mardi 30 avril 2013

Sài Gòn: Dân công bố hình ảnh 

tố giác 'côn an' đánh người tàn bạo

CSGT tên Lê Xuân Quang (mã số: 286) và cảnh sát cơ động trong ảnh (không mang bảng tên) đấm đá túi bụi vào người dân ngay vỉa hè đường CMT8, gần Võ Văn Tần.

Facebook Trang Phung - Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, chúng ta được học hành và tiếp thu nhiều kiến thức, thông tin đa chiều... Đã đến lúc dân mình phải dũng cảm đấu tranh với bè lũ chúng nó, đừng để chúng mặc sắc phục rồi hỗn láo với nhân dân, hãm hại nhân dân...

Hãy dũng cảm làm chứng, quay phim, thu âm, chụp ảnh những hành động dã man, xấc xược của những người mặc sắc phục. Đưa các thông tin lên công chúng, share rộng rãi để mọi người nắm bắt thông tin và bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chính mình. 

Hãy cẩn thận vì khi đã vào đồn chúng nó, chúng nó đập các tài sản (điện thoại, máy quay của mình ngay) và chối bay khi phải ra tòa, vì trong các đồn công an, không hề có camera hoạt động nên chúng nó rất manh động và thực sự, khi đối mặt với bè lũ này, chúng ta đang thấy nó đối xử với dân như kẻ thù.

Cảm ơn người dân đã đứng về phía nạn nhân, có người quay phim chụp ảnh tại hiện trường, nơi mà CSGT & cơ động đá túi bụi vào nạn nhân. Khi nào người dân thấy bất bình, sẵn sàng bảo vệ thì chúng ta sẽ không còn cảnh nhân dân bị ức hiếp bởi 'một bộ phận không nhỏ' công bộc của chúng mình.


Em đang cố gắng gặp gỡ người quay clip và nhờ người ta đưa lên, còn 1 số hình ảnh nữa. Sẽ hướng dẫn nạn nhân làm đơn tố cáo đến UBND và CA Quận 3 (nơi sự việc diễn ra) vì nạn nhân có vi phạm hành chính cũng không được dùng bạo lực với nạn nhân, trong tay chúng có gậy, có súng và có võ, đàn áp dân thường vậy là vi phạm pháp luật!

Khi vào đồn thì chúng nó không cho quay phim, nếu có chúng nó sẽ giật điện thoại và đập hết, chúng nó rất hùng hổ trong đồn, mọi người tuyệt đối không về đồn mà phải bắt chúng giải quyết tại hiện trường nơi có nhiều dân chúng làm chứng, về đồn là tụi đó không nương tay và lộ bản chất hết!

Khi nạn nhân bị 2 đứa quật ngã và đá vào người, 1 người dân nữa mà có chụp được 1 số ảnh, nhưng nhảy vào cứu nạn nhân nên không thể quay lại lúc lũ chúng nó xuống tay tàn bạo... 

Anh chị em nào có mặt tại hiện trường (đối diện TTĐM Ideas ở CMT8-Võ Văn Tần) có quay hay chụp được ảnh thì post lên để tạo ra một chiến dịch chống trả bọn 'cướp ngày' này nhé! Riêng nạn nhân thì chắc chắn sẽ khiếu kiện 2 tên cảnh sát giao thông và cơ động đánh người!


Hiện trường xảy ra vụ việc cảnh sát cơ cộng và cảnh sát giao thông đánh người. 

Tên CSGT Lê Xuân Quang có thể đã uống bia rượu, lúc này hành động rất vô lễ.


Cơ động trong hình, không mang bảng tên và từ chối cung cấp tên, dùng giày đá vào mặt nạn nhân.

Họ lấy xe máy của nạn nhân mà không để lại biên bản. Tên Lê Xuân Quang xấc xược và khi dẫn nạn nhân vào đồn, ra lệnh đóng cổng lại và không cho nạn nhân ra ngoài.
* Mọi người phải tuyệt đối cẩn thận, không về đồn công an mà không có người đi theo và người làm chứng là mình có vào đồn, vì họ có các thủ thuật đánh người dân mà không để lại vết tích bên ngoài, nhiều trường hợp đánh đến chết như chúng ta đã biết. Và chúng sẽ báo cáo là 'nạn nhân có sẵn bệnh, tự nhiên chết'.

Khi vào đồn, nguyên 1 lũ CSGT & cơ động ra lệnh đóng cổng, không cho nạn nhân ra ngoài. Dù là xin đi vệ sinh, chúng nói vệ sinh tại chỗ luôn, không cho đi, đồng thời nắm cổ áo nạn nhân và tuyên bố có thể đánh chết ngay tại đồn 
Các vết xây xát trên người nạn nhân khi bị tên CSGT Lê Xuân Quang và CS Cơ động quật ngã


Khi quật ngã nạn nhân, 2 tên đá tới tấp vào mặt nạn nhân. Có nhiều người dân vào can ngăn nếu không không biết hậu quả như thế nào.
Nếu không dùng tay che mặt và bụng, nạn nhân có lẽ nằm gục tại chỗ và tại đồn


 


Nhật và Trung Quốc bắt đầu cuộc "chiến tranh đất hiếm"?

Thứ ba 30/04/2013 09:02
ANTĐ - Ngày 26/04, Chính phủ Nhật Bản công bố “Kế hoạch cơ bản về Hải Dương”, trình bày phương châm chỉ đạo về chính sách hải dương trong vòng 5 năm tới. Với mục đích bảo vệ tài nguyên, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thúc đẩy tiến trình hợp pháp hóa công tác quản lý và bảo hộ các đảo ở các khu vực xa xôi hẻo lánh trên 4 quần đảo chính thuộc lãnh thổ của mình.


Bản kế hoạch này đã xây dựng chính sách đối phó với tàu thuyền Trung Quốc ở Senkaku và đề xuất xây dựng một trạm cung cấp hậu cần ở rạn san hô Okinotori (Nhật Bản gọi là đảo Okinotori - tiếng Nhật là Okinotorishima).

“Kế hoạch cơ bản về Hải Dương” chỉ rõ: “Nhật Bản sẽ xây dựng 2 trạm cung cấp hậu cần, 1 trạm đặt tại Okinotorishima ở điểm cực nam của Nhật và trạm ở điểm cực đông đặt tại khu vực phụ cận đảo Minami Tori (Minami Torishima) với nhiệm vụ là bảo đảm cung cấp hậu cần cho công tác điều tra hải dương”.

Với mục đích bảo vệ tài nguyên, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thúc đẩy tiến trình hợp pháp hóa công tác quản lý và bảo hộ các đảo ở các khu vực xa xôi hẻo lánh trên 4 quần đảo chính thuộc lãnh thổ của mình.

Theo bài báo, ngày 26 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã lần đầu tiên triệu tập một cuộc hội nghị “Hợp pháp hóa quản lý các đảo” với thành phần gồm đông đảo nhân sĩ các giới để thảo luận phương án thực hiện công tác lập pháp. Dự kiến đến hạ tuần tháng 6, Chính phủ Nhật Bản sẽ tham khảo báo cáo tổng kết của cuộc hội thảo này để chính thức khởi động tiến trình lập pháp.

Dảo Okinotori nằm ở điểm cực nam của Nhật Bản

Okinotorishima là một rạn san hô ở Thái Bình Dương nằm ở phía nam Nhật Bản. Mấy năm gần đây, chính phủ Nhật Bản chi tiêu khoản tiền rất lớn để nuôi trồng giống san hô nhân tạo ở rạn san hô này. Cùng với việc định danh cho nó là “một hòn đảo” nằm trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của mình, Nhật Bản cũng chuẩn bị công tác khai phá nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở khu vực biển này.

Ngày 11/09/2009, khi Ủy ban phân giới thềm lục địa của Liên hiệp quốc cử một tổ công tác đến giải quyết đề nghị của Nhật về quy hoạch thềm lục địa biển Thái Bình Dương ở phía nam Nhật Bản, Trung Quốc đã đệ trình ý kiến phản đối quyết liệt hành động của Nhật lên Liên hiệp quốc.

Về vấn đề này, phía Trung Quốc cho rằng đây là một rạn san hô chứ không phải là một hòn đảo, điều kiện tự nhiên không phù hợp cho con người cư trú và phát triển kinh tế nên không được coi là thuộc chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia, Nhật tự ý trồng san hô nhân tạo ở đây và hoạch định nó vào vùng thềm lục địa của mình là không có căn cứ.

Thế nhưng, các nhà phân tích không khó để tìm ra nguyên nhân thực sự khiến Trung Quốc quan tâm quá mức và phản đối quyết liệt hành động thể hiện chủ quyền chính đáng ở khu vực này của Nhật, tất cả đều xuất phát từ nguồn tài nguyên dầu mỏ và hơn hết là nguồn tài nguyên đất hiếm, tuy chưa thăm dò nhưng được dự đoán là có thể có ở đây.

