2011-08-30
Một bức thư ngỏ gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam do 36 trí thức hải ngoại ký tên đang là đề tài chú ý của nhân sĩ trong và ngoài nước.
Mặc Lâm có bài tường trình về sự kiện này qua ý kiến của
các tác giả thư ngỏ, mời quý vị theo dõi.
Bức thư ngỏ khẳng định họ hoàn toàn đồng ý với các kiến nghị của 95 trí thức trước đây vài ngày cũng nêu lên quan ngại của họ trước việc Trung Quốc ngày một dấn sâu hơn vào ý muốn áp đặt những yêu cầu phi lý về đường lưỡi bò cũng như các hoạt động gây hấn, bắt ngư dân Việt Nam tuy ngoài mặt vẫn tỏ ra mong muốn hoà bình với các nước trong đó có Việt Nam.
Tiến sĩ Vật lý nguyên tử Phùng Liên Đoàn chia sẻ lý do ông và những người ký tên vào bức thư ngỏ này, ông nói:
“Cái việc này xảy ra lần đầu cũng nhờ vài yếu tố kích thích giúp chúng tôi có căn bản giúp chúng tôi lên tiếng nói. Những kích thích đó gồm những hành vi ngang ngược của Trung Quốc, nó là chất xúc tác đoàn kết người Việt Nam, bất cứ ở đâu, bất cứ tôn giáo ngay cả bất cứ đảng phái nào đi nữa.
Trong một đoạn dẫn nhập bức thư ngỏ ghi rõ do chính quyền tỏ ra lúng túng trước các đòn thâm độc của Trung Quốc là nguyên nhân chính xuất hiện bức thư ngỏ này:
“Sau hơn 35 năm lãnh đạo một đất nước thống nhất, các nhà cầm quyền chắc biết rõ hơn ai hết toan tính thâm độc của Trung Quốc và tình thế nguy nan của Việt Nam.
Nhưng trong thời gian qua những chính sách và biện pháp đối nội và đối ngoại được thực thi đã tỏ ra lúng túng và mâu thuẫn, trái với sự mong đợi của toàn dân. Tình trạng này hiển nhiên làm suy yếu sức mạnh dân tộc, đòi hỏi chính quyền cần phải có những thay đổi toàn diện về cơ chế và chính sách mới có thể bảo vệ được chủ quyền và phát triển đất nước.”
Hiểm họa ngoại bang
Lần đầu tiên trong nhiều năm qua trí thức hải ngoại chính thức nhập cuộc với tình hình chính trị trong nước qua bức thư ngỏ gửi cho các cấp cao nhất của Việt Nam. Bức thư này tập trung 36 chữ ký của trí thức hải ngoại phân tích những lo ngại của họ về các diễn biến hổi gần đây được bức thư xác định là “hiểm họa ngoại bang”.Bức thư ngỏ khẳng định họ hoàn toàn đồng ý với các kiến nghị của 95 trí thức trước đây vài ngày cũng nêu lên quan ngại của họ trước việc Trung Quốc ngày một dấn sâu hơn vào ý muốn áp đặt những yêu cầu phi lý về đường lưỡi bò cũng như các hoạt động gây hấn, bắt ngư dân Việt Nam tuy ngoài mặt vẫn tỏ ra mong muốn hoà bình với các nước trong đó có Việt Nam.
Tiến sĩ Vật lý nguyên tử Phùng Liên Đoàn chia sẻ lý do ông và những người ký tên vào bức thư ngỏ này, ông nói:
“Cái việc này xảy ra lần đầu cũng nhờ vài yếu tố kích thích giúp chúng tôi có căn bản giúp chúng tôi lên tiếng nói. Những kích thích đó gồm những hành vi ngang ngược của Trung Quốc, nó là chất xúc tác đoàn kết người Việt Nam, bất cứ ở đâu, bất cứ tôn giáo ngay cả bất cứ đảng phái nào đi nữa.
