jeudi 29 septembre 2011

 XHCN, qua thực thi đấu tranh giai cấp, tạo ra nhửng con người mất hết nhân tính. Coi sinh mạng con người như cỏ rác. 
Nhửng công bọc, nhiệm vụ thực thi luật pháp, lại có hành xử tệ hại không khác băng đảng côn đồ.

Nghi trộm, Phó Trưởng công an xã đánh chết dân
TPO - Nhận tin báo từ quần chúng có nghi can trộm cắp, Phó trưởng Công an xã cùng các công an viên xuống hiện trường. Tuy nhiên, thay vì giải quyết sự việc theo luật định, các công an viên lao vào đấm đá làm nạn nhân tử vong tại chỗ.
Các bị cáo tại tòa
Các bị cáo tại tòa.
Vụ việc vừa được TAND TP Hà Nội xét xử sáng qua, 27-9. Theo cáo buộc, khoảng 21 giờ ngày 7-6-2010, anh Nguyễn Phú Trung đi bộ vào nhà Nguyễn Viết Thư (SN 1964, trú ở xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
Nghi ngờ anh Trung vào nhà trộm cắp, Thư đẩy anh này ra khỏi nhà. Cùng lúc, anh Trung lấy bồ cào hơ hơ định tấn công Thư liền bị Thư lao vào đấm liên tiếp vào mặt rồi đẩy anh này ra đường.
Chứng kiến sự việc, một người dân đã gọi điện cho công an viên của xã đến giải quyết, gồm: Lê Văn Hoan, Nguyễn Viết Cương và Phó Trưởng công an xã Vũ Đình Nghĩa. Tuy nhiên, thay vì làm đúng chức trách, các công an viên lao vào đấm đá liên hồi.
Trong đó, công an viên Nguyễn Viết Cương gí dùi cui điện vào người nạn nhân rồi tiện tay đập liên tiếp chiếc còng số 8 vào đầu, giữa mặt làm anh Trung lún xương sọ.
Trong vụ án, điều đáng phê phán nhất chính là cách hành xử của Phó Trưởng công an Vũ Đình Nghĩa. Với nhiệm vụ giữ gìn an ninh khu vực, đáng ra, Nghĩa phải hành xử theo đúng với chức năng được giao, tuy vậy, khi thấy các đồng nghiệp lao vào đánh đấm, Nghĩa cũng tham gia đấm đá nạn nhân.
Tại toà, khi được vị chủ toạ hỏi: “việc làm của các công an viên cũng như của bị cáo là đúng hay sai?”, Nghĩa điềm nhiên đáp: “Chúng tôi làm đúng, nếu các tội phạm thản nhiên đưa tay cho chúng tôi còng, sẽ không bao giờ có chuyện các chiến sỹ phải hy sinh”.
Với thái độ này, kiểm sát viên giữ quyền công tố tại toà lớn tiếng: “Nhà nước có cho phép các anh ngang nhiên đánh người? Đánh cho toạc đầu, chảy máu rồi bỏ mặc đó, không cần biết họ sống chết như nào?”. Nghe đến đây, Nghĩa mới lí nhí đáp: “Bị cáo sai rồi!”.
Dù không bị xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng HĐXX đã cân nhắc hành vi thiếu trách nhiệm của Nguyễn Văn Định - Trưởng công an xã Thuỷ Xuân Tiên. Trong quá trình xảy ra vụ việc, các công an viên đã báo cáo tình hình và đề xuất phương án thả anh Trung (do có biểu hiện tâm thần) và đã được ông Định đồng ý. Nhưng, anh Trung đã bị đánh, đấm quá nhiều, gây thương tích nặng và tử vong sau đó không lâu.
Như vậy, theo phân tích của vị chủ toạ, đáng lẽ có thể xem xét hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến chết người của Trưởng công an xã.
Sau khi xem xét toàn diện vụ án, Toà tuyên phạt bị cáo Vũ Đình Nghĩa 8 năm tù. Các bị cáo còn lại nhận mức án từ 7 năm đến 7 năm 6 tháng tù theo cùng tội danh giết người.

Đài Tiếng nói VN, VOV = Voice Of Vẹm (Tiếng nói của Vẹm (vua nói láo, an ngang nói ngược, chuyện có nói không, chuyện không nói có, đổi trắng thay đen.....)

Không rõ là từ hồi nào đến giờ, mỗi khi nghe đài hay đọc báo chí lề phải tôi thường có “một cảm giác kì quặc”... mơ hồ... tên lại trùng tên! Nếu là “tin tức” tận đẩu tận đâu thì tôi hay tự nhủ... để đó, cần phải kiểm chứng lại. Còn những “tin tức”... mà khả năng mình có thể “tai nghe mắt thấy” thì...cần trừ hao... một nữa. Ấy vậy mà đôi khi vẫn lầm vì... "giá cả" đưa ra quá... thách!

Hôm 23/09/2011 bản tin phát lúc 18 giờ của Đài Tiếng nói VN có phát một bản tin mà tôi có thể “bắt tận tay, quay tận mặt” được vì nó nói về địa phương tôi đang sinh sống. Nội dung bản tin đại loại là vậy: 

“Sáng nay vào lúc... giờ, tuyến đê bảo vệ lúa sản xuất vụ 3 tại xã Tân Hội thuộc Thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã bị vỡ. Nước lũ đã nhấn chìm toàn bộ diện tích hơn 2000ha lúa đã được khoảng độ 25 ngày tuổi. Ước tính thiệt hại khoảng chừng 4 tỷ đồng”. Hết bản tin! 

Vốn là một người sống ở một tỉnh thuần nông như Đồng Tháp từ nhỏ đến nay, khi nghe bản tin trên tôi không khỏi phì cười vì cách “nói giảm” của nhà đài rất dốt nát và lố bịch. Bởi vì lúa đã 25 ngày tuổi (thực tế thì lúa đã gần 40 ngày tuổi rồi), tức là đã trải qua mấy “công đoạn kĩ thuật” như sau - chi phí mỗi công đất tối thiểu phải là: 

1. Cày xới, trục chạc: 160.000đ/công 
2. Lúa giống: 1 giạ = 140.000đ/công 
3. Diệt mầm (tức diệt cỏ dại) 15.000đ/công 4/ 
4. Diệt ốc bưu vàng: 50.000đ/công 
5. Chí ít cũng phải “tống” 2 cử phân: > 600.000đ/công 
6. Công thuê mướn: > 100.000đ/công 

Vị chi >1.000.000đ/công với lúa 25 ngày tuổi. Số ngày tuổi càng cao thì chi phí cũng tăng theo. Như vậy: Với 2000ha lúa bị mất trắng, người ta dễ dàng tính được “thiệt hại” là không dưới 20 tỷ đồng của nông dân đã “cho không biếu không”… bà Thủy! 

Với cách “nói giảm tỷ lệ 1/5” … vô tội vạ như thế thì cụ Nguyễn Khuyến khi “khóc Dương Khuê” hay Tố Hữu… thôi rồi Lượm ơi chắc phải lạy dài, chối chết! Cũng với cách “nói giảm” tràn lan nên xã hội Việt nam không phải “thiên đường trong địa ngục” mới là chuyện… phi lý! 


Âm mưu Hán hóa - Sửa lịch sử để kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh trùng ngày với Quốc Khánh Trung Quốc

Dân Làm Báo Dư luận nóng lên về chuyện đèn lồng Trung Quốc bởi vì nó sờ sờ ra trước mặt... những cái đèn lồng. Dư luận cũng nguội xuống bởi đèn lồng được lệnh gỡ bỏ. Nhưng những việc làm thay đổi lịch sử để Lào Cai, một tỉnh giáp giới Trung Quốc, tưng bừng ăn mừng kỷ niệm đúng vào ngày hội lớn của Trung Quốc là một âm mưu thâm độc của những kẻ bán nước lẫn cướp nước. Những hình ảnh người dân Lào Cai "ăn mừng" sẽ được khai thác dưới những hình thức, chiêu bài khác nhau, nằm trong chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc, từng bước thống trị Việt Nam. Vì thế...

