2011-09-22
Trước tình hình Trung Quốc có những hành động gây hấn tại Biển Đông, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, nhiều người Việt trong và ngòai nước dù khác biệt chính kiến đã tỏ ra có một điểm chung là lòng yêu nước kiên quyết bảo vệ sự tòan vẹn lãnh thổ đất nước.
Nhiều người đánh giá đây là một dịp hiếm có giúp hòa giải,
đòan kết dân tộc. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng ‘cơ hội tốt’ đó
đang bị chính nhà cầm quyền Hà Nội bỏ lở.
Chính những người trong cuộc có nhận xét về sự ‘đồng lòng, nhất trí’ giữa những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc gây hấn như thế.
Nhà văn Nguyên Ngọc, một trí thức- một lão thành cách mạng tại Việt Nam, người xuất hiện trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hồi chủ nhật 14 tháng tám vừa qua cho biết đánh giá của ông về những người tham gia biểu tình:
"Chắc anh có biết trong những cuộc triển lãm như Hoa Anh Đào do Nhật tổ chức, có thể họ nằm trong số đi phá hoa anh đào, điều đó làm cho mình khi suy nghĩ về văn hóa buồn lắm…; thế nhưng khi động đến vấn đề
chống ngọai xâm, vấn đề yêu nước, những gì tốt đẹp nhất trong con người bộc lộ ra, những gì sáng láng, văn minh nhất trong con người được bộc lộ ra."
Blogger Mẹ Nấm, một người sinh sống tại Nha Trang, và có dịp ra Hà Nội hòa vào dòng người biểu tình trong chủ nhật ngày 7 tháng 8 cũng có nhận xét:
" Họ có ý thức cao về chuyện đó và tự chịu trách nhiệm về việc họ làm. Ví dụ đi trong đòan, mọi người không ai bảo ai mà biết phải tự đi đâu, giữ nhịp hô khẩu hiệu thế nào cho đều mà luôn ‘giữ lửa’ được."
Theo nhà văn Nguyên Ngọc đó là một cơ hội hiếm có để những người lãnh đạo đất nước tập hợp, đòan kết dân tộc tại sau những cuộc chiến tương tàn:
"Thực ra những người đi biểu tình đó còn nhiều bất bình về xã hội, nhưng vì lòng yêu nước người ta sẵn sàng dẹp hết. Điều đó trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã có như từ thời Trần Hưng Đạo. Bao nhiêu chuyện bất bình, thậm chí chuyện riêng tư trong dòng họ…
Thế mà khi động đến những vấn đề về tổ quốc, độc lập, lòng yêu nước, dân tộc mình sẵn sàng dẹp hết. Điều đó rất rõ tại Hà Nội qua những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa rồi.
Tôi biết có những người đi bên cạnh tôi họ không bằng lòng lắm với nhiều vấn đề xã hội, thậm chí nói rõ hơn với nhà cầm quyền; nhưng vì lòng yêu nước, độc lập dân tộc mà họ xem là tối cao.
Tôi cho đây là cơ hội lớn để tập hợp dân tộc. Vì điều kiện lịch sử, dân tộc mình có những chia rẽ bên trong dân tộc mà chúng ta đã hiểu hết rồi. Trong cuộc biểu tình vào ngày 24, mỗi người mang tên liệt sỹ hy sinh ở Hòang sa, người khác mang tên một liệt sỹ hy sinh tại Hòang Sa. Ai cũng biết họ là những liệt sỹ thuộc hai
chế độ chống đối nhau. Đó là bi kịch của dân tộc."
Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm đang còn bị quản chế, nói về những hành động cụ thể mà người dân Việt có thể làm trong tình hình hiện nay, cũng như yêu cầu cấp bách để phát triển đất nước:
"Hành động cụ thể thì chúng ta chưa thể làm gì lớn, nhưng trước hết phải thực hiện quyền của mình ghi trong Hiến pháp là quyền đi biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước, chống lại sự hung hăng của phía Trung Quốc.
trong và ngòai nước, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chúng ta phải dân chủ hóa xã hội. Đó là hai mục tiêu chính mà nhân dân Việt Nam chúng ta phải làm."
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân từ Hà Nội cũng có nhận định về việc đóng góp của trí thức trong và ngòai nước cũng như khả năng đóng góp đó bị bỏ qua:
"Tôi có đôi lần viết, phát biểu: vào những lúc tổ quốc lâm nguy con người Việt Nam xích lại gần nhau nhưng nhiều cơ hội bỏ lỡ lắm. Lúc này người ta cũng sẽ bỏ lỡ.
