vendredi 31 août 2012

Chết bất thường ở trụ sở công an

Thứ Sáu, 31/08/2012 22:30

Sau hơn 3 giờ có mặt tại trụ sở công an xã, một người dân ở Hà Nội đã tử vong với rất nhiều vết bầm tím trên cơ thể * Tạm giam 2 công an liên quan

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 31-8, ông Hoàng Ngọc Vui, Phó trưởng Công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh - Hà Nội, cho biết Cơ quan Điều tra Công an huyện Đông Anh đã triệu tập 4 người thuộc công an xã này để lấy lời khai liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Mậu Thuận chết bất thường.
“Cơ quan điều tra vừa gửi thông báo cho chúng tôi biết về việc bắt tạm giam đối với ông Hoàng Ngọc Tuyên, phó trưởng công an xã và ông Nguyễn Trọng Kiên, công an viên, để điều tra về việc cố ý gây thương tích dẫn đến cái chết của ông Thuận” - ông Vui khẳng định.
Riêng 2 công an viên khác là ông Đoàn Văn Tuyến và Hoàng Ngọc Thức (cùng tham gia buổi lấy lời khai của ông Thuận) vẫn đang bị tạm giữ để lấy lời khai. Ngoài ra, Công an huyện Đông Anh cũng đã triệu tập ông Nguyễn Đức Vọng, Trưởng Công an xã Kim Nỗ, lên báo cáo về vụ việc. Theo ông Vui, xác định ban đầu của cơ quan điều tra cho thấy ông Thuận chết vì có tác động của ngoại lực.

Nhiều vết bầm tím trên khắp cơ thể ông Nguyễn Mậu Thuận. ẢNH DO GIA ĐÌNH NẠN NHÂN CUNG CẤP
Cùng ngày, thi thể ông Nguyễn Mậu Thuận đã được gia đình đưa từ Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh về nhà riêng để tổ chức mai táng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sáng 30-8, UBND xã Kim Nỗ tổ chức lực lượng tiến hành cưỡng chế việc xây dựng tường rào bằng gạch lấn vào đường đi chung trái phép của cụ Nguyễn Mậu Diệp, bố ông Thuận.
Buổi cưỡng chế diễn ra khá suôn sẻ. Đến trưa 30-8, ông Thuận sang gia đình người hàng xóm đứng đơn kiện gia đình mình là bà Đoàn Thị Bút để nói chuyện cho ra lẽ. Ông Thuận cho rằng việc bố mình xây tường rào hoàn toàn trên diện tích đất đã được huyện Đông Anh cấp sổ đỏ.
Sau khi đòi gặp ông Phú - chồng bà Bút - không được, ông Thuận định ra về thì xảy ra xích mích, lời qua tiếng lại với bà này. Ông Thuận đã dùng tay đẩy ngã bà Bút rồi về nhà ngủ. Vụ việc được gia đình bà Bút báo cáo lên xã. Đến 13 giờ cùng ngày, 3 công an viên xã Kim Nỗ đã áp giải ông Thuận lên trụ sở để lấy lời khai.
Anh Nguyễn Mậu Công, con trai ông Thuận, bức xúc: “Tôi chở bố tôi lên trụ sở UBND xã và định ở đấy xem họ xử lý vụ việc thế nào. Tuy nhiên, mấy ông công an xã bảo tôi cứ về nhà, họ chỉ lấy lời khai xong sẽ cho bố tôi về. Khi vợ chồng tôi đang ở nhà thì nhận được điện thoại của ông Nguyễn Đức Vọng cho biết ông ấy đang phải xoa dầu gió cho bố tôi.
Đến 16 giờ, tôi nhận được tin báo bố tôi bất tỉnh nhân sự. Bác sĩ trạm y tế xã Kim Nỗ cho biết tim bố tôi đã ngừng đập nhưng tôi vẫn yêu cầu đưa ngay ông lên bệnh viện huyện cấp cứu”. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh, các bác sĩ khẳng định ông Thuận đã chết trước đó.
Ông Thuận bị trói, đánh?
Ông Hoàng Ngọc Vui cho biết Công an xã Kim Nỗ được trang bị còng số 8, gậy titan (dùi cui điện), gậy cao su. Những vật dụng này chỉ được phép sử dụng trong trường hợp cần phải trấn áp ngay những đối tượng nguy hiểm hoặc có thể gây ra hành vi nguy hiểm cho những người xung quanh. Ông Vui khẳng định tại phòng làm việc của UBND xã không thể cho phép công an sử dụng các dụng cụ này vào việc lấy lời khai.
Cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh chụp tay, chân ông Thuận với rất nhiều vết thâm tím, ông Nguyễn Mậu Tình, em ông Thuận, khẳng định anh mình đã bị trói, khóa rồi đánh để lấy lời khai nên mới như thế.

