2011-09-13
Hôm nay chúng ta sẽ nói về đề tài liên quan đến vấn đề an ninh của quốc gia.
Gần đây, có nhiều người đặt ra một câu hỏi là “đất nước phải chăng đang rơi vào tình trạng lâm nguy?”, thì một số người không đồng ý với điều đó, đặc biệt là một số bạn trẻ, họ vẫn đang sinh hoạt rất bình thường, họ đang làm việc và họ đang hưởng thụ cuộc sống, họ không cảm thấy điều đó. Thế nhưng một số người thì lại cho rằng đó là một vấn đề đang rất đáng quan tâm. Vậy thì ý kiến của các bạn ra sao về việc này?
Chuyện ai cũng thấy
Ngày hôm nay chúng ta sẽ nói về đề tài này, nhưng trước tiên, trước khi bắt đầu vào chương trình, Khánh An muốn các bạn tự giới thiệu một chút xíu về bản thân mình để cho các bạn bè và quý thính giả nghe đài biết chút xíu về các bạn.Anh Tú: Vâng. Chào chị Khánh An và các bạn đang nghe Đài. Em là Từ Anh Tú, hiện tại đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Trọng Hiếu: Mình là Huỳnh Trọng Hiếu. Mình xin gửi lời chào đến tất cả các bạn trong diễn đàn Café Wifi của Đài RFA. Mình năm nay 24 tuổi. Hiện tại mình ở Tam Kỳ, Quảng Nam. Mình theo học Khoa Luật Kinh Tế - Trường Đại Học Kinh Tế Hà Nội.
Tuynh: Vâng. Em tên là Tuynh. Em năm nay 29 tuổi. Em đang làm việc ở Bình Thuận. Em rất vui khi được tham gia chương trình, được lắng nghe các bạn trẻ và mình cũng được phát biểu một vài suy nghĩ về tình hình đất nước như là chủ đề của Đài Á Châu Tự Do có đề cập đến.
Khánh An: Vâng. Một lần nữa Khánh An rất vui được đón tiếp các bạn vào Chương Trình Café Wifi ngày hôm nay. Bây giờ để bắt đầu chương trình, Khánh An muốn hỏi các bạn trở lại câu hỏi vừa rồi mà lúc đầu Khánh An đã hỏi, là các bạn có nghĩ rằng đất nước của mình đang lâm nguy hay không?
Tuynh: Theo câu hỏi của chị thì em trả lời ngắn gọn thôi. Trong xã hội Việt Nam có rất nhiều ý kiến, tất nhiên là em không thể tường thuật lại ý kiến của họ, mà riêng cá nhân em thì em nghĩ thế này: Cái chuyện đất nước Việt Nam lâm nguy hay không thì chuyện đó đối với nhiều người nó khác lắm, nhưng em nghĩ ý kiến cá nhân em mà thôi, đó là nó quá nguy chứ không phải là nguy nữa rồi.
Hôm nay khi đi làm về em tra trên mạng, em đọc trên blog của bác Phạm Viết Đào đấy ạ, có một thông tin gọi là thông tin “khẩn”. Người ta có đưa 4 bức hình về công nhân Trung Quốc đang làm ở trên Lâm Đồng khai thác bauxite. Một vài bức hình thì tất nhiên đấy là cái độ xác thực thì chưa có ai xác thực cả vì đó là chuyện gấp, nhưng mà có người phát hiện ra chuyện đó thì có nghĩa rằng phải kiểm tra lại thông tin đó. Nếu mà thực tế đó là chuyện thật thì quá nguy rồi chứ không phải là nguy nữa.
Khánh An: Vâng. Cảm ơn ý kiến của bạn Tuynh. Lúc nãy hình như Khánh An nghe được tiếng của Hiếu muốn trả lời, phải không?
Trọng Hiếu: Dạ. Chào chị Khánh An. Theo ý kiến của mình thì hiện tình đất nước hiện nay có thể nói là đang ở vào tình thế thực lâm nguy. Bằng chứng để chứng minh sự lâm nguy đó là việc hải quân Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm vào lãnh hải Việt Nam và việc nhà cầm quyền Hà Nội đã cho khai thác bauxite tại Việt Nam. Đó là hai vấn đề mà mình nghĩ nó tốt để mà đưa ra cái ý kiến rằng đất nước Việt Nam hiện nay đang ở trong tình trạng lâm nguy. Đó là ý kiến riêng của mình.