Đáy biển xung quanh đảo Minami Tori có trữ lượng đất hiếm cực lớn

Năm 2009, một nhóm nghiên cứu thuộc đại học Tokyo đã phát hiện một mỏ đất hiếm khổng lồ dưới đáy biển xung quanh Minami Torishima. Cuối tháng 3 năm nay, các nhà khoa học của Cơ quan Khoa học và Công nghệ Hải dương - Địa cầu Nhật Bản và Đại học Tokyo đã xác nhận chính xác điều này. Kết quả phân tích những mẫu bùn cho thấy hàm lượng đất hiếm ở khu vực đó cao gấp 10 lần so với hàm lượng đất hiếm ở bờ biển Hawaii, Mỹ và gấp từ 20 tới 30 lần so với các mỏ đất hiếm của Trung Quốc.

Đất hiếm là nguyên liệu cực kỳ quan trọng đối với hoạt động sản xuất tàu vũ trụ, tên lửa đạn đạo, turbin gió, điện thoại di động, máy tính bảng, tivi và nhiều thiết bị điện tử khác. Hiện tại Trung Quốc cung cấp tới hơn 90% trữ lượng đất hiếm toàn cầu. Với trữ lượng khoảng 6,8 triệu tấn đất hiếm ở đây, với tốc độ sử dụng đất hiếm như hiện nay, các công ty Nhật Bản có thể sử dụng trong khoảng 230 năm mới hết.

Trở ngại lớn nhất đối với việc khai thác đất hiếm là độ sâu của mỏ, hiện nay, con người chưa thể khai thác đất hiếm ở độ sâu lớn hơn 5.000m. Chính vì vậy, Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ thử nghiệm tàu lặn có người lái Giao Long với định hình thiết kế lặn sâu 7000m dưới đáy biển.

Họ chế tạo con tàu này nhằm mục đích thăm dò, khảo sát nguồn tài nguyên dưới đáy đại dương mà đất hiếm là một mục tiêu hàng đầu. Vì vậy, tuy Okinotorishima chưa xác định được là có đất hiếm hay không, nhưng việc Tokyo định xây trạm hậu cần ở đây cùng với Minami Torishimađã làm Bắc Kinh cảnh giác.


Nhật Bản đang chuẩn bị những gì để ứng phó với Trung Quốc hung hăng?

Thứ ba 30/04/2013 09:07
(GDVN) - Nếu Quân đội Trung Quốc đổ bộ lên đảo thì không thể đuổi họ đi, Nhật ứng phó bằng cách đưa lực lượng cả 3 quân chủng sang Mỹ học tác chiến đoạt đảo.

Tờ tuần san “Thời đại” Mỹ vừa đăng bài viết “Hạm đội Nhật Bản đến bang California – sau đó đi đâu?” của phóng viên Kirk Spitzer.

Bài viết cho rằng, tháng tới, Nhật Bản sẽ điều một lực lượng chưa từng có gồm tàu chiến, binh sĩ và máy bay tới miền nam bang California, Mỹ để tham gia một cuộc diễn tập tác chiến đổ bộ. Nhà lãnh đạo Nhật Bản hy vọng, đây sẽ là bước đi đầu tiên trong chuyển đổi sách lược quốc phòng và lực lượng mặt đất của Nhật Bản.

Hạm đội Nhật Bản sẽ đi xuyên qua đại dương rộng lớn, đến Mỹ để huấn luyện và tiến hành diễn tập quân sự đoạt đảo và kiểm soát lãnh thổ. Nguyên nhân dẫn đến cuộc diễn tập này chắc chắn là do Trung Quốc ngày càng tăng cường sức mạnh quân sự và trở nên hằn học hơn (trong tranh đoạt lãnh thổ với láng giềng).

Trong tuần qua, Nhật Bản tuyên bố họ có kế hoạch điều 3 tàu chiến tiên tiến nhất, lớn nhất, 250 binh sĩ lực lượng mặt đất và máy bay trực thăng, đến doanh trại Pendleton tại bang California, cùng lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ tiến hành diễn tập quân sự đổ bộ.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ tiến hành huấn luyện 3 tuần ở đó, học hỏi đổ bộ đoạt bãi, diễn tập máy bay trực thăng và tập kích thuyền máy nhỏ, phối hợp với tàu tiếp tế bố trí sẵn, và thực hiện các hành động liên hợp với lực lượng của phía Mỹ và các nước khác.

Tàu tấn công đổ bộ Shimokita lớp Ohsumi, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Mặc dù nhiều năm qua, lực lượng mặt đất của Nhật Bản từng tiến hành huấn luyện và diễn tập với lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ, nhưng cuộc diễn tập “Dawn Blitz” (Tia chớp bình minh) là một hoạt động có quy mô lớn nhất cho đến nay.

Đây sẽ là lần đầu tiên lực lượng mặt đất Nhật Bản cùng với tàu chiến Nhật Bản tham gia diễn tập ở nước ngoài kể từ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Lực lượng WaiR sẽ lên tàu sân bay trực thăng Hyuga và tàu tấn công đổ bộ Shimokita, vượt qua Thái Bình Dương đến bang California.

Trước đây, khi đến California huấn luyện với lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đều trực tiếp bay từ Nhật Bản đến Mỹ, sử dụng tàu chiến của Hải quân Mỹ tiến hành huấn luyện trong thời gian ngắn. Nội dung của cuộc diễn tập lần này gồm có sinh tồn, huấn luyện trên biển trong thời gian dài và triển khai hành động tác chiến trên tàu.

Mặc dù Nhật Bản không điều máy bay chiến đấu tham gia cuộc diễn tập “Dawn Blitz”, nhưng Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản sẽ điều 5 sĩ quan tham gia cuộc diễn tập lần này. Ba quân chủng Lực lượng Phòng vệ Biển/Mặt đất/Trên không của Nhật Bản đều tham gia một cuộc diễn tập là một trường hợp rất hiếm thấy.

Mỹ-Nhật diễn tập đổ bộ đoạt đảo.

Trong 10 năm qua, nội bộ Nhật Bản luôn xảy ra tranh luận về vấn đề xây dựng, phát triển khả năng tác chiến đổ bộ.

Theo bài báo, Trung Quốc bắt đầu trở nên hung hăng, hăm dọa trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở một số đảo.

Các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhanh chóng ý thức được, nếu Trung Quốc điều quân ra đổ bộ lên đảo, thì Nhật Bản sẽ khó khăn khi tác chiến đoạt lại đảo.
Việt Dũng

dimanche 28 avril 2013

DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TUẪN TIẾT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG Mất Nước


DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TUẪN TIẾT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG Mất Nước.
Mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng hy sinh hoặc tuẫn tiết trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng để cho chúng ta tôn vinh và đời đời nhớ ơn...
1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lạt 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM. 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt. 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vinh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
39-
…………………………….. và còn rất nhiều, rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

*****Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.

Nhìn lại hàng ngũ quân đội trên thế giới, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Trong lúc mọi người đang tưởng niệm về ngày 30.4.1975, thì đã có không biết bao nhiêu người hiện nay, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của người lính VNCH, họ cố tình quên đi qúa khứ để được vinh thân phì da, quên đồng đội, quên những những người chiến hữu từng sát cánh ngày nào trên khắp các chiến địa....Thật xấu hổ cho những loại người nầy!

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người đang dấn thân tiếp tục chiến đấu liên tục cho ngày quang phục quê hương. Họ vn luôn nghĩ tới những người xưa đã VỊ QUỐC VONG THÂN, họ đã vì DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM của một quân nhân quân lực VNCH....Chúng tôi kính phục họ, chúng tôi hãnh diện vì họ, họ đang sống những ngày đáng sống trên các phần đất tạm dung. Họ chính là những quân nhân ưu tú của quân lực VNCH.

Một điều rất may mắn nữa là hầu hết người Miền Nam, xưa nay vẫn biết ơn người lính năm nào, nhất là sau ba mươi tám năm qua, đã biết hết cảnh đổi đời oan nghiệt. Giờ đây xin mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng ra đi trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng cho chúng ta được tôn vinh và đời đời nhớ ơn...

Anh hùng có tử...nhưng khí hùng nào bất tử.
Kính dâng lên linh hồn các anh những nén hương của tuổi trẻ hậu duệ VNCH nhân mùa quốc hận 30.4 năm nay.
……………………..

CÂU CHUYỆN TUẪN TIẾT Đặng Sỹ Vinh,
Thiếu tá BTL CSQG30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

 
Vào khoảng đầu năm 1974, Thiếu Tá Vinh, vợ và 7 người con dọn về sinh sống ở một khu bình dân, ngoài ngoại ô vùng Sài Gòn.