Vào lúc giữa khuya bước sang ngày 28 tháng 9, họ đã âm thầm vào sửa dữ kiện trên trang web chính phủ của Lào Cai để xóa chứng tích đánh tráo lịch sử.
*
Những gì đã xảy ra 
Lồng đèn Trung Quốc

Ngày 15/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã có công văn gửi UBND TP về việc phối hợp triển khai thực hiện chỉnh trang đô thị trên địa bàn nhân kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (1/10/1991 - 1/10/2011), đề nghị chỉ đạo nhân dân không trang trí, treo đèn lồng Trung Quốc trên các tuyến phố [1]

Hơn 1 tuần sau, trước những phản đối rộng rãi của dư luận, ngày 23/09 Sở VH-TT&DL tỉnh Lào Cai đã đề nghị với UBND TP chỉ đạo dừng ngay việc treo đèn lồng trên các tuyến phố, phối hợp với các ngành để chỉ đạo tốt việc trang trí, chỉnh trang đô thị nhân kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh [2]

Dư luận có thể dừng lại ở việc treo đèn lồng Trung Quốc, lên án việc đó là không phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và sau đó hoan nghênh tinh thần biết lắng nghe của lãnh đạo Lào Cai. Tuy nhiên, nhiều sự kiện khác cho thấy những dấu hiệu đã và đang có một âm mưu đen tối từng bước kéo Việt Nam rơi vào quỹ đạo nô lệ Trung Quốc. 

Sang đến ngày tái lập tỉnh của Lào Cai 

Trong bài viết "1 tháng 10: Dấu ấn ngày tháng của thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ 5?", blogger Vũ Đông Hà đã dẫn dắt những dữ kiện thông tin từ chính trang web Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, trong đó có 2 dữ kiện quan trọng về lịch sử Lào Cai: 

Ngày thành lập tỉnh của Lào Cai là 12 tháng 7 năm 1907 (Theo Wikipedia) 
Ngày tái lập tỉnh của Lào Cai là 10 tháng 10 năm 1991 (theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII) 

Blogger Vũ Đông Hà đã đưa ra 2 câu hỏi: 

Tại sao lãnh đạo Lào Cai đã quyết định không chọn ngày thành lập tỉnh 12 tháng 7 làm ngày kỷ niệm, thay vào đó họ lại dùng ngày tái lập tỉnh để tổ chức kỷ niệm 20 năm?. 

Và câu hỏi thứ 2 quan trọng hơn, dẫn đến mấu chốt của vấn đề về một âm mưu từng bước Hán hóa Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung: 

Từ đâu xuất hiện ngày 1 tháng 10 là ngày tái lập tỉnh Lào Cai? Tại sao không phải là ngày 10 tháng 10 theo quyết định của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII vào năm 1991? 

Vũ Đông Hà cũng nhắc lại sự kiện ngày 1 tháng 10 cũng được chọn là ngày khai mạc Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long năm 2010, và ngày 1 tháng 10 cũng là ngày Quốc Khánh của Trung Quốc. 

Những gì vừa mới xảy ra: 

Vào khoảng 0 giờ sáng 28 tháng 9, dữ kiện ngày tái lập tỉnh 10 tháng 10 đăng trên trang web chính phủ của tỉnh Lào Cai đã được sửa lại là ngày 01 tháng 10. Các bạn có thể vào Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai kiểm tra là đủ. Nếu các bạn muốn biết chi tiết những gì xảy ra thì xin mời bạn đọc tiếp sau đây: 

Vào tối 27 tháng 9, nhà báo Phạm Trần gửi email cho Dân Làm Báo hỏi về nguồn dẫn đề cập đến dữ kiện ngày 10 tháng 10 là ngày tái lập tỉnh của Lào Cai. Dân Làm Báo đã gửi cho nhà báo Phạm Trần nguồn dẫn của Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lào Cai đã được trích trong bài viết của Vũ Đông Hà (nhưng không vào đọc lại và kiểm tra nội dung của nguồn dẫn vì nghĩ vẫn như cũ). Ngay sau đó, nhà báo Phạm Trần đã trả lời: không thấy ở đâu ghi là ngày 10 tháng 10, chỉ có ngày 01 tháng 10!!! 

Vào lúc 0 giờ 06 phút sáng ngày 28 tháng 9, Dân Làm Báo vào lại nguồn dẫn
http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/default.aspx
thì đã không truy cập được, google gửi lại màn hình như sau: 


Vào lại thẳng từ trang chủ của cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai thì thấy bài viết Lịch sử Lào Cai (11/12/2008 4:17 SA ) vẫn "còn nguyên" đó. Xin lưu ý ngày giờ của entry vẫn ghi là 11 tháng 12 năm 2008 lúc 4:17 

Tuy nhiên nếu nhìn vào nguồn dẫn (URL) thì lại là: 
http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/634046195224064190.aspx 

chứ không còn là: 
http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/default.aspx 

Điều này có nghĩa đây là 1 ENTRY MỚI (nhưng vẫn giữ ngày giờ của năm 2008). Bài cũ ở http://laocai.gov.vn/gioithieuchung/lichsulaocai/Trang/default.aspx đã bị TẠM THỜI khóa vào lúc khoảng 0 giờ bởi quản trị trang web trong lúc sửa entry (đây là 1 trường hợp thật ngẫu nhiên, Dân Làm Báo truy cập trong khi người ta đang... dọn phòng!). 

Trong "entry mới" này, ngày tái lập tỉnh Lào Cai đã được sửa từ 10 tháng 10 năm 1991 thành 01 tháng 10 năm 1991.

Bây giờ "khóa" đã mở, nếu bạn vào: 

(nguồn của bài với ngày tái lập tỉnh là 10 tháng 10

nó sẽ TỰ ĐỘNG chuyển qua 

(dành cho bài mới với ngày tái lập tỉnh là 01 tháng 10

Nếu ai không để ý việc "tự động tráo link" này, vào nguồn trong bài viết của Vũ Đông Hà dẫn trước đây sẽ thấy ngày tái lập tỉnh là 01 tháng 10 và blogger Vũ Đông Hà sẽ bị cho là đã bịa đặt dữ kiện và vu khống lãnh đạo Lào Cai. Trong bài viết của tác giả Vũ Đông Hà:

Khi di chuyển chuột vào đoạn "Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai", trình duyệt sẽ hiện ra đường link là (góc trái, cuối màn hình) :


Tuy nhiên, khi click vào, trang Web http://laocai.gov.vn sẽ tự động chuyển sang một địa hoàn toàn khác với đường link ban đầu:


Đây là kỹ thuật đánh tráo nguồn để lừa dư luận.
*
Như vậy là từ việc không chọn ngày thành lập tỉnh 12 tháng 7 làm ngày kỷ niệm sang đến việc chọn ngày tái lập tỉnh để kỷ niệm, Lãnh đạo Lào Cai (với sự đồng ý hay chỉ đạo của TW?) đã "tỉnh bơ" tung ra ngày tái lập tỉnh "rơi"đúng vào ngày Quốc khánh của Trung Quốc là 1 tháng 10 và tưởng rằng không ai để ý đến ngày tháng.


Sau khi sự việc được đưa ra dư luận trên trang Danlambao, lãnh đạo Lào Cai đã ÂM THẦM thay đổi ngày tái lập tỉnh ngay trên trang web chính thức của tỉnh. Nghị quyết của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII coi như bị đánh tráo ngày tháng. 

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai nghĩ rằng chỉ cần vào đó sửa ngày, xóa bỏ chứng cứ thì không ai còn cơ sở nào để nói rằng có chuyện thay đổi lịch sử đã xảy ra, tất cả đều là vu cáo hay tệ hơn là "âm mưu của các thế lực thù địch".  Họ sẽ nói "sự thật" là đây - bài Lịch Sử Lào Cai trên trang Cổng thông tin điện tử Tỉnh Lào Cai đây này, ngày 1 tháng 1 năm 1991 rõ ràng là ngày tái lập tỉnh: 

Bài "cũ" sau khi đánh tráo với dữ kiện ngày tháng "mới"

Tuy nhiên, "ngụy tạo" chỗ này thì vẫn còn sót chỗ khác. Tại đường link này:
vẫn còn "dấu vết cũ" của ngày 10 tháng 10 chưa kịp đổi thành 01 tháng 10. Dân Làm Báo chụp lại để lưu giữ vì trước sau gì chứng cứ lịch sử cũng sẽ bị người ta đục bỏ.