jeudi 30 août 2012

Liệu Đảng Cộng Sản có thật sự muốn chống tham nhũng?


Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-08-29

Tờ Quân Đội Nhân Dân số ra ngày Chủ Nhật 26 tháng Tám vừa rồi có bài tựa đề “ Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng’!”, qua đó mạnh mẽ cáo giác những “luận điệu cũ rích” từ bên ngoài nhằm xuyên tạc VN.


AFP photo
Ảnh minh họa nạn hối lộ, tham nhũng

 

Thanh Quang nêu lên những luận điểm chính của bài báo và ghi nhận phản biện của nhà báo Bùi Tín từ Paris, từng là phó tổng biên tập của báo Nhân Dân, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong nỗ lực gọi là “làm thất bại chiến lược ‘diễn biến hoà bình’ ”, bài “Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng’!” trích dẫn điều mà bài báo cáo giác là “luận điệu cũ rích” của các trang mạng, báo, đài ở nước ngoài, kể cả Đài RFA, nhằm quy tội Đảng CS “đẻ ra” tham nhũng, quan liêu suy thoái. Vẫn theo bài báo, thì đây là một cách trong muôn phương, ngàn kế để “các thế lực thù địch” kích động tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thực hiện xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN và Nhà nước VN. Nhưng nhà báo Bùi Tín nhận xét rằng đấy vẫn là những “lập luận cũ” của Hà Nội nhằm đối phó với tình hình hiện nay ở trong nước, giữa lúc không những ngày càng có nhiều nhân sĩ, trí thức, mà còn cả giới trẻ đều nêu lên một yêu cầu chính trị lớn nhất, đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực thi tự do, dân chủ, qua đó, theo nhà báo Bùi Tín, điều quan trọng nhất là thay đổi hệ thống chính trị hiện nay tại VN. Ông nói: Chúng ta biết trên thế giới hiện có hai hình thái chính trị: Thứ nhất là thể chế độc đoán, độc đảng theo kiểu phát xít, không dân chủ; và thứ hai là thể chế đa nguyên, đa đảng, tự do, dân chủ. Thế thì điểm yếu của chế độ và của những nhà tuyên truyền trong nước hiện nay là không thể rao bán được chế độ gọi là độc đảng mà lại dân chủ vì trên thế giới này đã là độc đảng thì không thể có dân chủ, tự do. Độc đảng không bao giờ đi đôi với quyền công dân cả.  Do đó, đã là dân chủ thì tất nhiên phải đa nguyên, đa đảng. Trước sự thức tỉnh của quần chúng, nhân dân đòi phải đi theo đa số các nước, thay đổi hẳn hệ thống từ độc đảng sang đa đảng trong trật tự, thì những nhà tuyên truyền trong nước hay “lu loa”, lập luận rằng nếu dân chủ sẽ đại loạn. Nhưng chúng ta thấy đại đa số các nước trên thế giới hiện nay dân chủ có đại loạn đâu, mà chính dân chủ mới thực sự ổn định đất nước.  Lập luận thứ hai của những nhà tuyên truyền ở trong nước là nhân dân VN hiện nay chưa đòi hỏi tự do và dân chủ, mà đòi là phải có cuộc sống vật chất trước đã. Đây là nói ngược, bởi vì muốn có đời sống vật chất thì phải có công bằng, muốn công bằng phải có độc lập, tự do, dân chủ. Nếu không có được tự do, đa nguyên, đa đảng thì không thể nào cải thiện được đời sống, và không bao giờ có thể chống được tham nhũng.