Theo một người hàng xóm cho biết. Và sau một thời gian rất ngắn, gia đình của Th/Tá Vinh được sự thông cảm, và quí mến của bà con lối xóm. Người con trai đầu lòng của Th/Tá Vinh chừng 30 tuổi, Tr/Uy Quân Y, sau khi tốt nghiệp trường Dược (Pharmacist Of medical School), và người con gái út khoảng 15 tuổi.

Gia Đình của Th/Tá Vinh là một gia đình sung sướng, hạnh phúc, nếu Sài Gòn đừng có rơi vào tay bọn Cộng-sản miền Bắc. Theo lời kể lại của hàng xóm về chuyện Th/Tá Vinh, người nắm một chức vụ trong Bộ Cảnh Sát Quốc Gia tại Sài Gòn. Chừng 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, thì bà con xung quanh kề cận với gia đình Th/Tá Vinh, nghe vài tiếng súng nổ, xuất phát từ trong nhà của Th/Tá Vinh.

Sau khi thấy không còn nguy hiểm, thì những người lối xóm bước vô trong nhà của Th/Tá Vinh. Họ đã chứng kiến Th/Tá Vinh, vợ, và 7 người con nằm kế bên nhau, trên một chiếc giường, tất cả đều đã chết, do thương tích từ viên đạn xuyên qua thái dương.

Kế bên là bàn ăn, là bữa ăn rất tươm tất. Kế đó là 9 cái ly uống nước trên bàn, mối cái ly đều có dấu vết tích để lại một chất bột màu hồng, đọng lại dưới đáy mỗi cái ly. Có lẽ đây là thuốc ngủ, mà trước đó Th/Tá Vinh đã cho mỗi người trong gia đình uống.

Sau đó tử tự bằng súng lục Colt45. Một cái tủ sắt đã mở sẵn, Th/Tá Vinh đã để lại vài trăm ngàn đồng tiền mặt, tương đương chừng $500 US dollars, cùng với một bức thư ngắn, do chính tay Th/Tá Vinh viết: “Bà Con mến, Mong Bà Con niệm tình tha thứ cho gia đình chúng tôi, bởi vì chúng tôi không muốn sống dưới chế độ Cộng-sản này.

Nên chúng tôi đã chọn cái chết, và chính cái chết đó, có thể đem lại sự buồn phiền đến với bà con. Xin nhờ bà con báo tin này đến người chị (em) của tôi tên là ..., ở ..., và dùng số tiền này, để lo chôn cất cho gia đình chúng tôi. Xin đa tạ Đặng Sĩ Vinh”.
 
(E.M. from Tuấn Phan)
Những Lần Thoát Chết Của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu


Tổng Thống Thiệu Đã Thoát Chết Như Thế Nào ?




Thứ Hai, 22 tháng Tư năm 2013 23:07

Tác Giả: Nguyễn Tiến Hưng


Nhân dịp kỷ niệm ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tạ thế, 29 tháng Chín, xin đặc biệt giới thiệu một số chi tiết về những ngày cuối của ông tại Việt Nam, trong khung cảnh nhiễu nhương của miền Nam đang hấp hối. Tác giả là Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng tại một Đại học ở miền Đông Hoa Kỳ, nguyên Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Ông có những quan hệ đặc biệt với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại sứ Graham Martin và sau 1975 đã thu thập dữ kiện, kể cả tài liệu sống của những người trong cuộc, để viết về thân phận Việt Nam Cộng Hoà. Sau cuốn “The Palace Files” bằng Anh ngữ xuất bản năm 1986, được Cung Thúc Tiến chuyển qua Việt ngữ, ông đã viết cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” cho độc giả Việt Nam, xuất bản năm 2005.


 

Tài liệu kế tiếp là cuốn sách có tựa đề “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” sẽ xuất bản nay mai. Đây là một phần trong Chương 18 của cuốn sách trên, liên hệ đến hoàn cảnh của Tổng thống Thiệu sau khi phải từ chức và ra khỏi Việt Nam. Chúng tôi xin cảm tạ tác giả và xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả…

THOÁT CHẾT LÚC RA ĐI


Đám đông đứng dọc đại lộ ngước lên nhìn những chiếc phản lực xé mây tung cánh sắt. Trên đài danh dự, quan khách chăm chú theo rõi cuộc duyệt binh vĩ đại. Các binh chủng trong những bộ quân phục đủ mầu theo nhau diễn hành. Từng lớp rồi lại từng lớp, xe tăng thiết giáp lừ lừ lăn bánh, trông thật oai hùng. Bất chợt, một chiếc xe dừng lại ngay trước khán đài. Viên sĩ quan chỉ huy bước xuống, rồi đứng vào thế nghiêm giơ tay chào. Người chủ tọa ngồi ghế giữa đứng lên để chào lại. Nhưng ông vừa đứng lên thì tiếng súng nổ đùng đùng, một loạt đạn bắn xả vào hàng ghế danh dự.

Đó là quang cảnh tại Cairô vào ngày 6 tháng 10, 1981. Hôm ấy là ngày Ai Cập kỷ niệm chiến thắng Do Thái năm 1973. Tổng thống Anwar El Sadat hãnh diện chủ tọa cuộc diễn binh với những khí giới tối tân nhất. Khi ông đứng lên để chào người sĩ quan, những kẻ sát nhân từ trong xe nhảy bổ ra hô lên thật to “Death to Pharaoh,” (Chết cho Pharaô) rồi bắn ông ngã gục. Cùng chịu số phận với ông là một số quan khách, gồm cả Đại sứ Cuba, một tướng lãnh, và một giám mục.

Ngồi xem tivi chiếu cảnh này buổi sáng hôm ấy, chúng tôi giật mình nhớ lại câu chuyện Tổng thống Thiệu kể chỉ mới gần một năm trước đó. Ông kể rằng vào ngày Quân Lực năm 1974 (20 tháng Sáu), ông rất ưu tư về nguy cơ bị hạ sát trong lúc duyệt binh. Mà cũng dễ thôi, vì ông phải ngồi ngay trên khán đài để duyệt từng đoàn quân với đầy đủ vũ khí các loại, trên không thì A-37, F5 bay rợp trời, làm sao mà kiểm soát cho hoàn toàn được là tất cả vũ khí đều không có nạp đạn như luật lệ về diễn binh quy định? Nếu có âm mưu ám sát thì chỉ cần gài một vài người ăn mặc quân phục đeo súng có nạp đạn đi lẫn vào đoàn quân diễn hành là đủ rồi. Trong Chương 21, chúng tôi có trích dẫn về dịp ông Thiệu đi duyệt binh một lực lượng năm ngàn nhân dân tự vệ đầy đủ võ trang đứng dàn chào. Ông nói với nữ ký giả Oriana Fallaci: “Muốn giết tôi thì chỉ cần một viên đạn đến từ một khẩu súng là xong.”

Đó là hè 1974. Đến mùa xuân 1975 thì có vụ ném bom Dinh Độc Lập.

Trong suốt thời gian lãnh đạo, ông Thiệu đã gặp nhiều nguy hiểm, nhưng vụ ném bom sáng ngày 8 tháng Tư là lần đầu tiên hành động sát hại trở nên rõ ràng và cụ thể. Lúc ấy tin đồn thổi về đảo chính âm ỷ từ ngày này sang ngày kia. Sau khi mất Đà Nẵng thì đêm đêm, chúng tôi cũng thấy có nhiều binh sĩ canh gác tại các hành lang Dinh Độc Lập. Dù sao, độ nguy hiểm của vụ ném bom tương đối cũng không cao lắm, vì khuôn viên tòa nhà này rất rộng, thả vài quả bom mà trúng đúng mục tiêu thì cũng khó: khi chiếc máy bay nhào xuống thả bom đợt đầu, hai quả đã rơi xuống khu sân vườn.

Tuy nhiên, chỉ hơn vài tuần sau đó, âm mưu ám sát lần cuối cùng đã có xác suất thành công rất cao. Xuýt nữa thì ông Thiệu đi về thế giới bên kia chứ không phải sang Đài Loan. Và nếu như vậy thì hằng năm Lễ Tưởng Niệm ông sẽ là ngày 25 tháng Tư chứ không phải 29 tháng Chín. Chuyện này thì cho tới ngày tạ thế, chính Tổng thống Thiệu cũng không biết rõ. Bản thân chúng tôi cũng chỉ mới biết gần đây.