Tuy nhiên giới trí thức không thèm chấp, lòng họ thế nào đã thể hiện ra rồi và sự quan tâm của họ đối với đất nước bằng nhiều hình thức, có lẽ đến lúc những kẻ vô cảm phải suy nghĩ trân trọng mọi người hơn. Dân ta ở nước ngòai nhiều lắm, bỏ rơi là thiệt thòi quá."
Sử gia Dương Trung Quốc có giải thích đối với câu hỏi liệu có phải Việt Nam bỏ lở nhiều cơ hội để đòan kết dân tộc phát triển đất nứơc:
"Bao giờ cũng có nhiều yếu tố: chủ quan, khách quan, có thể do tác động bên ngòai. Tôi ví dụ cuộc chiến tranh bùng nổ năm 46, nay được các nhà sử học chứng minh đó là do chính giới diều hâu trong chính phủ Pháp. Nổ lực của chính phủ Việt Nam lúc đó là tìm một phương thức hòa hiếu với Pháp để bảo tồn nền độc lập của Việt Nam, ký cả Hiệp định mồng 6 tháng 3.
Hay tôi xin nói tôi là người chứng kiến ông McNamara gặp ông Võ Nguyên Giáp hai lần, câu đầu tiên ông McNamara hỏi cũng là ‘có cơ hội nào bị bỏ lỡ hay không’; chính ông Giáp nói rằng tôi là người nước nhỏ làm sao chúng tôi muốn đi đánh nhau với nước lớn, nước giàu."
Như thế rõ ràng không phải vấn đề thông tin, tuy nhiên còn nhiều vấn đề đứng về mặt chính trị mà nhìn rất phức tạp. Tất nhiên Việt Nam không phải không bỏ qua những cơ hội mà bị bõ lỡ hiểu theo nghĩa ‘sự chần chừ, sự không quyết đóan, sự còn bị ràng buộc bởi nhiều cái yếu tố khác làm cho người ta chậm đi sự nhận thức và bị thời đại vượt qua’. Điều đó đương nhiên có."
Trong khi nhiều thành phần dân chúng trong và ngòai nước, nhất là các vị trí thức lên tiếng về hiểm họa mới từ Phương Bắc với bao thực tế cụ thể trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa như lâu nay.
Họ muốn cùng chung tay với chính quyền trong việc bảo vệ đất nước như từng xảy ra trong lịch sử dân tộc suốt bao đời qua mỗi khi có họa ngọai xâm. Việc làm cụ thể của họ là đưa ra những kiến nghị với nhà cầm quyền và xuống đường biểu tỏ lòng yêu nước.
Tuy vậy, chính quyền Hà Nội đã có nhiều đòan của các bộ ngọai giao và quốc phòng sang Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Và cụ thể nhất là tại cuộc đối thọai an ninh quốc phòng Việt Nam- Trung Quốc lần thứ hai ở Bắc Kinh hồi ngày 28 tháng 8 vừa qua, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu với bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ kiên quyết dẹp những vụ tập trung tự phát đông người ở Hà Nội như trong thời gian vừa qua nhằm phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc.
Một lần nữa, chính quyền Hà Nội không đáp ứng nguyện vọng của người dân được góp phần bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền của đất nước; mà bỏ ngòai tai mọi yêu cầu bằng hành động biểu tình rồi kiến nghị, thư ngỏ được gửi đến cho họ. Một cơ hội phát huy sức mạnh người dân cả trong và ngòai nước đang bị để trôi đi.
Công an bắt giữ nhiều người biểu tình chống Trung Quốc
đòan kết dân tộc. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng ‘cơ hội tốt’ đó
đang bị chính nhà cầm quyền Hà Nội bỏ lở.
Khi lòng dân lên cao
Trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn suốt những tháng sáu, bảy và tám vừa qua tại Hà Nội cũng như Sài Gòn, người ta nhận thấy có nhiều thành phần dân chúng khác nhau tham gia.Chính những người trong cuộc có nhận xét về sự ‘đồng lòng, nhất trí’ giữa những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc gây hấn như thế.
