậu quả là gia đình khốn khổ đó “phải chọn hoặc vay tiền xây nhà hoặc bán lúa non mảnh đất mới để có thể xây nhà”, qua đó, “lựa chọn thế nào thì điểm cuối cùng là ‘cái hố bần cùng hoá’ ”.   Bài “Bần cùng hoá” của blogger Đào Tuấn báo động rằng “ Chưa bao giờ cơ chế thu hồi, ít nhất là đối với những dự án khoác chiếc áo mỹ miều ‘phát triển kinh tế’, lại bị nhân dân la ó, đại biểu ném gạch như trong kỳ họp này”.  


Bài blog mở đầu rằng cơ chế bồi thường, hỗ trợ theo Luật Đất đai hiện giờ khiến nhiều người dân bị mất đất phải lâm cảnh “bần cùng hoá”, bởi vì từ tình trạng có nhà, có đất, có tư liệu sản xuất lại trở thành trắng tay, cũng đồng nghĩa với “mất nghề, không sinh kế”.  Sau khi lưu ý về tình trạng “bần cùng hoá” như từng xảy ra qua các biến cố ở Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội hay “bất cứ đâu đó có dự án (gọi là) ‘phát triển kinh tế, xã hội’ ”, blogger Đào Tuấn nhắc lại: Có thời, báo chí đưa ra những “nghịch cảnh nước mắt” khi những người bị thu hồi đất bây giờ đang “vỡ hoang” các khu đô thị mới, đang trồng lậu cây trái trong những khu công nghiệp. Bởi quá trình thu hồi đất ồ ạt vừa qua đã đẻ ra sự lãng phí trầm trọng với nhà máy bỏ hoang, khu công nghiệp đắp chiếu, sân golf phục vụ chỉ vài chục người có tiền, khu du lịch biến thái thành biệt thự… Trụ sở bị sử dụng lãng phí, cho thuê, bỏ trống. Các dự án bị bỏ hoang… Tất cả những sự hoang phí và tràn đầy bất công đó, được khoác dưới chiếc áo “phát triển kinh tế xã hội”. 



 Tác giả nêu lên câu hỏi rằng liệu có một dự án lấy đất của dân nào lại không có ý nghĩa “phát triển kinh tế xã hội” không? Phát triển kinh tế xã hội là gì? Và sự phát triển đó mang lại lợi ích cho bao nhiêu người? cho ai? Nhà văn Đào Tuấn nhấn mạnh rằng hiện đã tới lúc luật Đất đai sửa đổi phẩi chấm dứt nạn “vinh thân phì da của một nhóm lợi ích” qua những dự án mỹ miều “phát triển kinh tế xã hội”, như Ngân hàng Thế giới từng khuyến nghị rằng “Trong tất cả dự án phát triển, mọi người đều phải được hưởng lợi ích chứ không thể để những người bị thu hồi trở thành nạn nhân của sự phát triển”.

Đối xử với dân như kẻ thù

nuvuongcongly-250.jpg
Cảnh đàn áp người dân trong một vụ cưỡng chế đất.
Trước cảnh nhiễu nhương cưỡng chiếm đất dân oan để “phát triển kinh tế, xã hội”, blogger Nguyễn Hữu Vinh lưu ý rằng quan chức Hà Nội nói riêng và quan chức VN nói chung luôn quy trách mọi chuyện phức tạp đều do dân, hay nói cụ thể hơn là do “thế lực thù địch” từ dân mà ra, trong khi các quan chức thì lúc nào cũng “tuyệt vời”, ngoại trừ “một bộ phận không nhỏ” biến chất, hư hỏng khiến thành “cả bầy sâu” đục khoét, tước đoạt đất đai của dân. Blogger Nguyễn Hữu Vinh lưu ý: Nếu như dân cứ im lặng, nhà nước muốn lấy bao nhiêu đất, dù là đất hương hỏa ngàn đời, mồ mả cha ông, dù là mảnh ruộng cày cuối cùng nuôi đàn con dại, dù là nơi an nghỉ cuối cùng của người chết hay đất nhà thờ, tu viện, nơi thờ tự… dân cứ thế câm miệng mà chấp nhận. Nếu nhà nước hô hào góp vàng, góp bạc, góp cửa nhà hay mạng sống, cứ thế mà góp, đừng một lời kêu ca, đói ráng chịu, khổ đừng kêu… thì đâu có những chuyện biểu tình, làm “xấu hình ảnh thủ đô”.   Tiếc rằng, dân cũng là con người, cũng cần sống, cần ăn, cần ở, cũng cần nuôi con cái. Cũng chính vì dân là con người, nên mới có thể làm lụng, chắt chiu, chịu thương chịu khó đổ mồi hôi sôi nước mắt làm nên của cải vật chất nuôi một bầy sâu không nhỏ”. Chính vì vậy mà họ có nhận thức, họ biết phân biệt đúng, sai, ân, oán và họ hiểu được ai vì họ và ai đang nô lệ hóa cuộc đời họ. Và chính cũng vì vậy, từ chỗ được coi là liên minh của giai cấp tiên tiến, là cha mẹ của quan chức, nuôi nấng quan chức, người nông dân bỗng nhiên được chuyển đổi thành thế lực thù địch rất nhanh chóng và bị đối xử như thù địch.  


Theo blogger Đoan Trang thì trong các biến cố đất đai từ Tiên Lãng đến Văn Giang, điều mà giới cầm quyền ngại nhất chính là luật pháp. Blogger này dẫn chứng rằng lâu nay họ đâu bao giờ làm theo luật mà chỉ dùng phương cách khủng bố, đàn áp qua việc huy động hệ thống công an, an ninh, dân phòng và cả bộ máy truyền thông cùng nhau đưa dân oan vào “bước đường cùng” – thậm chí bị mất mạng, như trường hợp cụ bà Hà Thị Nhung. Vẫn theo blogger này thì “họ làm vậy bởi vì, và để che đậy một điều, rằng điểm yếu của họ, cái khiến họ khó đấu lại được với xã hội, là luật pháp”. Nhưng xem chừng như không sao, vì các quan chức, ngoài quyền hành, còn có một “rừng luật để lách luật”. Qua bài “Rừng luật để lách luật”, blogger Đào Tuấn lưu ý tới tình trạng “quá nhiều văn bản luật liên quan đất đai” chính là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân” dẫn tới khiếu tố triền miên và vô vọng của người dân. Hay nói cách khác, đó là một “rừng luật”. Tác giả phân tích:
Từ chỗ được coi là liên minh của giai cấp tiên tiến, là cha mẹ của quan chức, nuôi nấng quan chức, người nông dân bỗng nhiên được chuyển đổi thành thế lực thù địch rất nhanh chóng và bị đối xử như thù địch. Blogger Nguyễn Hữu Vinh
Với một rừng luật, cái nọ xung đột với cái kia, cái nọ “chỏi nhau” với cái kia, người dân không “lạc” trong đó mới là lạ. Bởi nhiều văn bản luật không có nghĩa là sẽ có một hành lang luật thông thoáng. Bởi trong “cánh rừng luật” âm u vừa thừa vừa thiếu đó, người có thể “lách luật” lại là những người về danh nghĩa đang thực thi pháp luật. Sự lách luật biểu hiện trong thứ mà Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện từng nói “Thích thì giải quyết, không thích thì thôi”. Hoặc đó là những quyết định “không hợp lòng dân” từ “bệnh vô cảm” mà Chủ nhiệm UB Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa từng lấy câu chuyện cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng để chỉ ra. Thậm chí, kinh điển hơn là phát ngôn nổi tiếng một thời về án dân sự: Xử thế nào cũng được. Nhà văn Đào Tuấn nhân tiện nhắc lại lời ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua một hội nghị trực tuyến toàn quốc rằng để phát triển kinh tế xã hội, VN “xác định củng cố cơ sở hạ tầng là khâu đột phá, tất nhiên phải thu hồi đất theo quy hoạch”. 


Nhưng mặt khác, ông Dũng khẳng định “phải làm hài hoà đừng để nảy sinh thêm khiếu kiện đất đai, có mâu thuẫn phải giải quyết thoả đáng, phù hợp”. Blogger Đào Tuấn cho rằng sự “làm hài hoà” ấy của ông Dũng có lẽ phải bắt đầu bằng việc “phát quang rừng luật” vừa nói, vốn lâu nay gây ra vô số vụ khiếu kiện của dân oan, tạo điều kiện phát sinh thêm “sự lũng đoạn, nhân danh luật pháp”.

mercredi 28 novembre 2012


Quốc hội nhảy múa theo đồng chí mếu và đống chí X: "Nguyễn Như Vân" muôn năm!






Âu Dương Thệ
- Chiều 22.11, chỉ một ngày trước khi bế mạc, Quốc hội đã “họp kín về tình hình Biển Đông”. Trong cuộc họp báo chiều 23.11 công bố kết quả kì họp thứ 4 khóa 13 Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại sao lại phải họp kín: “Việc Quốc hội họp kín về tình hình Biển Đông vào chiều hôm qua (22.11) là theo kiến nghị của đại biểu Quốc hội và điều này là bình thường”. Trong khi Quốc hội, “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân”, phải đóng cửa khép nép họp kín về vấn để chủ quyền rất quan trọng của đất nước, làm mất thể diện quốc gia thì Bắc kinh càng ngày càng có những hành động công khai ngang ngược, trắng trợn, từ lấn chiếm các hải đảo VN nay còn tìm cách hợp thức hóa cuộc xâm lăng bằng cách cho in hộ chiếu mới có ghi đường lưỡi bò cùng với các quần đảo Hoàng sa-Trường sa coi như thuộc lãnh thổ Trung quốc! Việc này, theo như một số Blog ở trong nước, thực ra Bắc kinh đã thực hiện từ 15.5. 2012, nhưng mãi tới 22.11 khi thông tấn xã Reuters chất vấn, nhà cầm quyền CSVN mới lên tiếng phản đối!

Đáng lưu ý nữa là, chỉ hai ngày sau khi Đại hội 18 ĐCS Trung quốc bế mạc (8-15.11.2012), Nguyễn Phú Trọng đã cử Ủy viên Trung ương và Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân làm “đặc phái viên của Tổng bí thư” sang chúc mừng Tập Cận Bình vừa được bầu làm Tổng bí thư ĐCS Trung quốc và thân mời ông Bình sớm sang thăm VN. Nhưng Tập Cận Bình đã không tiếp “Đặc phái viên của Tổng bí thư” của Nguyễn Phú Trọng mà chỉ để người dưới gặp.
  Thái độ coi thường Nguyễn Phú Trọng của Tập Cẩn Bình khác hẳn thái độ trọng vọng lễ phép của Nguyễn Phú Trọng khi tiếp Vương Gia Thụy, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương ĐCS Trung quốc, “Đặc phái viên” của Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào khi ấy cử sang chúc mừng ông Trọng vừa được bầu làm Tổng bí thư vào giữa tháng 1.2011. Có lẽ vì thế ông Trọng đã buồn bã không để tờ CS điện tử đưa tin này.

Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” 
trong kì họp thứ 4 Khóa 13 từ 22.10 tới 23.11 còn có hai việc làm rất được dư luận chú ý. Thứ nhất là ưu ái đến 2 lần để Nguyễn Tấn Dũng - từ Hội nghị trung ương 6 tới nay được Nguyễn Phú Trọng đặt tên một cách khinh bỉ là “một đồng chí Ủy viên Bộ chính trị” và sau đó được Trương Tấn Sang gọi là “đồng chí X”- ra trước 500 đại biểu “nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn”, và ba tuần sau ông Dũng lại hùng dũng nói trước Quốc hội là tại sao không muốn từ chức Thủ tướng. Thứ hai, Quốc hội vừa ra đạo luật mới về phòng chống tham nhũng, chấm dứt vai trò của ông Dũng làm Trưởng ban của Ban này và giao cho Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu Đảng và gần đây đã hai lầm khóc mếu công khai, vì bất lực trước việc các đồng liêu càng ngày càng ăn bẩn, không những thế còn kéo cả vây cánh, gia đình như những “bầy sâu” cùng tham gia đục khoét tài sản của dân rất trắng trợn. Nhiều quan sát viên nêu các câu hỏi: Từ Nguyễn Phú Trọng tới Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Sinh Hùng đang tính giở trò gì đây? Họ lại dùng Quốc hội làm tuồng phường chèo gì mới? Còn ai tin họ nữa không?

Hoan hô Đồng chí X!