Khánh An: Vâng. Cảm ơn Hiếu. Thế bạn Tú nghĩ như thế nào?
Anh Tú: Vâng. Em cũng đồng ý với ý kiến của hai bạn trên ạ.
Lâm nguy từ nhiều phía
Khánh An: Bây giờ thì Khánh An muốn hỏi các bạn là các bạn cho rằng đất nước đang rơi vào tình trạng lâm nguy, hay nói theo bạn Tuynh là quá lâm nguy, thế thì lý do vì sao mà các bạn cho rằng đất nước lâm nguy? Bây giờ mình có thể nói trước tiên là những mối lâm nguy đến từ bên trong đất nước, ví dụ như là về kinh tế, ví dụ như là về chính trị, an sinh xã hội v.v….Trọng Hiếu: Theo ý kiến riêng của mình thì ở Việt nam hiện tại tất cả mọi mặt đời sống của người Việt Nam hiện nay, cả về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội đều có thể nói là đang ở trong tình trạng lâm nguy, nhưng mà có những vấn đề chỉ là những vấn đề phụ, trong khi đó có một số vấn đề nổi lên như là vấn đề kinh tế Việt Nam, mình lấy ví dụ đầu tiên là vấn đề kinh tế.
Về vấn đề kinh tế của đất nước Việt Nam hiện nay là phát triển kinh tế theo mô hình mà nhà cầm quyền Hà Nội gọi là mô hình “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nhưng theo mình nghĩ thì đó là một nền kinh tế phát triển lệch lạc, chính vì vậy mà mình cho rằng đó là mối nguy hại, nhưng mà đó cũng chỉ là sự nguy hại thứ yếu. Điều mà mình muốn nói hiện nay thực sự đó là một nền chính trị chứ không phải nền kinh tế.
Theo mình thì ở Việt nam hiện tại, tất cả mọi mặt đời sống, cả về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội đều có thể nói là đang ở trong tình trạng lâm nguy...Nền chính trị Việt Nam hiện tại có thể nói theo nhiều thông tin mà mình đọc được trên các tờ báo lớn thì mình thấy rằng nền chính trị Việt Nam đang có những dấu hiệu mà người ta cho rằng đó sự nhu nhược trong quan hệ ngoại giao đối với những nước lớn. Đó là điều khiến cho tất cả mọi người dân Việt Nam cảm thấy rất đáng lo ngại. Đó là ý kiến riêng của mình.Trọng Hiếu, Quảng Nam
Khánh An: Thế còn các bạn khác?
Tuynh: Em. Em thấy bạn Hiếu nói đúng rồi đấy. Vấn đề mấu chốt của nó là vấn đề chính trị chứ không phải vấn đề kinh tế, chị ạ. Mặc dù kinh tế hiện bây giờ đang lạm phát nhưng vấn đề mấu chốt đẻ ra sự yếu kém về kinh tế vẫn là vấn đề chính trị, bởi vì chính trị nó tác động đến toàn bộ mọi mặt trong đời sống, đúng không ạ? Chính trị tác động đến kinh tế, tác động đến văn hóa, đến giáo dục, đến y tế. Tất cả đều do chính trị.
Khánh An: Tuynh có thể nói rõ hơn không?
Tuynh: Em nói ví dụ như thế này, vì thể chế chính trị bây giờ vẫn đang là độc đảng, đúng không? Độc quyền của Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Thế thì vấn đề ở chỗ là vấn đề tài chính liên quan đến kinh tế là họ không minh bạch trong chuyện chi tiêu công chẳng hạn, là một. Cái thứ hai nữa là ví dụ như họ xây dựng các tập đoàn nhà nước thì đó là những hình thức coi như là con đường rút ruột ngân khố nhà nước chứ không phải là mang lại lợi ích vì năm nào các tập đoàn kinh tế cũng kêu lỗ cả. Nếu mà lỗ thì sao không để cho nhân dân người ta tự do làm ăn, xóa bỏ cái kinh tế nhà nước đi, cổ phần hóa nó ra. Nhưng mà vấn đề là nếu thực sự cổ phần hóa ra thì em nghĩ là nó cũng không thay đổi được mấy.