Tham nhũng cao....

Bài “ Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng” trong tờ Quân đội Nhân dân cũng cho rằng “tham nhũng có thể diễn ra ở bất cứ chế độ xã hội nào, dù độc đảng hay đa đảng, dù CS hay tư bản…”. Bài báo trích dẫn Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) rằng tham nhũng nghiêm trọng ở các nước như Afghanistan, Somalia, Cameroon, Uganda…để chứng minh các quốc gia đa nguyên, đa đảng “tham nhũng nghiêm trọng” trong khi các nước như VN, TQ “đứng ở mức giữa”. Bài báo nhân tiện đề cập tới chỉ số nhận thức tham nhũng của các quốc gia độc đảng CS “cao hơn nhiều so với nhiều nước đa đảng, đa nguyên, từ đó, khẳng định những “luận điệu cũ rích” trên mạng, báo, đài bên ngoài là “hoàn toàn không có cơ sở”. Về vấn đề này, nhà báo Bùi Tín cho đây cũng chỉ là cách nói quanh co, giả dối, không cơ sở: Tôi có đầy đủ cơ sở để chứng minh rõ rằng các nước phát triển nhất, ổn định nhất, có chỉ số hạnh phúc, tự do nhất chính là những nước đa nguyên, đa đảng. Có thể nói là trong 50 nước có bình quân đời sống người dân cao nhất, tất cả đều là những nước đa nguyên, đa đảng. Chúng ta xem trong chỉ số những nước minh bạch nhất cũng là những nước đa nguyên, đa đảng. Đó là những nước ở Âu Châu như Đan Mạch, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đức, hay ở Á Châu như Nhật Bản.v.v…Tại những nước ấy không có tham nhũng, hay tham nhũng rất ít. Trong khi VN là một trong những nước tham nhũng cao nhất, và TQ cũng thuộc một trong những nước tham nhũng tệ nhất, chỉ có thể hơn được một số nước lạc hậu ở Châu Phi thôi. Do đó tôi nghĩ bài báo này trong tờ Quân Đội Nhân Dân rất khập khiễng, giả dối, không minh bạch rõ ràng. Nếu mà họ có thể đưa ra thống kê của Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế, thì thấy rất rõ tất cả những nước ổn định, có đời sống cao, hài hoà, có bình đẳng xã hội, tất cả những nước đó đều là đa nguyên, đa đảng.

