CỘNG SẢN VÀ TỘI ÁC TẠI SÂN VẬN ĐỘNG QUY NHƠN 1972
Theo: vulep
BAN TIN CUA TAP CHI DAN VAN
DANVAN MAGAZINE
POSTFACH 50 01 62
44871 BOCHUM – GERMANY
Email: tapchidanvan@yahoo.de
———————————————————-
Cám ơn Anh Hồ Công Bình, nguyên Đại Úy Tiểu Đoàn Phó TĐ43/BĐQ/QLVNCH, đã gởi bài này lên groups, và TCDV mạn phép chuyển lên các Diễn Đàn để mọi người biết về tội ác dã man của bọn Bắc Bộ Phủ Hà Nội. Mời Qúy Độc giả đọc bài viết dưới đây:
Hành động dã man của Việt Cộng đã làm cho cả thành phố Quy
Nhơn xúc động… Giáo sư Lê Văn Ba, ông Nguyên Dzuy và nhiều nhân chứng
hiện đang có mặt tại Nam Cali và khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ… hãy còn
nhớ. Đám tang của Giáo sư Đặng Thị Bạch Yến và 14 học sinh bị Việt Cộng
thảm sát… đã gây xúc động cho toàn thể đồng bào thành phố Quy Nhơn.
Thế mà mới đây, trên báo Người Việt xuất bản ngày 11/10/2007, có người ở Việt Nam dám nói rằng “đó là do bọn Fulro” thì thật là không biết xấu hổ… Thời điểm đó ở Quy Nhơn làm gì có Fulro hoạt động!? Điều mà ai cũng biết là sau ngày 30/4/1975, phong trào Fulro hoạt động mạnh và tiếp tục tranh đấu cho đến ngày hôm nay để đòi lại đất đai của họ đã bị Cộng Sản cướp đoạt…
Sau 1975, chúng tôi đã từng ở tù chung với anh em Fulro tại “trại tù cải tạo” Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh) và tại Lao xá Chí Hòa (Sài Gòn, 1993) chúng tôi biết rõ lập trường của Fulro là chống Cộng Sản độc tài, áp bức người thiểu số ở Tây Nguyên chứ không bao giờ chống lại giáo sư và học sinh Quy Nhơn năm 1972.
Vấn đề ai là thủ phạm, đa số đồng bào Quy Nhơn đã biết rõ: Đó là tên Vũ Hoàng Hà, lúc đó là cán bộ CS nằm vùng và bây giờ là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định kiêm ủy viên Trung Ương Đảng CSVN. Một nhân chứng còn sống, sau 35 năm, đã lên tiếng trên nhật báo Người Việt, xuất bản ngày Thứ Năm 18/10/2007 nguyên văn như sau:
“Tôi là cựu học sinh Cường Để Quy Nhơn. Câu hỏi “Ai ném lựu đạn vào lửa trại?” Câu trả lời bà con sống ở Quy Nhơn ai cũng biết, chính là Vũ Hoàng Hà, ủy viên trung ương Đảng Cộng Sản VN, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định. Thầy Tâm Hoàng khi còn sống đã khẳng định, vì sau khi ném lựu đạn ở sân vận động Quy Nhơn, Hà leo qua chùa Long Khánh ẩn rồi được cơ sở Cộng Sản đưa vào mật khu.
Việc này được một số anh em cựu học sinh Cường Để ở Quy Nhơn biết. Mong việc này sớm sáng tỏ sau 35 năm tội ác xảy ra.
” (Trang Nhân)
Hai giáo sư Tạ Quang Khanh và Đặng Thị Bạch Yến là bạn đồng khóa với chúng tôi, đặc biệt GS Đặng Thị Bạch Yến là một ca sĩ thứ thiệt, hát rất hay mà anh chi em sinh viên Huế, Sài Gòn, Đà Lạt…đều biết.
Không có cuộc họp mặt sinh viên nào mà anh em không mời Bạch Yến lên hát.
Mới đây, trong cuộc họp mặt kỷ niệm 50 năm thành lập trường Đại Học Sư Phạm Huế (1957-2007) tổ chứ tại Grand Garden Restaurant, TP Westminster, California, chúng tôi đã tưởng niệm các Thầy và bạn bè đã chết, đã nhắc đến trường hợp vợ chồng Giáo sư Tạ Quang Khanh và Đặng Thi Bạch Yến bị Việt Cộng ném lựu đạn giết chết năm 1972 tại Quy Nhơn.
