mercredi 14 septembre 2011

Việt Nam cưỡng bách lao động, HWR

Đăng ngày 13-09-2011 @1:36 Chiều


Một tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam đóng cửa những trung tâm cải huấn mà họ cho rằng ở đó người tù bị ngược đãi và bị cưỡng bức lao động. Tổ chức bảo vệ nhân quyền này hôm thứ Tư ngày 7 tháng Chín cũng yêu cầu các tổ chức bảo trợ quốc tế xem xét lại những chương trình tài trợ cho những trung tâm này vì những ràng buộc có thể có – đến việc vi phạm nhân quyền.
Bích chương quảng bá “chống nghiện” của CHXHCN Việt Nam Nguồn: huffingtonpost.com
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) có trụ sở ở Nữu Ước (New York) lên án Việt Nam bỏ tù hằng trăm ngàn người nghiện trong mười năm qua mà không có tiến trình theo dõi, cân nhắc sự cải huấn cho đúng đắn mà lại cưỡng bách họ làm việc nhiều giờ với tiền công ít ỏi.
Tổ chức này cũng lên án chính phủ Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi (Australia), Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới (World Bank) và các tổ chức tài trợ quốc tế khác có thể “tạo điều kiện cho sự vi phạm nhân quyền một cách gián tiếp” qua việc cung cấp thuốc làm bệnh nhân tùy thuộc vào, hay sự điều trị bệnh HIV và những dịch vụ ngăn ngừa cho người nghiện ở một số trung tâm cai nghiện này.
Khoảng 309.000 người nghiện trên toàn quốc đã được điều trị trong những trung tâm này từ năm 2000 cho đến năm 2010, với số lượng trung tâm này đưọc xây dựng nhiều hơn gấp đôi – từ 56 lên tới 123 – và thời gian giam giữ tối đa người cai nghiện được nâng lên từ một cho đến bốn năm, theo bản báo cáo và dựa vào con số của nhà nước Việt Nam đưa ra.
Bản báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng phương pháp cai trị người nghiện ở những trung tâm này “mang tính hành hạ và không có hiệu qủa,” họ cho rằng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở những trung tâm này cho phép Việt Nam “hưởng lợi tối đa” bằng cách giam người nghiện lâu hơn và cưỡng bách họ lao động chân tay.
“Người nghiện thuốc ở Việt Nam cần sự tiếp cận với phương pháp điều trị tự nguyện, dựa trên căn bản cộng đồng,” ông Joe Amom, giám đốc phụ trách sức khỏe và nhân quyền của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ở Nữu Ước (New York) nói trong bản thông cáo. “Thay vào đó, nhà nước nhốt họ lại, các công ty tư nhân bóc lột sức lao động của họ và các tổ chức tài trợ thế giới đang nhắm mắt làm ngơ đối trước sự hành hạ và ngược đãi mà người nghiện đang phải đối diện.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Nguyễn Phương Nga cho bản báo cáo trên là “vô căn cứ,” bà nói chương trình cưỡng bách cai nghiện ở Việt Nam là “nhân đạo, hiệu quả và mang ích lợi đến cho người nghiện, cho cộng đồng và xã hội.”
Những trung tâm cai nghiện ở Việt Nam tuân theo luật lệ hiện hành của Việt Nam và “phù hợp” với những nguyên tắc điều trị người cai nghiện được đưa ra bởi Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới, bà Nga nói thêm.
Viên chức chính phủ Hoa Kỳ, Úc và Liên Hiệp Quốc từ chối bình luận.
Năm rồi, Hoa Kỳ cung cấp Việt Nam 7.7 triệu đô-la cho điều trị dựa vào thuốc ngủ methadone và ngăn ngừa sử dụng thuốc phiện dựa với phương pháp dựa vào cộng đồng, theo trang mạng của toà Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam. Người nghiện chích thuốc trực tiếp vào máu là động lực chính của việc truyền nhiễm HIV ở Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ chương trình ngăn ngừa HIV/AIDS ở 20 trung tâm cai nghiện trên toàn cõi Việt Nam năm rồi.
“Chúng tôi chưa nhận bất kỳ báo cáo nào cho hay có sự vi phạm nhân quyền ở những trung tâm cải tạo người nghiện ở những trung tâm nhận tài trợ của chương trình này,” giám đốc Ngân hàng Thế giới đặc trách Việt Nam bà Victoria Kwakwa nói. “Nếu chúng tôi có báo cáo như thế, chúng tôi sẽ tiến hành một công tác thăm dò, giám sát để bảo đảm là chính sách của ngân hàng được đáp ứng và sự quan tâm được hoàn toàn được kiểm tra, xem xét đến.”
Những người bị giam giữ ở những trung tâm cai nghiện Việt Nam được tường thuật là bị đánh đập và bị biệt giam, và cho một số người đã từng trốn trại và bị bắt lại, họ bị trừng phạt với dùi cui điện, theo bản báo cáo dài 126 trang qua đó, 34 người được phỏng vấn, và những người này đã từng bị giam trong năm 2010 ở 14 trung tâm ngay tại thành phố Hồ Chí Minh và những vùng lân cận.
Bản báo cáo cũng lên án Việt Nam cưỡng bách tù nhân may áo quần, làm gạch và bóc vỏ hạt hạnh đào với tiền công từ 5 cho đến 20 đô-la mỗi tháng, đây là một sự vi phạm luật lao động trong nước, vốn bảo đảm mức lương tối thiểu cho người lao động là khoảng 40 đô-la mỗi tháng.
Chia nhau gáo nước (nhân đạo?) tại trung tâm vai nghiện Việt Nam Nguồn: tokeofthetown.com
Thay vì cung cấp dịch vụ y tế ở trong các trung tâm này, các tổ chức quốc tế tài trợ cho chương trình này nên tập chú vào việc thả những người bị giam này về với cộng đồng của họ, theo bản báo cáo, đưa lại con số từ những báo cáo trước đây của nhà nước cho thấy nơi mà tỉ lệ người nghiện bị rơi lại vào tình trạng nghiện ngập chính là các trung tâm cai nghiện và ở mức 80 phần trăm hoặc cao hơn.