Suốt hai tuần bị phe Nguyễn Phú Trọng hành hạ tàn nhẫn đến mức như bị cởi truồng trước 200 ủy viên Trung ương đảng tại Hội nghị trung ương 6 (1-15.10), cuối cùng Nguyễn Tấn Dũng phải nhận lỗi. Cho nên vào ngày cuối trong tư cách đứng đầu Bộ chính trị, Nguyễn Phú Trọng đã đòi Hội nghị trung ương 6 phải có quyết định kỉ luật nghiêm túc với Nguyễn Tấn Dũng: “Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị…” 
Nhưng đa số rất lớn trong số 175 Ủy viên trung ương đã đứng về phe Nguyễn Tấn Dũng bác đòi hỏi của Nguyễn Phú Trọng:

“Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.” 


Điều này cho thấy, Nguyễn Phú Trọng đã thua đau nên khi đọc diễn văn bế mạc đã khóc và Nguyễn Tấn Dũng đã thắng lớn ngay trong cơ quan cao nhất là Trung ương đảng. Đây không phải là chiến thắng đầu tiên của ông Dũng, mà hai năm trước khi Bộ chính trị và Trung ương đảng bàn về vụ làm ăn thua lỗ của Vinashin (2010) lên tới 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD) Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thắng, cuối cùng các bên đã coi sự thất thoát tài khoản khủng khiếp trên như tiền chùa và tự tha bổng cho nhau để giữ ghế chia phần trong Đại hội 11 (1.2011). Nhưng trong “Kết luận số 88/KL-TW ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Bộ Chính trị” về vụ Vinashin họ vẫn nói vuốt đuôi và xoa dịu dư luận “yêu cầu các tập thể và cá nhân liên quan phải nghiêm túc tự phê bình, rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị và không để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác xảy ra sai phạm tương tự.”


Nhưng sau đó không biết ông Dũng “nghiêm túc tự phê bình, rút kinh nghiệm” như thế nào thì không ai rõ, vì ông còn trâng tráo đưa cả con gái và hai con trai vào các chức hái ra tiền hoặc chuẩn bị cho tương lai. Không những thế, từ đó đến nay có thêm nhiều tập đoàn và tổng công ti dưới quyền trực tiếp của Thủ tướng như Vinalines, Điện lực (EVN), Tập đoàn công nghiệp xây dựng (VNIC) và Tập đoàn phát triển nhà và đô thị (HUD) cũng đang thua lỗ cả trăm ngàn tỉ.


Các chính sách kinh tế tài chánh sai lầm, vung tay quá trán của Nguyễn Tấn Dũng suốt 6 năm vừa qua đã tạo gánh nợ công của VN lên tới 129 tỉ USD (2011), cao hơn cả GDP của VN năm 2011,
  gây ra nạn lạm phát cao nhất trong khu vực và đang đưa kinh tế VN tới bờ vực thẳm. Tổ chức tin tức tài chánh kinh tế Bloomberg đã gọi chính sách kinh tế phiêu lưu của ông Dũng là “giấc mơ vỡ nát”. Cùng với những thất bại trầm trọng trong kinh tế, Nguyễn Tấn Dũng còn hoàn toàn bất lực trong việc chống tham nhũng. Lãnh vực mà ông trước đây hơn 6 năm khi nhận chức Thủ tướng và Trưởng ban Chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng đã dõng dạc tuyên bố, nếu không chống được tham nhũng thì ông sẽ từ chức!

Sau chiến thắng tại Hội nghị trung ương 6, ngày 22.10 ông Dũng lại lên giọng long trọng và tỏ ra biết điều ra trước Quốc hội ăn năn xin lỗi:


“Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước.” 


Nội dung và ngôn ngữ này Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nói trong Báo cáo của Chính phủ ngày 24.11.2010 tại Kì hop thứ 8 của Quốc hội khóa 12 liên quan tới vụ Vinashin. 
Nhưng đây là lần thứ 2 Nguyễn Tấn Dũng vẫn không chịu từ chức, vẫn chỉ xin lỗi xuông!

Một việc phủi trách nhiệm trắng trợn và dễ dàng như trở bàn tay không thể nào có trong một xã hội dân chủ, pháp trị và văn minh thực sự. Trong các nước Dân chủ Đa nguyên, nếu người cầm đầu chính phủ để xẩy ra các vụ thất thoát tài sản công nghiêm trọng, hoặc để tham nhũng tràn lan thì Quốc hội sẽ thành lập ngay các Ban điều tra độc lập và có quyền hành lớn. Thủ tướng và các bộ trưởng có trách nhiệm phải ra điều trần và các dân biểu chất vấn công khai. Cuối cùng nếu có những bằng chứng chính xác thì người cầm đầu chính phủ và những bộ trưởng liên hệ sẽ nhận trách nhiệm chính trị là phải từ nhiệm hoặc bị cách chức. Nếu lạm dụng tài sản công để làm lợi riêng thì có thể phải ra tòa án xét xử như mọi công dân trước pháp luật. Chứ không chỉ nói xuông như Nguyễn Tấn Dũng là “nhận trách nhiệm chính trị lớn”, nhưng vẫn cố ôm ghế Thủ tướng mà không đủ can đảm và bản lĩnh thấy rằng, suốt trên 6 năm qua ông đã hoàn toàn không hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trong tư cách người cầm đầu chính phủ!


Vì chức vụ Thủ tướng có nhiệm vụ chính trị rất cao, cho nên người đảm nhiệm nó thì cũng phải có trách nhiệm chính trị rất lớn, đó là qui luật công bằng trong sinh hoạt chính trị lành mạnh là, nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm chính trị phải song hành với nhau. Trong trường hợp của Nguyễn Tấn Dũng thì nhiệm vụ chính trị ông nắm là 100, nhưng trách nhiệm chính trị lại là số 0!


Nhiều nhân sĩ, trí thức và đảng viên còn biết quí tự trọng đã đưa ra đòi hỏi Nguyễn Tấn Dũng phải từ chức sớm. Ngay cả đồng liêu của ông Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khuyên: “nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui” và “nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc”


Đã không chịu từ chức, nhưng cơ quan quyền lực cao nhất của nước, tức Quốc hội, ba tuần sau lại mời ông Dũng ra điều trần. Nhưng cho tới ngày chót hầu như vẫn chưa có đại biểu dám đưa các câu hỏi sẵn cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Nguyễn Tấn Dũng. Ngày 14.11 chỉ có vài đại biểu đặt câu hỏi, trong đó đáng kể nhất là Dương Trung Quốc, tuy là Giáo sư Sử học và rất hãnh diện trong tư cách “không phải đảng viên” (ĐCS) làm đại biểu Quốc hội từ suốt ba nhiệm kì. Nhưng qua những hoạt động của ông người ta thấy, ông Quốc đã từng đóng các vai trò khi thì “quân xanh” làm “đối lập” cuội, lúc thì làm “quân đỏ” ủng hộ nhân vật này hay nhân vật kia. Chẳng hạn mới đây nhất, ngày 22.10 sau khi Nguyễn Tấn Dũng giả vờ xin lỗi và nhận trách nhiệm tại Quốc hội thì ông Quốc khen lên khen xuống ông Dũng hết mình là “thái độ thành khẩn của Thủ tướng làm an lòng dân”! 
Vài tuần sau trong buổi chất vấn của Quốc hội ông Quốc đã mớm câu hỏi với Nguyễn Tấn Dũng, “Thủ tướng có tán thành khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?”! 

Được lời như cởi tấm lòng, nên Nguyễn Tấn Dũng đã trút bầu tâm sự trước Quốc hội là suốt 51 năm theo Đảng ông chỉ biết phục vụ Đảng mà thôi, cho nên không thấy có lí do phải từ chức:


“Về ý kiến của ĐB là có nghĩ đến văn hóa từ chức không, tôi xin trình bày ý kiến thế này.


Đối với tôi, còn 3 ngày nữa tròn 51 năm tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng, chịu sự quản lý trực tiếp của Đảng. Trong 51 năm qua, tôi không xin với Đảng cho tôi đảm nhiệm chức vụ này hay chức vụ khác. Mặt khác, tôi cũng không thoái thác hay từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và Nhà nước giao phó cho tôi.


Là cán bộ, đảng viên, tôi đã nghiêm túc báo cáo với Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương về bản thân mình. Đảng, Ban chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi, cả về sức khỏe, thương tật, cả về năng lực, phẩm chất, đạo đức cả về tâm tư, nguyện vọng của tôi.


Đảng lãnh đạo trực tiếp tôi, hiểu rõ về tôi, Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội bỏ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận và hoàn thành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Quốc hội.


Tóm lại, có thể nói, gần suốt cuộc đời tôi theo Đảng, cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của Đảng, tôi không chạy, tôi cũng không xin, tôi không thoái thác nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua.” 


Khi tuyên bố như trên gương mặt ông Dũng không buồn, không hổ thẹn mà còn tỏ ra vênh váo hãnh diện, hãnh diện vì đã đi theo Đảng và hãnh diện vì đã được Đảng giao phó hết trọng trách này tới trọng trách khác và cả Quốc hội trước sau vẫn tín nhiệm ông! Không những thế, ông còn công khai cho biết, những việc làm của ông từ trước tới nay, nhất là từ hơn 6 năm làm Thủ tướng, đều đã được Bộ chính trị và Trung ương đảng đồng ý và giao phó, nghĩa là ông đổ lỗi hoàn toàn là lỗi của tập thể, chứ cá nhân ông chẳng làm điều gì sai lầm!
 

Nhưng mới ba tuần trước, ngày 22.10 cũng chính trước Quốc hội ông Dũng đã nhìn nhận, chính ông và chính phủ dưới quyền của ông đã có “những yếu kém, khuyết điểm” “trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát” đặc biệt trong lãnh vực kinh tế tài chánh, nên đã gây ra “nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước.” Nhưng ngày 14.11 cũng trước Quốc hội này Nguyễn Tấn Dũng lại vỗ ngực là vẫn “hoàn thành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, của Quốc hội.”. Ông bảo rằng, mọi hành động của ông là do Đảng và vì Đảng, ở đây cụ thể là Trung ương đảng và Bộ chính trị, ông chỉ là người thừa hành, sai đâu đánh đó. Lời biện bạch 51 năm theo Đảng của Nguyễn Tấn Dũng còn cho thấy rõ thái độ vào Đảng của ông là đã nhiều năm chỉ quen nịnh trên nẹt dưới, biết ngậm miệng nín hơi để chờ thời, đến khi leo được lên đỉnh danh vọng thì thẳng tay bòn rút và cố đấm ăn xôi!


Như thế rõ ràng là ông Dũng đã đánh mất tính tự trọng! Một đức tính cao quí cần có ở một người lãnh đạo. Tâm lí phủi trách nhiệm này là sản phẩm của chế độ độc tài. Nó cho phép những kẻ có quyền lực thường nhân danh Đảng ra các quyết định sai lầm, đàn áp nhân dân và khi những sai lầm không còn che dấu được nữa, bị phê bình thì họ lại lấy Đảng làm lá chắn để trốn trách nhiệm!


Những nguy hại của chế độ toàn trị đẻ ra và bao che những người cầm đầu vô trách nhiệm và mất tự trọng càng ngày bị nhân dân bất bình, thanh niên và trí thức phản đối, kể cả nhiều đảng viên tiến bộ đã công khai cảnh báo. Như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên trung ương và cựu Đại sứ tại Trung quốc, sau khi Nguyễn Tấn Dũng phủi trách nhiệm nên tướng Vĩnh đã kết án:


“Nếu Thủ tướng có lòng tự trọng như vừa qua ông lên lớp cho sinh viên Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh về lòng tự trọng thì ông nên từ chức.” 