Theo lời yêu cầu của chúng tôi, Bà Hạnh Đức là chị ruột của GS Tạ Quang Khanh đã kể lại hoàn cảnh gia đình người em của bà là GS Tạ Quang Khanh và Đặng Thị Bạch Yến như sau:
“…Vào một buổi sáng đẹp trời ở miền Nam California, tôi tưới hoa xong rồi mở cổng ra sân trước lấy tờ nhật báo Los Angeles Time vào đọc, bỗng trên trang nhất đập vào mắt tôi với hàng tít lớn như sau: “The Survivor of War from Kuwait.” (Kẻ sống sót từ cuộc hiến Kuwait).
Tôi đọc ngấu nghiến:” Vào lúc chiến tranh vùng Vịnh (năm 1991) đang sôi động, có một thanh niên Á Châu bước vào phòng tuyển quân tình nguyện đi chiến đấu ở Kuwait.
Chúng tôi hỏi: Anh có nói đùa không nhưng người thanh niên ấy đáp: “NO, sir!” (Thưa ông, không!). Chúng tôi đưa mẫu đơn cho anh ta điền vào như sau: “Tôi tên là Tạ Quang Khiêm, 20 tuổi, sinh viên năm thứ hai tại đại học San Jose, California, sinh quán tại Quy Nhơn, Việt Nam.
Cha là Tạ Quang Khanh, nghề nghiệp giáo sư dạy Anh văn tại trường trung học Cường Để, Quy Nhơn. Mẹ là Đặng Thị Bạch Yến, giáo sư Pháp văn kiêm Giám học trường nữ trung học Quy Nhơn.
Cha mẹ tôi đã qua đời.”
Đọc đến đây, tôi giật bắn người lên, đúng là tên họ của cháu tôi rồi, các cháu đã thất lạc và bặt tin từ ngày cha cháu qua đời tại San Jose năm 1977. Đầu năm 1978 tôi mới qua Mỹ nhưng không tìm được tông tích các cháu, thư từ tôi gửi đến địa chỉ cũ đều bị trả lại mà nước Mỹ rộng mênh mông thế này thì biết tìm các cháu ở đâu?
Thế mà…thế mà bây giờ tên tuổi cháu tôi xuất hiện trên trang báo này mà lại đi lính. Sao cháu không đi học mà lại đi lính? Mà lại tình nguyện sang chiến đấu tận bên Kuwait?
Tôi ngồi thừ người ra suy nghĩ…tối nhớ lại năm 1972, trong lúc lien trường Quy Nhơn có tổ chức liên hoan đốt lửa trại tại sân vận động thì thình lình Việt Cộng ném sáu, bẩy trái lựu đạn vào đám đông, giết chết 14 học sinh và Hướng đạo sinh và làm bị thương rất nhiều người. Mẹ cháu Khiêm là em dâu tôi bị miểng lựu đạn ghim vào tim, chết ngay tại chỗ.
Năm ấy Yến vừa tròn 30 tuổi. Em trai tôi là Khanh bị những miểng lựu đạn ghim vào khắp người, lủng bụng lòi ruột ra.
Lúc ấy xe cứu thương tới cấp cứu, em tôi ôm lấy mớ ruột trèo lên xe, những học sinh khác cũng chen lấn trèo lên nhưng Khanh nói: “Cho thầy lên xe với, thầy bị nặng lắm!” Ngay sau đó, Khanh được vào bệnh viện Thánh Gia và được các bác sĩ người Tân Tây Lan từ Cam Ranh bay ra chữa trị cho Khanh. Khanh nằm điều trị mất hơn một tháng trời mới tạm bình phục.
Thời gian em tôi nằm bệnh viện thì được canh gác cẩn mật vì sợ Việt Cộng vào ám sát vì em tôi nổi tiếng chống Cộng. Bác sĩ phỏng đoán em có thể sống được khoảng 10 năm nữa.
Năm 1975, em tôi đưa 3 cháu di tản sang Mỹ và định cư tại San Jose. Từ đấy lâu lâu em lại kêu đau lưng và được giải phẫu nhưng vết thương cũ làm độc, giải phẫu lần thứ hai thì em qua đời vào đầu năm 1977, như vậy là em chỉ sống được có 5 năm mà thôi.