Bài "cũ" ở chỗ khác (cũng cùng trong trang web Cổng thông tin điện tử Lào Cai) nhưng  không nhớ để xóa dấu tích.

Hơn thế nữa, cho dù có cố gắng đến bao nhiêu thì không ai có thể xóa mọi dấu vết và đánh tráo sự thật ở thời đại thông tin tin học. Lịch sử Lào Cai đăng trên trang web chính phủ của tỉnh đã được đăng lại ở nhiều nơi, từ Cổng thông tin điện tử Tỉnh Yên Bái, trang thông tin du lịch, trang kiến thức cho đến diễn đàn thảo luận... Cho dù lãnh đạo Lào Cai có tìm mọi cách dọn sạch Cổng thông tin của Lào Cai thì vẫn còn đó chứng tích ngày 10 tháng 10 là ngày tái lập tỉnh Lào Cai ở những nơi khác: 
...

Điều cần lưu ý là nguồn dẫn ở cuối bài hay "tác giả"của bài Lịch Sử Lào Cai - trước lẫn sau khi đánh tráo - là "Lịch sử Đảng bộ Lào Cai". Đến đây thì mọi việc tương đối ... sáng. Lịch sử Tỉnh do Đảng bộ viết. Thế thì việc đánh tráo cũng do cùng một "tác giả". 
*
Dư luận nóng lên về chuyện đèn lồng Trung Quốc bởi vì nó sờ sờ ra trước mặt những cái đèn lồng. 

Dư luận cũng nguội xuống bởi những cái đèn lồng được gỡ bỏ. 

Nhưng hành động cố tình đánh tráo lịch sử của một thiểu số người để tạo hình ảnh nhân dân cả tỉnh Lào Cai, một tỉnh giáp giới Trung Quốc tưng bừng ăn mừng kỷ niệm đúng vào ngày hội lớn của Trung Quốc là một âm mưu thâm độc bởi những kẻ bán nước lẫn cướp nước. 

Những hình ảnh người dân Lào Cai "ăn mừng" sẽ được khai thác dưới những hình thức, chiêu bài khác nhau, nằm trong chiến lược tằm ăn dâu của Trung Quốc, từng bước thống trị Việt Nam. 

Điều đáng nói là đổi ngày sửa tháng chỉ là một trong những mánh khoé của chiến lược tằm ăn dâu, biến Việt Nam thành một Tây Tạng, Tân Cương thứ hai của Trung Quốc. Điều đáng lo là đây không phải là một mánh khóe duy nhất. Lo hơn nữa là chiến lược này này được thực hiện từng bước với sự tiếp tay đắc lực bởi những con người mang thẻ đỏ và vẫn còn mang nhãn hiệu, quốc tịch Việt Nam.


Giới trẻ bàn về mối quan hệ Việt - Trung

Khánh An, phóng viên RFA
2011-09-28

Các bạn trẻ trong nước tiếp tục mổ xẻ mối quan hệ Việt - Trung và những đe dọa đối với Việt Nam từ phương Bắc
AFP photo/Hoang Dinh Nam
Áp phích tuyên truyền được nhìn thấy khắp nước VN
trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 
vào đầu năm 2011.

Trong kỳ thảo luận này mời quý vị tiếp tục nghe bạn Tú ở Hà Nội, Dũng ở Phú Thọ, Hiếu ở Đà Nẵng và Tuynh ở Bình Thuận mổ xẻ về mối quan hệ Việt – Trung vốn đang bị nhiều người trong dư luận cho là khá mù mờ.
Bây giờ mới quý vị nghe tiếp ý kiến của bạn Dũng trong chường trình kỳ trước.

Đảng rồi mới tới dân

Dũng: Họ cứ nghĩ là còn Đảng thì có nghĩa là tổ quốc của họ còn, và họ còn Đảng nghĩa là họ còn cai trị được thì nghĩa là họ còn nhân dân, nghĩa là nói chung họ chỉ nghĩ đến Đảng. Nói thật sự là như thế. Ngày xưa có câu là “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, bây giờ họ lại đảo lại hoàn toàn “đảng, tổ quốc, rồi mới tới nhân dân”. Mình thấy mọi cái về chống Trung Quốc, mình nói thật sự nhé, cuối cùng nó sẽ quay về chống đảng cộng sản. Nói thẳng một câu là như thế! Và mình thấy rất nhiều người ngây thơ, nghĩ chống Trung Quốc thì cứ chống thôi, còn chủ nghĩa này kia các thứ thì… các bác ở trên rồi các bác sẽ hiểu, nhưng mình thấy thực sự nhiều người rất là ngây thơ. Mình thì mình không tham gia đảng phái, mình cũng không ở trong chính quyền, nhưng mình biết con đường cuối cùng của mình nó là thế nào.
Hiếu: Theo mình nghĩ thế này, đất nước chúng ta có đến 4 ngàn năm văn hiến trước khi đảng cộng sản ra đời, trước khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời thì dân tộc Việt Nam đã tồn tại và phát triển nền văn minh của mình rồi. Và cái việc yêu nước, việc bảo vệ dân tộc mình khỏi sự xâm lấn của kẻ thù từ mọi nơi, chứ không phải chỉ riêng Trung Quốc. Điều đó đã có từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần chứ không phải bây giờ mới có.
Có một sự khác biệt mà mình thấy ở chỗ là trước đây các hành động yêu nước của người dân Việt Nam là được các chính quyền, các nhà nước phong kiến của các triều đại người ta cổ súy, người ta ủng hộ và người ta đánh giá cao. Trong khi đó việc đấu tranh cho lòng yêu nước, cho việc biểu tình để thể hiện lòng yêu nước của mình ngay trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà chế độ cộng sản cầm quyền này, thì lại bị coi đó là một hành động mà người ta nói là chịu/bị sự chi phối kích động của các “thế lực thù địch”.
Họ cứ nghĩ là còn Đảng thì có nghĩa là tổ quốc của họ còn, và họ còn Đảng nghĩa là họ còn cai trị được thì nghĩa là họ còn nhân dân, nghĩa là nói chung họ chỉ nghĩ đến Đảng.
Dũng, Việt Trì
Người ta lại cố gắng tìm mọi cách để ngăn chặn, trấn áp các cuộc biểu tình, trấn áp những thái độ, những việc làm yêu nước của người dân Việt Nam chúng ta. Đảng cộng sản, thật ra, mình không nghĩ là người ta có nhiệt tâm và thực  sự có tấm lòng với đất nước, với dân tộc Việt Nam đâu. Hiện tại theo như cách mà mọi người thấy đó, những việc làm của Ban lãnh đạo hai nước, rồi những tuyên bố bên phía Trung Quốc rằng Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được những đồng thuận thế này thế kia, thì qua những việc làm đó làm cho người dân Việt Nam nghi ngờ vị trí của đảng cộng sản là họ đang ở trong lòng dân tộc Việt Nam hay là đang đứng về phía Trung Quốc.
Khánh An: Vâng. Nãy giờ Khánh An nghe hình như Tuynh muốn nói nhiều lần, phải không, mà hình như không “cướp diễn đàn” nổi? (cười) Bây giờ thì chắc phải nhường lời cho Tuynh ạ.
Tuynh: Nãy giờ nghe anh Dũng nói đúng, nhưng em buồn cười quá vì anh bất bình điều đó thì bây giờ bất bình điều đó là không đúng, bởi vì sao? Bây giờ bất bình cái điều đảng đặt trên dân tộc (thì) “đảng tài tình” mà, dân tộc mình có “tài tình” đâu?! (Cười)
Dũng: Mình thật ra nói ngang lời này, vì mình bức xúc hơn mọi người, tại vì bản thân mình là đi biểu tình chống Trung Quốc. Cá nhân mình hai lần bị các lực lượng chức năng đeo băng đỏ, nói chung như bọn lục lâm thảo khấu. Thực sự mình hai lần bị xé cờ và xé bản đồ tổ quốc (hôm 17-7 và hôm 21-8, nghĩa là mình cực kỳ búc xúc đấy. Thế còn một lực lượng nữa, lực lượng không đeo băng thì… (Mọi người cùng cười).
Tuynh: Cho nên bây giờ người ta cứ phải nói là “tài tình” thôi. Tất nhiên là coi như nghe thì nó châm biếm, nó hài hước, mà họ có tài tình thì họ mới làm được những việc như thế.
Hiếu: Có một điều thế này mà mình nghĩ là mình phải nói với các bạn. Thưa các bạn, như thế này. Lúc nãy có một bạn vừa nói là cái việc biểu tình yêu nước và việc chống chính quyền, thì trước sau gì cái thái độ yêu nước đó cũng sẽ dẫn tới việc chống chính quyền, thì điều đó mình đồng ý. Có thể bạn nói đúng, nhưng mà trong giai đoạn hiện nay mình nghĩ thế này, tại người dân Việt Nam có rất nhiều thanh niên Việt Nam tham gia biểu tình chống Trung Quốc, nhưng họ là những người có thể là con cái của những gia đình mà có quyền lợi gắn kết với Đảng CSVN và có rất nhiều người mà người ta chỉ biểu tình chống Trung Quốc thôi chứ người ta không có ý niệm gì về việc mà. . .