Cả Lê Hiếu Đằng, một sinh viên miền Nam trước 1975 đã từng tin theo Đảng, nhưng sau mấy chục năm đã sáng suốt tự nhìn ra những nguy hại của chế độ độc tài toàn trị trong mọi lãnh vực đang gây ra cho đất nước, từ đàn áp thanh niên trí thức, quị lụy Bắc kinh, kinh tế kiệt quệ tới tham nhũng bất trị. Cho nên trong dịp Nguyễn Tấn Dũng không chịu từ chức trước những sai lầm nghiêm trọng, ông Đằng đã nói, đó là “văn hóa xấu hổ” đã mất trong những người có quyền lực. Ông cảnh giác đây chính “lỗi hệ thống”, tức là hệ thống của chế độ độc đảng toàn trị:


“Vấn đề ở chỗ « lỗi hệ thống ». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa với những thiếu sót đó, thì phải thay đổi thể chế. Ở đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, Quốc hội cho ra Quốc hội”
 

Chuyện Nguyễn Tấn Dũng “nhận lỗi” nhưng không chịu từ chức lần thứ hai trước Quốc hội, rồi Quốc hội lại vẫn bỏ qua có thể so sánh với câu chuyện, một bị can đứng trước tòa nhận tội đã làm và nhìn nhận hành động của mình đã gây ra thiệt hại lớn cho nhiều người. Nhưng cuối cùng tòa xử tha bổng cho bị can! Vậy phải gọi tòa án ấy là cái gì? Trường hợp với Quốc hội của chế độ toàn trị thì Quốc hội ấy của ai và để làm trò gì? Có phải Quốc hội đang làm trò múa rối theo lệnh của Nguyễn Tấn Dũng?


Hoan hô đồng chí mếu!


Trong khi người cầm đầu chính phủ ngang ngược phủi trách nhiệm và cố đấm ăn xôi với cái ghế Thủ tướng thì người đứng đầu Đảng có dám nhận trách nhiệm tương xứng với quyền hành không? Suốt hai thập niên qua trên các cương vị quan trọng trong nhiều lãnh vực khác nhau Nguyễn Phú Trọng đã chứng tỏ là người cực kì bảo thủ, giáo điều và lươn lẹo - từ cúi đầu thần phục Bắc kinh, chủ trương tiếp tục độc đảng theo Marx-Lenin đã phá sản, tới vẫn giữ các tập đoàn và tổng công ti nhà nước làm chủ đạo trong kinh tế. Không những thế, vì nuôi tham vọng cao nên mặc dầu đã quá tuổi qui định trong Điều lệ Đảng nhưng ông Trọng đã không chịu rút lui và tìm mọi thủ đoạn để leo lên ghế Tổng bí thư tại ĐH 11. Từ đó Nguyễn Phú Trọng tìm mọi cách xoay xở để chặt chân tay và vây cánh những ai ông không ưa, nhất là Nguyễn Tấn Dũng. Cụ thể nhất hiện nay là giành lại chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng.


Nhưng giành lại chức trưởng ban này ông Trọng có thực tâm và đủ bản lĩnh chống tham nhũng, hay chỉ để củng cố quyền lực cho chính mình và vây cánh? Ý định thực sự của Nguyễn Phú Trọng trong việc này đã được thể hiện rất rõ trong Đạo luật mới về phòng chống tham nhũng vừa được Quốc hội thông qua với gần 95% số phiếu và sẽ có hiệu lực từ 1.2.2013. Nghĩa là hầu như toàn bộ 500 đại biểu đã nhẩy múa theo lệnh của Tổng bí thư!


Từ nhiều năm qua dư luận rộng rãi trong toàn xã hội và cả một phần trong Đảng đòi hỏi phải có một cơ cấu chống tham nhũng độc lập và có thực quyền thì mới ngăn chặn được bọn tham quan bòn rút, xà xẻo tài sản của nhân dân. Ngay cả trong Kì họp thứ 4 của Quốc hội mới đây, nhân dịp thay đổi Trưởng ban phòng chống tham nhũng, cũng có một số đại biểu đưa ra yêu cầu chính đáng này. Họ đã nhìn rõ nếu chỉ chuyển Ban này từ chính phủ sang Đảng thì vẫn là “bình cũ rượu cũ” hay “hổ không răng” mà thôi. 


Vì trước thời Nguyễn Tấn Dũng làm Trưởng ban này thì Bộ chính trị cũng đã lãnh đạo trực tiếp việc chống tham nhũng và kết quả thảm bại như thế nào thì ai cũng biết, Nguyễn Phú Trọng lại càng biết hơn nữa. Vì một cao điểm trong việc Đảng phát động phong trào rầm rộ chống tham nhũng đã có từ Hội nghị trung ương 6/2 (25.1-5.2.1999) khóa 8, đề ra rèn luyện đạo đức cán bộ, bắt kê khai tài sản và qui định các điều đảng viên không được làm và mở cuộc chỉnh đảng kéo dài suốt hai năm (19.5.99 -19.5.2001).
  Khi ấy ông Trọng đã là Ủy viên Bộ chính trị trực tiếp giúp Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.

Nhưng lần này Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan cao nhất của Quốc hội, cuối cùng vẫn làm theo lệnh của Nguyễn Phú Trọng, nghĩa là theo Luật chống tham nhũng vừa được Quốc hội thông qua thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ cầm đầu Ban này. Tuy nhiên, vào ngày 23.11 khi cho biết Luật mới chống tham nhũng sẽ được áp dụng từ 1.2.2013 thì Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Văn Hiện - người từng giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và cũng đã từng nói Tòa án Nhân dân xử cách nào cũng được- đã lươn lẹo giải thích rất ngụy biện là, muốn thành lập một ban độc lập chống tham nhũng thì “đòi hỏi phải có thời gian tổng kết, đánh giá thực tiễn, nghiên cứu”!!! 
Mấy chục năm nay Quốc hội đã ra hết Pháp lệnh này đến đạo luật khác về chống tham nhũng, nhưng trước sau tham nhũng càng như rươi, như chính Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã xác nhận. Họ biết thừa nguyên nhân vì đâu và đã có thời gian cả mấy chục năm, nhưng nay lại nại cớ “phải có thời gian tổng kết, đánh giá thực tiễn” và hứa sẽ “nghiên cứu”. Đây là cách trí trá theo kiểu “đến Tết Maroc”!

Theo luật mới này, “tổ chức, hoạt động của Ban sẽ được quy định trong văn kiện của Đảng, không quy định trong luật phòng chống tham nhũng”.
  Nghĩa là làm sống trở lại chủ trương “đóng cửa bảo nhau”, “xử lí nội bộ”, “tự phê bình nghiêm túc và rút kinh nghiệm”, của thời kì trước mà chính Nguyễn Phú Trọng đã từng tham gia tích cực từ Nghị quyết Trung ương 6/2 (1999) thời Lê Khả Phiêu. Từ mô hình Thủ tướng đứng đầu Ban này, tức là vừa đá bóng vừa thổi còi, nay chuyển sang Tổng bí thư đứng đầu Ban này thì vẫn như vừa thổi còi vừa đá bóng, chỉ xếp thứ tự ngược lại mà thôi, còn thì cách làm làm vẫn theo kiểu “Nguyễn Như Vân”!!!

Luật mới từ chối đòi hỏi của dư luận là đảng viên phải công khai kê khai tài sản tại nơi cư trú và vẫn giữ lại việc chỉ phải khai tài sản tại nơi làm việc. Nhưng cách này đã có trên 13 năm từ Hội nghị trung ương 6/2 và đã chứng tỏ hoàn toàn vô hiệu, vì các quan lớn chỉ khai tài sản tại nơi làm việc thì ai dám kiểm soát tính chính xác, thực hư; không những thế bố bảo nhân viên cấp dưới nào dám vào đọc hồ sơ về tài sản của xếp mình, đừng nói chi đến tố cáo! Thế nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại cũng viện lí “đây là vấn đề mới” nên “cần có bước đi thận trọng” để từ chối rồi hứa “nghiên cứu kĩ”
, nghĩa là vẫn theo sách lược gian dối chờ tới “Tết Maroc”! Cho nên Nguyễn Văn Hiện vẫn giải thích theo lối lươn lẹo:

“Cũng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do thời gian chuẩn bị dự án luật ngắn, Chính phủ chưa tiến hành tổng kết đánh giá đầy đủ, toàn diện việc thi hành luật trong 6 năm qua; dự án luật lại chỉ được thông qua tại một kỳ họp nên nếu sửa đổi toàn diện tại một kỳ họp sẽ không bảo đảm chất lượng. Do đó, ban soạn thảo nhất trí chỉ tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều thực sự bức xúc đang gây khó khăn, vướng mắc cho việc thi hành luật và để thể chế hóa kịp thời nghị quyết của Hội nghị TƯ.”


Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần xác nhận, vấn đề chống tham nhũng cực kì quan trọng và khẩn cấp và ông cũng có thừa thời gian để chuẩn bị một đạo luật mới có thực quyền và khả thi nếu thực sự muốn. Nhưng cuối cùng ông Trọng đã làm ăn rất cẩu thả, lấy lệ, làm cho xong. Bởi vì giữa các phe đang tranh giành quyền lực tới mức một mất một còn. Chung quanh việc chuẩn bị và thông qua Luật phòng chống tham nhũng vừa được Quốc hội ban hành đã cho thấy, Nguyễn Phú Trọng không chỉ bất lực như trong Hội nghị trung ương 6 vừa qua mà còn bộc lộ thái độ vô trách nhiệm trong cách giải quyết vấn nạn tham nhũng!


***


Qui luật trong chính trị đã chứng minh rằng, ở đâu càng độc tài thì ở đó đàn áp càng tàn bạo, tham nhũng càng bất trị và những kẻ có quyền càng trở nên bất lương, nguội lạnh trước sự đày đọa và cực khổ của nhân dân! Họ lạm dụng quyền để nói có thành không, không thành có, ngụy biện, tùy tiện. Đây chính là thái độ và hành động của nhóm cầm đầu chế độ độc tài toàn trị hiện nay ở VN đang gieo rắc cho dân tộc!


Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng – hai người có quyền lực mạnh nhất trong chế độ toàn trị nhưng đang kình chống nhau rất mãnh liệt – vì những lợi ích riêng đang dùng quyền lực để hách lối và lươn lẹo, biến Quốc hội thành nơi diễn tuồng để họ làm phường chèo! Cấm Quốc hội không được công khai bàn về tình hình biển Đông đang rất căng thẳng vì Bắc kinh đang trắng trợn lấn lướt. Điều này làm ô nhục danh dự dân tộc. Hiện nay họ còn đang khua triêng đánh trống cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992 cũng theo mánh lới quen thuộc đầu voi đuôi chuột, treo đâu dê bán thịt thối (chứ không phải thịt chó)! Vì trước sau Điều 4 của Hiến pháp 1992 sẽ không được phép đụng chạm tới. Nó cho phép ĐCS tiếp tục độc tài toàn trị! Nhưng cũng chính Điều 4 này đang là hỏn đá tảng khổng lồ chặn đường đi của dân tộc ta!


Cả hai nhà độc tài và tham quyền Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã cố tình lẫn lộn hoạt động sân khấu với hoạt động chính trị. Trong khi các màn sân khấu chỉ cốt cho thính giả vui, giải trí. Còn hoạt động chính trị liên quan tới số phận của cả nước gần 90 triệu dân, từ cơm áo, việc làm, giáo dục, y tế tới phẩm giá nhân cách và chủ quyền độc lập.


Trong một chế độ mà Thủ tướng đã đánh mất tự trọng đến mức không biết là những hành động và lời nói đang tự nhổ vào mặt mình. Một Tổng bí thư và cả Bộ chính trị đã vô quyền và bất lực không đuổi được Thủ tướng tham nhũng và gây ra những sai lầm nghiêm trọng trong suốt hơn 6 năm… Một Tổng bí thư cố giành giựt chức Trưởng ban chống tham nhũng, nhưng lại đẻ ra luật mới chống tham nhũng đầu voi đuôi chuột!


Một chế độ với những người cầm đầu như vậy có còn xứng đáng để tiếp tục tồn tại nữa không? Có đáng để bảo vệ nữa không? Câu hỏi cấp bách và quan trọng này đang ngày càng được nhân dân, đi đầu là thanh niên, trí thức, các văn nghệ sĩ có tâm huyết, đã trả lời dứt khoát là KHÔNG! Nay còn có cả nhiều đảng viên tiến bộ, biết quí lòng tự trọng cũng đã lên tiếng thẳng thắn là, phải chấm dứt ngay thể chế tồi tệ này càng sớm càng tốt!


28.11.2012

Công an đàn áp, đập phá nhà dân giữa Thủ đô Hà Nội

27/11/2012 
 
Như đã đưa tin, thực hiện Kế hoạch số 157/KH-UBND của UBND quận Tây Hồ, Hà Nội nhằm cưỡng chiếm đất ở hợp pháp của nhân dân, sáng sớm 23/11/2012, hàng trăm công an với nhiều an ninh chìm nổi cùng toàn hệ thống chính trị quận, phường đã tràn ngập tổ 47B cụm 7 phường Phú Thượng để phá nhà 3 người dân lương thiện.