Đến đây, tôi đọc tiếp lời khai trong hồ sơ đăng lính của cháu Khiêm: “Tôi còn người anh tên Tạ Quang Khôi và em gái là Tạ Ngân Hà. Mỗi lần nghĩ đến cảnh mồ côi và cái chết của cha mẹ tôi thì tôi buồn không tha thiết gì đến việc học hành nữa. Tôi muốn nhập ngũ để quên, quên hết…”
Bài báo viết tiếp: “Khiêm được huấn luyện quân sự cấp tốc rồi gửi sang chiến trường Kuwait, đêm ấy Khiêm đi tuần với đồng đội tại biên giới Kuwait và Iraq trên xe thiết giáp. Một quân nhân da đen từ trong pháo tháp chui ra nói: “Khiêm, xin anh vui lòng vào ngồi giữ súng thay tôi một lúc để tôi ra ngả lưng chứ ngồi lâu trong này mỏi quá!”
Khiêm vừa chui vào pháo tháp thì từ trên cao, phi cơ do thám của ta rót xuống xe tăng của mình mấy quả đạn lửa vì nghi là xe của địch quân. Khiêm mở được nắp pháo tháp chạy thục mạng ra một quãng xa rồi ngất đi không biết gì nữa. Người quân nhân da đen đã tử thương, Khiêm được đưa sang bệnh viện quân y Mỹ tại Frankfurth, Germany điều trị.”
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi. Ngay tối hôm ấy tôi xem TV thì thấy cháu tôi nằm trên băng ca được hai quân nhân Mỹ khiêng ra xe đưa về Mỹ vì những vết phỏng đã được băng bó lành.
Ngay sáng hôm sau tôi gọi đến tòa báo Los Angeles Time xin được nói chuyện với người nữ phóng viên đã viết bài báo trên, nhưng cô ấy còn đang ở bên Đức nên không liên lạc được cho đến khi cô ấy trở lại Mỹ, bấy giờ tôi mới xin được số phone và địa chỉ của cháu tôi.
Tôi chẳng bao giờ quên được cái tin sét đánh ngang tai vào năm 1972; em trai tôi là Tạ Quang Khanh và vợ là Đặng Thị Bạch Yến bị thương nặng lắm nên tôi đã từ Nha Trang vội vã đến Quy Nhơn thì thấy em dâu tôi được quàn giữa nhà. Em mặc áo đầm trắng dài phủ chân, chiếc áo giống áo cô dâu mặc trong ngày cưới, mắt nhắm nghiền như người ngủ. Chị Hoa, người giúp việc nhà bế cháu bé Ngân Hà ngồi một bên đang khóc…
Chính những cô giáo dạy cùng trường với Yến đã may chiếc áo voan trắng ấy cho Yến và thay phiên nhau canh xác em ngày đêm. Các cháu bé, 4 tuổi, 2 tuổi và 1 tuổi ngơ ngác chẳng hiểu gì. Tôi vào bệnh viện thăm Khanh, em hỏi:
- Yến có sao không chị?
Nhìn em băng bó đầy người, tôi không cầm được nước mắt. Tôi nghẹn ngào nói dối em:
-Yến cũng bị thương đang nằm ở phòng bên kia. Cậu yên tâm tĩnh dưỡng cho những vết thương mau lành rồi về nhà với vợ con.
-Thế nhà em có bị thương nặng không?
-Không nặng bằng cậu.
-Xin chị nói với bà Sơ cho Yến ngồi xe lăn sang thăm em được không?
-Để chị hỏi xem. Thôi cậu nằm nghỉ đừng lo lắng nhiều, chị phải về với các cháu. Ở nhà chỉ có một mình chị Hoa.
Hôm đám tang Yến, tất cả các giáo sư và học sinh liên trường đều tiễn đưa Yến đến nơi an nghỉ cuối cùng. Nhìn 3 cháu bé được ẵm trên tay đi sau quan tài mẹ khiến không ai cầm được nước mắt.
Hàng trăm vòng hoa cườm của các thầy cô phúng điếu với hàng chữ viết trên những dải băng tím vắt ngang: “Vô cùng thương tiếc giáo sư Đặng Thị Bạch Yến” được chở trên những chiếc xe xích lô đi một hàng dài phía trước.