...và ngày càng phức tạp

afp-dola-250.jpg
Ảnh minh họa hối lộ, tham nhũng. AFP photo
Bài báo vừa nói quả quyết – nguyên văn - “Đảng ta…đã kiên trì và kiên quyết lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc đấu tranh cam go này” (tức chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu cùng các tệ nạn xã hội khác) trong suốt mấy chục năm qua, và khẳng định việc phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ “cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc XHCN của đảng, nhà nước và nhân dân”. Như vậy câu hỏi cần được nêu lên là thực tế ở VN hiện nay cho thấy có đúng như vậy không ? Nhà báo Bùi Tín nhận xét: Họ nói ngược lại với lãnh đạo của họ, họ nói ngược lại với phiên họp Quốc Hội vừa rồi. Phiên họp Quốc Hội đã nói rõ là chúng ta ra sức chống tham nhũng, thậm chí thủ tướng cũng nói là chống tham nhũng quyết liệt 5 năm nay, nhưng càng ngày, nạn tham nhũng càng nặng nề hơn, tinh vi hơn, nguy hiểm hơn trước. Cho nên ai cũng đều kết luận rất rõ là không có nước nào như VN hiện nay lại diễn ra những vụ như là Vinashin, Vinalines, như Tổng Công ty Điện lực EVN…lãng phí và tham nhũng lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng – đến năm, sáu, bảy tỷ đô la tiền tham nhũng. Chính Quốc Hội cũng phải công nhận với nhận định rằng việc chống tham nhũng chưa được kết quả. Nhà nước càng kêu gọi chống tham nhũng bao nhiêu, thì nạn tham nhũng càng diễn biến phức tạp và nặng nề bấy nhiêu. Càng chống tham nhũng gọi là quyết liệt bao nhiêu, thì nạn tham nhũng càng biến thành “5 đầu 6 tay” và càng ngốn ngân sách nhà nước không biết bao nhiêu mà kể. Vẫn theo bài “Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng’ ” trong tờ Quân đội Nhân dân, thì sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 4, Nghị quyết Trung ương 5, việc Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng sẽ trực thuộc Bộ Chính trị, việc lập Ban Nội chính Trung ương… chứng tỏ “Đảng CSVN không chấp nhận, không thoả hiệp với tham nhũng”. Bài báo cho đây là cơ sở để “phủ nhận những luận điệu xuyên tạc mà những kẻ hiềm khích đã cố tình bịa đặt”. Có lẽ một câu hỏi nữa cũng cần nêu lên ở đây là liệu những dẫn chứng như vậy có ổn không ? Nhà báo Bùi Tín khẳng định: Tôi thấy là không ổn một tí nào cả. Đó cũng là một cách nói lanh quanh thôi. Bởi vì ban chỉ đạo, phòng chống tham nhũng trước kia thuộc về thủ tướng, thuộc về chính phủ, bây giờ thuộc về tổng bí thư. Điều này chỉ là biểu hiện hai nhóm đặc quyền, đặc lợi đấu đá với nhau thôi. Ngày nào còn cơ chế độc đảng này, còn cơ chế không có dân chủ, tự do này, còn cơ chế không có tự do báo chí để phanh phui tham nhũng này, thì tệ nạn nhất định chỉ có tăng thêm lên, chứ không thể nào bị đẩy lùi được.  Trong khi bài báo “Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng’! ” ra sức chỉ trích những “luận điệu cũ rích” từ bên ngoài như vừa nói, thì hồi tháng Sáu mới đây, đại biểu Lê Như Tiến từ Quảng Trị lưu ý tới quốc nạn tham nhũng có nguy cơ “hạ đo ván” quốc sách của nhà nước, khi ông liệt kê “không xuể” những “mảnh đất” màu mỡ cho tham nhũng đang tràn lan khắp xã hội VN.