Nhà văn Nguyên Ngọc, một trí thức- một lão thành cách mạng tại Việt Nam, người xuất hiện trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hồi chủ nhật 14 tháng tám vừa qua cho biết đánh giá của ông về những người tham gia biểu tình:
"Chắc anh có biết trong những cuộc triển lãm như Hoa Anh Đào do Nhật tổ chức, có thể họ nằm trong số đi phá hoa anh đào, điều đó làm cho mình khi suy nghĩ về văn hóa buồn lắm…; thế nhưng khi động đến vấn đề
chống ngọai xâm, vấn đề yêu nước, những gì tốt đẹp nhất trong con người bộc lộ ra, những gì sáng láng, văn minh nhất trong con người được bộc lộ ra."
Blogger Mẹ Nấm, một người sinh sống tại Nha Trang, và có dịp ra Hà Nội hòa vào dòng người biểu tình trong chủ nhật ngày 7 tháng 8 cũng có nhận xét:
" Họ có ý thức cao về chuyện đó và tự chịu trách nhiệm về việc họ làm. Ví dụ đi trong đòan, mọi người không ai bảo ai mà biết phải tự đi đâu, giữ nhịp hô khẩu hiệu thế nào cho đều mà luôn ‘giữ lửa’ được."
Theo nhà văn Nguyên Ngọc đó là một cơ hội hiếm có để những người lãnh đạo đất nước tập hợp, đòan kết dân tộc tại sau những cuộc chiến tương tàn:
"Thực ra những người đi biểu tình đó còn nhiều bất bình về xã hội, nhưng vì lòng yêu nước người ta sẵn sàng dẹp hết. Điều đó trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã có như từ thời Trần Hưng Đạo. Bao nhiêu chuyện bất bình, thậm chí chuyện riêng tư trong dòng họ…
Thế mà khi động đến những vấn đề về tổ quốc, độc lập, lòng yêu nước, dân tộc mình sẵn sàng dẹp hết. Điều đó rất rõ tại Hà Nội qua những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa rồi.
Tôi biết có những người đi bên cạnh tôi họ không bằng lòng lắm với nhiều vấn đề xã hội, thậm chí nói rõ hơn với nhà cầm quyền; nhưng vì lòng yêu nước, độc lập dân tộc mà họ xem là tối cao.
Tôi cho đây là cơ hội lớn để tập hợp dân tộc. Vì điều kiện lịch sử, dân tộc mình có những chia rẽ bên trong dân tộc mà chúng ta đã hiểu hết rồi. Trong cuộc biểu tình vào ngày 24, mỗi người mang tên liệt sỹ hy sinh ở Hòang sa, người khác mang tên một liệt sỹ hy sinh tại Hòang Sa. Ai cũng biết họ là những liệt sỹ thuộc hai
chế độ chống đối nhau. Đó là bi kịch của dân tộc."
Tôi cho đây là cơ hội lớn để tập hợp dân tộc. Vì điều kiện lịch sử, dân tộc mình có những chia rẽ bên trong dân tộc mà chúng ta đã hiểu hết rồi.Nếu những nguời lãnh đạo giỏi, hiểu sâu sắc điều này thì đây là cơ hội để tập hợp tòan bộ dân tộc để giữ đất nước. Nhưng tôi tiếc là người ta chưa nhận thức ra và vì điều gì đó mà chưa tin một cách sâu sắc điều đó."
Nhà văn Nguyên Ngọc
Mất thời cơ...
Hồi ngày 21 tháng 8 vừa qua xuất hiện thư ngỏ của 36 trí thức hải ngọai bày tỏ ủng hộ của họ đối với bản tuyên báo ngày 25 tháng 6 năm 2011 của 95 nhân sĩ trí thức trong nước về việc lên án Trung Quốc gây hấn, xâm phạm chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ Việt Nam; cũng như hưởng ứng kiến nghị ngày 20 tháng 7 yêu cầu quốc hội và Bộ chính trị Việt Nam công khai hóa hiện trạng quan hệ Việt- Trung, đổi mới chính trị, tôn trọng các quyền tự do dân chủ của người dân để có thể phát triển đất nước.Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm đang còn bị quản chế, nói về những hành động cụ thể mà người dân Việt có thể làm trong tình hình hiện nay, cũng như yêu cầu cấp bách để phát triển đất nước:
"Hành động cụ thể thì chúng ta chưa thể làm gì lớn, nhưng trước hết phải thực hiện quyền của mình ghi trong Hiến pháp là quyền đi biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước, chống lại sự hung hăng của phía Trung Quốc.