Và ở trên cao, phi cơ trực thăng chở tân Tỉnh Trưởng (Đại Tá Hoàng Đình Thọ) tiễn đưa người em vợ ra nghĩa trang. (Lúc ấy Đại Tá Thọ vừa đến thay Đại Tá Chức làm Tỉnh trưởng Bình Định). Hai bên đường đông đảo đồng bào Quy Nhơn đứng chờ linh cữu cô giáo trẻ đi qua để chào lần cuối với vẻ mặt bùi ngùi, thương tiếc…
Sau đó là những đám tang của 14 học sinh. “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.” Nhưng lần này, nhiều con ngựa đau. Đau hơn vụ Việt Cộng pháp kích vào trường Tiểu học Cai Lậy (Định Tường) năm 1973, chỉ thiệt mạng 2 học sinh mà thôi, nhưng đã được báo chí Sài Gòn lúc đó loan tin với tít lớn (vì VC đã vi phạm hiệp định Paris )…
Sau khi Yến đã an nghỉ giấc ngàn thu, bấy giờ Khanh mới từ bệnh viện về nhà, bây giờ Khanh mới hiểu; em nhìn ảnh vợ hiền với bình hoa tươi và 2 cây nến leo lét cháy ở trên bàn thờ linh vị…Khanh khóc lặng người đi…Các cháu sà vào lòng bố chẳng hiểu chuyện gì, cũng khóc theo.
Than ôi! Còn cảnh nào đau lòng hơn cảnh này không? Một gia đình đang êm ấm hạnh phúc thế mà bỗng chốc tang tóc ly tan? Vì đâu nên nỗi? Sao Việt Cộng độc ác thế nhỉ? Sao lại giết học sinh? Sao lại giết người vô tội để gây ra bao tang tóc đau thương?
Thấm thoát đã 35 năm trôi qua; tạ ơn Thượng Đế đã đoái thương các cháu tôi: Tạ Thị Ngân Hà, hiện là Bác sĩ nội khoa tại bệnh viện Oklahoma, Tạ Quang Khôi và Tạ Quang Khiêm đã tốt nghiệp kỹ sư điện (EE), hiện đang làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ và các cháu đã có gia đình yên vui, hạnh phúc.
Nhân đây, tôi cũng xin cám ơn chị Hoa đã hết lòng thương yêu chăm sóc các cháu tôi cho đến khi khôn lớn.”
DANVAN MAGAZINE
POSTFACH 50 01 62
44871 BOCHUM – GERMANY
Email: tapchidanvan@yahoo.de
———————————————————-
Cám ơn Anh Hồ Công Bình, nguyên Đại Úy Tiểu Đoàn Phó TĐ43/BĐQ/QLVNCH, đã gởi bài này lên groups, và TCDV mạn phép chuyển lên các Diễn Đàn để mọi người biết về tội ác dã man của bọn Bắc Bộ Phủ Hà Nội. Mời Qúy Độc giả đọc bài viết dưới đây:
CỘNG SẢN VÀ TỘI ÁC TẠI SÂN
VẬN ĐỘNG QUY NHƠN 1972
Tạ Hạnh Đức
Thế mà mới đây, trên báo Người Việt xuất bản ngày 11/10/2007, có người ở Việt Nam dám nói rằng “đó là do bọn Fulro” thì thật là không biết xấu hổ… Thời điểm đó ở Quy Nhơn làm gì có Fulro hoạt động!? Điều mà ai cũng biết là sau ngày 30/4/1975, phong trào Fulro hoạt động mạnh và tiếp tục tranh đấu cho đến ngày hôm nay để đòi lại đất đai của họ đã bị Cộng Sản cướp đoạt…
Sau 1975, chúng tôi đã từng ở tù chung với anh em Fulro tại “trại tù cải tạo” Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh) và tại Lao xá Chí Hòa (Sài Gòn, 1993) chúng tôi biết rõ lập trường của Fulro là chống Cộng Sản độc tài, áp bức người thiểu số ở Tây Nguyên chứ không bao giờ chống lại giáo sư và học sinh Quy Nhơn năm 1972.