Đảo Chính, Đảo Chính!
Theo như chuyện Tổng thống Thiệu kể lại và nghiên cứu thêm thì chúng tôi đếm ra cũng đã có tới ít nhất là sáu lần ông bị đe dọa, hoặc vì một lý do nào đó làm ông cảnh giác về đảo chính. Trước hết, để kiểm điểm lại những nguy hiểm trong thời gian ông lãnh đạo cho mạch lạc, chúng tôi xin nhắc lại vài trường hợp đã ghi trong cuốn KĐMTC:

•Năm 1968

Nguy hiểm đầu tiên là vào dịp bầu cử Tổng thống Hoa kỳ năm 1968. Sau vụ ông tháu cáy với Tổng thống Johnson vào giây phút cuối (tuyên bố ngay trước ngày tuyển cử là không tham gia Hòa đàm Paris) để giúp ông Nixon thắng cử, chính phủ Johnson phẫn nộ và Bộ trưởng Quốc Phòng Clark Clifford đã tính lật đổ ông. Từ đảo chính tới sát hại thì cũng không bao xa, như đã xảy ra cho vị tiền nhiệm của ông. Tác giả Seymour Hersh trong cuốn “The Price of Power,” sau khi đúc kết các tài liệu về vụ này đã tiết lộ rằng sau cuộc bầu cử 1968, chính ông Kissinger đã báo động cho phía Nixon về mưu đồ của Bộ trưởng Quốc Phòng Clifford và cảnh cáo: “Nếu ông Thiệu chịu chung một số phận với ông Diệm thì tất cả các dân tộc trên thế giới sẽ nghĩ rằng làm kẻ thù của Mỹ có thể là nguy hiểm, chứ làm bạn với Mỹ chắc chắn là chết”

TT Thiệu kể lại rằng trên đường từ Dinh Độc Lập tới Quốc Hội, ông hết sức lo ngại có thể ông bị CIA ám sát nếu như TT Johnson và Phó TT Humphrey biết trước được là ông sắp sửa bác bỏ kế hoạch hòa bình của Hoa Kỳ và phá hoại cơ hội thắng cử của Humphrey. “Và nếu họ muốn ám sát tôi thì cũng dễ thôi. Rồi sau đó cứ việc đổ cho Việt cộng hoặc là do ‘âm mưu đảo chính.’ ”

Khi kể về chuyện này, ông Thiệu cho rằng chính vì ông đã cưỡng lại áp lực của Mỹ lúc ấy mà kéo dài thêm đời sống của VNCH được gần sáu năm.

•Năm 1972

Vào mùa thu 1972, sau khi ông Thiệu nhất định không chấp nhận ký Hiệp Định Paris, TT Nixon áp đảo tinh thần ông bằng cách nhắn khéo về đảo chánh. Trong bức thư đề ngày 6 tháng 10, 1972, Nixon viết: “Tôi yêu cầu Ngài cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một tình huống có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968.”
Richard Nixon.

Biến cố năm 1963 là đảo chánh và ám sát Tổng Thống Diệm mà chính ông Thiệu đã tham dự. Còn biến cố 1968 thì đã đề cập trên đây: chính Nixon và Kissinger cực lực phản đối và cứu được ông Thiệu. Nhưng tới 1972 thì lại đến lần hai ông này đi theo con đường cũ. Về đe dọa của các ông Nixon – Kissinger thì hai chuyên viên trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia là Roger Morris và Anthony Lake đã viết cho Kissinger một phúc trình (ngày 21 tháng 10, 1972) trong đó có nói tới các phương cách lật đổ ông Thiệu. Sau này Morris xác nhận: “Tôi bảo Tony rằng hai đứa mình phải cho Henry hiểu rõ là ta sẵn sàng thanh toán Thiệu”. Chắc là có mặc cảm về những đe dọa ấy nên sau này ông Kissinger cũng đã viết cho ông Thiệu, vào đầu năm 1980: “Giá như ý định của Tổng Thống Nixon và của tôi là phản bội Ngài, thì chúng tôi đã có thể làm như thế từ đầu năm 1969 rồi.”

 

TT Thieu & Kissinger


•Năm 1973

Mặc dù có những lời đe dọa ghê gớm ấy, ông Thiệu vẫn chống đối không chấp nhận bản hiệp định. Nhưng khi ngày đăng quang nhiệm kỳ hai gần kề, Tổng thống Nixon muốn cho hình ảnh hòa bình chiếu sáng, ông không ngần ngại nói rõ hơn về việc đảo chánh. Ông viết cho ông Thiệu: “Tôi nhất quyết cho phê chuẩn bản Hiệp Định vào ngày 23 tháng Giêng, và sẽ ký vào ngày 27 tháng Giêng, 1973 tại Paris. Tôi sẽ làm việc này dù phải làm một mình… Kết quả không tránh khỏi sẽ là việc cắt viện trợ quân sự và kinh tế ngay lập tức, mà dù có sự thay đổi về nhân sự trong chính phủ của Ngài cũng không thể cứu vãn được…” (Thư ngày 14 tháng Năm, 1973).

Trong ngôn ngữ chuyên môn về mối bang giao Hoa Kỳ-VNCH, “thay đổi nhân sự” là câu nói nhẹ, đồng nghĩa với việc đảo chính. Năm 1963, khi việc chuẩn bị lật đổ TT Ngô Đình Diệm đang tiến hành ráo riết, TT Kennedy, trong một buổi phỏng vấn với Walter Cronkite trên đài CBS, đã nhắc tới nhu cầu “thay đổi nhân sự.” Thông điệp ấy đã là tín hiệu ‘bật đèn xanh’ từ cấp cao nhất để cho tướng lãnh đảo chính.

•Ngày Quân Lực 1974

Về nguy hiểm vào ngày này như đã đề cập trên đây, chúng tôi hỏi Tổng thống Thiệu là tại sao trong ngày 20 tháng Sáu những năm trước cũng có duyệt binh mà ông không lo, chỉ có năm 1974?

Ông Thiệu giải thích rằng sau Hiệp định Paris là tới lúc phải thành lập “Hội Đồng Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc”, một hình thức chính phủ liên hiệp với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Cộng Sản. Tiến bộ về việc này thì hầu như không có gì, và cuộc đàm phán ở La Celle St. Cloud gần Paris thì bị ngừng từ ngày 16 tháng Tư, 1974. Ông Kissinger rất bất mãn và đang gây áp lực cho ông Thiệu phải làm lẹ việc này. Lúc ấy thì ông Kissinger rất mạnh vì ông Nixon như bị tê liệt vì vụ Watergate, sắp phải từ chức. Ông Thiệu biết rằng vào lúc ấy ông không là người lãnh đạo thích hợp với kế hoạch ‘hòa bình trong danh dự’ của hai ông Kissinger và Nixon, nên luôn đề cao cảnh giác về khả năng bị loại trừ.

Sự việc này có thể cắt nghĩa được là tại sao sau Hiệp định Paris ông cho thiết kế một trung tâm chỉ huy dưới lầu hầm Dinh Độc Lập. Đây là nơi được trang bị đầy đủ với máy phát điện, đường điện thoại riêng biệt, đài phát thanh, rađiô liên lạc với tướng lãnh, một cái giường nhỏ và một cái gối mây. Tổng thống Thiệu rất cẩn thận, luôn luôn sẵn sàng để đề phòng những trường hợp biến loạn có thể xẩy ra.

•Ngày tám tháng Tư, 1975

Một quả bom thật to chọc thủng bãi trực thăng trên nóc Dinh Độc lập, lọt xuống rồi nổ tung. Ông Thiệu vừa ngồi xuống bắt đầu ăn tô phở ở một bàn nhỏ ngoài hành lang trên lầu bốn, cận vệ vội tới đưa ông vào ngay thang máy để xuống lầu hầm. Đầu tháng 4 là thời gian có nhiều chống đối từ mọi phía đòi ông Thiệu phải từ chức. Chúng tôi nghe vậy cũng ái ngại, nhưng thấy ông vẫn bình tĩnh, chỉ hơi cáu kỉnh khi nghe báo cáo về một số quý vị thuộc đảng Dân Chủ tại Quốc Hội đã quay lại chống ông.

Về biến cố hôm ấy, bà Thiệu kể là trái bom lại rơi trúng ngay chỗ mỏng nhất của bãi trực thăng. Mùi khét tỏa ra khắp nơi khi những tấm thảm giầy bốc cháy dữ dội. Lúc ấy bà bị kẹt cứng trong phòng vì cháu bé người làm đang lo sắp xếp quần áo đã sợ quýnh lên, tay run lẩy bẩy, không tìm và mở được cái khóa vào cầu thang. Một lúc sau mới có sĩ quan đến giúp bà xuống hầm trú ẩn. Khói bay lên nghi ngút làm bà như ngạt thở.

•Ngày 21 tháng Tư, 1975

“Tôi sẽ nói cho ông Thiệu rõ tôi đã đi đến một kết luận vô tư là nếu ông ta không chịu từ chức thì các tướng lãnh dưới quyền ông sẽ bắt buộc ông làm điều này,” đại sứ Martin báo cáo (ngày 21 tháng Tư) cho Ngoại trưởng Kissinger về việc ông sẽ cố thuyết phục TT Thiệu từ chức. Ý ông đại sứ muốn nói là sẽ có đảo chính.

