TUYÊN BỐ VỀ VIỆC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC VIỆT NAM
TUYÊN BỐ CỦA HỘI NGHỀ CÁ VIỆT NAM
Trung Quốc đang xâm lược vùng biển của Việt Nam
SGTT.VN
- Trước thông tin Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương
trên Biển Đông hôm 1.8 và đưa hàng chục ngàn tàu đánh cá đến Hoàng Sa
và Trường Sa của Việt Nam, tổng thư ký hội Nghề cá Trần Cao Mưu nhấn
mạnh, nếu Việt Nam phản đối yếu ớt thì Trung Quốc sẽ càng lấn tới.
Việc tàu cá Trung Quốc ồ ạt tràn ra biển Đông là hành động xâm lấn, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Thưa ông, việc tàu cá Trung Quốc ồ ạt tràn ra Biển Đông thể hiện điều gì?
Chúng tôi gọi
đó là hành động xâm lấn, xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, sao
lại có chuyện kéo ào ào vào vùng biển của nước khác?
Thời gian vừa
rồi, Trung Quốc có nhiều hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam như
là đưa 30 tàu cá đến Trường Sa, nêu ý định quân sự hoá dân sự, chuẩn bị
bắn đạn thật quần đảo Hoàng Sa… Tất cả các hành động đó là gây rối và
đến lệnh cấm đánh bắt đơn phương hết hiệu lực vừa rồi, kéo theo 23.000
tàu cá ra Biển Đông.
Hội đã có phản ứng thế nào?
Hôm 2.8 chúng
tôi đã phát đi tuyên bố của hội, kịch liệt phản đối việc Trung Quốc vi
phạm Công ước luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc, vi phạm các nội
dung trong Tuyên bố DOC và yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt ngay các
hành động trên.
Đồng thời, hội Nghề cá cũng kêu gọi các hội viên, ngư dân cả nước yên tâm tiếp tục bám biển nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng ở vùng biển này. Bởi nếu không có ngư dân bám biển thì không khẳng định được chủ quyền của Việt Nam, nếu không có ngư dân bám biển thì an ninh trật tự sẽ bị ảnh hưởng.
Đồng thời, hội Nghề cá cũng kêu gọi các hội viên, ngư dân cả nước yên tâm tiếp tục bám biển nhằm khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng ở vùng biển này. Bởi nếu không có ngư dân bám biển thì không khẳng định được chủ quyền của Việt Nam, nếu không có ngư dân bám biển thì an ninh trật tự sẽ bị ảnh hưởng.
Thưa
ông, ngư dân bám biển còn vì mưu sinh. Nếu các tàu cá Trung Quốc được
hỗ trợ về vũ trang sẽ gây nguy hiểm cho ngư dân Việt Nam?
Việc nguy hiểm
hay xảy ra cái gì đó thì chưa thể nói trước được, nhưng rõ ràng có ảnh
hưởng trực tiếp rất lớn đến sản xuất của ngư dân. Một số tỉnh hội báo
cáo chúng tôi về việc bị tàu Trung Quốc khống chế, lục soát tàu, đập
phá tài sản, quay phim, chụp ảnh, xua đuổi ngư dân Việt Nam ra khỏi khu
vực đánh bắt thuộc chủ quyền Việt Nam. Việc đó đã diễn ra nhiều lần và
lặp lại, tình hình sản xuất ở biển xáo động như vậy thì an toàn tính
mạng ngư dân không được bảo đảm, hiệu quả sản xuất không cao. Đó không
chỉ là thiệt hại trước mắt, mà còn thiệt hại đến năng suất làm ăn lâu
dài và tinh thần của họ nữa.
Việc Trung Quốc đưa số lượng tàu lớn ra Biển Đông lần này là đáng báo động. Theo ông, chúng ta cần làm gì?
Để ngư dân yên
tâm hơn thì đương nhiên phải phụ thuộc vào chính sách đối ngoại của Nhà
nước, phụ thuộc vào lực lượng và tiềm lực kinh tế, quốc phòng của Nhà
nước. Hội Nghề cá chỉ có thể đề nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước
có các biện pháp hữu hiệu và mạnh mẽ hơn để phản đối việc làm phi pháp
của Trung Quốc. Đồng thời cần có các chính sách, các cơ chế hỗ trợ ngư
dân yên tâm, không phải thấp thỏm, lo chạy vì bị “khách lạ” đuổi bắt
ngay trên biển của mình.
Vậy hội có đề xuất chính sách cụ thể gì với Chính phủ?
Tôi cho rằng
các cơ quan hữu quan phải coi trọng mặt tuyên truyền, để người dân, ngư
dân hiểu rõ mưu đồ của Trung Quốc đối với các vùng biển, đảo của Việt
Nam. Chúng ta phải nói rõ, nói đầy đủ, chẳng hạn như vừa rồi có các
chứng cứ lịch sử chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam. Đặc biệt, đầu năm
2013 luật Biển của Việt Nam sẽ có hiệu lực thì trước đó phải tuyên
truyền sâu rộng để ngư dân chấp hành nghiêm, không vi phạm, không làm
ảnh hưởng đến hoạt động chung trên biển. Ngư dân cần hiểu chủ quyền của
mình ở đâu, đến đâu và cần giữ như thế nào.
Chúng
ta phải có cơ chế, chính sách tổ chức đoàn đội cho ngư dân, cùng hợp
tác ngoài khơi, hỗ trợ nhau khi có thiên tai, hoạn nạn. Nhà nước cũng
cần có biện pháp mạnh mẽ hơn như là hải quân, cảnh sát biển... phải có
tàu hỗ trợ ngư dân.
Vì sao đến nay lực lượng hải quân, cảnh sát biển hay kiểm ngư vẫn chưa có tàu đi theo ngư dân?
Câu chuyện kiểm
ngư đã đưa ra hơn một năm nay mà vẫn chưa thành lập được. Và khi thành
lập ra thì hiệu quả thế nào cũng là vấn đề.
Ông có lo ngại sắp tới Trung Quốc tiếp diễn việc đưa tàu cá ồ ạt ra Biển Đông?
Tôi tin rằng
nếu chúng ta yếu thì họ sẽ mạnh hơn, nếu chúng ta mạnh thì họ yếu đi.
Nếu chúng ta không phản đối mạnh mẽ thì họ sẽ lấn tới.
Việt Anh (thực hiện)