Vấn đề ai là thủ phạm, đa số đồng bào Quy Nhơn đã biết rõ: Đó là tên Vũ Hoàng Hà, lúc đó là cán bộ CS nằm vùng và bây giờ là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định kiêm ủy viên Trung Ương Đảng CSVN. Một nhân chứng còn sống, sau 35 năm, đã lên tiếng trên nhật báo Người Việt, xuất bản ngày Thứ Năm 18/10/2007 nguyên văn như sau:
“Tôi là cựu học sinh Cường Để Quy Nhơn. Câu hỏi “Ai ném lựu đạn vào lửa trại?” Câu trả lời bà con sống ở Quy Nhơn ai cũng biết, chính là Vũ Hoàng Hà, ủy viên trung ương Đảng Cộng Sản VN, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định. Thầy Tâm Hoàng khi còn sống đã khẳng định, vì sau khi ném lựu đạn ở sân vận động Quy Nhơn, Hà leo qua chùa Long Khánh ẩn rồi được cơ sở Cộng Sản đưa vào mật khu.
Việc này được một số anh em cựu học sinh Cường Để ở Quy Nhơn biết. Mong việc này sớm sáng tỏ sau 35 năm tội ác xảy ra.
” (Trang Nhân)
Hai giáo sư Tạ Quang Khanh và Đặng Thị Bạch Yến là bạn đồng khóa với chúng tôi, đặc biệt GS Đặng Thị Bạch Yến là một ca sĩ thứ thiệt, hát rất hay mà anh chi em sinh viên Huế, Sài Gòn, Đà Lạt…đều biết.
Không có cuộc họp mặt sinh viên nào mà anh em không mời Bạch Yến lên hát.
Mới đây, trong cuộc họp mặt kỷ niệm 50 năm thành lập trường Đại Học Sư Phạm Huế (1957-2007) tổ chứ tại Grand Garden Restaurant, TP Westminster, California, chúng tôi đã tưởng niệm các Thầy và bạn bè đã chết, đã nhắc đến trường hợp vợ chồng Giáo sư Tạ Quang Khanh và Đặng Thi Bạch Yến bị Việt Cộng ném lựu đạn giết chết năm 1972 tại Quy Nhơn.
Theo lời yêu cầu của chúng tôi, Bà Hạnh Đức là chị ruột của GS Tạ Quang Khanh đã kể lại hoàn cảnh gia đình người em của bà là GS Tạ Quang Khanh và Đặng Thị Bạch Yến như sau:
“…Vào một buổi sáng đẹp trời ở miền Nam California, tôi tưới hoa xong rồi mở cổng ra sân trước lấy tờ nhật báo Los Angeles Time vào đọc, bỗng trên trang nhất đập vào mắt tôi với hàng tít lớn như sau: “The Survivor of War from Kuwait.” (Kẻ sống sót từ cuộc hiến Kuwait).
Tôi đọc ngấu nghiến:” Vào lúc chiến tranh vùng Vịnh (năm 1991) đang sôi động, có một thanh niên Á Châu bước vào phòng tuyển quân tình nguyện đi chiến đấu ở Kuwait.
Chúng tôi hỏi: Anh có nói đùa không nhưng người thanh niên ấy đáp: “NO, sir!” (Thưa ông, không!). Chúng tôi đưa mẫu đơn cho anh ta điền vào như sau: “Tôi tên là Tạ Quang Khiêm, 20 tuổi, sinh viên năm thứ hai tại đại học San Jose, California, sinh quán tại Quy Nhơn, Việt Nam.
Cha là Tạ Quang Khanh, nghề nghiệp giáo sư dạy Anh văn tại trường trung học Cường Để, Quy Nhơn. Mẹ là Đặng Thị Bạch Yến, giáo sư Pháp văn kiêm Giám học trường nữ trung học Quy Nhơn.
Cha mẹ tôi đã qua đời.”
Đọc đến đây, tôi giật bắn người lên, đúng là tên họ của cháu tôi rồi, các cháu đã thất lạc và bặt tin từ ngày cha cháu qua đời tại San Jose năm 1977. Đầu năm 1978 tôi mới qua Mỹ nhưng không tìm được tông tích các cháu, thư từ tôi gửi đến địa chỉ cũ đều bị trả lại mà nước Mỹ rộng mênh mông thế này thì biết tìm các cháu ở đâu?
Thế mà…thế mà bây giờ tên tuổi cháu tôi xuất hiện trên trang báo này mà lại đi lính. Sao cháu không đi học mà lại đi lính? Mà lại tình nguyện sang chiến đấu tận bên Kuwait?