Gậy ông đập lưng ông

000_Hkg5241371-250.jpg
Đàn áp người biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 21/8/2011. AFP photo 
 
Dũng: À, mình xin cắt ngang lời, mình cũng chỉ biểu tình chống Trung Quốc thôi, nhưng mình nói thật là để chống Trung Quốc đến tận cùng đấy, cuối cùng phải chống lại các chính sách thân Tàu của đảng cộng sản. Cái đấy là một cái thực tế. Trong tất cả các cuộc biểu tình mình tham gia thì hoàn toàn là chống Trung Quốc thôi, còn cái bộ mặt đảng cộng sản thì nó tự lộ ra qua những hành vi của họ đối với những người yêu nước chống Trung Quốc. Còn mình phản đối là không có bất cứ ý kiến nào của mình là về các cuộc biểu tình vừa qua là chống chính quyền cả. Mình phải nói ngay thế kẻo không thì lại bị hiểu nhầm đối với mình.

Hiếu: Vâng. Nó tạo ra sự ngộ nhận và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại cố tình lấy đó làm lý do, làm cớ để mà đàn áp phong trào biểu tình yêu nước của thanh niên Việt Nam chúng ta.
Tuynh: Nói về cái chuyện mọi người nói ra luận điểm biểu tình chống Trung Quốc mà nó quay sang thành một cuộc biểu tình chống Đảng CSVN, thế thì nguyên do của nó thì em có đọc báo em thấy thế này, người ta phân tích là nó là một cái bẫy của Đảng cộng sản Trung Quốc giăng ra cho Đảng CSVN. Hôm nọ em có đọc một bài của ông Dương Danh Di, cựu đại sứ bên Trung Quốc hồi xưa. Ông có viết như thế này, vấn đề là trong những cuộc biểu tình đầu tiên thì Đảng CSVN coi như vẫn để cho nhân dân thể hiện lòng yêu nước, nhưng xong rồi thì Đảng cộng sản Trung Quốc gây sức ép với Đảng CSVN cho nên họ phải đàn áp.
Mà họ đàn áp thì cái căm phẫn của dư luận vốn chỉ hướng vào Trung Quốc nhưng mà khi Đảng CSVN đàn áp thì hiển nhiên sự căm phẫn nó tách ra làm hai, nó hướng vào cả Trung Quốc và hướng vào cả Đảng CSVN. Vấn đề ở chỗ là Đảng cộng sản Trung Quốc lúc đó lợi dụng cái việc Đảng CSVN đàn áp nhân dân trong nước, họ tung tin ra thế giới rằng đấy là nhân dân trong nước coi như là biểu tình chống chế độ cộng sản Việt Nam chứ họ không chống Trung Quốc.
Cái căm phẫn của dư luận vốn chỉ hướng vào Trung Quốc nhưng mà khi Đảng CSVN đàn áp thì hiển nhiên sự căm phẫn nó tách ra làm hai, nó hướng vào cả Trung Quốc và hướng vào cả Đảng CSVN.
Tuynh, Bình Thuận
Đấy là cái bẫy Trung Quốc họ giăng ra. Cái đó là cái mà Đảng CSVN không nghĩ đến hoặc có thể là bị chơi một vố rất là đau. Đấy, em thấy nguyên do của chuyện đó là như thế chứ không phải biểu tình là chống chính quyền, bởi vì nếu như bây giờ mình nói nguyên do mục đích ban đầu là chống chính quyền như thế là mình dính bẫy Trung Quốc và Trung Quốc chỉ muốn người Việt Nam mình đánh nhau thôi.
Bây giờ Việt Nam mà có nội chiến, coi như bên này bên kia choảng nhau thì họ hoan hô thôi. Mình mà có nội chiến trong nước thì họ (TQ) tha hồ tung hoành ngoài Biển Đông chứ họ chẳng cần phải phản đối phản điếc cái gì cả. Đấy là cái bẫy họ giăng ra nhưng mà Đảng CSVN thì lại quá ngây thơ về cái chuyện đó.

Tuy hai mà một?

Khánh An: Tức là các bạn cho rằng điều mà các bạn nhìn thấy thì đảng cộng sản lại không nhìn thấy à? Các bạn cho rằng đảng cộng sản như thế là ngây thơ?
000_Hkg5312144-200.jpg
Ủy viên QVV TQ Đới Bỉnh Quốc (T) bắt tay với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội hôm 07/9/2011. AFP photo 
 
Dũng: Mình không nghĩ vậy. Mình chẳng thấy cái bẫy gì ở đây cả. Mình cảm thấy là Đảng CSVN với Đảng cộng sản Trung Quốc nó gần như một giuộc. Mình nói thẳng như thế. Cái hôm Đới Bỉnh Quốc đi ra sân bay đấy, hôm 19 tháng 9, mình đã làm một bài thơ tựa đề “đờ cờ sờ tiễn đờ bờ quờ”. Không biết là các bạn biết chưa?

Tú: Em có đọc rồi.
Dũng: Bò bê thù tạc đá ngón tay
Rồng rắn đưa nhau ra máy bay
Cú diều bịn rịn tình thương mến
Dơi chó sụt sùi cũng khóc bay

