Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bên bờ phá sản
DCVOnline – Tin Reuters
Nguy cơ vỡ nợ đằng sau những doanh nghiệp lớn của nhà nước
Hà Nội - Từ những khu trung tâm ở nông thôn cho đến những thành phố bị nạn kẹt xe trầm trọng, khó mà không thấy được sự hiện diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tập đoàn này xây chung cư, lập ngân hàng, giám sát dịch vụ mua bán chứng khoán, cung cấp điện cho hằng triệu nhà và có 100.000 nhân viên làm việc cho mình.
Ngày nay, công ty cung cấp điện duy nhất của Việt Nam, được biết đến như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đã trải rộng địa bàn hoạt động một cách sai lầm, theo một viên chức cao cấp trong ngành, người hiểu biết rành rẽ với tập đoàn cho hay. Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện là con bệnh mới nhất của nhà nước đang đối diện với sự xem xét kỹ lưỡng giữa lúc đang có những món nợ lớn, đã làm cho giới đầu tư nghi ngờ đến và tập đoàn này cũng tượng trưng cho sự xuống dốc của một đất nước mà đã một lần được mệnh danh là ngôi sao kinh tế mới của Đông Nam Á châu.
Một số người e rằng so với số nợ mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang mang, thì số nợ của Vinashin trước đây chẳng là bao, Vinashin là một tập đoàn nhà nước khác đã vỡ món nợ 600 triệu đô-làm tổn hại uy tín Việt Nam đối với giới đầu tư quốc tế, mặc dù sự độc quyền (về điện lực) này không lôi cuốn nhiều sự chú ý của quốc tế.
“Tôi có thể nói là món nợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn tệ hơn Vinashin nhiều, có lẽ hằng tỉ tỉ đồng,” một viên chức trong ngành nắm vững món nợ của EVN cho hay, nhưng yêu cầu được dấu tên.
Việc bắt giam một trùm tư bản nổi tiếng trong tuần này ông Nguyễn Đức Kiên, một người giàu hằng triệu và là người thành lập ngân hàng có giá trị đứng hàng thứ tư của Việt Nam là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB), làm tăng thêm nỗi sợ hãi về cơn bệnh tài chánh ở nước bị cai trị theo thể chế cộng sản với khoảng 90 triệu người dân.
Việc bắt giam ông ta làm bùng lên nỗi lo âu về một lãnh vực vốn lạm
quyền nhờ những mối quan hệ với những doanh nghiệp nhà nước nợ như chúa
chỗm, bao gồm nhiều tập đoàn như EVN chẳng hạn, là công ty đi lệch hẳn
ra ngoài khỏi chuyên nghành của mình khi những người cầm cân nảy mực
muốn xây một tập đoàn tầm cỡ thế giới rập theo khuôn mẫu “chaebol” của
Nam Hàn.
Ngân hàng trung ương buộc lòng phải lên tiếng bảo đảm công chúng là tiền gởi ở ngân hàng ACB an toàn khi khách hàng sắp hàng chờ rút tiền ra, trong lúc chỉ số chứng khoán chính của Việt Nam tuột dốc 9 phần trăm trong tuần.
Tập đoàn Vinashin gần như sụp đổ trong năm 2010 và rắc rối lớn ở tập đoàn Vinaline trong năm nay, với tổng số nợ lên tới 6 tỉ 5 đô-la, đã làm cho nhà nước hứa hẹn gia tăng cải cách những doanh nghiệp nhà nước, vốn chiếm một phần ba nền kinh tế của cả nước và không cho đầu tư tư nhân đổ vào những lãnh vực này.
Nhưng những đề nghị mới đây nhất được thông báo hôm tháng Bảy tuồng như không giải quyết được những gian dối và ưu tiên hỗn loạn, nhập nhằng đã cho phép 100 tập đoàn doanh nghhiệp lớn nhất của nhà nước mang món nợ lên tới 50 tỉ đô-la -- gần bằng một nữa sản phẩm kinh tế hằng năm của Việt Nam trong năm 2010.