Vì sao? Vì nếu mà cổ phần hóa thì cũng chỉ là những anh tư bản đỏ nhảy vào đó thôi chứ thường dân thì cũng chẳng mấy khi họ có điều kiện để tham gia vào các tập đoàn như thế đâu. Tức là vô hình trung nó sẽ giống hệt như mô hình kinh tế của Nga bây giờ, mặc dù họ đa đảng đấy nhưng mà về thực chất thì là các tập đoàn kinh tế nhà nước đấy thôi. Rõ ràng là có nhiều tay tư bản ở trong đó mà thực chất thì họ xuất thân là tư bản đỏ, họ cũng đi ra từ chế độ cộng sản. Em lấy thí dụ như thế thôi.
Yếu kém về quản lý
Khánh An: Vâng. Hiếu là người đang học và tìm hiểu về kinh tế, Hiếu có đồng ý với ý kiến của Tuynh hay không?Trọng Hiếu: Em nghĩ cái ý kiến của bạn vừa nói là tương đối đầy đủ. Mình nghĩ là tình hình kinh tế của Việt Nam hiện tại quá phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Bản thân mình là một người dân, mình hiểu rất rõ ảnh hưởng của hàng hóa Trung Quốc nó tác động lớn như thế nào đến thị trường Việt Nam, chính vì vậy mà mình nghĩ đó là một điều xấu cho nền kinh tế Việt Nam chứ không phải là một điều tốt.
Khánh An: Nhưng cũng có ý kiến vẫn đồng ý rằng có những tác động xấu đến từ phía những hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài và đặc biệt là từ Trung Quốc, thế nhưng không thể phủ nhận được một trong những nguyên nhân nữa mà để cho kinh tế, đặc biệt là hàng tiêu dùng của Việt Nam nó trở nên thua kém, đó là sự quản lý của người Việt Nam mình. Thế thì bạn có ý kiến như thế nào về điều này?
Cách quản lý kinh tế của Việt Nam hiện nay mang nhiều bất cập và nó có tính tập trung chỉ huy quá cao, chính vì vậy mà nó làm cho nền kinh tế trở nên ngày càng yếu kém hơn.Trọng Hiếu: Theo mình nghĩ thì cách quản lý kinh tế của Việt Nam hiện nay mang nhiều bất cập và nó có tính tập trung chỉ huy quá cao, chính vì vậy mà nó làm cho nền kinh tế trở nên ngày càng yếu kém hơn. Bởi vì nền chính trị nó tác động rất lớn đến nền kinh tế và nền chính trị Việt Nam hiện tại là nền chính trị độc đảng, mà độc đảng là độc quyền và độc quyền chính trị nó dẫn đến độc quyền kinh tế. Chính vì vậy mà nền kinh tế nó phục vụ cho một số người nhất định thay vì đáng lý ra nó phải phục vụ tất cả mọi người dân.
Trọng Hiếu, Quảng Nam
Khánh An: Vâng. Không biết Tú thì bạn nghĩ như thế nào về những mối đe dọa đối với Việt Nam? Lúc nãy bạn cũng đồng ý lâm nguy thực sự là tình trạng hiện nay của đất nước, thế thì với bạn, tại sao đất nước lại lâm nguy?
Anh Tú: Dạ vâng. Theo em thì đất nước đang có mối nguy hại rất lớn và xuất phát từ văn hóa, chính trị, kinh tế, giáo dục và rất nhiều mặt khác trong đời sống xã hội, chẳng hạn như văn hóa của người Việt Nam hiện nay đã bị xuống cấp một cách nghiêm trọng.
Khánh An: Bạn dựa vào đâu để nói rằng văn hóa của người Việt Nam xuống cấp nghiêm trọng?
Anh Tú: Em dựa vào thực tế những gì trông thấy, những gì được xem qua phim ảnh. Chẳng hạn như việc những cô dâu Việt Nam phải trần truồng cho mấy người Hàn Quốc hay Đài Loan xem để chọn làm vợ, việc vài nữ sinh đánh đập bạn nữ sinh khác, cùng những hành động lăng mạ v.v…, và rất nhiều hành động phi giáo dục thể hiện một cách công khai và rõ nét.
Về kinh tế thì kinh tế của Việt Nam có tăng trưởng nhưng so với các nước chung quanh thì theo em vẫn còn rất thấp.
Còn về giáo dục thì nạn quay bài rồi rất nhiều tiêu cực khác trong giáo dục cho thấy giáo dục bị xuống cấp một cách trầm trọng.