Mình nghĩ là cái tả thực chả có cái gì, chả có cái gì mới ở đây cả. Thực sự thế.
Khánh An: Nếu bạn không cho là bẫy thì có nghĩa là “hai là một” à? “2 trong 1” à?
Dũng: Mình chỉ biết là trong đảng cộng sản thì tất nhiên có nhiều người có tinh thần dân tộc, nhưng mà mình nói thật là những người có tinh thần dân tộc mình thấy trong tình trạng này người ta không có tiếng nói mạnh mẽ, mà những người cầm đầu bây giờ là thân Trung Quốc. Mà nói thật cũng không phải thân Trung Quốc mà họ thân tiền. Họ là tư bản đỏ chứ chả có đảng cộng sản gì. Chả thấy ông cộng sản vô sản nào cả ngồi trên ghế lãnh đạo từ cấp phường trở lên.
Hiếu: Theo ý kiến của mình thì mình cũng nghĩ như vậy, là không có âm mưu nào ở đây hết và cái việc Đảng CSVN và Đảng cộng sản Trung Quốc thỏa thuận với nhau, đó là một điều không còn nghi ngờ gì nữa. Ai cũng biết điều đó rồi. Đảng CSVN họ làm theo cái quyền lợi của họ vì điều đó là cần thiết cho nên họ phải gắn chặt vận mệnh của họ với Đảng cộng sản Trung Quốc.
Đảng cộng sản Trung Quốc làm việc gì, có yêu cầu như thế nào thì Đảng CSVN đều làm tất cả mọi thứ có lợi cho Đảng cộng sản Trung Quốc, cho dù điều đó ảnh hưởng như thế nào đối với dân tộc thì cũng vậy thôi.
Hiếu, Đà Nẵng
Đảng cộng sản Trung Quốc làm việc gì, có yêu cầu như thế nào thì Đảng CSVN đều làm tất cả mọi thứ có lợi cho Đảng cộng sản Trung Quốc, cho dù điều đó ảnh hưởng như thế nào đối với dân tộc thì cũng vậy thôi. Mà nếu trong lòng Đảng CSVN có những người thực sự yêu nước thì ngay từ bây giờ, họ nên đứng về phía nhân dân Việt Nam để mà chống đối lại Đảng CSVN trong việc mà Đảng CSVN đã quá nhu nhược đối với những chính sách bành trướng của Bắc Kinh trong thời điểm hiện nay.
Khánh An: Vừa rồi là ý kiến của bạn Hiếu ở Đà Nẵng. Đã đến lúc chương trình Café Wifi phải tạm dừng rồi, Khánh An hẹn tái ngộ với quý vị trong chương trình kỳ tới để nghe các bạn trẻ tiếp tục thảo luận trong phần tiếp theo về câu hỏi “Đảng CSVN chọn nhân dân hay chọn Trung Quốc”.
Bây giờ thì Khánh An xin kính chào tạm biệt.



Không là tay sai củng hèn hạ nhục nhả

Không dám vinh danh nhửng người đã hy sinh cho Tổ Quốc là loại người gì


“Vòng tròn bất tử” - cuộc gặp ít người biết
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-09-21
Ngày 3 tháng 9 vừa qua, Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa đã tổ chức buổi gặp gỡ của các cựu chiến binh trận hải chiến Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988.

Ảnh Nguyễn Chí Tuyến
Quang cảnh hội trường diễn ra buổi gặp gỡ các cựu chiến binh 
trận hải chiến Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988. 
Ảnh chụp hôm 03/9/2011.
 

Những hạt sạn ...

Cuộc gặp mang tên “Vòng tròn bất tử -Tri ân chiến sĩ”, diễn ra tại khu Du Lịch Suối Lương – Đà Nẵng với sự tham gia của các nhân chứng sống trong chiến dịch CQ-88. Sự việc sau 23 năm, những người lính trên đảo Gạc Ma năm xưa được gặp lại lý ra là một cuộc gặp đầy ý nghĩa. Tiếc rằng, cuộc gặp tưởng hy hữu này lại không được nhiều người biết đến.
Cuộc gặp lấy ý tưởng từ vòng người của 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam bị hải quân Trung Quốc bắn chết trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988 trên đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.

Đã hơn 23 năm qua đi, nhưng mỗi khi nhắc đến chiến dịch CQ-88 (Chủ quyền 88), là lòng người Việt Nam lại thấy xót ra bởi khi ấy, ba chiếc tàu HQ-604; HQ-605 và HQ-505 cùng gần 70 chiến sĩ đã vĩnh viễn chìm vào lòng đại dương cùng lá cờ tổ quốc của mình. Sau trận chiến ấy, chín hải quân Việt Nam bị phía Trung Quốc bắt giữ và được trả về Việt Nam 4 năm sau đó.
Một người đã mất vì bệnh ung thư, tám người còn lại cũng chưa gặp lại nhau từ khi bước khỏi nhà tù Trung Quốc. Trong khi câu chuyện về họ ít được nói đến, nếu không muốn nói là bị né tránh, khi Việt Nam và Trung Quốc vẫn kiên định chính sánh “Mười sáu chữ vàng, bốn chữ tốt”, thì cuộc gặp “Vòng tròn bất tử” có lẽ là một sự nỗ lực rất lớn từ phía ban tổ chức. Đặc biệt, khi ban tổ chức, Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, chỉ là những thanh niên vừa ngoài 20 thì những cố gắng của họ lý ra càng được trân trọng.
Tuy nhiên, nếu cuộc gặp bớt đi những “hạt sạn” thì có lẽ không tạo ra cảnh người tham dự ra về với sự thắc mắc, sự im lặng hoặc thất vọng.
Chương trình công khai mà tôi không được tham gia thì tôi không hiểu. Nếu làm như thế thì an ninh đã cho thấy rằng thông tin về trận hải chiến này không được công bố rộng rãi.
Blogger Mẹ Nấm
tusi-250.jpg
Hình ảnh trưng bày tại hội trường

Thắc mắc đầu tiên, có lẽ là từ vấn đề an ninh của chương trình khi một trong các quy định của ban tổ chức là người tham dự không trực tiếp tiếp xúc hay phỏng vấn các nhân chứng. Công bằng mà nói, để đảm bảo an toàn cũng như an ninh cho chương trình thì việc đặt ra các điều lệ là khả dĩ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hiểu rằng việc trò chuyện với các cựu chiến binh mà không có ban tổ chức thì sẽ gây nguy hại gì cho an toàn của chương trình. Sáng ngày 3 tháng 9, trước khi chương trình bắt đầu, blogger Mẹ Nấm đã được ban tổ chức thông báo không được tham dự vào giờ chót theo yêu cầu của an ninh. Blogger Mẹ Nấm bày tỏ: “Tôi được các bạn trong TTDLHS thông báo bằng một cuộc điện thoại rằng an ninh xét lại danh sách và không đồng ý cho tôi tham gia chương trình. Nhận được thông báo ấy, tôi rất buồn vì tôi muốn tìm hiểu thông tin về trận chiến Trường Sa. Chương trình công khai mà tôi không được tham gia thì tôi không hiểu. Nếu làm như thế thì an ninh đã cho thấy rằng thông tin về trận hải chiến này không được công bố rộng rãi”.
Ngoài blogger Mẹ Nấm, một cộng tác viên báo Người Việt cũng bị cấm tham dự vì vấn đề an ninh.
Buổi gặp mặt của các cựu chiến binh Trường Sa còn bao trùm bởi không khí căng thẳng, e dè và im lặng với những bất thường từ phía người tham dự.

Nhiều chuyện khó hiểu

Mặc dù cuộc gặp “Vòng tròn bất tử” là một sự hội ngộ hy hữu, nơi mà  người ta tưởng có thể nghe các nhân chứng sống kể về thước phim có thật trong lịch sử. Tuy nhiên, tổng số người tham dự, tính luôn ban tổ chức, thành phần khách mời, an ninh và nhà báo …chỉ vào khoảng 30 người. Anh Paulo Nguyễn, một trong những người tham gia chương trình cho biết:
“Tổng cộng có khoảng 30 người tham dự. Theo tôi thấy, có khoảng 6 người an ninh. Tôi chỉ đoán họ là an ninh vì họ không quan tâm đến nội dung cuộc gặp mà chỉ ghi chép và gọi điện báo cáo thôi. Ban tổ chức cũng nói rằng họ không mời những người này. Hầu như là không có khách ngoài, chỉ có tôi và 3 người nữa. Còn lại là nhà báo, người phụ trách…”
Trong clip quay buổi gặp mặt của TTDLHS, có thể thấy số người tham gia rất thưa thớt. Đại diện chính thức duy nhất của nhà nước là Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, đã không xuất hiện vào phút chót mà không có một lời giải thích. Đại diện đơn vị cũ của những người tham gia chiến dịch CQ-88 cũng không có mặt.
Mặt khác, sáng ngày 3 tháng 9, chỉ còn ba anh Trương Văn Hiền, Dương Văn Dũng, và Lê Minh Thoa tham gia với tư cách là các chiến sĩ từng tham gia trận chiến trên đảo Gạc Ma, năm người khác đã vội vã ra về trong đêm không một lời giải thích mà bỏ lại cả tư trang tại Suối Lương. Việc năm nhân chứng của trận chiến Trường Sa bỏ về lặng lẽ và bất ngờ đã tạo ra hai dòng dư luận: nhiều người cho rằng họ không chịu nỗi khi hình ảnh xưa hiện về, nhưng có người cho rằng họ ngại vì chương trình không được cơ quan nhà nước tổ chức. Bất kể đó là lý do gì, nó cũng để lại một dấu lặng dài trong lòng người tham dự.
Chương trình kéo dài từ sáng đến giữa trưa, bắt đầu bằng việc phát biểu và tặng bằng khen cho ban tổ chức. Sau đó, là phần chiếu lại các đoạn phim về trận hải chiến tại Gạc Ma, phim tư liệu về Hoàng Sa và các hoạt động của Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa. Phần giao lưu cùng với ba cựu chiến sĩ Trường Sa lý ra là phần được mong đợi nhất. Thế nhưng, phần giao lưu với các câu hỏi né tránh và vô thưởng vô phạt và việc gọi là “sự cố kỹ thuật” đã làm người ta không khỏi thất vọng.
Mở đầu giao lưu, anh Dương Văn Dũng lại muốn nói thêm thì bất ngờ lúc đó chiếc loa cứ phát ra tiếng beep beep liên tục.
Paulo Nguyễn
tusi-200_n.jpg
Khách mời bước vào Hội Trường. Ảnh Nguyễn Chí Tuyến