Ngay từ sáng sớm, loa phường đã ông ổng ca vang những bài hát nhạc đỏ, xen lẫn là thông báo cưỡng chế 3 hộ dân neo người, yếu thế nhất tổ 47B cụm 7. Sau 8 giờ sáng, xe công an ở đâu rầm rập kéo đến đổ xuống toàn bộ mặt đằng đằng sát khí. Những kẻ hình người nhưng mặt mũi hung tợn như thú dữ trong trang phục cảnh sát, an ninh ngay từ đầu đã luôn mồm chửi tục, đe dọa một số phụ nữ yếu ớt: “khóa tay nó lại”, “xích nó lại cho về đồn”, mặc dù những phụ nữ này đang ở ngay trong nhà của họ. Dùi cui điện và súng kêu lách cách trong túi các công an.


An ninh cùng cảnh sát đã phong tỏa toàn bộ khu vực. Mấy tay dao búa cùng máy xúc, ủi được công an hộ tống đến để tác nghiệp.
Một lát, có tiếng phụ nữ yếu ớt la tuyệt vọng “ối giời ơi, nó giết người” trong sự đau đớn tái tê của những người chứng kiến, trong sự hả hê của công an cùng chính quyền. Hẳn là đã có một cú điểm huyệt “nghiệp vụ” như cú điểm huyệt làm chết bà cụ dân oan ở vườn hoa Lý Tử Trọng vừa rồi.


Một chị phụ nữ phẫn nộ phản đối. Đáp lại là một quả đấm của tay an ninh mặc thường phục thoi thẳng vào mặt chị này kèm câu đe “mày chửi ai?”. Tay chỉ huy phụ họa:  “cho nó về đồn”. Dăm đứa an ninh lực lưỡng xúm lại khóa tay và lôi chị này đi. Tiếng loa công an ông ổng: “gô cổ nó ra ngoài đi”. Bên trong góc khuất vang lên tiếng đấm đá uỳnh uỵch, tiếng kêu rên của dân, tiếng chửi của công an. Mấy cánh tay công an thô bạo lôi một chị phụ nữ ra, một viên an ninh quận nhanh tay thoi luôn quả đấm vào mặt chị phụ nữ gày guộc. Chị chỉ kịp kêu á một tiếng: “a thằng này, mày đánh tao” và lập tức bị lôi ngay đi. Vẫn có tiếng kêu yếu dần bên trong: “ối mọi người ơi … mọi người ơi”.


Bên ngoài, các xe an ninh, công an với súng ống, dùi cui lách cách dọa dẫm bà con xóm nhỏ. Bọn áo xám (dân phòng của quận) luôn mồm đe: “đứa nào bố láo, cứ cho đi theo hầu con mụ già hôm nọ” (ám chỉ bà cụ dân oan tên là Nhung mà chúng mới đánh chết ở vườn hoa Lý Tử Trọng thuộc địa bàn quận Tây Hồ).
Theo kế hoạch mà các quan (Trung ương, Hà Nội) tự vẽ, cả khu vực dân cư hợp pháp rộng lớn gần Hồ Tây (có sổ đỏ, có phép xây dựng) theo đúng quy hoạch Thủ đô đã duyệt sẽ phải bị san phẳng để làm vườn hoa, thảm cỏ làm đẹp cho các công trình của nhà quan ngay bên cạnh 



Đại gia Trung Quốc bị tẩy chay vì có hộ chiếu nước ngoài

Zhang Lan
Một nữ doanh nhân và chính trị gia có tiếng của Trung Quốc đang trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận, sau khi bị phát hiện có hộ chiếu nước ngoài.

China Daily đưa tin dư luận Trung Quốc đang kêu gọi tẩy chay South Beauty, một trong những chuỗi nhà hàng nổi tiếng ở nước này, với lý do người sáng lập Zhang Lan mang quốc tịch thứ hai. Tuy nhiên, báo này không tiết lộ hộ chiếu mới của bà Zhang do nước nào cấp.

Hộ chiếu nước ngoài của bà Zhang bị phát giác bởi một tòa án Bắc Kinh đang xử lý vụ kiện mà bà có liên quan. Trung Quốc không cho phép công dân mang hai quốc tịch và những người có quốc tịch thứ hai bị mất quyền được cấp hộ chiếu nước này.

Bà Zhang cũng là một thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cơ quan cố vấn chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc. Cơ quan này từng cáo buộc những người di cư đang lấy đi của cải của quốc gia.

Vụ việc của bà Zhang là điển hình cho xu hướng di cư ra nước ngoài ngày càng tăng trong giới đại gia Trung Quốc. Điều tra của Ngân hàng Trung Quốc và tạp chíHurun Report cho hay, 46% người Trung Quốc có tài sản trị giá hơn 10 triệu nhân dân tệ (tức 1,6 triệu USD) đang cân nhắc rời khỏi quê hương, trong khi 14% đã bắt đầu làm thủ tục.

Các điểm đến được ưa chuộng nhất của giới nhà giàu Trung Quốc là Mỹ và Canada. Những người tham gia cuộc điều tra dẫn ra một hệ thống giáo dục cứng nhắc, ô nhiễm môi trường, giá cả sinh hoạt tăng và tham nhũng tràn lan là những nguyên nhân chính khiến họ muốn di cư.

Nhiều nhà giàu Trung Quốc còn có thể hưởng lợi từ chính sách “đầu tư nhập cư” của các nước khác, trong đó quyền công dân được đổi bằng các thương vụ bất động sản hoặc tiền gửi ngân hàng.

“Tôi sẽ trung thành với đất nước vì tôi là một người Trung Quốc”, bà Zhang khẳng định trong một cuộc phỏng vấn truyền hình.

Tuy nhiên, những người sử dụng mạng xã hội Sina Weibo đã lên tiếng giễu cợt quyết định của bà Zhang. “Các chính trị gia của chúng ta đều gửi con em ra nước ngoài du học và ngày càng nhiều các quan chức tham nhũng ra đi. Chẳng có gì lạ trong chuyện này cả”, một người viết.

28/11/2012

Vai trò của Trung Quốc ở Đông Nam Á bị thách thức

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (phải) cùng Thủ tướng Campuchia Hun Sen (giữa) và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong Hội nghị Cấp cao Đông Á tại Campuchia tuần trước.

Mối quan hệ từng êm ả của Bắc Kinh với một số nước Đông Nam Á hiện gặp sóng gió do tranh chấp trên biển, trong khi Myanmar, vốn phụ thuộc vào Trung Quốc, nay đong đưa với phương Tây. Và Mỹ thì đang trở lại.


Bối cảnh khu vực thay đổi được hiển hiện rõ nét tại hội nghị các nước Đông Á tại Campuchia vừa qua. Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Trung Quốc đã bị cuốn vào một cuộc trao đổi về các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Lãnh đạo của Philippines đã phản ứng mạnh khi nước chủ nhà hội nghị là Campuchia – đồng minh thân cận của Trung Quốc – nói rằng các thành viên ASEAN đã nhất trí không kéo các nước bên ngoài, ý chỉ Mỹ, vào tranh chấp.


Trong khi đó, ông Barack Obama, với chuyến thăm lần đầu tiên của một tổng thống Mỹ đến Myanmar, đang muốn trưng ra hình ảnh của một nước Mỹ tự tin và thân thiện với khu vực, kêu gọi giảm căng thẳng và tỏ ra không đứng về bên nào trong cuộc xung đột.
Bắc Kinh đang nỗ lực củng cố chỗ đứng của mình ở khu vực trong khi sức mạnh của họ ngày càng gia tăng, nhưng cùng lúc đó thì Mỹ không những không giảm mà lại gia tăng ảnh hưởng, tìm cách lôi kéo các nước khác.
Ernest Bower, Chủ nhiệm khoa nghiên cứu về Đông Nam Á của Hội đồng nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington D.C., viết trong bài bình luận ngày 22/11 rằng: “Sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ và chính sách ngoại giao tương đối có kỷ cương và thầm lặng có vẻ có hiệu quả hơn so với áp lực mạnh tay của Trung Quốc”.


Những gì mà Trung Quốc nhận được gần đây trái với những điều họ tận hưởng trong cả thập kỷ qua khi họ hấp dẫn các nước Đông Nam Á bằng việc mở rộng thương mại, đầu tư và tiềm năng từ một thị trường rộng lớn ở Trung Quốc. Để gia tăng sự hấp dẫn về thương mại, ông Ôn Gia Bảo đã có các cuộc trao đổi nhằm mở rộng thêm một hiệp định thương mại tự do, tăng thêm nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Đông Nam Á.


Aaron Friedberg, giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế tại trường đại học Princeton, Mỹ nhận xét: “Sức hút về kinh tế của Trung Quốc vẫn còn, nhưng những nụ cười thì đã biến mất”.
Tiến hành ngoại giao đúng đắn với Đông Nam Á là rất quan trọng đối với Bắc Kinh. Đây là một khu vực trong lịch sử Trung Quốc đã từng có tác động rất lớn. 10 nước Đông Nam Á (ASEAN) là thị trường của 600 triệu dân và án ngữ những tuyến đường biển có tính sống còn và các vùng biển dồi dào dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác.


Ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực bắt đầu suy giảm từ năm 2010, khi những yêu sách mạnh hơn đối với các hòn đảo ở Biển Đông gây lo ngại cho các nước khu vực như Philippines và Việt Nam, những nước cùng với Brunei, Malaysia đòi chủ quyền toàn bộ hoặc một phần các đảo ở đó.
Sự suy giảm đó đã tạo cho Mỹ một cơ hội, đúng vào lúc người Mỹ giảm bớt dính líu tại Iraq và đánh giá lại mối thách thức từ Trung Quốc. Chiến lược “chuyển trọng tâm sang châu Á Thái bình dương” mà Mỹ công bố năm ngoái không chỉ gồm việc tăng chú ý, mà còn cả cam kết gia tăng nguồn lực quốc phòng của Mỹ ở khu vực này.


Khi xích mích gia tăng, Bắc Kinh ngày càng quyết liệt hơn trong việc tuần tra quanh các đảo tranh chấp, dẫn đến việc đối đầu với Philippines về bãi cạn Scarborough trong mùa hè vừa qua. Họ còn đi xa hơn tại các đảo khác với Nhật Bản, làm gia tăng nỗi lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc. Họ còn phát hành các quyển hộ chiếu mới có một bản đồ cho rằng toàn bộ Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc, gây sự phản đối từ các quốc gia liên quan.


Sức hút kinh tế của Trung Quốc
Căng thẳng bùng lên ngay trước hội nghị thượng đỉnh hàng năm giữa các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia mà Tổng thống Obama cũng tham dự.


Tổng thống Philippine Benigno Aquino đã nêu vấn đề bãi cạn Scarborough, làm Cho Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phải tuyên bố rằng những hòn đảo đó là “lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa và không hề có tranh chấp chủ quyền”.
Trong bài phân tích, giáo sư Bower thuộc CSIS viết rằng tuyên bố của ông Ôn là “nguy hiểm”. “Quan điểm đó không vững chắc, và sự không vững chắc đó kéo theo bất ổn trong khu vực, mà bất ổn thì là điều nguy hại đối với tăng trưởng kinh tế”.
“Dường như vấn đề đã không được xử lý tốt tại hội nghị”, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á tại Viện quan hệ quốc tế Thượng Hải, Zhao Gancheng, nhận xét.


Trên thực tế, con bài kinh tế đang nghiêng về phía thuận lợi cho Trung Quốc trong việc gia tăng ảnh hưởng với ASEAN. Tỷ lệ nhập khẩu của Trung Quốc từ khu vực này tăng 29% trong năm ngoái, lên mức 146 tỷ USD. Với triển vọng qua mặt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc sẽ gia tăng ảnh hưởng với tư cách là một nguồn đầu tư nước ngoài khổng lồ đối với các nước ASEAN.


Việc Trung Quốc không chịu lui bước trong các tuyên bố chủ quyền, cho dù sự kiên quyết đó có thể phương hại lợi ích lâu dài của họ, cho thấy rằng Bắc Kinh tin tưởng chắc chắn là sức hút kinh tế sẽ thuyết phục được các nước láng giềng. Sức hút đó nói với các nước ASEAN rằng tương lai của họ là với Trung Quốc chứ không phải với Mỹ, giáo sư Friedberg thuộc đại học Princeton nói.
“Tôi nghĩ, câu hỏi lớn đặt ra là liệu các nước ASEAN có tin rằng thực sự Mỹ có đủ quyết tâm và nguồn lực để theo đến cùng những cam kết Mỹ đã đưa ra trong mấy năm gần đây. Nếu những nước này bắt đầu nghi ngờ thì họ sẽ phải làm nhiều hơn nữa để làm hài lòng Bắc Kinh”, Friedberg nói.