Thoát chết lúc ra đi
Sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, tân Tổng thống Hương vẫn để ông lưu lại trong Dinh Độc Lập. Nhưng rồi có nhiều áp lực đòi ông Thiệu phải rời khỏi Việt Nam, nếu không thì phía Cộng sản không chịu điều đình với “một chính phủ Thiệu không Thiệu.” Nhân dịp có tang lễ Tổng thống Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, Đại sứ Martin báo cáo về Washington: “Ông Hương nói ông ta sẽ đề cử cả hai ông Thiệu và Khiêm làm Đại sứ Lưu động và gửi hai người sang Đài Loan mệnh danh là một phái đoàn đại diện ông để phúng điếu tang lễ ông Tưởng Giới Thạch. Tôi nghĩ rằng mọi chuyện đã được sắp xếp với phía Đài Loan.”

Thực ra, ngoài việc ông Thiệu phải ra đi để dễ hơn cho việc đàm phán về một giải pháp chính trị, Tổng thống Hương còn lo ngại cho sự an toàn của ông. Ông Đại sứ thêm: “Tổng thống Hương nói với tôi là ông ta lo ngại cho sự an toàn của cựu Tổng Thống Thiệu… Bởi vậy ông Hương yêu cầu chúng ta giúp cho ông Thiệu ra đi thật kín đáo và sớm nhất có thể.”

Ngoài những mưu toan nguy hiểm cho ông Thiệu từ các phe phái, Tổng thống Hương còn để ý tới một khía cạnh cá nhân: sự bất hòa giữa hai tướng lãnh Nguyễn Văn Thiệu và Dương Văn Minh. Sự bất hòa đã có mầm mống từ lâu và mọi người đều biết. Như chúng tôi đã đề cập tới trong Chương 11, chính ông Thiệu đã cố vấn Tổng thống Hương là chớ đề cử Tướng Minh làm Thủ tướng vì sẽ rất nguy hiểm. Việc ông Minh không ưa gì ông Thiệu thì cũng đã công khai. Bởi vậy vào giờ chót, Tổng thống Hương muốn đưa ông Thiệu ra khỏi Việt Nam trước khi ông Minh lên nắm chính quyền. Ông Martin viết: “Tổng Thống Hương nhất quyết là ông Thiệu phải ra khỏi nước đã rồi lúc đó ông ấy mới đi tới quyết định cuối cùng là trao quyền cho ông Big Minh.”

Đó là về sự cần thiết và thời điểm ra đi, nhưng còn cách ra đi thì làm sao cho được an toàn?

Chi tiết chuyến đi của hai ông Thiệu và Khiêm từ Bộ Tổng Tham Mưu ra phi trường Tân Sơn Nhất thì nhân viên CIA là Frank Snepp đã kể lại và chúng tôi cũng có đề cập tới trong cuốn KĐMTC. Ông Snepp và một nhân viên khác là Joe đã giấu vũ khí dưới chỗ ngồi trong xe vì lo sợ tái diễn vụ sát hại như trường hợp hai anh em Tổng thống Diệm.

Mới đây, câu chuyện từ lúc Tổng thống Thiệu rời bỏ Dinh Độc Lập tới Bộ TTM và ra phi trường được Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận kể lại rất chi tiết. Ông Phận là một trong đoàn tùy tùng tám người (cuối cùng chỉ có bảy người) của Tổng thống Thiệu và bốn người của Thủ tướng Khiêm được Tổng thống Hương cho đi tháp tùng theo như yêu cầu của ông Thiệu. Diễn biến có thể tóm tắt như sau: “Vào khoảng 7 giờ 30 tối, Tổng Thống Thiệu thay bộ đồ bốn túi trong phòng ngủ rồi qua phòng nhỏ bên cạnh nghiêng đầu qua cửa sổ nhìn xuống. Dưới sân, bên cạnh thềm tam cấp một xe Mercedes mầu xanh đậm đã đậu sẵn. Người lái xe là Đại Tá Nhan Văn Thiệt. Thấy mọi việc đã sẵn sàng, Tổng thống Thiệu vội vã rút trong hộc tủ cây Browning đã lắp đạn, ông khóa chốt an toàn rồi cho vào túi áo. Ông xuống tầng trệt bằng thang máy. Khi cánh cửa mở ra thì Đại Tá Trần Thanh Điền đã túc trực tại đó. Ông vừa bước xuống bậc tam cấp thì lại cũng vào lúc có hai binh sĩ (tên là Sanh và Khình) xuất hiện làm ông giật mình. Thực ra là họ chỉ đến để đổi gác. Ông Thiệu và ông Điền lanh lẹ bước vào xe. Đại tá Điền ngồi bên phải của Tổng thống Thiệu ở băng sau. Như vậy là ông Điền đã ngồi vào chỗ chánh thức của Tổng thống và chịu làm Lê Lai cứu Chúa! Vừa ngồi vào xe, ông Thiệu hỏi ‘có mấy cây súng?’ Đại tá Điền đáp: ‘có hai cây, một cây dài, một cây ngắn.’”

Theo như vậy thì vào lúc đó Tổng thống Thiệu đã nhận thấy ông bị nguy hiểm trên đường tới Bộ Tổng Tham Mưu (ta nhớ lại là Tổng thống Diệm đã bị sát hại trên đường tới Bộ TTM). Việc ông Điền ngồi vào chỗ chính thức của Tổng thống thì cũng trùng hợp với câu chuyện ông Thiệu kể cho chúng tôi là khi đi xe tới dự nghi lễ bên Quốc Hội hay nơi khác, ông thường ngồi ngay bên cạnh tài xế lái xe chứ không ngồi chỗ dành cho tổng thống ở băng sau.

Khi đoàn xe tới phi trường Tân Sơn Nhất, Thiếu tá Phận kể lại là đã “giật mình khi nhận ra cả khu vực phi trường tối om. Dường như hệ thống điện hoàn toàn bị cắt… Đoàn xe chạy vòng qua khu dành riêng cho hãng Air America của cơ quan tình báo Mỹ. Khi sắp tới đường băng, tất cả xe đều tắt đèn di chuyển trong bóng đêm. Sau đó một chiếc máy bay lù lù hiện ra dưới chân trời nhờ đèn trong buồng máy cháy sáng, một loại máy bay giống như DC6. Khi tới gần chiếc máy bay, đoàn xe bất thần thắng gấp vì thấy có bóng người… Xe Tổng thống Thiệu bị bao vây bởi ba chiếc xe Chevrolet to lớn. Xa xa trong bóng đêm, xung quanh chúng tôi xuất hiện nhiều người Mỹ vạm vỡ, vận thường phục, súng M16 dựng đứng bên hông, trong thế tác chiến. Rồi hình ảnh ông Đại sứ Graham Martin hiện ra tại chân cầu thang máy như một vị thần hộ mạng.”

Chuyện này làm cho chúng tôi mới hiểu được tại sao khi nói về chuyến ra đi của Tổng thống Thiệu, Đại sứ Martin cứ nói úp úp mở mở là “Ông Thiệu đã ra đi trong điều kiện hết sức khó khăn,” và “chúng tôi đã để ý và cố gắng sắp xếp mọi chi tiết.”

Thì ra, mọi chi tiết được sắp xếp gồm cả việc cắt điện để phi trường tối om và việc đoàn xe phải di chuyển trong bóng đêm. Khi máy bay đáp xuống thì đã có sẵn một toán lính Mỹ canh gác để đề phòng những biến động có thể xẩy ra vào phút chót, thí dụ như việc ngăn chận không cho máy bay cất cánh. Vì sao như vậy? Vì một việc xẩy ra trước đó mấy ngày. Vào lúc 10 giờ đêm ngày Chủ nhật 20 tháng Tư t ại Tân Sơn Nhất, một nhóm binh sĩ với võ trang nặng bao vây, định ngăn chận chiếc C-141 của Mỹ chở người di tản không được cất cánh (xin xem Chương 7).

Thiếu tá Phận cũng kể lại là “Trung tá Nguyễn Phú Hiệp, phi công chiếc máy bay Air Viet Nam 727 có lệnh ứng trực, chuẩn bị sẵn sàng, chỉ dành riêng cho Tổng thống Thiệu sử dụng… và cũng vào thời gian này thì một vài đơn vị trưởng các đơn vị phòng thủ thủ đô, và các đơn vị đóng quân gần khu vực phi trường Tân Sơn Nhất lại được nghe dư luận rỉ tai là ‘ông Thiệu sẽ dùng Air Viet Nam để ra khỏi nước.’ ”

Thật rõ ràng là lệnh cho phi công Hiệp ứng trực chiếc máy bay Air Viet Nam 727 và tin đồn về ‘ông Thiệu sẽ dùng Air Viet Nam ra khỏi nước’ là những sắp xếp để đánh lạc hướng những kẻ mưu sát vì khi đó ông Martin đã nhận được nhiều thông tin tình báo về âm mưu sát hại ông Thiệu ở ngoài khơi.