Theo anh Paulo Nguyễn, trong phần giao lưu, người điều khiển chương trình (Đài Trang, một trong những người điều hành trang mạng Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa) chỉ hỏi các câu liên quan đến việc các anh nhập ngũ mà không xoáy vào chi tiết trận chiến và số phận của họ sau trận chiến – là các câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Anh Paulo Nguyễn nói: “Nội dung trao đổi trong cuộc giao lưu, người dẫn chương trình chỉ hỏi những câu không quan trọng, mà những thông tin quan trọng về cuộc chiến, về cuộc sống trong tù, về sự hỗ trợ của chính phủ thì lại không được hỏi tới. Mở đầu giao lưu, anh Dương Văn Dũng lại muốn nói thêm thì bất ngờ lúc đó chiếc loa cứ phát ra tiếng beep beep liên tục. Lúc đó thì người dẫn chương trình lại trở về, hỏi những câu không quan trọng nữa’.
Trong buổi họp mặt, có đến 3 cơ quan báo chí nhà nước được tham dự. Thế nhưng sau khi chương trình kết thúc, cho đến bây giờ vẫn chưa có cơ quan báo chí nào tại Việt Nam đưa tin về cuộc gặp này. Nếu có, chỉ là những ghi chép nhặt nhạnh trên blog của những ai may mắn được nằm trong số vài chục người hiếm hoi có mặt tại Trung tâm Du lịch Suối Lương ngày 3 tháng 9 ấy. Và trong số ấy, chỉ có 3 người biết được chuyện gì xảy ra ngày 14 tháng 3 năm 1988 tại Gạc Ma – ngày mà cả Bộ Ngoại giao Việt Nam gọi là
“sự kiện ngày 14 tháng 3 năm 1988”; ngày mà Trung Quốc gọi là sự chiến thắng vinh quang và làm phim giáo dục cho con cháu họ; và đó cũng là ngày các chiến sĩ  hải quân Việt Nam phải rơi lệ vì nhìn đồng đội và Gạc Ma mãi xa lìa tổ quốc. 
Tại cuộc gặp “Vòng tròn bất tử”, anh Trương Văn Hiền rơi lệ nói rằng “Cho đến gần đây vợ tui mới tin tui từng chiến đấu ở Trường Sa rồi bị Trung Quốc bỏ tù. Trước nay vợ con tôi cứ tưởng tui bị tù rồi bịa chuyện ra để kể với con”, mới thấy nhiều người vẫn muốn dư luận quên đi trận hải chiến Trường Sa và cố tình gọi nó với những tên gọi khác. Gạc Ma - cho đến bao giờ mới được lịch sử gọi với một cái tên đúng? 
Tuần trước chúng tôi đã liên lạc với Đài Trang, người tổ chức chính của chương trình, nhưng đã bị từ chối. (Quynhchi@rfa.org).
Toan bịt miệng nhửng người nói lên lòng yêu nước của mình là loại người gi ?

Thuyết trình về Biển Đông lại bị gây rối
Khánh An, phóng viên RFA
2011-09-27
Thêm một buổi thuyết trình về vấn đề Biển Đông bị gây rối tại Hà Nội vào ngày 24/9.

Courtesy NguyenTuongThuyBlog
TS Nguyễn Nhã tại buổi thuyết trình về vấn đề 
Biển Đông tại Hà Nội vào ngày 24/9.

Những vị khách không mời

Được biết, buổi nói chuyện do một số trí thức và những người yêu nước tổ chức tại một nhà hàng và mời TS. Nguyễn Nhã - chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông - đến thuyết trình. Tuy nhiên, thông tin trong nước cho biết công an đã yêu cầu nhà hàng cắt điện và ngưng phục vụ buổi thuyết trình trên. Ngoài ra, còn có một số vị “khách không mời” mặc thường phục đến quấy nhiễu buổi thuyết trình.
Khánh An có cuộc trò chuyện với TS. Nguyễn Nhã và được ông cho biết sự việc như sau:
Đây là cái đầu tiên chính thức công khai quảng rộng. Bước đầu như vậy rất là hay, nhưng các em không thỏa mãn. Tinh thần là các em muốn trao đổi thì lại không được thỏa mãn.
TS Nguyễn Nhã
TS. Nguyễn Nhã: Tôi được đài VTV6 – Đài Truyền hình Việt Nam – mời tôi ra (Hà Nội) để ngày 25 có buổi giao lưu với thanh niên. Trong thời gian đó thì có một số người biết tôi như ông tiến sĩ ca trù Nguyễn Xuân Diện có mời tôi đến nói chuyện với các anh em bên Viện Hán Nôm cùng với một số các bạn trẻ. Tôi thấy việc này rất tốt, nhưng địa điểm không như hồi đầu, tức là các anh em tổ chức tại một nhà hàng. Tôi cũng không ngờ là số (người tham dự) lại đông như vậy. Tôi tưởng chỉ khoảng vài chục người thôi, thì cũng có một sự việc xảy ra nhưng tôi thấy cũng vui, bởi vì tuy không có điện nhưng mọi người lại chăm chú hơn và hỏi tôi nhiều câu hỏi mà tôi trả lời và thấy vui lắm, cho nên tôi thấy không sao.
Đề tài tôi nói là về Chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa – Trường Sa. Tôi đã thuyết trình (đề tài này) ở thư viện ở San Jose rồi với đề tài y hệt như vậy. Trong nước thì tôi cũng đã dự rất nhiều hội thảo về Biển Đông. Tôi cũng có viết bài, ngay cả báo Thời Nay, một ấn phẩm của báo Nhân Dân, cũng đã đăng bài của tôi nói về Chủ quyền không thể chối cãi được. Kỳ này đặc biệt khi cúp điện, tôi lại đưa cả tờ báo giấy ra và tôi nói kỹ hơn về cái này.
img_0056-250.jpg
Các cử tọa tại buổi thuyết trình về vấn đề Biển Đông tại Hà Nội vào ngày 24/9. Courtesy NguyenTuongThuyBlog.

Cuối cùng thì dù thế nào đi nữa, khi trao đổi thì tôi lại thích thú vì các bạn hỏi nhiều câu hỏi hay lắm. Không sao cả! Sau đó anh em cũng rất vui, vì nhiều khi nó cũng giống như ở Biển Đông vậy, có những sự kiện, thách thức thì nó lại là thời cơ đấy.


