Biển Đông nhìn từ Philippines.
DR
Vào hôm nay, 26/09/2011, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lại nhất loạt hù dọa Việt Nam và Philippines, hai nước đang bị Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Các tờ báo đả kích Hà Nội và Manila về điều mà họ cho là mượn tay « thế lực nước ngoài » để chống lại các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Một bài bình luận trên tờ China Daily lên án Việt Nam và Philippines là đã cố tình làm tình hình rắc rối thêm trong thời gian gần đây khi « nuốt lời cam kết giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình thông qua đối thoại giữa các bên có liên can », tức là song phương với Trung Quốc.
Thay vào đó thì theo tờ báo này, cả Việt Nam lẫn Philippines đều tỏ rõ ý muốn mời các thế lực bên ngoài can dự vào hồ sơ Biển Đông để làm phương tiện mặc cả. Đối với tác giả bài xã luận, « Các mưu toan kể trên chắc chắn phải chịu số phận là thất bại », và hai nước này sẽ bị mất uy tín và nhất là – xin trích – « làm xói mòn lòng tin chính trị giữa họ và Trung Quốc ».
Nguyên nhân gây bất bình là cuộc hội thảo của các chuyên gia trong vùng Đông Nam Á về Biển Đông tại Manila hôm thứ năm tuần trước, một hành động bị coi là nhằm « quốc tế hóa » vấn đề Biển Đông, coi thường điều mà tờ báo cho là chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này.
Còn Việt Nam, theo tờ China Daily, thì đã lôi kéo Ấn Độ vào vòng tranh chấp, thông qua một dự án đồng thăm dò khai thác nguồn dầu khí trong vùng biển tranh chấp.
Cùng một lời lẽ như tờ China Daily, nhà bình luận Lý Hồng Mai của Tân Hoa Xã cũng đả kích kế hoạch đồng thăm dò khai thác giữa Việt Nam và Ấn Độ tại vùng Biển Đông mà theo tác giả đã vi phạm trắng trợn chủ quyền của Trung Quốc vì khu vực thăm dò thuộc « thẩm quyền pháp lý » của Bắc Kinh.
Quay sang Philippines, cây bút của Tân Hoa Xã chỉ trích cố gắng của Tổng thống Aquino, muốn lôi kéo Nhật Bản can dự vào hồ sơ Biển Đông, đồng thời tìm cách tăng cường tiềm năng hải quân và không quân của Manila. Đối với tờ báo, cho dù Philippines gắn kết được với Nhật Bản và Việt Nam lôi kéo được Ấn Độ, các «bên thứ ba » này không thể sánh được với uy lực và ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng.
Tờ Nhân dân Nhật báo cũng tấn công Philippines về cuộc hội thảo hôm thứ năm tuần trước, bị tờ báo cho là nhằm liên kết ASEAN thành một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
Theo tờ báo, mưu toan của Manila như vậy là đã hoàn toàn thất bại, và « Không hề có một mặt trận thống nhất của ASEAN » tựa của bài xã luận. Tờ báo nêu ra nhiều lập luận, trong đó có sự kiện là có đến hai thành viên của Asean là Lào và Cam Bốt « không thèm gởi đại biểu đến Manila ».
Vào lúc báo chí Trung Quốc lớn tiếng đe dọa Việt Nam và Philippines, thì ngành ngoại giao Trung Quốc lại tỏ vẻ hòa hoãn. Theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa tiếp xúc với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hoa Kỳ bên lề khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Theo hãng tin Trung Quốc, thì hai bên đã có đề cập đến vấn đề Biển Đông, và ông Dương Khiết Trì đã cho rằng : « Hai bên cần có cái nhìn chiến lược trong việc xử lý các mối quan hệ, cần hàn gắn các bất đồng, tích cực thực thi bản Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông DOC và phát huy hợp tác thiết thực ».
Cũng theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Việt Nam đã đồng ý là sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để "tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước”.
Thay vào đó thì theo tờ báo này, cả Việt Nam lẫn Philippines đều tỏ rõ ý muốn mời các thế lực bên ngoài can dự vào hồ sơ Biển Đông để làm phương tiện mặc cả. Đối với tác giả bài xã luận, « Các mưu toan kể trên chắc chắn phải chịu số phận là thất bại », và hai nước này sẽ bị mất uy tín và nhất là – xin trích – « làm xói mòn lòng tin chính trị giữa họ và Trung Quốc ».
Nguyên nhân gây bất bình là cuộc hội thảo của các chuyên gia trong vùng Đông Nam Á về Biển Đông tại Manila hôm thứ năm tuần trước, một hành động bị coi là nhằm « quốc tế hóa » vấn đề Biển Đông, coi thường điều mà tờ báo cho là chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này.
Còn Việt Nam, theo tờ China Daily, thì đã lôi kéo Ấn Độ vào vòng tranh chấp, thông qua một dự án đồng thăm dò khai thác nguồn dầu khí trong vùng biển tranh chấp.
Cùng một lời lẽ như tờ China Daily, nhà bình luận Lý Hồng Mai của Tân Hoa Xã cũng đả kích kế hoạch đồng thăm dò khai thác giữa Việt Nam và Ấn Độ tại vùng Biển Đông mà theo tác giả đã vi phạm trắng trợn chủ quyền của Trung Quốc vì khu vực thăm dò thuộc « thẩm quyền pháp lý » của Bắc Kinh.
Quay sang Philippines, cây bút của Tân Hoa Xã chỉ trích cố gắng của Tổng thống Aquino, muốn lôi kéo Nhật Bản can dự vào hồ sơ Biển Đông, đồng thời tìm cách tăng cường tiềm năng hải quân và không quân của Manila. Đối với tờ báo, cho dù Philippines gắn kết được với Nhật Bản và Việt Nam lôi kéo được Ấn Độ, các «bên thứ ba » này không thể sánh được với uy lực và ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng.
Tờ Nhân dân Nhật báo cũng tấn công Philippines về cuộc hội thảo hôm thứ năm tuần trước, bị tờ báo cho là nhằm liên kết ASEAN thành một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
Theo tờ báo, mưu toan của Manila như vậy là đã hoàn toàn thất bại, và « Không hề có một mặt trận thống nhất của ASEAN » tựa của bài xã luận. Tờ báo nêu ra nhiều lập luận, trong đó có sự kiện là có đến hai thành viên của Asean là Lào và Cam Bốt « không thèm gởi đại biểu đến Manila ».
Vào lúc báo chí Trung Quốc lớn tiếng đe dọa Việt Nam và Philippines, thì ngành ngoại giao Trung Quốc lại tỏ vẻ hòa hoãn. Theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa tiếp xúc với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hoa Kỳ bên lề khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Theo hãng tin Trung Quốc, thì hai bên đã có đề cập đến vấn đề Biển Đông, và ông Dương Khiết Trì đã cho rằng : « Hai bên cần có cái nhìn chiến lược trong việc xử lý các mối quan hệ, cần hàn gắn các bất đồng, tích cực thực thi bản Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông DOC và phát huy hợp tác thiết thực ».
Cũng theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Việt Nam đã đồng ý là sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để "tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước”.