Vấn đề ở chỗ, theo chuyên viên ngân hàng và ngành kỹ nghệ, nằm sâu và xa hơn cả Vinashin và Vinalines.
“Đó chỉ là cái chóp của tảng băng chìm dưới lòng biển,” ông David Koh, một chuyên gia Việt Nam của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á châu ở Singapore nói.
Sự thất bại của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chẳng hạn, sẽ có một tác động lớn hơn rất nhiều lên toàn bộ nền kinh tế vì sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng rẽ và đó là mạch máu cho lãnh vực sản xuất.
Bản báo cáo của Sài Gòn Thời báo hôm tháng Năm trích lại bản tài liệu của ban Kiểm tra Nhà nước cho hay Tập đoàn Điện lực Việt Nam nợ 11 tỉ 5 đô-la vào cuối năm 2010, gần gấp ba lần số nợ của Vinashin cùng thời điểm đó.
Báo Tuổi Trẻ tường thuật hôm tháng Mười Hai rồi là Tập đoàn Điện lực Việt Nam lỗ 8 tỉ 4 đồng Việt Nam, 12 lần nhiều hơn con số của Tập đoàn đưa ra.
Những con số này đã không được ban Kiểm tra Nhà nước đề cập đến trong bản báo cáo chính thức gởi cho báo chí hôm tháng Bảy.
Viên chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã không trả lời nhiều cuộc gọi của hãng thông tấn Reuters nhằm xin bình luận.
Tình trạng tài chính thật của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước lớn đứng hàng thứ năm của Việt Nam với thu nhập gần 5 tỉ trong năm 2011 theo tường thuật của báo chí Việt Nam – thì khó mà biết được. Tập đoàn độc quyền cung cấp điện này báo cáo lỗ 3 tỉ 5 đồng trong năm 2011, nhưng nhiều nhà kinh tế hoài nghi về sự chính xác của những thông báo tài chánh của nhà nước.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thông báo một số kết qủa cho báo chí trong nước, nhưng họ không công bố chi tiết sổ sách tài chánh.
© DCVOnline
Nguy cơ vỡ nợ đằng sau những doanh nghiệp lớn của nhà nước
Hà Nội - Từ những khu trung tâm ở nông thôn cho đến những thành phố bị nạn kẹt xe trầm trọng, khó mà không thấy được sự hiện diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tập đoàn này xây chung cư, lập ngân hàng, giám sát dịch vụ mua bán chứng khoán, cung cấp điện cho hằng triệu nhà và có 100.000 nhân viên làm việc cho mình.
Ngày nay, công ty cung cấp điện duy nhất của Việt Nam, được biết đến như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đã trải rộng địa bàn hoạt động một cách sai lầm, theo một viên chức cao cấp trong ngành, người hiểu biết rành rẽ với tập đoàn cho hay. Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện là con bệnh mới nhất của nhà nước đang đối diện với sự xem xét kỹ lưỡng giữa lúc đang có những món nợ lớn, đã làm cho giới đầu tư nghi ngờ đến và tập đoàn này cũng tượng trưng cho sự xuống dốc của một đất nước mà đã một lần được mệnh danh là ngôi sao kinh tế mới của Đông Nam Á châu.
Một số người e rằng so với số nợ mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang mang, thì số nợ của Vinashin trước đây chẳng là bao, Vinashin là một tập đoàn nhà nước khác đã vỡ món nợ 600 triệu đô-làm tổn hại uy tín Việt Nam đối với giới đầu tư quốc tế, mặc dù sự độc quyền (về điện lực) này không lôi cuốn nhiều sự chú ý của quốc tế.
“Tôi có thể nói là món nợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn tệ hơn Vinashin nhiều, có lẽ hằng tỉ tỉ đồng,” một viên chức trong ngành nắm vững món nợ của EVN cho hay, nhưng yêu cầu được dấu tên.