mardi 28 août 2012

Bốn Tỉ Đô Đi Đan Mạch - Tư Sang làm được gì đây





Như tựa đề bài viết "Nguyễn Tấn Dũng sẵn sàng thí chốt" đã được đăng trên blog RFA ghi nhận rõ bản chất thời sự về quan hệ Bầu Kiên - Ba Dũng. Hôm nay, blog RFA của tôi lại có thêm một tin mới nhận rằng phe của Tư Sang đã nắm được bằng chứng là phe Ba Dũng đã chuyển bốn tỉ đô-la sang Đan Mạch. (Cái này hơi giống vụ Bạc Cốc Khai Lai chuyển tiền ở bên Trung Quốc. Khác ở chỗ Bạc Hy Lai tung hoành nhờ vợ nhà, Nguyễn Tấn Dũng nhờ vào con gái). Trong trường hợp này Bầu Kiên chính là doanh nhân người Anh Neil Heywood, đứng ra làm môi giới quyền tiền cho nhà Ba Dũng. Tội cũng nặng nếu bị các phe truy kích tới bến.
Hai bên Ba Dũng và Tư Sang đấu đá nhau kịch liệt đến nước biến Nguyễn Phú Trọng trở thành thực thể "thái thượng hoàng" đại diện cho sự tồn vong của "chính thống" đảng tính. Lần này: "Đảng thắng dân cũng khổ, mà Dũng thắng dân cũng khổ". Đảng vs. Dũng chính là sự chọn lựa kiên quyết mà Tư Sang muốn dùng nhân tố này để phản đòn. Tuy nhiên, Ba Dũng đã biến thành công thức "đồng loã chiến lược" là nếu Dũng đổ thì DCS cũng mất mát không thể vãn hồi.
Nguyễn Tấn Dũng đã linh hoạt biến sự lợi ích phe nhóm trở thành sự lợi ích về mặt tồn vong của DCS. Nếu lợi ích phe nhóm chết thì chẳng khác nào như cảnh trời sập. Mà trời sập thì ở vị trí cao nhất trên vòm trời hiện nay thì DCS Việt Nam bị mưa gió sấm sét đánh trúng trước.
Với các lý luận như thế song song với việc Nguyễn Tấn Dũng đã phải nhượng bộ, chịu hy sinh ông bầu Nguyễn Đức Kiên rồi thì cũng coi như là cử chỉ an dân rồi. Tiếc là Bầu Kiên phải hứng trọn như là một con dê tế thần vừa cho Ba Dũng vừa cho DCS. Đây cũng chính là hình thức Tào Tháo phải chém quan lương Vương Hậu trong chuyện Tam Quốc để thoát hiểm.
Chứng cớ chuyển ngân 4 tỉ đô-la có trong tay Tư Sang và thế lực Tư San đang loan truyền thông tin này để mong dư luận thúc đẩy. Tuy nhiên, hiện nay thế của Tư Sang không đủ để xoay chuyển tình hình vì Nguyễn Phú Trọng bảo thủ về mặt đảng tính.
Nguyễn Tấn Dũng có lực nhưng sẽ bị chút mất mát thế đứng. Đảng cộng sản Việt Nam sẽ đi đến quyết định để đảng này sống bằng cách giải quyết nội bộ chuyện này mà vẫn để cho cánh Tư Sang và Ba Dũng tiếp tục tranh chấp nhau như một manh nha kích thích sự thoả mãn ngắn hạn trước mắt dân chúng.
Tuy nhiên, lần này Nguyễn Tấn Dũng trụ lại thì lợi ích phe nhóm này càng thêm gắn chặt tính cộng mệnh với DCS.
Bằng chứng trong tay mà cũng không làm gì được thì người thua là Trương Tấn Sang.

Trần Đông Đức

NGÀY 28.8.2012: BÀ CON ĐẠI TỪ, THÁI NGUYÊN VẪN BÁM TRỤ TẠI EVN

 

 

Ngày 28.8.2012: Bà con Đại Từ, Thái Nguyên vẫn bám trụ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - hình ảnh trong ngày:







“Có điện để sống, không phải có điện để chết”

2012-08-26
Đã gần một tuần kể từ khi cuộc đối thoại dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17/8 giữa người dân Đại Từ - Thái Nguyên với tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), lãnh đạo tập đoàn vẫn chưa có phản hồi gì sau khi đã thất hẹn với luật sư, các nhà khoa học và 33 hộ dân Đại Từ. 

Photo courtesy of blogforum. hueic.edu.vn
Hệ thống giây điện chằng chịt đầy nguy cơ trên các cột điện.

Hiện người dân Đại Từ vẫn cắm trụ trước cổng EVN để đòi hỏi quyền lợi di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm. 