Tôi ngồi thừ người ra suy nghĩ…tối nhớ lại năm 1972, trong lúc lien trường Quy Nhơn có tổ chức liên hoan đốt lửa trại tại sân vận động thì thình lình Việt Cộng ném sáu, bẩy trái lựu đạn vào đám đông, giết chết 14 học sinh và Hướng đạo sinh và làm bị thương rất nhiều người. Mẹ cháu Khiêm là em dâu tôi bị miểng lựu đạn ghim vào tim, chết ngay tại chỗ.
Năm ấy Yến vừa tròn 30 tuổi. Em trai tôi là Khanh bị những miểng lựu đạn ghim vào khắp người, lủng bụng lòi ruột ra.
Lúc ấy xe cứu thương tới cấp cứu, em tôi ôm lấy mớ ruột trèo lên xe, những học sinh khác cũng chen lấn trèo lên nhưng Khanh nói: “Cho thầy lên xe với, thầy bị nặng lắm!” Ngay sau đó, Khanh được vào bệnh viện Thánh Gia và được các bác sĩ người Tân Tây Lan từ Cam Ranh bay ra chữa trị cho Khanh. Khanh nằm điều trị mất hơn một tháng trời mới tạm bình phục.
Thời gian em tôi nằm bệnh viện thì được canh gác cẩn mật vì sợ Việt Cộng vào ám sát vì em tôi nổi tiếng chống Cộng. Bác sĩ phỏng đoán em có thể sống được khoảng 10 năm nữa.
Năm 1975, em tôi đưa 3 cháu di tản sang Mỹ và định cư tại San Jose. Từ đấy lâu lâu em lại kêu đau lưng và được giải phẫu nhưng vết thương cũ làm độc, giải phẫu lần thứ hai thì em qua đời vào đầu năm 1977, như vậy là em chỉ sống được có 5 năm mà thôi.
Đến đây, tôi đọc tiếp lời khai trong hồ sơ đăng lính của cháu Khiêm: “Tôi còn người anh tên Tạ Quang Khôi và em gái là Tạ Ngân Hà. Mỗi lần nghĩ đến cảnh mồ côi và cái chết của cha mẹ tôi thì tôi buồn không tha thiết gì đến việc học hành nữa. Tôi muốn nhập ngũ để quên, quên hết…”
Bài báo viết tiếp: “Khiêm được huấn luyện quân sự cấp tốc rồi gửi sang chiến trường Kuwait, đêm ấy Khiêm đi tuần với đồng đội tại biên giới Kuwait và Iraq trên xe thiết giáp. Một quân nhân da đen từ trong pháo tháp chui ra nói: “Khiêm, xin anh vui lòng vào ngồi giữ súng thay tôi một lúc để tôi ra ngả lưng chứ ngồi lâu trong này mỏi quá!”
Khiêm vừa chui vào pháo tháp thì từ trên cao, phi cơ do thám của ta rót xuống xe tăng của mình mấy quả đạn lửa vì nghi là xe của địch quân. Khiêm mở được nắp pháo tháp chạy thục mạng ra một quãng xa rồi ngất đi không biết gì nữa. Người quân nhân da đen đã tử thương, Khiêm được đưa sang bệnh viện quân y Mỹ tại Frankfurth, Germany điều trị.”
Tôi đọc xong bản tin mà nước mắt giàn giụa ra, vừa thương hoàn cảnh của cháu lại vừa thương người quân nhân kia đã thế mạng cho cháu tôi. Ngay tối hôm ấy tôi xem TV thì thấy cháu tôi nằm trên băng ca được hai quân nhân Mỹ khiêng ra xe đưa về Mỹ vì những vết phỏng đã được băng bó lành.
Ngay sáng hôm sau tôi gọi đến tòa báo Los Angeles Time xin được nói chuyện với người nữ phóng viên đã viết bài báo trên, nhưng cô ấy còn đang ở bên Đức nên không liên lạc được cho đến khi cô ấy trở lại Mỹ, bấy giờ tôi mới xin được số phone và địa chỉ của cháu tôi.