Bức thư này nó nói rõ rằng những người ở hải ngoại có thể đóng góp, hỗ trợ cho những ý kiến của những người trí thức ở trong nước mà họ đã nêu ra trong hai kiến nghị của họ.Cái thứ hai chúng tôi thấy trí thức trong nước họ làm được nhiều việc mà phương tiện của họ ít hơn chúng tôi ở bên ngoài này. Họ như cá trong chậu chim trong lồng, thành ra mình thấy anh em trong nứơc làm đựơc như vậy thì đây là cơ hội người Việt Nam nên chung một lòng, một ý tưởng mà tấm lòng đó, ý tưởng đó là phải nghĩ tới mười, hai mươi hay hàng trăm năm sau, làm cách nào để duy trì độc lập tự do hạnh phúc cho nước Việt Nam.”
GS Tạ Văn Tài
Trong một đoạn dẫn nhập bức thư ngỏ ghi rõ do chính quyền tỏ ra lúng túng trước các đòn thâm độc của Trung Quốc là nguyên nhân chính xuất hiện bức thư ngỏ này:
“Sau hơn 35 năm lãnh đạo một đất nước thống nhất, các nhà cầm quyền chắc biết rõ hơn ai hết toan tính thâm độc của Trung Quốc và tình thế nguy nan của Việt Nam.
Nhưng trong thời gian qua những chính sách và biện pháp đối nội và đối ngoại được thực thi đã tỏ ra lúng túng và mâu thuẫn, trái với sự mong đợi của toàn dân. Tình trạng này hiển nhiên làm suy yếu sức mạnh dân tộc, đòi hỏi chính quyền cần phải có những thay đổi toàn diện về cơ chế và chính sách mới có thể bảo vệ được chủ quyền và phát triển đất nước.”
Hỗ trợ trí thức trong nước
Từ trước tới nay hầu như chưa khi nào trí thức tập hợp đông đảo trên một bức thư chung góp ý với chính quyền về một vấn đề có liên quan đến chính trị như bức thư này.Rất nhiều hàng rào ngăn cách họ với chính quyền Việt Nam. Trong các trở ngại đó điều làm họ e ngại nhất chính là dư luận kiều bào nơi họ định cư. Sự trăn trở cho đất nước chưa thể công khai trên phương tiện truyền thông bởi lẽ những chống đối, chỉ trích chừng như luôn sẵn sàng cho bất cứ những nỗ lực nào nhằm giúp sức cho chính quyền.
Giáo sư Tạ Văn Tài, nguyên luật sư tại tiểu bang Massachussets, nguyên Giảng sư Luật đại học Harvard cho biết lý do tại sao ông ký tên vào bức thư ngỏ mà không sợ cộng đồng chỉ trích, ông nói:
“Đối với dư luận của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại từ xưa đến nay tôi đã có lập trường rất rõ rệt là mình đứng bên ngoài mình không thể làm gì nhiều được. Chỉ có thể hỗ trợ được cho những người có khuynh hướng cải cách bên Việt Nam.
Bức thư này nó nói rõ rằng những người ở hải ngoại có thể đóng góp, hỗ trợ cho những ý kiến của những người trí thức ở trong nước mà họ đã nêu ra trong hai kiến nghị của họ. Chúng tôi dùng chữ “thư ngỏ” chứ không phải kiến nghị, bởi vì muốn giữ tư thế độc lập không phải là “xin cho” cũng như hải ngoại hay mỉa mai những chữ như “kiến nghị”. Chúng tôi cẩn thận dùng chữ thư ngỏ gửi chính quyền Việt Nam, cái tư thế chúng tôi là như vậy nên chúng tôi không sợ bị chỉ trích.”
Bức thư ngỏ có đoạn nêu rõ về sự thật này với những chi tiết khá mạnh mẽ như sau:
“Có hai nguyên nhân chính: thứ nhất, cơ chế chính quyền hiện hữu không những đánh mất niềm tin của người dân trong nước mà còn là cản trở lớn cho trí thức ở nước ngoài muốn đóng góp vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” do chính Nhà nước đề ra; thứ hai, sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào thiện chí của trí thức còn phổ biến trong một bộ phận không nhỏ của lãnh đạo.