Vào những lúc tổ quốc lâm nguy con người Việt Nam xích lại gần nhau nhưng nhiều cơ hội bỏ lỡ lắm. Lúc này người ta cũng sẽ bỏ lỡ.Thứ đến nếu muốn phát huy được sức mạnh của khối đại đòan kết dân tộc, tập hợp được sức mạnh của cả
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân
trong và ngòai nước, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chúng ta phải dân chủ hóa xã hội. Đó là hai mục tiêu chính mà nhân dân Việt Nam chúng ta phải làm."
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân từ Hà Nội cũng có nhận định về việc đóng góp của trí thức trong và ngòai nước cũng như khả năng đóng góp đó bị bỏ qua:
"Tôi có đôi lần viết, phát biểu: vào những lúc tổ quốc lâm nguy con người Việt Nam xích lại gần nhau nhưng nhiều cơ hội bỏ lỡ lắm. Lúc này người ta cũng sẽ bỏ lỡ.
Tuy nhiên giới trí thức không thèm chấp, lòng họ thế nào đã thể hiện ra rồi và sự quan tâm của họ đối với đất nước bằng nhiều hình thức, có lẽ đến lúc những kẻ vô cảm phải suy nghĩ trân trọng mọi người hơn. Dân ta ở nước ngòai nhiều lắm, bỏ rơi là thiệt thòi quá."
Sử gia Dương Trung Quốc có giải thích đối với câu hỏi liệu có phải Việt Nam bỏ lở nhiều cơ hội để đòan kết dân tộc phát triển đất nứơc:
"Bao giờ cũng có nhiều yếu tố: chủ quan, khách quan, có thể do tác động bên ngòai. Tôi ví dụ cuộc chiến tranh bùng nổ năm 46, nay được các nhà sử học chứng minh đó là do chính giới diều hâu trong chính phủ Pháp. Nổ lực của chính phủ Việt Nam lúc đó là tìm một phương thức hòa hiếu với Pháp để bảo tồn nền độc lập của Việt Nam, ký cả Hiệp định mồng 6 tháng 3.
Hay tôi xin nói tôi là người chứng kiến ông McNamara gặp ông Võ Nguyên Giáp hai lần, câu đầu tiên ông McNamara hỏi cũng là ‘có cơ hội nào bị bỏ lỡ hay không’; chính ông Giáp nói rằng tôi là người nước nhỏ làm sao chúng tôi muốn đi đánh nhau với nước lớn, nước giàu."
Như thế rõ ràng không phải vấn đề thông tin, tuy nhiên còn nhiều vấn đề đứng về mặt chính trị mà nhìn rất phức tạp. Tất nhiên Việt Nam không phải không bỏ qua những cơ hội mà bị bõ lỡ hiểu theo nghĩa ‘sự chần chừ, sự không quyết đóan, sự còn bị ràng buộc bởi nhiều cái yếu tố khác làm cho người ta chậm đi sự nhận thức và bị thời đại vượt qua’. Điều đó đương nhiên có."
Trong khi nhiều thành phần dân chúng trong và ngòai nước, nhất là các vị trí thức lên tiếng về hiểm họa mới từ Phương Bắc với bao thực tế cụ thể trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa như lâu nay.
Họ muốn cùng chung tay với chính quyền trong việc bảo vệ đất nước như từng xảy ra trong lịch sử dân tộc suốt bao đời qua mỗi khi có họa ngọai xâm. Việc làm cụ thể của họ là đưa ra những kiến nghị với nhà cầm quyền và xuống đường biểu tỏ lòng yêu nước.
Tuy vậy, chính quyền Hà Nội đã có nhiều đòan của các bộ ngọai giao và quốc phòng sang Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Và cụ thể nhất là tại cuộc đối thọai an ninh quốc phòng Việt Nam- Trung Quốc lần thứ hai ở Bắc Kinh hồi ngày 28 tháng 8 vừa qua, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu với bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ kiên quyết dẹp những vụ tập trung tự phát đông người ở Hà Nội như trong thời gian vừa qua nhằm phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc.
Một lần nữa, chính quyền Hà Nội không đáp ứng nguyện vọng của người dân được góp phần bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền của đất nước; mà bỏ ngòai tai mọi yêu cầu bằng hành động biểu tình rồi kiến nghị, thư ngỏ được gửi đến cho họ. Một cơ hội phát huy sức mạnh người dân cả trong và ngòai nước đang bị để trôi đi.
Công an bắt giữ nhiều người biểu tình chống Trung Quốc