Theo kế hoạch này thì chiếc máy bay Air Vietnam mà ông Thiệu định dùng để ra đi sẽ bị bắn rơi khi ra khỏi không phận Việt Nam. Bởi vậy, trong vòng bí mật, ông Martin đã gọi ngay chiếc máy bay riêng của mình từ Thái Lan sang Tân Sơn Nhất để bốc ông Thiệu. Để bảo mật tối đa thì dù có dùng điện thoại đặc biệt an toàn của tòa đại sứ để báo cáo về Tòa Bạch Ốc, ông Martin cũng vẫn không tiết lộ chi tiết mà chỉ nói mập mờ. Tuy nhiên, lúc tới sát nút rồi thì ông phải nói cho rõ.

 

Douglas C118 tương tực chiếc phi cơ CIA (Aie America) đã đưa hai ông Thiệu Khiêm và tùy tùng đi Đài Bắc

Mời độc giả theo dõi vài đoạn trong thông điệp ngày 25 tháng 4 (in kèm chương này) của đại sứ Graham Martin gửi về Tòa Bạch Ốc:

Số 250420 – Chỉ mình ông xem và qua đường giây Martin

Sàigòn số 0736 – FLASH (Cấp tốc)

Chuyển Ngay

Ngày 25 tháng 4, 1975

Gửi tới: Tướng Brent Scowcroft
(Phụ Tá An Ninh Tổng Thống Ford)

“Thông điệp này xác nhận câu chuyện tôi nói vòng vèo qua điện thoại vừa mới đây. Lúc muộn chiều hôm qua, Tổng thống Hương nói với tôi là ông ta lo ngại cho sự an toàn của cựu Tổng Thống Thiệu. Nói chung, dường như ông ta cũng đã biết về một thông tin mà chúng tôi đã nhận được nhiều lần, đó là có một số phần tử của Không Quân Việt Nam là những người có ý kiến hết sức chống đối Thiệu và Khiêm, đã nói rằng hai ông này sẽ không rời khỏi Việt Nam mà còn sống nguyên vẹn (gạch dưới là do tác giả). Chúng tôi biết rằng những phần tử này đang để ý chiếc máy bay thường dùng để chuyên chở các nhân vật cao cấp VIP của chính phủ đi ngoại quốc…

“Tôi đã xếp đặt với Tướng Hunt ở NKP (Nakhom Phanom, Thái Lan) để ông ta gửi một chiếc C-118 tới Sàigòn sẵn sàng chiều nay. Chúng tôi cũng sẽ sắp xếp hết sức kín đáo để đưa hai ông Thiệu và Khiêm lên máy bay và cất cánh thật nhanh. Chúng tôi đã suy nghĩ về việc này và chúng tôi chắc chắn rằng sẽ có thể làm hết sức nhanh để nếu có sự can thiệp nào thì chiếc máy bay đó cũng đã (cao bay xa chạy) ra quá tầm có thể truy kích được rồi…

“Bởi vậy, trừ phi có chỉ thị ngược lại và ngay tức khắc từ chính ông Ngoại Trưởng, tôi sẽ tiến hành theo như trình bày trên đây. Ông Bộ trưởng không cần phải có hành động nào vào lúc này, trừ khi có người đặt vấn đề (tại sao lại) dùng máy bay quân sự, một điều tôi nghĩ khó có thể xẩy ra.…

Trân trọng
Martin

Về việc này chúng tôi có hỏi Đại tá Nguyễn Quốc Hưng hiện ở Salem, Oregon. Khi đó, ông là Phó Trưởng phòng Đặc trách Khu trục, thuộc Phòng Tham Muu Phó Hanh Quan tại Bộ Tư lệnh Không quân. Ông Hưng xác nhận là có chuyện này va nay vẫn còn nhiều nhân chứng. Chúng tôi hy vọng quý vị còn lại trong Không quân có thể giúp thêm chi tiết xác thực, nơi đây thì chỉ có thể trình bày lại ý kiến của Đại tá Hưng.

Ông Hưng cho biết là có một nhóm trong Không Quân thực sự có âm mưu này và đã theo sát chiếc máy bay Boeing 727 là chiếc lãnh đạo cao cấp thường dùng trong những chuyến đi xuất ngoại. Sau cùng thì họ giao cho một sĩ quan ở Cần Thơ thuộc Sư Đoàn 4 Không Quân lo việc này. Ở phi trường Cần Thơ có loại máy bay khu trục A-37 và cả phản lực F5. Kế hoạch là tại Tân Sơn Nhất có những người được chỉ định theo rõi thật sát các chuyến bay, đặc biệt là chiếc Air Vietnam Boeing 727. Khi nào thấy hai ông Thiệu và Khiêm lên máy bay thì sẽ báo cho Cần Thơ để phản lực cất cánh bay thẳng ra khơi và sẽ bắn rơi chiếc máy bay chở ông Thiệu và ông Khiêm, ở khoảng 100 cây số cách bờ biển.

Nếu như vậy thì cũng chẳng có tang tích, chẳng có chứng cớ gì về vụ sát hại. Trừ một số người rất nhỏ trực tiếp dính líu thì không ai biết tin tức gì về việc này. Lúc ấy là đêm 25 rạng ngày 26 tháng Tư rồi, khi dầu sôi lửa bỏng đã lên tới cực điểm, mọi người chỉ còn có thể lo cho chính bản thân, nên cũng chẳng ai để ý tới chuyện gì xảy ra cho ông Thiệu.

Đại tá Hưng cũng cho biết lúc ấy ở ngoài khơi cũng có những máy bay luôn luôn thay nhau theo dõi. Chúng tôi hỏi ông xem nhóm người nào ra lệnh cho phi công ở Cần Thơ? Ông trả lời là do một phe nhỏ chống ông Thiệu ở ngay Bộ Tư Lệnh Không Quân. Đại tá Hưng thêm rằng: về vấn đề đảo chính nói chung thì chính hai Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan đều không đồng ý và đã khuyên không được làm như vậy.

Sau cùng thì hai ông Thiệu, Khiêm lại không đi chuyến Boeing 727 mà đi chiếc C-118 của Đại sứ Martin. Đại tá Hưng kể là vài ngày hôm ấy cứ thấy Đại sứ Martin ra ra vào vào phi trường Tân Sơn Nhất.

Tối muộn cùng ngày 25 tháng 4, 1975, ông Martin báo cáo về Tòa Bạch Ốc:

Số 251510Z – Chỉ mình ông xem và qua đường giây Martin

Sàigòn – C738 – Cấp tốc

Chuyển ngay

Ngày 25 tháng 4, 1975

Gửi tới: Tướng Brent Scowcroft

Người gửi: Đại sứ Graham Martin

Tham chiếu: Sàigòn 0736

1. Vào lúc 9 giờ 20 phút chiều nay, một chiếc C-118, có đuôi số 231 đã cất cánh từ Tân Sơn Nhất cùng với cựu Tổng thống Thiệu và cựu Thủ tướng Khiêm. Họ đã bay sang Đài Loan nơi mà anh ông Thiệu làm đại sứ VNCH. Công việc sắp xếp rất xuôi xẻ. Tôi đã tháp tùng họ lên máy bay và tôi cho rằng sự vắng mặt của họ ở đây sẽ giảm bớt được sự xôn xao có thể xẩy ra.

2. Chúng tôi sẽ không bình luận gì về việc này ở đây. Phi hành đoàn từ NKP (Nakhon Phanom, Thái Lan) bay chiếc C-118 của tôi tới Davis-Montohn và tới nơi nghĩa trang. Tôi nghĩ rằng hai ông cũng sẽ không tuyên bố gì cả trừ phi và cho tới khi chuyện này lộ ra ở Đài Loan.

Trân trọng,
Martin

Khi chiếc máy bay có đuôi số 231 sửa soạn cất cánh, Đại sứ Martin đã có mặt tận cửa máy bay để tiễn ông Thiệu. Dù buồn thảm và cam chịu số phận, ông Thiệu vẫn đi thủng thẳng, cố giữ phong độ. Ông quay lại cám ơn ông Martin đã dàn xếp chuyến đi. Với một giọng xúc động, ông Martin đáp lại: “Thưa tổng thống, đó là điều tối thiểu tôi có thể làm. Xin tạm biệt và chúc ngài may mắn.”