Bài viết đăng trên trang “Quan điểm Trung Quốc” cho rằng, với lợi thế vô cùng đặc biệt, quân cảng Cam Ranh rất có thể sẽ là con bài chiến lược giúp Việt Nam kêu gọi sự hiện diện của nước ngoài và cản trở âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông.


Mới đây, chuyên gia Cao Vinh Vĩ đã có bài viết phân tích về những bước đi chiến lược của Việt Nam và ý đồ của các cường quốc như Mỹ, Nga quanh vấn đề tương lai của cảnh Cam Ranh.
Sau khi phân tích tất cả những yếu tố độc đáo, lợi hại của Cam Ranh, vị chuyên gia này khẳng định trong những năm gần đây hầu hết các cường quốc lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ… những nước trong quá khứ đã từng được đồn  trú tại Cam Ranh – đều đã thể hiện một cách rất rõ ràng mong muốn được trở lại quân cảng lợi hại bậc nhất thế giới này.


Toàn cảnh khu vực cảng Cam Ranh nhìn từ trên cao
Toàn cảnh khu vực cảng Cam Ranh nhìn từ trên cao


Cam Ranh – niềm mơ ước của Nga, Mỹ
Theo Cao Vinh Vĩ, sau khi Nga rút quân vào năm 2002, vịnh Cam Ranh đã ít được quan tâm nhưng chỉ trong 1-2 năm trở lại đây, vịnh và cảng biển này một lần nữa  trở thành tiêu điểm chú ý của quốc tế. Thể hiện rõ nhất và cũng đã có những bước đi cụ thể nhất là Mỹ. Những năm gần đây, Mỹ đã rất tích cực “từ bỏ hiềm nghi trước đây” đối với Việt Nam, ra sức lôi kéo Việt Nam chính là do muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh.


Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ luôn chú ý đến vịnh Cam Ranh. Trong thời gian này, Mỹ không ngừng đề xuất mức tiền thuê vịnh Cam Ranh đối với Việt Nam, đặc biệt là năm 1992, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự cuối cùng tại khu vực Đông Nam Á (căn cứ hải quân Subie và căn cứ không quân Clark ở Philippines) nên rất muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh.
Vịnh Cam Ranh nằm gần Biển Đông có vị trí hiểm yếu và có thể kiểm soát chặt chẽ yết hầu của Biển Đông. Hơn thế, nó trấn giữ con đường trọng yếu chiến lược quan trọng nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Vì thế, nhân quay trở lại châu Á, Mỹ tỏ ra tích cực hơn so với các nước khác đối với vịnh Cam Ranh.


Năm 1994, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Richard từng đề xuất tái trở lại căn cứ quân sự vịnh Cam Ranh với phía Việt Nam; năm 2002, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Blair chính thức đề nghị sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh với Việt Nam, với tiền thuê mỗi năm lên đến 1 tỷ USD. Mới đây nhất, ngày 20/11, Phó tư lệnh Thái Bình Dương, Trung tướng Thomas L. Conant cùng đoàn tùy tùng của mình cũng đã có chuyến thăm và làm việc với Hà Nội. Chưa ai biết ông Conant nói những chuyện gì nhưng nhiều khả năng, Cam Ranh sẽ là một trong những đề tài ưa thích.


Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta thăm chính thức Việt Nam và cũng đã có chuyến tham quan căn cứ quân sự trước đây của Mỹ tại vịnh Cam Ranh, trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ thăm vịnh Cam Ranh kể từ năm 1975. Trong chuyến thăm này, ông Panetta cũng đã tuyên bố với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh rằng, nếu Việt Nam có ý muốn cải tạo vịnh Cam Ranh, Mỹ sẵn sàng ủng hộ. Hải quân Mỹ sau này có ý muốn thăm định kỳ vịnh Cam Ranh. Panetta nhấn mạnh Mỹ và Việt Nam cần tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh.
Có tin Việt Nam đã đồng ý cung cấp dịch vụ cho tàu chiến phi chiến đấu Mỹ tại vịnh Cam Ranh.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và tàu hậu cần USS Richard E. Byrd thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam hồi tháng 7/2012.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và tàu hậu cần USS Richard E. Byrd thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam hồi tháng 7/2012.

Chuyến thăm của Panetta đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Tờ “Huffington Post” của Mỹ đánh giá: năm 2003 tàu chiến của hải quân Mỹ đã tới thăm Việt Nam; tháng 11/2011, Mỹ-Việt tổ chức diễn tập quân sự chung. Việt Nam thậm chí yêu cầu Mỹ xoá bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam.


Các dấu hiệu trên cho thấy rõ quyết tâm hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ. Từ góc độ của Mỹ, quay trở lại vịnh Cam Ranh, quay trở lại Việt Nam không chỉ có thể tăng cường sự tồn tại quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á, mà còn có thể đạt được mục đích kiềm chế Trung Quốc về mặt quân sự. Có chuyên gia quân sự nói thẳng rằng Mỹ bày binh bố trận tại Việt Nam, mũi nhọn trực tiếp là nhằm vào Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Nga cũng đang có những bước chuẩn bị nhằm quay trở lại vịnh Cam Ranh. Ngày 6/10/2010, Bộ Tham mưu Hải quân Nga “đột nhiên” cho biết hải quân Nga đã hoàn thành luận chứng tư liệu liên quan đến việc khôi phục căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh. Nếu có thể, trong vòng 3 năm tới họ có thể quay trở lại sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam.


Tháng 7/2012, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm chính thức Nga và có một điểm được ông đề cập đến đã thu hút mọi con mắt của dư luận quốc tế – đó là vịnh Cam Ranh. Khi trả lời phỏng vấn báo chí Nga, ông Trương Tấn Sang nêu rõ trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Nga. Mặc dù ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Việt Nam không có ý hợp tác với bất kỳ quốc gia nào về việc sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự, nhưng việc một vị nguyên thủ của Việt Nam đưa ra tuyên bố trên đúng vào dịp 10 năm Nga rút quân khỏi vịnh Cam Ranh, lập tức tạo ra nhiều phán đoán khác nhau.


Ngày 26/7, Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov cho biết Nga đang bắt tay vào việc triển khai các căn cứ quân sự bên ngoài lãnh thổ Nga và đang thương thảo để xây dựng trung tâm sửa chữa trên biển tại Cuba hay Việt Nam”.
Ngày 27/7, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ cung cấp khoản vay khoảng 10 tỷ USD cho Việt Nam. trong đó khoảng 8 tỷ USD dùng vào việc xây dựng nhà máv điện hạt nhân tại Việt Nam. Đáp lại, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang lập tức bày tỏ phía Việt Nam sẽ cho phép Nga thiết lập một cơ sở sửa chữa tàu thuyền tại cảng Cam Ranh.

Cam Ranh – kẻ phá đám các kế hoạch của Trung Quốc ở Biển Đông
Sau những phân tích có vẻ như rất “khách quan”, Cao Vinh Vĩ lập tức đổi giọng và lộ mặt thể hiện ngay sự khó chịu của Trung Quốc trước viễn cảnh Cam Ranh sẽ trở thành yếu tố cản trở những dã tâm muốn độc chiếm Biển Đông của nước này.
“Vịnh Cam Ranh hết sức quan trọng đối với Việt Nam, nó có khả năng khống chế đối với bất cứ đảo nào tại Biển Đông, cao hơn bất cứ căn cứ hải quân nào của Trung Quốc hiện nay. Vì thế, Việt Nam chắc chắn sẽ biến nó thành căn cứ quân sự quan trọng nhằm tranh giành Biển Đông với Trung Quốc, từ đó kiểm soát vùng biển này”, Cao Vinh Vĩ viết.

Các tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển của cảng Cam Ranh
Các tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ của Việt Nam đang hoạt động trong vùng biển của cảng Cam Ranh

“Việt Nam lôi kéo thế lực bên ngoài chính là muốn từng bước quốc tế hoá vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). 

Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần cho biết không cho thuê vịnh Cam Ranh sử dụng vào mục đích quân cảng, cho rằng “Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh không hợp tác với nước ngoài trong việc sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự, nhưng sẽ khai thác tiềm năng của khu vực vịnh Cam Ranh phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Việt Nam đưa ra thông tin khai thác vịnh Cam Ranh, được dư luận coi là “mục đích lôi kéo nhân tố quốc tế, đối kháng Trung Quốc”. Trên thực tế, Việt Nam đã coi vịnh Cam Ranh là con bài mặc cả giữa Mỹ và Nga, thậm chí với cả Trung Quốc.
Không chỉ có vậy, Cao Vinh Vĩ còn trơ trẽn “ngậm máu phun người” khi cho rằng “Việt Nam chưa khi nào từ bỏ ý đồ sử dụng biện pháp quân sự giải quyết vấn đề Biển Đông nhưng thực lực có hạn nên Việt Nam hy vọng biến vịnh Cam Ranh thành một điểm, lôi kéo nước lớn, đối kháng Trung Quốc về mặt quân sự nhằm tăng cường sức uy hiếp đối với Trung Quốc”.


“Ý đồ của Việt Nam phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ và Nga. Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, là một trong những sách lược “kiềm chế” Trung Quốc của Chính quyền Obama.
Có nhà phân tích cho rằng một loạt động thái của Việt Nam trong vấn đề vịnh Cam Ranh chỉ là một mắt xích trong chính sách gây sức ép đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Vịnh Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược quan trọng, rõ ràng có thể trở thành một quân bài trong tay Việt Nam nhằm gây sức ép với Trung Quốc”, Cao Vinh Vĩ tự “lộ mặt” .


Hiện nay, Mỹ và Nga đang tranh giành vịnh Cam Ranh của Việt Nam, chưa biết ai thắng ai thua, nhưng cho dù Mỹ hay Nga có thể giành thắng lợi đều hết sức bất lợi cho Trung Quốc, nhất là nếu Mỹ có thể kiểm soát vịnh Cam Ranh, như vậy đồng nghĩa với việc bóp chặt yết hầu của Biển Đông, tạo thành mối nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng đối với Trung Quốc.
Đến lúc này thì toàn bộ quan điểm và ý đồ của Cao Vinh Vĩ đã bộc lộ hết nhưng cũng chính vì thế nó một lần nữa cho thấy sự sợ hãi của giới chuyên gia Trung Quốc trước nguy cơ khó có thể hiện thực hóa ý đồ “xua đuổi các nước lớn để dễ bề độc chiếm Biển Đông” mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang ra sức thực hiện nhiều năm nay.

(Infonet)

Học được gì qua Hội nghị ASEAN Pnonh Penh 2012?




Trong Bang Giao Quốc Tế, chính trị đồng nghĩa với sức mạnh và lợi ích quốc gia. Sức mạnh một quốc gia là điểm hội tụ của văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự, tài nguyên, địa thế, y tế, nhân tài, trí tuệ, uy tín, tài lãnh đạo … và trên hết là sự đồng thuận dân tộc. Ngọai giao giữa các nước là phương tiện để thực hiện tối đa lợi ích quốc gia.
Các nước thường liên kết với nhau thành một Khối, hay liên minh, hay đồng minh gia tăng sức mạnh. Bằng ngọai giao các nước thu xếp các bất đồng nội bộ để đi đến quyết định chung có lợi nhất cho từng quốc gia. Khối ASEAN được thành lập 45 năm về trước không ngòai mục đích nêu trên.



Ngày 17-7-2012, Hội nghị Khối ASEAN lần thứ 45 bế mạc trong bất hòa. Nước chủ nhà Cam Bốt nhất quyết không để Việt Nam và Phi Luật Tân đưa các tranh chấp trên Biển Đông vào tuyên bố chung tòan Khối. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm các quan điểm đã không được thống nhất bên trong Hội Nghị gây ra một dư luận rất tiêu cực về sinh họat chính trị của một số các quốc gia Đông Nam Á. Bài viết này lọai trừ quan điểm cảm tính một chiều và từ cách nhìn thuần bang giao quốc tế để rút ra bài học cho cuộc đấu tranh chính trị hiện nay.