Mặc dù chính quyền kêu gọi trong nhiều năm, sự đóng góp về trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn quá nhỏ bé: số chuyên gia, trí thức hàng năm về nước “chuyển giao công nghệ” chỉ trong vòng 500 lượt người trên con số hơn 300.000 trí thức.”
Giáo sư Tạ Văn Tài, nguyên luật sư tại tiểu bang Massachussets, nguyên Giảng sư Luật đại học Harvard cho biết lý do tại sao ông ký tên vào bức thư ngỏ mà không sợ cộng đồng chỉ trích, ông nói:
“Đối với dư luận của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại từ xưa đến nay tôi đã có lập trường rất rõ rệt là mình đứng bên ngoài mình không thể làm gì nhiều được. Chỉ có thể hỗ trợ được cho những người có khuynh hướng cải cách bên Việt Nam.
Bức thư này nó nói rõ rằng những người ở hải ngoại có thể đóng góp, hỗ trợ cho những ý kiến của những người trí thức ở trong nước mà họ đã nêu ra trong hai kiến nghị của họ. Chúng tôi dùng chữ “thư ngỏ” chứ không phải kiến nghị, bởi vì muốn giữ tư thế độc lập không phải là “xin cho” cũng như hải ngoại hay mỉa mai những chữ như “kiến nghị”. Chúng tôi cẩn thận dùng chữ thư ngỏ gửi chính quyền Việt Nam, cái tư thế chúng tôi là như vậy nên chúng tôi không sợ bị chỉ trích.”
Sau hơn 35 năm lãnh đạo một đất nước thống nhất, các nhà cầm quyền chắc biết rõ hơn ai hết toan tính thâm độc của Trung Quốc và tình thế nguy nan của Việt Nam.Dư luận từ nhiều năm qua vẫn cho rằng đối với trong nước, trí thức hải ngoại vừa được kính trọng vừa bị dè chừng, với một thái độ khó hoà nhập như với người lạ. Tuy hai bên vẫn nói tiếng Việt nhưng suy nghĩ, làm việc, thái độ không nằm chung một phía. Cách biệt này như thuỷ triều, chỉ có thể kéo một ít rác rưởi của tư duy lỗi thời nhưng không thể là sóng lớn đánh tan những chướng ngại nằm sâu trong tiềm thức của những cỗ xe chỉ thích sử dụng sức kéo của loài vật hơn là nhiên liệu mà thế giới vẫn dùng.
Trích thư ngỏ
Bức thư ngỏ có đoạn nêu rõ về sự thật này với những chi tiết khá mạnh mẽ như sau:
“Có hai nguyên nhân chính: thứ nhất, cơ chế chính quyền hiện hữu không những đánh mất niềm tin của người dân trong nước mà còn là cản trở lớn cho trí thức ở nước ngoài muốn đóng góp vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” do chính Nhà nước đề ra; thứ hai, sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào thiện chí của trí thức còn phổ biến trong một bộ phận không nhỏ của lãnh đạo.
Mặc dù chính quyền kêu gọi trong nhiều năm, sự đóng góp về trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn quá nhỏ bé: số chuyên gia, trí thức hàng năm về nước “chuyển giao công nghệ” chỉ trong vòng 500 lượt người trên con số hơn 300.000 trí thức.”
Mong được lắng nghe
Bức thư trực tiếp đề nghị lãnh đạo đất nước phải thực hiện 4 việc cốt yếu ngay từ bây giờ để kéo lại niềm tin của dân chúng. Đó là vận dụng sức mạnh quốc tế qua tổ chức ASEAN mà Việt Nam là một thành viên và nhất là tập trung sức mạnh của toàn dân cả trong lẫn ngoài nứơc để chống lại những đòn phép từ Trung Quốc.