Tôi chẳng bao giờ quên được cái tin sét đánh ngang tai vào năm 1972; em trai tôi là Tạ Quang Khanh và vợ là Đặng Thị Bạch Yến bị thương nặng lắm nên tôi đã từ Nha Trang vội vã đến Quy Nhơn thì thấy em dâu tôi được quàn giữa nhà. Em mặc áo đầm trắng dài phủ chân, chiếc áo giống áo cô dâu mặc trong ngày cưới, mắt nhắm nghiền như người ngủ. Chị Hoa, người giúp việc nhà bế cháu bé Ngân Hà ngồi một bên đang khóc…
Chính những cô giáo dạy cùng trường với Yến đã may chiếc áo voan trắng ấy cho Yến và thay phiên nhau canh xác em ngày đêm. Các cháu bé, 4 tuổi, 2 tuổi và 1 tuổi ngơ ngác chẳng hiểu gì. Tôi vào bệnh viện thăm Khanh, em hỏi:
- Yến có sao không chị?
Nhìn em băng bó đầy người, tôi không cầm được nước mắt. Tôi nghẹn ngào nói dối em:
-Yến cũng bị thương đang nằm ở phòng bên kia. Cậu yên tâm tĩnh dưỡng cho những vết thương mau lành rồi về nhà với vợ con.
-Thế nhà em có bị thương nặng không?
-Không nặng bằng cậu.
-Xin chị nói với bà Sơ cho Yến ngồi xe lăn sang thăm em được không?
-Để chị hỏi xem. Thôi cậu nằm nghỉ đừng lo lắng nhiều, chị phải về với các cháu. Ở nhà chỉ có một mình chị Hoa.
Hôm đám tang Yến, tất cả các giáo sư và học sinh liên trường đều tiễn đưa Yến đến nơi an nghỉ cuối cùng. Nhìn 3 cháu bé được ẵm trên tay đi sau quan tài mẹ khiến không ai cầm được nước mắt.
Hàng trăm vòng hoa cườm của các thầy cô phúng điếu với hàng chữ viết trên những dải băng tím vắt ngang: “Vô cùng thương tiếc giáo sư Đặng Thị Bạch Yến” được chở trên những chiếc xe xích lô đi một hàng dài phía trước.
Và ở trên cao, phi cơ trực thăng chở tân Tỉnh Trưởng (Đại Tá Hoàng Đình Thọ) tiễn đưa người em vợ ra nghĩa trang. (Lúc ấy Đại Tá Thọ vừa đến thay Đại Tá Chức làm Tỉnh trưởng Bình Định). Hai bên đường đông đảo đồng bào Quy Nhơn đứng chờ linh cữu cô giáo trẻ đi qua để chào lần cuối với vẻ mặt bùi ngùi, thương tiếc…
Sau đó là những đám tang của 14 học sinh. “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.” Nhưng lần này, nhiều con ngựa đau. Đau hơn vụ Việt Cộng pháp kích vào trường Tiểu học Cai Lậy (Định Tường) năm 1973, chỉ thiệt mạng 2 học sinh mà thôi, nhưng đã được báo chí Sài Gòn lúc đó loan tin với tít lớn (vì VC đã vi phạm hiệp định Paris )…
Sau khi Yến đã an nghỉ giấc ngàn thu, bấy giờ Khanh mới từ bệnh viện về nhà, bây giờ Khanh mới hiểu; em nhìn ảnh vợ hiền với bình hoa tươi và 2 cây nến leo lét cháy ở trên bàn thờ linh vị…Khanh khóc lặng người đi…Các cháu sà vào lòng bố chẳng hiểu chuyện gì, cũng khóc theo.
Than ôi! Còn cảnh nào đau lòng hơn cảnh này không? Một gia đình đang êm ấm hạnh phúc thế mà bỗng chốc tang tóc ly tan? Vì đâu nên nỗi? Sao Việt Cộng độc ác thế nhỉ? Sao lại giết học sinh? Sao lại giết người vô tội để gây ra bao tang tóc đau thương?
Thấm thoát đã 35 năm trôi qua; tạ ơn Thượng Đế đã đoái thương các cháu tôi: Tạ Thị Ngân Hà, hiện là Bác sĩ nội khoa tại bệnh viện Oklahoma, Tạ Quang Khôi và Tạ Quang Khiêm đã tốt nghiệp kỹ sư điện (EE), hiện đang làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ và các cháu đã có gia đình yên vui, hạnh phúc.
Nhân đây, tôi cũng xin cám ơn chị Hoa đã hết lòng thương yêu chăm sóc các cháu tôi cho đến khi khôn lớn.”