Giá Trị “Văn Hóa Á Châu” Đang Bị Đào Thải
Hội Nghị Pnong Penh lần này đảng Cộng sản Việt Nam đã thay đổi lập trường về Biển Đông, trước đây họ vẫn khăng khăng chủ trương vấn đề Biển Đông chỉ cần đàm phán song phương. Khi Hội Nghị bế mạc Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cho biết: “Chúng tôi đã nỗ lực hết mình để có một tuyên bố chung, vì thế rất là thất vọng.” Ông Minh chỉ tỏ ra thất vọng không dám tuyên bố mạnh mẽ là vì mọi quyết định về quan hệ Việt – Trung đều xuất phát từ Bộ Chính Trị mà ông không phải là một thành viên. Bài học từ cha ông Ngọai Trưởng Nguyễn Cơ Thạch bị thanh trừng theo lệnh của Trung cộng ắt hẳn ông Minh đã học thuộc lòng.


Phi Luật Tân, quốc gia xưa nay vẫn chủ trương đàm phán đa phương, ra ngay một bản tuyên bố cho rằng sự chia rẽ đã làm ASEAN không hành động được như một Khối và tranh chấp Biển Đông là tranh chấp đa phương.
Ngoại trưởng Nam Dương ông Marty Natalegawa về nước xin chỉ thị Tổng thống, ngay ngày hôm sau 18/07/2012 đã cấp tốc công du đến các nước Đông Nam Á để thu xếp các nước đồng thuận các nguyên tắc chung. Mặc dù Nam Dương chưa trực tiếp tranh chấp trên Biển Đông nhưng xưa nay vẫn chủ trương tranh chấp Biển Đông cần đàm phán đa phương.


Đàm phán song phương chính là quan điểm của Bắc Kinh, một nước lớn chuyên dùng vũ lực để xâm chiếm Biển Đông. Trung cộng chiếm Hòang sa và Trường sa Việt Nam, cái lưỡi bò liếm xuống đến tận Nam Dương và tuyên bố biển Đông là quyền lợi cốt lõi của Trung cộng. Bởi thế ngay khi Hội Nghị ASEAN Pnong Penh chấm dứt, Bắc Kinh đã ca ngợi kết quả của Hội Nghị và khen ngợi tài lãnh đạo của nước chủ nhà Cam Bốt.


Đàm phán đa phương chính là quan điểm của phía Hoa Kỳ. Nước này luôn khẳng định tự do hàng hải và lợi ích của Hoa Kỳ trên các đại dương. Vì thế Hoa Kỳ cổ vũ Quốc Tế Hóa tranh chấp tại Biển Đông.
Dựa trên quan điểm dân chủ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hillary Clinton đánh giá kết quả Hội Nghị một cách tích cực và thực tế, bà nhận xét “Ðó là dấu hiệu trưởng thành của ASEAN khi họ tranh luận một số vấn đề rất hóc búa. Họ không tránh né.”


Bà Ngoại trưởng Hillary Clinton sắc bén nhận ra cái gọi là giá trị “văn hóa Á Châu” tránh né tranh luận và phô trương hình thức. Thế kỷ này là thế kỷ của dân chủ, thiếu công khai tranh luận chỉ dẫn đến những quyết định hình thức, giả tạo, thiếu thực chất, cản trở sự thăng tiến, rồi dẫn đến những bất hòa thậm chí chiến tranh. Phương cách này không còn thích hợp với trào lưu tiến bộ của nhân lọai.
Một điểm tích cực khác là cho dầu chỉ quốc gia Cam Bốt công khai không muốn nhắc đến tranh chấp Biển Đông trong Tuyên Bố Chung, chín quốc gia còn lại không phải vì thế mà bỏ phiếu “ai chống, ai theo” để nhất quyết có được một “Tuyên Bố Chung” làm đầu mối của mọi đổ vỡ trong mọi sinh họat chính trị. Các quốc gia ASEAN thực sự đã trưởng thành để nhận ra thực chất dân chủ chính là hiểu biết, tranh luận, minh bạch, tôn trọng và hài hòa trong quyết định chung.
Đến thứ Sáu 20/7/2012 tại Phnom Penh ngoại trưởng Cam Bốt kiêm chủ tịch ASEAN ông Hor Namhongcho biết nhờ nỗ lực ngoại giao của Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa một bản nguyên tắc sáu điểm về Biển Đông đã được các nước Đông Nam Á đồng thuận thông qua.




Ăn Miếng Trả Miếng
Bằng xương máu và tài sản của người dân, tài nguyên của đất nước, Thủ tướng Hun Sen được Hà Nội đưa lên, bảo vệ và nuôi dưỡng trong một thời gian dài. Nhà cầm quyền Hà Nội giúp Hun Sen củng cố quyền hành bằng cách tiêu diệt mọi thành phần đối lập có khả năng thay thế ông. Ngày nay Hun Sen nắm tòan quyền quyết định, công khai đi ngược lại quyền lợi và lập trường Việt Nam, báo chí trong nước và nhiều người thấy thế vội kết luận Hun Sen là kẻ phản bội đã thẳng tay tát vào mặt giới cầm quyền cộng sản Hà Nội.


Dư luận này một chiều và không thích hợp trong bang giao quốc tế. Xin trích thông tin Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tập Cận Bình: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam luôn luôn ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ quí báu của nhân dân Trung Quốc trong những năm đấu tranh giành độc lập cũng như trong quá trình xây dựng đất nước; khẳng định, Chính phủ Việt Nam đặc biệt coi trọng và mong muốn cùng với Chính phủ Trung Quốc triển khai có hiệu quả các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.” Gần đây nhất ngày 12/7/2012, Phó Thủ Tướng cộng sản Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì một “Đại hội đại biểu toàn quốc – Nhớ ơn Trung Quốc”. Vì thế khi Nguyễn Tấn Dũng lộ mặt “theo Mỹ cứu Đảng” thì luận điểm của báo chí Trung cộng lên án Việt Nam lừa lọc và phản bội công ơn của “nhân dân Trung Quốc vĩ đại”.


Bang giáo quốc tế không phải bằng cảm tính ân đền óan trả. Người Mỹ giúp Đông Dương vì quyền lợi của Hoa Kỳ. Ngừơi Mỹ rất thực tế họ không bao giờ phủ nhận hành động đối ngọai xuất phát từ quyền lợi Hoa Kỳ và cũng chẳng thấy Hoa Kỳ kể lể công đức “bảo vệ” Thế Giới Tự Do. Cách suy nghĩ của họ thuần lý thay vì lăng nhăng tình cảm như người Á Châu.


Hoa kỳ là một quốc gia dân chủ, mọi quyết định đều xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân Hoa Kỳ. Khi quyền lợi của người Mỹ không còn gắn bó với Đông Dương, họ đã rời bỏ để người dân ba quốc gia nói trên lãnh chịu hậu quả của chiến tranh và cộng sản. Nhiều người tiêu cực cho rằng Hoa Kỳ đã phản bội Đông Dương. Nhưng thực tế nhân dân Hoa Kỳ đã giúp Đông Dương đến thế, họ không thể giúp hơn, phần quyết định thuộc về chúng ta. Suy nghĩ tiêu cực và thiếu lý trí không giúp chúng ta độc lập và trưởng thành.


Tương tự như Hoa Kỳ, cũng vì quyền lợi mà Trung cộng giúp đảng Cộng sản Việt Nam và vì quyền lợi mà đảng Cộng sản Việt Nam giúp chế độ Hun Sen. Điều khác là Trung Cộng và Việt Nam là hai quốc gia cộng sản, nên quyền lợi thâu được thực chất là quyền lợi của tầng lớp lãnh đạo. Nên bằng cảm tính có thể lập luận rằng Nguyễn Tấn Dũng phản bội thẳng tay tát vào mặt giới cầm quyền cộng sản Bắc Kinh thì Bắc Kinh đã cho Hun Sen tát lại giới cầm quyền cộng sản Việt Nam. Chẳng qua chỉ vì va chạm lợi ích “mày tát tao, tao cho nó tát lại mày” còn gọi là “ăn miếng trả miếng”, cách hành xử của người nhược tiểu.


Chính danh là thế mạnh của ngọai giao
Ngày 20/7/2012 Ngoại trưởng Cam Bốt ông Hor Namhong loan báo bản nguyên tắc đã được 10 quốc gia Á Châu thông qua ông trực tiếp đặt câu hỏi: “Tại sao họ không chấp nhận thông cáo chung bình thường lúc trước mà lại chấp nhận bản nguyên tắc lần này?” Câu trả lời đúng nhất là Thủ Tướng Hun Sen đã làm chính trị trong thế của người mạnh.



Nếu ở Việt Nam người và hàng hóa Tầu xuất hiện khắp nơi thì ở Cam Bốt cũng thế. Nếu ở Việt Nam người Tàu chiếm lãnh mọi lãnh vực, tận khai tài nguyên và tàn phá môi trường thì Cam Bốt cũng chẳng khác hơn. Nếu giới chức Cam Bốt mê Nhân dân tệ thì giới chức Việt Nam cũng chẳng khác gì.



Nhưng trong khi người Việt lo sợ người Tầu xâm lăng thì người Cam Bốt lại lo sợ bị Việt Nam đồng hóa. Trong khi Tầu xâm lược Hòang Sa, Trường Sa và biên giới phía Bắc thì người dân Cam Bốt tin rằng miền Nam và các đảo phía Nam là một phần lãnh thổ Đế Quốc Angkor đang bị Việt Nam chiếm đóng.


Cam Bốt không có tranh chấp trên Biển Đông nhưng Cam Bốt luôn có tranh chấp biên giới với phía Việt Nam. Thủ Tướng Hun Sen thực ra là người Việt gốc Miên. Quê ông nằm trên lãnh thổ Việt Nam và hiện là nơi đang tranh chấp giữa hai quốc gia. Cũng chính vì xem Hun Sen là người Việt (gốc Miên) giới chức cầm quyền Hà Nội mới tin dùng và củng cố quyền lực cho ông bằng cách tiêu diệt mọi thành phần đối lập có thể thay thế ông.
Vì những lý do kể trên Thủ Tướng Hun Sen, ngọai trưởng Hor Namhong đã được chính người Cam Bốt bầu ra. Họ có sức mạnh của chính danh đại diện cho Cam Bốt để thương lượng quyền lợi của nhân dân Cam Bốt.


Hội Nghị vừa qua cho thấy khả năng lãnh đạo của Thủ tướng Hun Sen. Ông đã thu phục thêm uy tín với người dân Cam Bốt. Trung cộng sẽ phải o bế hơn để không bị mất lá phiếu của Hun Sen. Hoa Kỳ sẽ phải tìm cách để có được sự đồng thuận của Cam Bốt. Và nhất là các quốc gia Á châu đều đang phải duyệt xét lại chính sách ngọai giao của họ có còn thích hợp hay không?


Ngược lại Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Bình Minh là người của “Đảng”, họ không được người dân Việt Nam chọn lựa nên chỉ đại diện cho tập đòan cộng sản vì thế luôn phải thương lượng trong thế của kẻ yếu. Trước đây họ đã bán rẻ Việt Nam cho quyền lợi của Nga, quyền lợi của Tầu ngày nay họ cố tìm cách bám víu vào người Mỹ để được tồn tại thiếu hẳn một đường lối ngọai giao mang lại lợi ích quốc gia.


Sức Mạnh Của Đồng Thuận Dân Tộc
Trứơc khi tham dự Hội Nghị ASEAN tại Pnong Penh, Ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hillary Clinton đi một vòng các quốc gia Á Châu: Mông Cổ, Nhật, Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Bà giải thích chiến lựơc cốt lõi của Hoa Kỳ là hỗ trợ cho dân chủ và nhân quyền. Bà cho biết đây không phải là giá trị của Hoa Kỳ mà là giá trị chung của nhân lọai.
Tại Mông Cổ bà cho biết: “Dân chủ và nhân quyền không phải chỉ là giá trị của quốc gia chúng tôi, mà còn là quyền lợi đương nhiên của mỗi người sinh ra trên thế giới này”.


Tại Việt Nam ngòai việc gặp Nguyễn Tấn Dũng bà uyển chuyển và chủ động thu xếp để được gặp Nguyễn Phú Trọng, bà kêu gọi giới cầm quyền cộng sản hãy tôn trọng dân chủ và nhân quyền. Bà gởi một tín hiệu rất mạnh mẽ đến nhà cầm quyền Hà Nội đừng đeo đuổi các cường quốc vì họ chỉ vì quyền lợi quốc gia họ. Hãy tôn trọng dân tộc, quay về với dân tộc, sức mạnh của Việt Nam thể hiện từ sự đồng thuận dân tộc. Phương cách để tìm đồng thuận dân tộc chính là tôn trọng nhân quyền và thực thi dân chủ. Hoa Kỳ sẵn sàng giúp nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng nhân quyền và thực thi dân chủ.