Với Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn thì việc ký tên vào bức thư ngỏ không phải là việc làm hình thức vì theo ông trong thời gian gần đây nhà nước đã có những động thái hợp tác với trí thức tuy còn khá khiêm tốn. Bức thư ngỏ theo ông sẽ là một nhịp cầu nối liền trí thức với những người lãnh đạo chịu lắng nghe, ông nói:
“Chúng tôi cũng có hy vọng đôi chút bởi vì tình thế đã thay đổi đi rồi. Mười năm về trước thì hoàn toàn không hy vọng gì nhưng càng ngày chúng tôi thấy tự do trong nước nó có vẻ nới rộng ra. Những người trong chính quyền, những người chủ chốt ở cấp nhà nước, cũng như những người trước kia ở địa vị rất lớn như chủ tịch quốc hội họ cũng đều đồng lòng suy nghĩ như vậy cả.
Vừa rồi họ cũng gặp một vài người ký tên trong nước, ông Nguyễn Phú Trọng đã làm như vậy nên chúng tôi thấy rằng đã có ảnh hưởng tới nhà lãnh đạo đó.”
Qua hàng chục thư kiến nghị của trí thức trong nước đối với nhiều vấn đề thời sự, hình như sự phản hồi của nhà nước rất ít và nếu có chỉ là hình thức. Hành động lừng khừng này chưa cho phép trí thức tin tưởng vào nỗ lực của họ được chú ý và lắng nghe. Bức thư ngỏ lần này của trí thức hải ngoại như một chiều kích khác, góp sức với trí thức trong nước đẩy cỗ xe điều hành chính sách tăng lực trước những vấn nạn mà dân tộc đang đối đầu, đặc biệt là phải trực diện một lần nữa mối họa ngoại xâm tràn về từ phương Bắc.
Với Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn thì việc ký tên vào bức thư ngỏ không phải là việc làm hình thức vì theo ông trong thời gian gần đây nhà nước đã có những động thái hợp tác với trí thức tuy còn khá khiêm tốn. Bức thư ngỏ theo ông sẽ là một nhịp cầu nối liền trí thức với những người lãnh đạo chịu lắng nghe, ông nói:
“Chúng tôi cũng có hy vọng đôi chút bởi vì tình thế đã thay đổi đi rồi. Mười năm về trước thì hoàn toàn không hy vọng gì nhưng càng ngày chúng tôi thấy tự do trong nước nó có vẻ nới rộng ra. Những người trong chính quyền, những người chủ chốt ở cấp nhà nước, cũng như những người trước kia ở địa vị rất lớn như chủ tịch quốc hội họ cũng đều đồng lòng suy nghĩ như vậy cả.
Chúng tôi hy vọng tiếng nói của chúng tôi, đồng ý và ủng hộ những người trong nước cũng là những tiếng vọng lên cho người lãnh đạo hiểu.Chúng tôi thấy chính phủ có những khó khăn riêng của họ nhưng chúng tôi không bao giờ coi thường những khó khăn đó. Chúng tôi hy vọng tiếng nói của chúng tôi, đồng ý và ủng hộ những người trong nước cũng là những tiếng vọng lên cho người lãnh đạo hiểu.
TS Phùng Liên Đoàn
Vừa rồi họ cũng gặp một vài người ký tên trong nước, ông Nguyễn Phú Trọng đã làm như vậy nên chúng tôi thấy rằng đã có ảnh hưởng tới nhà lãnh đạo đó.”
Qua hàng chục thư kiến nghị của trí thức trong nước đối với nhiều vấn đề thời sự, hình như sự phản hồi của nhà nước rất ít và nếu có chỉ là hình thức. Hành động lừng khừng này chưa cho phép trí thức tin tưởng vào nỗ lực của họ được chú ý và lắng nghe. Bức thư ngỏ lần này của trí thức hải ngoại như một chiều kích khác, góp sức với trí thức trong nước đẩy cỗ xe điều hành chính sách tăng lực trước những vấn nạn mà dân tộc đang đối đầu, đặc biệt là phải trực diện một lần nữa mối họa ngoại xâm tràn về từ phương Bắc.
Aucun commentaire:
La publication de nouveaux commentaires n'est pas autorisée.