Do thể chế chính trị
Khánh An: Vâng. Quay trở lại với ý kiến của Tuynh, lúc nãy Tuynh nói là chính trị chi phối mọi mặt của đời sống xã hội, bây giờ Khánh An muốn hỏi bạn là trong nền chính trị đó điều gì là mấu chốt mà bạn cho là nó quá nguy hiểm?
Tuynh: Theo em nghĩ thì mấu chốt trong nền chính trị mà nó gây ra sự nguy hiểm, đó là sự độc quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Cù Huy Hà Vũ có nói ngắn gọn là “độc tài”. Đấy, ngắn gọn thế thôi. Còn thực ra thì người ta bảo là độc tài sinh hủ hóa, đúng không ạ? Độc tài tuyệt đối sinh hủ hóa tuyệt đối. Hủ hóa tuyệt đối thì đương nhiên là nó sẽ gây ra rất nhiều vấn nạn trong bộ máy điều hành đất nước.
Khánh An: Nhưng mà bạn có nghĩ rằng với đà phát triển chung của thế giới, trong hướng vận động chung, thì bộ máy lãnh đạo người ta cũng sẽ tìm cách để thích ứng?
Tuynh: Em nghĩ là trước kia thì họ có thay đổi về mặt kinh tế vì đó chuyện chẳng đặng đừng khi mà toàn dân sống dưới chế độ bao cấp nghèo khổ nên họ phải chuyển sang kinh tế tư bản. Nhưng vấn đề mấu chốt ở chỗ là họ “đổi mới” không hoàn toàn. Là vì sao? Là vì họ đổi mới tư nhân nhưng mà họ chỉ làm những ngành nhỏ lẻ thôi chứ còn những ngành chủ chốt thì nhà nước vẫn nắm quyền, vẫn độc quyền bởi vì họ theo học thuyết Mác thì là “vật chất chi phối ý thức”, đúng không ạ?
Kinh tế chi phối chính trị, cho nên là họ nắm con bài kinh tế chủ lực để họ chi phối chính trị. Vấn đề ở chỗ là ngày trước thì thay đổi kinh tế nhưng vấn đề ngày nay là thay đổi chính trị. Mình không thể suy ra là ngày trước có thể thay đổi kinh tế thì bây giờ có thể thay đổi chính trị, cái đó thì em không tin, tại vì thực ra cái chính trị là cái quyền lợi cuối cùng của họ để họ sử dụng, để họ cai trị đất nước, có thể nói thẳng là để họ bóc lột nhân dân.
Mà thực ra về chính trị thì em hơi ghét về chính trị mặc dù em có quan tâm, vì chính trị thực ra nó là trò lừa đảo, trò mị người dân cho nên em không có tin tưởng lắm. Thực ra nếu như mà đất nước có thay đổi đi chăng nữa thì nền chính trị mới sẽ ra đời, có chăng là nó sẽ bớt hà khắc, bớt tệ nạn đi mà thôi, chứ còn những người tham gia chính trường nói chung em rất là ghét. Em không hy vọng lắm.
Theo em nghĩ thì mấu chốt trong nền chính trị mà nó gây ra sự nguy hiểm, đó là sự độc quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Cù Huy Hà Vũ có nói ngắn gọn là “độc tài”.Cái đặc thù ở người Việt mình là chuyện thay đổi chính trị một cách hòa bình rất là khó khăn tại vì Việt Nam có một lịch sử về nội chiến đẫm máu, cho nên trong mỗi con người Việt Nam có chứa sự thù hằn kinh khủng. Cho nên Việt nam mà thay đổi chính trị theo con đường hòa bình thì em không tin lắm.
Tuynh, Bình Thuận
Khánh An: Vừa rồi là ý kiến của bạn Tuynh. Quý vị và các bạn đang theo dõi phần đầu của cuộc thảo luận giữa một số bạn trẻ tại Việt Nam về đề tài đất nước có đang lâm nguy hay không và những nguy cơ đến từ bên trong?
Bây giờ, Khánh An và các bạn phải tạm chia tay với quý vị rồi. Hẹn gặp lại quý vị trong chương trình Café Wifi vào tối thứ hai tuần tới với phần thảo luận tiếp theo về những mối đe dọa đến từ bên ngoài.