Nhưng vốn bản chất độc tài đảng trị, khi bà Clinton vừa rời khỏi Việt Nam, ngày 14-07-2012, trong khi giáo dân đang chuẩn bị làm lễ cầu nguyện về hành động đàn áp của chính quyền đối với giáo dân thuộc Giáo điểm Con Cuông, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An vì lo sợ xảy ra biểu tình đã huy động một lực lượng quân đội hùng hậu với cả một đòan xe thiết giáp đậu trước cổng Tòa Tổng Giám Mục Xã Đoài. Quân đội thay vì để bảo vệ quốc gia lại được sử dụng để đe dọa người dân. Thật là hèn với giặc, ác với dân.


Ngọai giao báo hiệu chiến tranh
Trong Bang Giao Quốc Tế, ngọai giao chỉ là phương tiện để giải quyết các tranh chấp và chia chác quyền lợi, nếu các bên không chấp nhận các chia chác sớm muộn gì cũng dẫn đến chiến tranh. Nói một cách khác ngọai giao là chiến tranh mà khí giới là sức mạnh, trí tụê và uy tín, thất bại của ngọai giao dễ dẫn đến chiến tranh. Thế nên mới có nhận xét “Ngọai giao báo hiệu một cuộc chiến tranh có thể xẩy ra” (R.G. Hawtrey, 1952, Economic Aspect of Sovereignty, trang 70).


Chỉ trong vòng một tháng, giới chức Hoa Kỳ liên tục thực hiện các chuyến thăm viếng Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng ngoại giao, rồi Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương. Phía Việt Nam, Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu một phái đoàn sang Mỹ 10 ngày để gặp gỡ chính giới và quốc hội Hoa Kỳ.
Khi ngọai giao bế tắc, các quốc gia còn một phương thức khác là đưa vấn đề ra tòa án quốc tế để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp Biển Đông, Trung cộng khăng khăng cho rằng Biển Đông là lãnh hải biên cương không thể tranh cãi. Họ dường như dọn sẵn con đường giải quyết bằng sức mạnh quân sự.


Vài tuần trước Trung cộng cho đấu thầu các khu vực khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Một số khu vực đã được phía Việt Nam giao cho các công ty nước ngòai thăm dò khai thác. Cùng lúc Trung cộng gia tăng bắt bớ ngư dân Việt, họ công khai cho máy bay, tàu chiến, tàu đánh cá họat động ngay trong lãnh hải Việt Nam.
Họ không phải chỉ gây chiến với Việt Nam. Họ còn gây chiến cả với Phi Luật Tân một quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ. Trận chiến ngoại giao bằng “mồm” mỗi ngày một nặng tiếng hơn. Tình hình Biển Ðông càng ngày càng căng thẳng hơn và xác suất xẩy ra chiến tranh ngày một gia tăng.


Ngày 24/7, Thượng viện Phi Luật Tân đã phê chuẩn một hiệp định cho phép quân đội Úc Đại Lợi triển khai trên lãnh thổ của họ để tiến hành tập trận. Hiệp định này cho phép phía Úc Đại Lợi quy chế quân đội khách mời để giúp Phi Luật Tân củng cố năng lực quốc phòng trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.


Phía Trung cộng ngày 22/7/2012, loan báo chính thức thành lập lực lượng đồn trú trên vùng Biển Đông nhằm bảo vệ thành phố Tam Sa. Bộ chỉ huy của lực lượng này sẽ đóng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam. Trung cộng còn công bố danh sách 45 đại biểu vừa được bầu vào cơ quan lập pháp thành phố Tam Sa. Trung cộng cũng Phi Luật Tân và Việt Nam đã chính thức lên án hành động gây chiến nói trên.


Hoa Kỳ công khai biểu lộ quan tâm về việc Trung cộng thành lập ‘thành phố Tam Sa’, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ bà Victoria Nuland cho biết: “Chúng tôi quan ngại liệu có nên có bất kỳ động thái đơn phương nào giống như thế này (thành lập ‘Tam Sa’) mà dường như đặt vào sự đã rồi một vấn đề mà chúng tôi đã nhiều lần nói là chỉ có thể giải quyết thông qua đàm phán, đối thoại và bằng tiến trình ngoại giao phối hợp giữa tất cả các bên tranh chấp”.


Chỉ sau một tuần hôm qua 25/7/2012 Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa quay trở lại Việt Nam. Hôm qua ông đã gặp người Phạm Bình Minh và hôm nay ông sẽ gặp Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng để thảo luận chuyện Biển Đông.
Phía Trung cộng đưa ra nhiều hình ảnh về việc họ tăng cường hiện đại hóa quân đội và có tin ngày 25/7/2012 họ đã tập trận bắn đạn thật trong khu vực quần đảo Trường Sa, Việt Nam.


Phía Việt Nam đang cố gắng phô bày khả năng tự vệ bằng cách loan tin đang hiện đại hóa quân đội. Ngày 4-6-2012, Nguyễn Tấn Dũng đã ngỏ ý đề nghị Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Được báo chí phỏng vấn Bộ trưởng quốc phòng Đại Tướng Phùng Quang Thanh cho biết: “Nếu được dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, chúng tôi có nhu cầu mua một số loại trước hết để sửa chữa, bảo quản, nâng cấp các loại vũ khí chúng tôi thu được trong chiến tranh. Sau đó, nếu khả năng tài chính cho phép, chúng tôi sẽ từng bước hiện đại hóa quân đội, sẽ lựa chọn mua những loại trang bị vũ khí phù hợp yêu cầu hiện đại hóa quân đội của Việt Nam, giá cả cạnh tranh.”


Lời tuyên bố của ông Phùng Quang Thanh nói lên một sự thực là đảng Cộng sản không còn khả năng tài chánh để vũ trang hay tân trang cho Quân Đội. Họ đang cần mua thiết bị để sửa các vũ khí thu được từ chiến tranh Nam Bắc 1975. Và vì thế đứng trước sự đe dọa của chiến tranh họ phải tìm mọi cách để dựa vào Hoa Kỳ.
Để Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, cải thiện quan hệ ngọai giao và bảo vệ Việt Nam khi bị Trung cộng tấn công, phía Hoa Kỳ đã đưa điều kiện cộng sản phải tôn trọng nhân quyền và phải chuyển đổi sang một thể chế dân chủ đa nguyên đa đảng. Chính phủ Hoa Kỳ còn chịu sức ép của hằng triệu người Mỹ gốc Việt luôn một lòng hướng về Tổ quốc tranh đấu đòi nhân quyền tự do cho dân tộc Việt Nam.


Nhưng nếu nhà cầm quyền Hà Nội không chịu cải cách chính trị, họ sẽ lại phải tiếp tục cúi đầu thuần phục quan thầy Trung cộng và phải tiếp tục cuộc chiến chống lại dân tộc Việt Nam. Chọn con đường này nhà cầm quyền cộng sản sẽ phải đối đầu nhiều hơn với những rủi ro chiến tranh từ sự bất mãn của quân đội đang ngày một tăng thêm sẽ dẫn đến đảo chánh hay tự động khai chiến với quân Tầu xâm lược. Bên cạnh đó làn sóng đấu tranh yêu nước, đòi tự do dân chủ đang ngày càng dâng cao, khi tội ác của giới chức cầm quyền cộng sản chồng chất thì ngày đền tội của họ sẽ gần hơn và bản án của họ sẽ nặng hơn. Không ai có quyền tha thứ cho họ vì việc đảng Cộng sản theo giặc Tầu xâm lược hay quay về với dân tộc là chọn lựa của chính họ.


Tạm Kết
Học được gì từ Hội Nghị ASEAN Pnong Penh 2012? Văn hóa Á Đông trong phương cách hành xử có còn thích hợp hay không? Phương cách làm việc đầy cảm tính thiếu lý trí có còn hợp lý hay không ? Thiếu tinh thần dân chủ mang đến lợi ích gì?


Nhiều bạn đọc còn phân vân giữa cách mạng và chính trị. Cách mạng chính là nhìn thẳng vào thực tế chấp nhận sự thay đổi, còn chính trị là chiến lược trường kỳ cốt lõi cho quốc gia, tổ chức và cá nhân. Ông Hun Sen vừa là người có bản lãnh chính trị lại là người đã thực hiện được một cuộc cách mạng trong Khối ASEAN. Ông đã làm thay đổi lề lối suy nghĩ và phương cách làm việc của một tổ chức quốc tế tự hào với 45 năm đồng thuận. Là lãnh đạo của một nước nhỏ ông chỉ có khả năng làm đến thế, kết quả của việc ông làm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Thực ra bang giao quốc tế cũng chẳng khác mấy sinh họat nội bộ quốc gia, nội bộ tổ chức giữa cá nhân với nhau. Thiếu cách mạng và thiếu chính trị quốc gia, tổ chức và cá nhân chỉ tồn tại trong nhược tiểu và nô lệ.

Đảng Cộng sản thiếu tinh thần cách mạng nội bộ nên đảng này tồn tại trong suy thóai và nô lệ. Việt Nam dưới sự cai trị Đảng Cộng sản đang lâm vào tình trạng khủng hỏang bế tắc tòan diện và hiện đang trong tình trạng báo động chiến tranh.
Nhìn sang phía những tổ chức đấu tranh chính trị câu hỏi được đặt lại là họ có chịu chấp nhận cách mạng thay đổi để thóat khỏi tình trạng bế tắc để đưa đất nước đi lên hay không?

Melbourne, Úc Đại Lợi
26/7/2012




Obama tại Phnom-penh: thế Biển Đông đã hình thành

Cụm từ “thế Biển Đông” có lý do lịch sử, cần có 1 chút giải thích.
Đọc lịch sử TQ, ta gặp các cụm từ: thế Xuân Thu, thế Chiến Quốc…
Xuân Thu là giai lịch sử của TQ từ từ 722 đến 481 TCN, khi hơn 170 bộ tộc nhỏ, tại Bắc TQ hiện nay, gây chiến tranh liên miên nhằm thôn tính lẫn nhau.
Chiến Quốc là giai đoạn lịch sử từ thế kỷ thứ thế kỷ thứ 5 TCN đến nhà Tần thống nhất 7 nước 221 TCN .
Tình hình chính trị, vị thế của các quốc gia thời Xuân Thu, Chiến Quốc tác động lên nhau đã tạo nên các khái niệm: thế Xuân Thu, thế Chiến Quốc.


Thế Biển Đông trong bài này được hiểu theo nghĩa này.
Cuộc thăm Châu Á của Tổng thống Hoa Kỳ tháng 11/2012 đã chính thức tạo ra 1 cục diện chính trị mới tại Asean, Châu Á.
Đã chính thức hình thành 1 đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế… giữa Hoa Kỳ và TQ tranh dành ảnh hưởng tại Asean.
Một không gian chính, một sân khấu chính cho cuộc đấu trí, đấu sức mạnh quân sự ..là cuộc chiến của TQ tranh giành Biển Đông với các quốc gia Việt Nam, Philippines,…mà Hoa Kỳ sẽ là quốc gia thứ 3, gây ảnh hưởng có tính quyết định ủng hộ Việt Nam, Philippines… để thu lợi cho mình.


Nếu TQ yếu dần, mất ảnh hưởng dần… là Hoa Kỳ đạt mục đích.
Tình thế thời Xuân Thu, các mưu mẹo chính trị cùng các cuộc chiến tranh tàn khốc xóa đi hàng trăm quốc gia nhỏ, đã tạo nên hơn chục quốc gia tương đối mạnh.
Tình thế thời Chiến Quốc, những cải cách pháp trị của nước Tần, những chính sách liên minh chính trị Hợp tung, Liên hoành… đã làm nước Tần mạnh dần lên và ra đời 1 quốc gia hung hãn bành trướng, nam tiến liên tục đến những ngày hôm nay.


TQ của tư tưởng dân tộc đại hán bành trướng đã bị chặn đứng tại dẫy Hoàng Liên Sơn. Dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử giữ nước đã thành công chặn đứng cuộc nam tiến hung hãn của TQ, bảo vệ và phát triển nhà nước của tộc Việt một cách thành công trên bán đảo Đông Dương.
Những người TQ cộng sản: Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình… , muốn gỡ thế bí của nước cờ này, đã tạm thời lái, đưa bành trướng của họ hướng sang phía đông. Họ đã cướp 2 quần đảo lấp lánh dầu hỏa, khoáng sản thiên nhiên… của VN là Hoàng Sa và Trường Sa năm 1974 và 1988, 1992..