Việc bắt giam một trùm tư bản nổi tiếng trong tuần này ông Nguyễn Đức Kiên, một người giàu hằng triệu và là người thành lập ngân hàng có giá trị đứng hàng thứ tư của Việt Nam là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB), làm tăng thêm nỗi sợ hãi về cơn bệnh tài chánh ở nước bị cai trị theo thể chế cộng sản với khoảng 90 triệu người dân.
Tập
đoàn Điện lực Việt Nam: Quả đấm thép? Vươn ra biển lớn? Cùng non sông
cất cánh? bla... bla... bla... Nguồn hình: DCVOnline tổng hợp |
Ngân hàng trung ương buộc lòng phải lên tiếng bảo đảm công chúng là tiền gởi ở ngân hàng ACB an toàn khi khách hàng sắp hàng chờ rút tiền ra, trong lúc chỉ số chứng khoán chính của Việt Nam tuột dốc 9 phần trăm trong tuần.
Tập đoàn Vinashin gần như sụp đổ trong năm 2010 và rắc rối lớn ở tập đoàn Vinaline trong năm nay, với tổng số nợ lên tới 6 tỉ 5 đô-la, đã làm cho nhà nước hứa hẹn gia tăng cải cách những doanh nghiệp nhà nước, vốn chiếm một phần ba nền kinh tế của cả nước và không cho đầu tư tư nhân đổ vào những lãnh vực này.
Nhưng những đề nghị mới đây nhất được thông báo hôm tháng Bảy tuồng như không giải quyết được những gian dối và ưu tiên hỗn loạn, nhập nhằng đã cho phép 100 tập đoàn doanh nghhiệp lớn nhất của nhà nước mang món nợ lên tới 50 tỉ đô-la -- gần bằng một nữa sản phẩm kinh tế hằng năm của Việt Nam trong năm 2010.
Vấn đề ở chỗ, theo chuyên viên ngân hàng và ngành kỹ nghệ, nằm sâu và xa hơn cả Vinashin và Vinalines.
“Đó chỉ là cái chóp của tảng băng chìm dưới lòng biển,” ông David Koh, một chuyên gia Việt Nam của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á châu ở Singapore nói.
Sự thất bại của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chẳng hạn, sẽ có một tác động lớn hơn rất nhiều lên toàn bộ nền kinh tế vì sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng rẽ và đó là mạch máu cho lãnh vực sản xuất.
Bản báo cáo của Sài Gòn Thời báo hôm tháng Năm trích lại bản tài liệu của ban Kiểm tra Nhà nước cho hay Tập đoàn Điện lực Việt Nam nợ 11 tỉ 5 đô-la vào cuối năm 2010, gần gấp ba lần số nợ của Vinashin cùng thời điểm đó.
Báo Tuổi Trẻ tường thuật hôm tháng Mười Hai rồi là Tập đoàn Điện lực Việt Nam lỗ 8 tỉ 4 đồng Việt Nam, 12 lần nhiều hơn con số của Tập đoàn đưa ra.
Những con số này đã không được ban Kiểm tra Nhà nước đề cập đến trong bản báo cáo chính thức gởi cho báo chí hôm tháng Bảy.
Viên chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã không trả lời nhiều cuộc gọi của hãng thông tấn Reuters nhằm xin bình luận.
Tình trạng tài chính thật của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước lớn đứng hàng thứ năm của Việt Nam với thu nhập gần 5 tỉ trong năm 2011 theo tường thuật của báo chí Việt Nam – thì khó mà biết được. Tập đoàn độc quyền cung cấp điện này báo cáo lỗ 3 tỉ 5 đồng trong năm 2011, nhưng nhiều nhà kinh tế hoài nghi về sự chính xác của những thông báo tài chánh của nhà nước.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thông báo một số kết qủa cho báo chí trong nước, nhưng họ không công bố chi tiết sổ sách tài chánh.
© DCVOnline