Khánh An: Được biết trong thời gian vừa rồi, khi tiến sĩ cùng với một số người khác đi trình bày về vấn đề Biển Đông thì đã gặp khó khăn. Đối với những nơi chính thống, do nhà nước tổ chức thì không sao, nhưng ở những nơi như CLB Phaolô Nguyễn Văn Bình chẳng hạn, hay như hôm 24/9 ở Hà Nội thì lại gặp khó khăn. Vậy việc đi thuyết trình, phổ biến kiến thức cho người dân Việt Nam mà lại gặp khó khăn như vậy thì tiến sĩ có thấy bị chùn bước không, hay phải lựa chọn địa điểm và nơi mời để thuyết trình không?
TS. Nguyễn Nhã: Tôi lại thấy bất cứ ở đâu mà người ta chăm chú nghe và nhiều người được biết tới thì tôi thấy là tốt quá. Cho nên tôi không quan tâm chỗ nào (mời). Cũng giống như ở Biển Đông, nhiều cái thách thức thực ra tốt cho mình bởi vì như vậy mình có dịp được nhiều người biết hơn, đúng không? 
Khánh An: Dạ. Nhưng dù sao đi nữa, trong những lần đi mà gặp sự kiện bất thường như thế, thì ông có sợ trong tương lai nó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề đi thuyết trình hay không, chẳng hạn như họ sẽ hạn chế những lần đi thuyết trình của ông hoặc kiểm tra kỹ lưỡng hơn?
Tôi cũng nói với các anh em rằng khi mà mình đặt vấn đề dân tộc lên trên hết, không kể chính kiến, tôn giáo, sắc tộc thì tôi đâu có sợ.
TS Nguyễn Nhã
TS. Nguyễn Nhã: Không. Tôi tin tưởng rằng bởi vì tôi chỉ nói về học thuật thôi mà thì ai mà chả nghe được. Tôi cũng nói với các anh em rằng khi mà mình đặt vấn đề dân tộc lên trên hết, không kể chính kiến, tôn giáo, sắc tộc thì tôi đâu có sợ. Và như vậy thì tôi nghĩ rằng khi mọi người biết như vậy thì cũng tạo điều kiện cho tôi thôi, chứ ai ngăn làm chi?
Khánh An: Nhưng trên thực tế thì người ta đã ngăn cản rồi phải không?
TS. Nguyễn Nhã: Ngăn cản thì tôi nghĩ cũng do một cái gì đấy, quy định nọ kia để mình phải làm đúng quy định. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi nghĩ đến vấn đề hiệu quả. Cái gì có hiệu quả tốt thì mình phải trân trọng nó chứ, đúng không?

Chính thức công khai

Khánh An: Dạ. Trở lại với đợt đi thuyết trình vừa rồi ở Hà Nội, giữa hai nhóm thính giả của hai lần thuyết trình ở VTV6 và nhóm của TS. Nguyễn Xuân Diện cùng những người bạn và những người quan tâm khác, thì tiến sĩ có một so sánh nào không?
TS. Nguyễn Nhã: Có chứ. Ngày 25 (ở VTV6) thì tôi nói có mấy phút thôi vì thời giờ dành cho nó ít quá, còn cái này thì tới 2 tiếng cơ mà. Ngay cả thời giờ và nội dung thì nó phải hơn nhiều chứ. Khi tôi nói có thể thuyết phục được mọi người và đi cặn kẽ hơn thì dĩ nhiên tôi thấy hiệu quả nó cao hơn. Tôi thấy những người ở VTV6 đâu có được nghe tôi nói nhiều đâu.
img_0059-250.jpg
TS Nguyễn Nhã tại buổi thuyết trình về vấn đề Biển Đông tại Hà Nội vào ngày 24/9. Courtesy NguyenTuongThuyBlog.
Có một nhóm đi theo tôi đi dự (ở VTV6) thì khi về tôi có trao đổi thì các em nói là “được” cũng có vì đây là cái đầu tiên chính thức công khai quảng rộng. Bước đầu như vậy rất là hay, nhưng các em không thỏa mãn. Tinh thần là các em muốn trao đổi thì lại không được thỏa mãn. Còn cái vừa rồi thì các em thích thú quá thì tôi cho đó là hiệu quả.
Khánh An: Vâng, một câu hỏi cuối thôi, nếu nói thật thì ông thấy việc ông đi thuyết trình mà gặp những sự việc bất thường như vậy thì cảm nghĩ của ông như thế nào?
TS. Nguyễn Nhã: Tôi thì ngay cả ở bên San Jose, đối tượng như vậy thì tôi cũng rất thích thú, mặc dù có những ý kiến cực đoan nọ kia. Ở đây thì tôi lại thấy thích thú hơn nữa là vì tôi thấy ở tuổi trẻ cái lòng, cái tâm hồn yêu nước rõ quá. Tôi nói tới đâu thì tôi thích tới đó. Các bạn thì chăm chú và có vẻ sôi nổi, được như vậy là quá hay rồi, còn gì mà trách ai nữa, phải không? Tôi lại cám ơn.
Ngay ở Biển Đông, tôi cũng cám ơn Trung Quốc vì cơ hội như thế. Tôi bảo là nếu không có đường lưỡi bò thì làm gì (Việt Nam) có thế như hiện nay. Tôi cũng nói ở bên San Jose là người Việt phải bình tĩnh. Khi bình tĩnh rồi thì biết đâu nước mình mấy chục năm nữa nó khác đi. Nó không tụt hậu, không yếu kém như hiện nay bởi vì đất nước hùng cường. Tôi có nói thời cơ giống như người Nhật, sau chiến tranh thế giới thứ hai thì thế toàn cục thay đổi hoàn toàn, người Nhật khai thác được và cuối cùng họ là người thua trận mà có ai bắt nạt được đâu? Tôi thấy biết đâu bây giờ lại là thời cơ tốt cho Việt Nam. Người Việt nên bình tĩnh, đúng không?
Khánh An: Vâng, rất thú vị được nói chuyện với tiến sĩ. Cám ơn tiến sĩ rất nhiều về buổi nói chuyện này.

mercredi 28 septembre 2011

410 tỉ đồng xây tượng đài Bà mẹ VN anh hùng



Dân phòng, trật tự cơ động và Đoàn thanh niên phường đến cưỡng chế bà mẹ liệt sĩ Cao Thị Vang - 82 tuổi để lấy 30m2 đất cho 1 gia đình phản cách mạng ...



Anh Nguyễn Văn Dung, gia đình có mẹ là liệt sỹ, bố là cựu chiến binh cả hai cuộc chiến, nay gia đình anh là một trong số những nạn nhân bị đập nhà. Trước cảnh ngôi nhà đang bị đập phá, anh cùng thân phụ đến nói chuyện với một viên CA, mong chờ một sự nương tay. Viên công an thô bạo chỉ vào bằng liệt sỹ gia đình anh rồi quát lớn "Thứ này chỉ là đồ bỏ, đánh chết thằng nầy". Ngay lập tức, anh Dung bị đánh đập tàn nhẫn rồi bị áp giải về xã.

Hiện nay, hàng trăm hộ dân Câu Hà lâm vào cảnh mất trắng nhà cửa, sắp tới ước tính 390 căn nhà sẽ tiếp tục bị đập phá, đẩy người dân lâm vào hoàn cảnh khốn cùng.


Việt nam ! xưa mẹ anh hùng nay mẹ là dân oan !




Học trò ở Việt Nam, muốn đi học phải biết bơi


Họ Trả Lời Y Chang Nhau – Joyce Ann Nguyễn

Đăng trong: Tháng Chín 23, 2011 | Tác giả: muoisau

 
Demokratie And Pluralismus = Biểu Ngữ Dân Chủ và Đa Đảng Cho Việt Nam tại Germany.