Nhìn lại lịch sử thì thấy ông Thiệu đã thật may mắn. Không những chính ông, ông Khiêm mà cả chuyến Air Vietnam 727 cũng may mắn. Nếu như không có sự can thiệp của ông Martin thì những người khác cũng đã cùng chịu chung một số phận. Đó là phi công Hiệp, các nhân viên khác trong phi hành đoàn, và 12 người trong phái đoàn của cựu tổng thống và thủ tướng, họ đều đã bị chôn vùi dưới đáy biển cùng với chiếc Boeing 727. Trong số này có Đại tá Cầm, Chánh Văn Phòng và là người chúng tôi làm việc gần gũi, có Đại tá Đức, người đã ôm hồ sơ mật Dinh Độc Lập đưa đến tư gia trao chúng tôi vào đêm ngày 22 tháng Ba. Rồi cả Thiếu tá Phận, người vừa kể lại câu chuyện về những ngày cuối của TT Thiệu ở Sàigòn. Những người khác gồm mấy sĩ quan gần gũi Tổng thống Thiệu (Đại tá Điền, Thiệt; Trung tá Chiêu, Bác sĩ Minh, Đại úy Hải, và binh sĩ Nghị); và phái đoàn của Thủ tướng Khiêm (Trung tá Châu, Thiếu tá Thông, và ông Đăng Vũ).

Nguyễn Tiến Hưng










































jeudi 25 avril 2013

Mỹ và đồng minh lên kế hoạch chiến tranh chống Trung Quốc?


"Báo cáo Tình báo Hàng ngày" (Mỹ) ngày 16/4 trích tài liệu của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) cho biết, Mỹ và các nước đồng minh châu Á, đặc biệt Australia và Nhật Bản, đang thúc đẩy các kế hoạch chuẩn bị chiến tranh chống Trung Quốc. 

Mỹ dự định phát động trận chiến Không - Biển chống Trung Quốc? Ảnh Internet

Tài liệu của ASPI được tiết lộ mang tên “Kế hoạch chiến tranh không thể tưởng tượng: Trận chiến trên không - trên biển và tác động đối với Australia”, bao gồm các nội dung kế hoạch chuẩn bị chiến tranh chống Trung Quốc. Tài liệu cho biết chiến lược cho trận chiến trên không - trên biển được phát triển 3 năm qua của Lầu Năm Góc là bộ phận không thể thiếu trong chính sách "trở lại" châu Á của chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên tất cả các mặt trận ngoại giao, kinh tế, thương mại và quân sự.

Trong khi nền kinh tế toàn cầu ngày càng xấu đi, Mỹ quyết tâm sử dụng sức mạnh quân sự để bổ sung cho sự suy giảm kinh tế và ngăn chặn Trung Quốc trở thành một thách thức đối với sức mạnh của Mỹ tại châu Á và trên thế giới. Nhà phân tích Ben Schreer của ASPI cho biết Lầu Năm Góc đang toan tính một chiến lược quân sự nhằm phát động và đánh thắng trong cuộc chiến tranh lớn chống Trung Quốc.

Trận chiến Không - Biển là chiến lược phòng thủ chống lại cuộc tấn công mạnh mẽ của Trung Quốc - một phản ứng trước những khả năng phát triển quân sự ngày càng tăng của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang làm xói mòn sự thống trị trên biển của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Lầu Năm Góc dự định phát động một cuộc chiến tranh chủ yếu sử dụng các loại tàu chiến, máy bay chiến đấu và tên lửa nhằm phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng quân sự và bao vây phong tỏa làm tê liệt kinh tế Trung Quốc mà không cần xâm lược.

Tài liệu của ASPI mô tả Trận chiến Không - Biển sẽ đối phó với các chiến lược của Trung Quốc "bằng cách đáp trả một cuộc tấn công mở đầu của Trung Quốc, sau đó tiến hành một chiến dịch làm tê liệt các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của PLA, sử dụng các loại tên lửa phá hủy các hệ thống vũ khí trên bộ và phong tỏa từ xa các tàu thuyền thương mại của Trung Quốc ở eo biển Malacca cũng như các nơi khác".

Tài liệu nhận định: "Cuộc chiến có thể leo thang nhưng dưới ngưỡng chiến tranh hạt nhân". Nghĩa là, Mỹ sẽ không để xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân đầy đủ.

Tuy nhiên, nhà phân tích Schreer của ASPI cho rằng chiến dịch làm tê liệt các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của PLA có thể dẫn đến nguy cơ Trung Quốc phản ứng quyết liệt, kể cả sử dụng các loại vũ khí hạt nhân. Nói cách khác, nếu Mỹ phá hủy khả năng theo dõi các tên lửa đang trên đường bay tới mục tiêu, Trung Quốc sẽ cho rằng đây là một cuộc tấn công hạt nhân và có thể phản ứng bằng vũ khí hạt nhân.

Đến nay, các kế hoạch chuẩn bị cho chiến lược Trận chiến Không - Biển của Lầu Năm Góc không chỉ dừng lại trên giấy tờ. Thực tế, Mỹ đã và đang tổ chức lực lượng quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kể cả tăng cường các căn cứ quân sự tiền phương để đối phó với các cuộc tấn công tên lửa, bố trí lực lượng rộng lớn hơn trong khu vực, tập trung 60% tài sản của hải quân Mỹ ở châu Á và phát triển một thế hệ vũ khí mới nhằm phát động một cuộc chiến tranh trên biển và trên không bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Đồng thời, lợi dụng CHDCND Triều Tiên như một cái cớ, Mỹ đang hợp tác với Nhật Bản xây dựng các hệ thống chống tên lửa đạn đạo trong khu vực để sẵn sàng đáp trả cuộc chiến tranh hạt nhân của Trung Quốc.

Lầu Năm Góc xác định Nhật Bản và Australia là trung tâm trong các kế hoạch chiến tranh và hai nước "sẽ trở thành đồng minh tích cực trong suốt chiến dịch". Nhật Bản sẽ được coi là tuyến đầu của bất cứ cuộc chiến tranh nào với Trung Quốc và các căn cứ Mỹ tại Nhật Bản, đặc biệt ở Okinawa, là một bộ phận quan trọng trong các kế hoạch bao vây phong tỏa các tàu chiến và tàu ngầm Trung Quốc, đồng thời quân đội Nhật Bản sẽ là lực lượng bổ sung cần thiết cho quân đội Mỹ.


TTK

Mỹ ủng hộ Việt Nam về Hoàng Sa?

Cập nhật: 05:30 GMT - thứ năm, 25 tháng 4, 2013

Tổng lãnh sự Lê Thành Ân trong cuộc gặp

Tổng lãnh sự Lê Thành Ân (người thứ hai bên trái) trong cuộc gặpTổng lãnh sự Hoa Kỳ Lê Thành Ân vừa có chuyến thăm và làm việc với giới chức UBND huyện Hoàng Sa.

Tuy là đơn vị hành chính đặt ra để quản lý quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, ủy ban nhân dân huyện Hoàng Sa lại đặt ở TP Đà Nẵng vì quần đảo này đã bị Trung Quốc hoàn toàn chiếm đóng.
Việc ông tổng lãnh sự, một trong các đại diện ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ tại Việt Nam, tới thăm và làm việc với củ tịch UBND huyện, có thể được xem như hành động thừa nhận hiện diện của đơn vị hành chính này.
Thông tin về chuyến thăm được Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Đặng Công Ngữ xác nhận với BBC chiều thứ Năm 25/4.
Trang mạng của huyện Hoàng Sa cũng đưa tin "Chiều ngày 23/4/2013, Đoàn công tác của Tổng lãnh sự Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh do ông Lê Thành Ân [dẫn đầu] cùng các tham tán và viên chức chính trị đã đến thăm và làm việc với UBND huyện Hoàng Sa".
Ông Lê Thành Ân sắp kết thúc nhiệm kỳ ba năm làm Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh, bắt đầu từ tháng 8/2010.
Sự có mặt của ông Lê Thành Ân tại Đà Nẵng trùng hợp với chuyến thăm của tàu khu trục USS Chung-Hoon cùng tàu cứu hộ USNS Salvor với thủy thủ đoàn gần 400 người.
Chuyến thăm của hai tàu chiến Mỹ kéo dài từ 21/4-25/4.

Ủng hộ giải pháp hòa bình

Cuộc làm việc của ông Lê Thành Ân tại trụ sở UBND huyện kéo dài khoảng 45 phút, chủ tịch huyện Hoàng Sa Đặng Công Ngữ cho BBC biết.
"Ông Ân đã tìm hiểu tình hình địa phương, và hai bên thảo luận cơ sở để sau này hợp tác và cùng chia sẻ," ông nói.
Đây là quan điểm lâu nay của Hoa Kỳ đối với các tranh chấp tại Biển Đông.
Mới đây Trung Quốc chính thức phát hành Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và công bố Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia 5 năm lần thứ 12, trong đó có những nội dung liên quan Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa).