Hôm nay Tổng thống Hoa Kỳ đã đặt quan hệ với Asean, với Châu Á là quan hệ chiến lược số 1 của cường quốc số 1 hành tinh này trong ít nhất là 4 năm tới.
Thực chất của mối quan hệ này là trận tuyến đối trọi Hoa Kỳ-Trung Quốc trong các động thái gây ảnh hưởng tại Châu Á, Asean về tất cả các phương diện kinh tế, quân sự, chính trị và ngoại giao.
Ta nói: đã hình thành thế Biển Đông và giai đoạn lịch sử này là thời Biển Đông, là do những lý do mô tả trên.


Ai sẽ thắng ở đoạn kết của thời Biển Đông? TQ hay Hoa Kỳ.
Thời Biển Đông sẽ là 1 giai đoạn lịch sử của thế giới, của TQ được ghi chép lại, đứng cạnh cùng với Xuân Thu, Chiến quốc …
Phải chăng “Thời Biển Đông” sẽ ghi lại sự tan rã một cách bền vững, thành các nước nhỏ, của 1 quốc gia luôn lấy chiến tranh để cướp bóc lãnh thổ các nước nhỏ, luôn lấy đàn áp khốc liệt để tiêu diệt ý chí độc lập của các quốc gia bị họ thôn tính…?
Bản đồ chính trị Châu Á sẽ thay đổi như thế nào sau Thời Biển Đông?.


1. Chuyến công du của Obama đến Châu Á.
Mục đích của Tổng thống Hoa Kỳ là dự hội nghị thượng đỉnh Asean Phnôm Pênh 11/2012.
Thông lệ ngoại giao, chuyến xuất ngoại đầu tiên của 1 Tổng mới đắc cử Hoa Kỳ sẽ khẳng định tính quan trọng chiến lược ngoại giao của Mỹ trong 4 năm dưới nhiệm kỳ của ông ta.
Năm nay, vừa tái đắc cử được 3 ngày, Tổng thống Obama đã khẳng định chuyến thăm Miến Điện trong khuôn khổ tham dự hội nghị thượng đỉnh Asean tháng 11/2012 tại Phnông Phêng.


Thông điệp chuyến xuất ngoại đầu tiên của Tổng thống Obama rất rõ ràng: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện trên diễn đàn Asean, để tham dự, ảnh hưởng vào các hoạt động của tổ chức này. Châu Á, Asean sẽ trở thành ưu tiên chiến lược số 1 của Hoa Kỳ, ít nhất là trong vòng 4 năm tới.
Cần nhắc 1 hiện tượng chính trị quan trọng trong thời gian này là căng thẳng Israel-Paletstin.
Những ngày Obama và Hillary Clinton thăm hỏi Châu Á là những ngày căng thẳng tại Trung Đông leo thang, hướng tới chiến tranh trên giải đất Gaza.


Sự việc, không một ai, trong số 2 nhà lãnh đạo chủ chốt của Hoa Kỳ, hoãn kế hoạch của mình tại Châu Á, khẳng định Châu Á đã thay vị trí của Trung Đông trong chiến lược ngoại giao Hoa Kỳ.
Để làm sức nặng cho nhận xét này, ta nhắc lại kế hoạch tham dự hội nghị thường niên ARF Asean của Condoleezza Rice năm 2005. Vị nữ ngoại trưởng Hoa Kỳ trong chính quyền của Tổng thống Bush đã hoãn tới Asean dự họp ARF, do xẩy ra căng thẳng tại Trung Đông.


Trong khuôn khổ của hoạt động ngoại giao, Tổng thống Obama đã thăm Thái Lan, một đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ. Tại Thái Lan, Obama và Thủ tướng Thái Lan đã bàn nhiều về khối TPP.
Tại Miến Điện, cuộc thăm đất nước đang tạo nên sự ngạc nhiên, bất ngờ của cả thế giới bằng những thay đổi dân chủ của họ, Tổng thống Obama đã thay mặt nước Mỹ văn minh, biểu dương sự dũng cảm của lãnh đạo nhà nước Miến Điện, truyền đến nhân dân Miến Điện thông điệp ủng hộ và cảnh giác với họ rằng: những cải cách này chỉ là bước đầu, khó khăn còn nhiều trước mặt.
Bài phát biểu của Tổng thống Obama tại giảng đường Đại học YANGON về dân chủ, về tự do, về nguồn gốc sức mạnh của chính trị Hoa Kỳ, … sẽ là nguồn cảm hứng và nguồn động viên lớn lao cho những người đang đấu tranh cho dân chủ Châu Á.
Hoạt động chủ yếu của Tổng thống Mỹ tại Cao Miên là những trao đổi về nhân quyền của Asean, về TPP, về cac xung đột tại Biển Đông…


“Tổng thống Obama đã xác định những quyền lợi quan trọng về an ninh quốc gia mà Hoa Kỳ cần đeo đuổi ở Châu Á.
Chính phủ của Tổng thống Obama đã tái cân bằng chính sách ngoại giao để tăng cường sự chú ý đến khu vực châu Á Thái Bình Dương. Theo lời cố vấn Donilon cố vấn An ninh Quốc gia của tổng thống, cách tiếp cận của Hoa Kỳ được dựa trên một kế hoạch đơn giản, Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương, có những quyền lợi không thể tách rời khỏi trật tự kinh tế, an ninh, và chính trị của châu Á; và do đó, sự thành công của nước Mỹ trong thế kỷ 21 gắn liền với sự thành công của châu Á”./ Theo VOA 23/11/2012.

TQ đã mua gần hết Asean.
Hội nghị thượng đỉnh Asean tại Phnôm Pênh là hiệp đụng độ chính trị quan trọng trực tiếp của Tổng thống Obama và Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo.
Bằng chứng là Thủ tướng Căm Pu Chia Hun-Sen đã bất chấp sự thật về hung hăng của TQ tại bãi cạn Scarborough thuộc Philippines từ tháng 4-6 /2012, đã bất chấp sự thật về căng thẳng tại Senkaku của Nhật 7-8/2012 , đã bất chấp sự thật về những leo thang chính thức xâm lược hành chính của TQ từ 8/2012 đến nay, đối với quần đảo của Việt Nam mà TQ chiếm giữ trái phép từ 1974: quần đảo Hoàng Sa.

Ông Hun Sen đã tuyên bố trước truyền thông quốc tế sai sự thật, khi nói rằng: có sự đồng thuận của Asean về giải quyết đối với các tranh chấp Biển Đông.
Ông Hun Sen nghĩ sao, nếu vấn đề độc lập Căm Pu Chia chỉ được giải quyết nội bộ giữa 2 nước Việt Nam và Căm Pu Chia năm 1989.
Chính Tổng thống Philippines đã bác bỏ điều phát biểu của Hun Sen.
Tổng thống Obama tại Hội nghị thượng đỉnh Phnông Pênh.

Nước Căm Pu Chia đã không xứng đáng làm Chủ tich luân phiên Asean. Căm Pu Chia đã bị TQ mua.


Những căng thẳng trên Biển Đông trong năm 2012 là rõ ràng, đo được bằng hàng trăm thuyền đánh cá TQ xâm phạm bãi Scarborough, đo được bằng hàng triệu đô la thiệt hại của kinh tế Nhật Bản, đo được bằng các văn bản Quốc Hội TQ về Hoàng Sa, ..Nhắm mắt trước sự thật đấy, không đoàn kết đấu tranh với lất lướt của TQ, các nước Asean đã tỏ ra hi vọng nhiều vào đồng tiền của TQ một cách mù quáng.
Được chứng kiến tận mắt những hoạt động ngoại giao của Ôn Gia Bảo phá hoại đoàn kết của Asean, chắc chắn Tổng thống Obama đã thu được những kinh nghiệm đáng kể.
TQ sẽ tan rã trong những năm tới.

Chuyến đi thăm Châu Á của Obama đã cho ta thấy những nét chính của ngoại giao Hoa Kỳ trong những năm tới.
Bao vây TQ bằng cách thắt chặt hơn nữa những quan hệ đồng minh đã có: thăm Thái Lan.
Tấn công gián tiếp TQ cách đề cao Dân chủ, Tự do.. ủng hộ dân chủ bao vây TQ: thăm Miến Điện. Chiến lược này tôi tạm gọi là “cây phi lao”. Khác với Đômino, khi 1 con bài bị ngã, các con bài đứng cạnh nhau cùng xụp hết, ” cây phi lao” có thể lan truyền: từ 1 cây ban đầu sẽ sinh ra nhiều cây mới, thành 1 hàng rào ” cây phi lao” chắn bành trướng TQ hữu hiệu.
Trực tiếp tham dự các hoạt động của Asean. Sẽ trực tiếp tham gia các giải quyết xung đột trên Biển Đông.


Phát triển khối kinh tế TPP.
Đối trọng lại các hoạt động của Hoa Kỳ, TQ đã dùng Căm Pu Chia, như 1 con bài “con ngựa thành Troa” để gạt Hoa Kỳ ra khỏi các vấn đề Biển Đông.
TQ cũng rải tiền và những hứa hẹn giúp đỡ kinh tế với những nước Asean khác như Thái Lan, Indonexia…
Tuy vậy, thời gian tới chắc chắn là thời gian suy thoái của đế quốc phong kiến TQ.

Thế giới còn chưa quên vụ thảm sát Thiên An Môn thì vụ Bạc Lai Hy đã đưa ra ánh sáng những thực hành trung cổ của quan chức TQ: buôn bán nội tạng người sống, những tù nhân diện tử tù.
Sự giầu có của các thân nhân Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo đã xóa hết những tin tưởng cuối cùng vào sự trong sạch lý tưởng của các lãnh tụ TQ, xóa hết những tin tưởng vào xã hôi công bằng do ĐCS TQ tuyên truyền.

Sự hy sinh to lớn của người Tây Tạng: những ngọn đuốc sống vì độc lập của quê hương, đang tố cao bản chất dã man của bạo lực phong kiến TQ trên đất nước Tây Tạng bị xâm lược.
Tây Tạng cũng là tấm gương để thức tỉnh những người Việt Nam còn hy vọng vào tình hữu nghị đường mật với TQ.
Phân hóa giầu nghèo, khả năng có hạn và tham vọng bành trướng lớn lao, khủng khoảng kinh tế thế giới và quyết tâm ngăn cản TQ của Hoa Kỳ …là những yếu tố đẩy nhanh TQ tới suy xụp.
Nếu Miến Điện bước vững chắc trên con đường dân chủ, nếu Việt Nam chuyển mình tích cực theo hướng dân chủ, thì sự tan rã của Đế quốc TQ là không tránh khỏi.

Kết luận.
Độc giả có thể nhìn vào tấm bản đồ TQ thời Tần Thủy Hoàng, trong bài này, để thấy sự bành trướng mạnh mẽ của TQ trong 2000 năm qua xuống phía nam.
Thử hỏi trong đám người biểu tình chống Nhật vừa qua vì nguyên nhân Senkaku, có bao nhiêu người sẽ nghĩ về 1 TQ thống nhất, có bao nhiêu người sẽ nghĩ về dân tộc Mãn Thanh của mình, dân tộc Mông Cổ của mình, dân tộc tại huyện Tây Hạ của mình,…
TQ đã và sẽ không phải là 1 dân tộc thống nhất.
“Thế lớn trong thiên hạ cứ tan lâu lại hợp, hợp lâu lại tan”.
là qui luật Hợp-Tan của TQ.
Kể từ khi Mao Trạch Đông lừa phỉnh cả nước TQ nghèo đói bị các nước tư bản xâu xé, về 1 xã hội công bằng XHCN, về 1 vị trí xứng đáng cho TQ trên trường quốc tế,…đến nay đã hơn 60 năm.
Niềm tin vào 1 TQ mới của Mao đã tàn lụi.
Những bất công trong xã hội tăng lên.
Đây là thời điểm TQ trượt xuống bên kia dốc của quá trình thống nhất đất nước.
Mà bên kia của sườn dốc Hợp là sườn dốc Tan.
Nước Hoa Kỳ tập trung vào Châu Á-Thái Bình Dương chính là tạo 1 động năng cho cú hích TQ trượt dốc.

© Nguyễn Nghĩa
© Đàn Chim Việt