Hình ảnh minh họa: Sinh hoạt biểu tình tuần qua trên khắp các châu lục. 16 xin được cám ơn và vinh danh các chiến sĩ Paltalk như William P. , Trương Nhân, … đã kiên trì chuyển tải tin tức hình ảnh đều đặn mỗi ngày.
Úc Châu – Melbourne (Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện cho quê hương Viêt Nam).
Đồng ca: Phải Lên Tiếng- Anh Bằng
Bài đọc suy gẫm: Họ Trả Lời Y Chang Nhau tức “Tranh Luân” -  trích từ Face Book của Joyce Ann Nguyễn, một người 17 tuổi, tuy còn bé và mới tị nạn cộng sản 1 năm tại Norway (Na-Uy) nhưng có cái nhìn sâu sắc về những luận điệu, trả lời giống hệt nhau của các “cán hay cớm mạng còn gọi là CAM” mỗi khi  tranh luận trên các diễn đàn internet.
************************************
Có 1 điều tôi nhận ra thế này, sau khi tranh luận với nhiều người khác quan điểm chính trị. - Nếu bạn ở trong nước và viết bài so sánh giữa nước ta và nước ngoài, họ sẽ nói bạn là ếch ngồi đáy giếng và ko biết gì.
Nếu bạn ở nước ngoài và nói những điều tương tự, họ sẽ bảo bạn ăn cơm ngoại bang và quay về chống phá tổ quốc.
Nếu bạn rời VN được 1 thời gian ngắn, họ sẽ bảo bạn chưa kịp thấy những cái xấu xa của các nước tư bản.
Nếu bạn đã sống ở nước ngoài 1 thời gian dài, họ sẽ bảo bạn đã đi lâu rồi và ko biết tình hình VN đã thay đổi và phát triển như thế nào.
- Nếu bạn nói bạn muốn tự do dân chủ, họ sẽ nói bạn ăn tiền nước ngoài, hoặc bạn là người của VNCH.
- Nếu bạn nói về những vấn nạn của VN, họ sẽ nói nước nào cũng có vấn đề và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ.
- Nếu bạn phê bình lãnh đạo, họ sẽ nói ko có ai hoàn hảo, rồi hỏi bạn có làm được như thế ko, và hỏi bạn, bạn có cãi lời cha mẹ ko mà lại chỉ trích những người lãnh đạo.
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
Châu Âu – Pháp- Balê (Paris) Biểu tình phản đối công hàm ô nhục Phạm văn Đồng 14-9-1958
Germany – Frankfurt am Main.
Châu Mỹ-  Đông Bắc Hoa Kỳ- Thủ phủ Washington D.C. (nhà của bác Obama). Biểu tình phản đối trước tòa lãnh sự tàu.
- Nếu bạn hỏi vì sao họ có thể làm ngơ và ko quan tâm tới những vấn đề của đất nước, họ sẽ nói VN ko cần những người như bạn.
- Nếu bạn nói bạn mong muốn 1 sự thay đổi, họ sẽ bảo thật ra bạn chỉ muốn chống phá đất nước chứ ko làm được gì.
- Nếu bạn nói bạn muốn có tự do thực sự cho đất nước bạn, họ sẽ nói màu sắc dân chủ mỗi nước khác nhau, mỗi nơi có chế độ khác nhau, và đất nước ta hiện nay đã được tự do, độc lập, hạnh phúc.
- Nếu bạn nói có đa đảng vẫn tốt hơn 1 đảng, vì sự cạnh tranh bao giờ cũng tạo nên sự hoàn thiện và phát triển, họ sẽ hỏi bạn có chắc như thế sẽ tốt hơn ko, và đa đảng là loạn.
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
Thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana.
Tiểu bang Utah.
 Tây Bắc Hoa Kỳ- Tacoma City – Seatle bang Washington (quê hương của Bill Gate, Microsoft)
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
- Nếu bạn chê TQ, họ sẽ chê Mỹ.
- Nếu bạn nói đến yêu cầu và phản kháng, họ sẽ hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc mà đòi hỏi tổ quốc phải làm gì đó cho bạn, hoặc bạn chỉ nói và ko làm được gì.
- Nếu bạn hỏi chủ nghĩa cộng sản tốt đẹp đến thế vì sao lại sụp đổ ở các nước Đông Âu, họ sẽ bảo vì các nước Đông Âu ko theo đúng chủ nghĩa cộng sản, hoặc từ bỏ ko có nghĩa là nó ko tốt, hoặc 1 ngày nào đó những nước này sẽ quay lại con đường cũ.
- Nếu bạn hỏi vì sao họ nói tư bản đang giãy chết, hoặc tư bản ko tốt, vậy tại sao trên TG có rất nhiều nước tư bản, họ sẽ nói bạn hùa theo số đông.
- Nếu bạn muốn biểu tình chống TQ, hoăc bức xúc vì những người biểu tình bị bắt giữ, họ sẽ bảo biểu tình chẳng ích gì, và VN là nước nhỏ, phải nhún nhường trước TQ, và bắt giữ là đúng.  
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
 Bắc California- San Francisco: Trưóc tòa lãnh sự tàu.
Trưóc tòa lãnh sự việt cộng.
SanJose- California (nơi mệnh danh là thủ đô văn hóa của người tị nạn)
“Cực” Nam California- San Diego
Đặc biệt trong ngày 19/9/2011.  Đồng bào từ khắp các tiểu bang của Hoa Kỳ hội tụ về trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New-York để biểu tình rất đông,  phản đối tàu cộng sai trái và bọn việt gian,  việt cộng bán nước.  
 
Hình dưới: Boston- Tiểu bang Massachusetts.
 ^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
- Nếu bạn viết bài về chính trị, và nói VN ko có tự do dân chủ, xã hội lắm bất công, họ sẽ bảo bạn là kẻ phản quốc, thất bại trong cuộc sống và đem lòng hận thù.
- Nếu bạn bức xúc vì nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt giữ và bỏ tù, họ sẽ nói như thế là hoàn toàn đúng, và có những người thậm chí còn nói, và đem giết chết cả gia đình dòng họ mới đủ.
- Nếu bạn còn trẻ, họ sẽ nói bạn lo học và còn quá non và thiếu trải nghiệm để phán xét.
- Nếu bạn đã lớn, họ sẽ nói bạn nên lo kiếm tiền và chuyện lớn để nhà nước lo.
- Nếu bạn hỏi, xã hội bình an hạnh phúc đến thế, vì sao sau 1975 rất nhiều người vẫn bỏ đi, họ sẽ bảo những người này ko quen chịu khổ, là tay sai Mỹ- Ngụy chay đi ăn bơ thừa sữa cặn.
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
Á Châu – Việt Nam – Sài Gòn.  Biểu tình phản đối Trung quốc xâm lược dưới mưa. Tin chi tiết HLTL Blogspot
- Nếu bạn hỏi thế tại sao bây giờ người ta vẫn ra đi bằng hàng trăm hàng ngàn cách khác nhau, họ sẽ im lặng.
- Nếu bạn hỏi những người lãnh đạo như thế nào lại ký tên đồng ý tiến hành những dự án nguy hiểm cho môi trường và an ninh lãnh thổ đất nước, bất chấp bản kiến nghị, họ sẽ im lặng.
- Nếu bạn nói, trái ngược với luận điệu những ai muốn tự do dân chủ là dân miền Nam tay sai Mỹ- Ngụy, có rất nhiều người đấu tranh hiện nay được sinh ra trong chính xã hội này, và thay đổi quan điểm, và những người đấu tranh này cũng là người thành đạt và có vị trí trong xã hội, họ giải thích thế nào, họ sẽ giữ im lặng.
- Nếu bạn nói về việc tấm bản đồ “lưỡi bò”, và người dân VN bị đánh cướp và giết chết, nhưng nhà nước ko làm gì cả, họ sẽ giữ im lăng.
- Nếu bạn chứng minh chế độ hiện nay hoàn toàn đi ngược với lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, họ sẽ giữ im lặng.
- Bạn nói bạn đơn thuần là người yêu nước, và đau đớn với số phận dân tộc, họ sẽ nói bạn dối trá, bạn là đồ phản động, nhưng bình thường với những vấn đề chính trị, họ găn vào cái mác “nhạy cảm” và lờ đi ko quan tâm. Và những gì tôi vừa viết nói lên điều gì, ngoài việc những con người ấy được dạy dỗ và tuyên truyền để có luận điệu và lý lẽ y hệt nhau?
Joyce Anne Nguyen.
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.

The