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói về bản đồ của Trung Quốc

  • Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
  • Việc Trung Quốc lưu hành bản đồ và công bố quy hoạch nêu trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; không phù hợp với tinh thần DOC, gây căng thẳng và phức tạp tình hình ở Biển Đông. Bản đồ và quy hoạch trên là hoàn toàn vô giá trị”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị chiều thứ Tư 24/4 đã lên tiếng phản đối, nói đây là hành động "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam".
Trong cuộc tiếp xúc cử tri ở Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cũng khẳng định, chủ quyền quốc gia là "bất khả xâm phạm" trước câu hỏi của các cử tri về vấn đề biển đảo, theo Vietnamet đưa tin.

Trang mạng của huyện Hoàng Sa tường thuật về chuyến thăm của lãnh sự Hoa Kỳ: "Trong không khí trao đổi cởi mở và thẳng thắn, Đoàn công tác của Tổng lãnh sự Mỹ bày tỏ lập trường ủng hộ giải pháp hòa bình đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông; khẳng định sự cần thiết hợp tác để đảm bảo chủ quyền, đảm bảo hòa bình và an ninh, an toàn, tự do hàng hải, tự do thương mại bình thường trên Biển Đông, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982".
Việt Nam và Trung Quốc đều đang có các chương trình hành động khẳng định chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

vendredi 19 avril 2013

Cảnh sát bắt sống nghi can số Hai Dzhokhar Tsarnaev

Nghi can số Hai Dzhokhar Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi, đã bị bắt.
Nghi can số Hai Dzhokhar Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi, đã bị bắt.
 
19.04.2013
Cảnh sát đã bắt sống Nghi can số Hai trong vụ nổ bom ở Boston sau một cuộc truy lùng gắt gao kéo dài cả ngày ở khu vực Boston

Cảnh sát đã bao vây nghi can Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi, trốn bên trong một chiếc thuyền trong sân sau của một ngôi nhà ở Thị trấn Watertown vùng ngoại ô Boston. Tin cho hay Dzhokhar bị thương nhưng chưa rõ mức độ trầm trọng của thương tích.

Dân chúng vỗ tay hoan hô khi cảnh sát và nhân viên cấp cứu lái xe ra khỏi thị trấn Watertown.

Chỉ huy trưởng Cảnh sát bang Massachusetts Tom Alben hết sức biết ơn những gì đã xảy ra trong buổi tối thứ Sáu, nói rằng nhân viên của ông kiệt sức nhưng đã thành công.

Thống đốc Massachusetts Deval Patrick cám ơn tất cả nhân viên công lực về sự hợp tác và phối hợp.

Cả hai ông đều cám ơn quần chúng đã cung cấp hàng ngàn thông tin bằng điện thoại cho cảnh sát và FBI, trong đó có cú điện thoại giúp bắt được nghi can lẩn trốn bên trong chiếc thuyền.

Lên tiếng trước báo giới có mặt tại Tòa Bạch Ốc tối thứ Sáu, Tổng thống Obama nói rằng cả nước biết ơn người dân thành phố Boston, người dân bang Massachusetts và các nhân viên công lực mà ông gọi là tuyệt vời. Tổng thống nói rằng hai kẻ đánh bom đã thất bại vì người Mỹ không chấp nhận bị khủng bố.

Cảnh sát cũng nói rằng có 3 người đang bị thẩm vấn ở thành phố New Bedford, Massachusetts vị liên can đến vụ đánh bom.

Chưa đầy 30 phút sau khi cảnh sát Massachusetts dỡ bỏ lệnh ở trong nhà cho cư dân trong thị trấn Watertown hôm thứ sáu, người ta nghe thấy tiếng súng nổ trong khu phố và cảnh sát đã tiến vào.

FBI đã xác định Dzhokhar Tsarnaev và anh trai Tamerlan là nghi can hai vụ đánh bom liên tiếp tại cuộc đua marathon ở Boston hôm thứ Hai. Vụ nổ bom đã giết chết 3 người và làm bị thương 176 người khác.

Hai nghi can này đã được nhận diện chỉ vài giờ sau khi FBI công bố hình ảnh của họ với hy vọng công chúng sẽ nhận diện được.

FBI cho biết đã có video quay cảnh Dzhokhar đặt một ba lô trên lề đường trước khi xảy ra vụ nổ bom.

Tamerlan đã bị giết chết trong một cuộc đọ súng với cảnh sát tại thị trấn Watertown tối thứ năm sau khi hắn và em trai cướp một cửa hàng thực phẩm và giết chết một nhân viên an ninh tại Trường Đại học Công nghệ Massachusetts (MIT). Hai nghi can này cũng đã đánh cắp một chiếc xe và ném lựu đạn và chất nổ vào cảnh sát trong một cuộc truy đuổi.

Hai anh em Tsarnaev xuất thân từ Chechnya và đến khu vực Boston khi còn nhỏ. Các thành viên gia đình và bạn bè nói họ không thể tin rằng cả hai có thể thực hiện một tội ác khủng khiếp như vậy.

Nhưng một người chú đang sống ở ngoại ô Washington gọi hai anh em này là những kẻ vô tích sự và đã làm cho tất cả người Chechnya mang tiếng xấu.

Công ty Nga khai thác dầu khí Nam Côn Sơn 


 

Thursday, April 18, 2013 12:12:46 PM

MOSCOW 18-4 (NV) - Đại công ty năng lượng Gazprom của Nga dự tính bắt đầu sản xuất khí đốt từ ngòai khơi biển Việt Nam từ Tháng Sáu tới đây, theo hãng tin Ria Novosti hôm Thứ Năm.



Bản đồ các lô dầu khí Việt Nam trên Biển Đông tại các khu vực Nam Côn Sơn và Tư Chính Vũng Mây. Đường vạch đứt đoạn bắc nam trên bản đồ là “Lưỡi Bò” ngang ngược tuyên bố chủ quyền của Trung quốc. (Hình: tài liệu của các ông Lê Minh Phiếu và Dương Danh Hy)


Nguồn tin thuật lời loan báo của ông Vitaly Markelov, phó tổng giám đốc điều hành công ty Gazprom như vậy và cho biết trong năm 2012, công ty này đã mua lại quyền dò tìm và khai thác tại hai lô 05-2 và 05-3 thuộc khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn của Việt Nam.

Tại khu vực này, Việt Nam đã có nhiều mỏ dầu và khí đốt khai thác từ nhiều năm qua.

Hai mỏ khí đốt hóa lỏng đã mở tại hai lô vừa nói có tên là Mộc Tinh và Hải Thạch với trữ lượng ước tính khoảng 55.6 tỉ mét khối khí đốt và 25 triệu mét khối khí hóa lỏng.

Hai lô 05-2 và 05-3 cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 320 km.

Công ty Nga dự trù khoan 16 giếng ở độ sâu từ 2,000 mét đến 4,600 mét để khai thác. Các lô này nằm trên đường “Lưỡi Bò” mà Trung quốc ngang ngược vẽ vạch để đòi chủ quyền gần hết Biển Đông, lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực.

Tháng Tư năm ngoái, Gazprom mua lại các cổ phần mà công ty Anh quốc BP (British Petroleum) đã phải hủy bỏ vì áp lực từ Trung Quốc.

Năm 2007, BP bị áp lực của Bắc Kinh ngưng họat động tại các mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh với số vốn đầu tư 2 tỉ USD nhưng đến năm 2009 mới chính thức rút lui. BP từng có hợp đồng giữ 75.9% cổ phần tại mỏ Hải Thạch.

Việt Nam nhiều lần tuyên bố các vùng biển phân lô dầu khí để dò tìm và khai thác trên thềm lục địa là hoàn toàn thuộc chủ quyền chính đáng của nước mình, theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS).

Khi công ty Nga Gazprom ký hợp đồng với tập đoàn dầu khí quốc doanh Petro Việt Nam, Bắc Kinh cũng đã lên tiếng phản đối, đồng thời nói “đã có biện pháp ngăn chặn.”

Ngày 11 tháng Tư, 2012, báo đảng Cộng sản Trung quốc dẫn lời Đặng Trọng Hoa, Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Biên Giới và Hải Dương Trung Quốc, nói: “Chúng tôi đã chính thức phản đối và có biện pháp ngăn chặn các hành động bất hợp pháp này.”

Tại Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngọai Giao CSVN nói với báo chí ngày: "Các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay, bao gồm cả các dự án hợp tác với Gazprom, đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982."

Ông Nghị nói thêm rằng “Việt Nam hoan nghênh đối tác nước ngoài hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trên cơ sở luật pháp Việt Nam. Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam."

Gazprom cũng là tập đoàn quốc doanh lớn của nước Nga. Liệu áp lực của Bắc Kinh ép được Gazprom hay không nếu đụng phải những thành phần không dễ ép.(TN)