Nhiều lần lỗi hẹn

Sau khi bất ngờ thay đổi địa điểm vào phút chót, tức vào ngày 16/8, chỉ 1 ngày trước khi buổi đối thoại dự kiến diễn ra, tập đoàn EVN đã không tiếp các hộ dân Đại Từ tại trụ sở ở Hà Nội như quyết định đã được hai bên đồng ý trước đó, mặc dù phía luật sư trợ lý pháp lý cho các hộ dân đã gửi thư đại khẩn thông báo không đồng ý việc thay đổi địa điểm.
Chính vì vậy sáng 17/8, 33 hộ dân Đại Từ, luật sư, nhà báo và các nhà khoa học vẫn đến trụ sở EVN như đã hẹn để được đối thoại với EVN về những ảnh hưởng nghiêm trọng trên sức khỏe và tính mạng của các hộ dân khi đường dây truyền tải điện 220 KV Tuyên Quang – Thái Nguyên được xây dựng và vận hành trên đất và nhà của họ. Tuy nhiên, việc gặp gỡ đã không diễn ra. Phía EVN không tiếp đón các hộ dân, mà ngược lại, cấm cả luật sư đại diện và các nhà khoa học bước vào bên trong trụ sở tập đoàn này.
dien-250.jpg
Công nhân điện lực đang sửa điện. AFP photo.
Đại diện của 33 hộ dân thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho biết họ kiên quyết cắm trụ biểu tình trước trụ sở của EVN tại Hà Nội cho đến khi nào lãnh đạo tập đoàn này chịu tiếp dân mới thôi. Tuy nhiên, thời tiết mưa bão đã khiến một số người bị bệnh nhưng các nhà trọ xung quanh khu vực lại được lệnh không được chứa chấp các hộ dân này. Một người trong nhóm cho biết tình hình hiện tại:
“Vừa rồi một số bà con về dưới này vào đúng hôm mưa bão, nằm mưa bị ướt, nước vào người bị ốm, thế là vào nhà trọ. Họ cho trọ được hai tối, xong rồi nó cho công an vào bảo là nghiêm cấm không cho những người đi kiện EVN vào trọ, thế là họ không cho trọ. Con gái của cụ nhà trọ bảo là “Các chị ơi, hôm nay không được trọ ở đây. Công an nó thông báo rồi, nếu nhà nào mà chứa chấp những người đi kiện ở cổng EVN thì nó phạt”. Thế là bà con không cho trọ mà bà con chỉ giúp đỡ cho tắm nhờ, mỗi người 5.000 đồng thôi chị ạ.”
Chúng tôi đề nghị và trong văn bản hứa với chúng tôi là mùng 2/8 vừa rồi đối thoại trực tiếp với chúng tôi nhưng rồi lại hoãn lại, làm văn bản và lại hứa 17. Bây giờ lại quay ra lật lọng 180 độ, làm rất sai trái, lừa đảo, hành hạ bà con.
Chị Tiến
Trong thông báo gửi cho các cơ quan báo chí, truyền thông, văn phòng luật sư Trần Vũ Hải, trợ lý pháp lý cho các hộ dân Đại Từ, cho rằng “lãnh đạo EVN đã không muốn dư luận và báo chí biết rõ về hoàn cảnh thương tâm của các hộ dân trên nên tìm cách né tránh tổ chức buổi họp”.
33 hộ dân Đại Từ hiện đang đồng khiếu kiện EVN về công trình đường dây tải điện 220 KV đi ngang qua nóc nhà khiến cho nhiều trường hợp tai nạn nghiêm trọng đã diễn ra. Thậm chí, sau khi dân Đại Từ gửi hàng trăm lá đơn kêu cứu về tình trạng mất an toàn điện sau khi công trình được đưa vào vận hành từ năm 2007, tổ công tác liên bộ gồm đại diện UBND xã, huyện, tỉnh Thái Nguyên, cùng với đại diện Văn phòng chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Y tế bộ Khoa học Công Nghệ đã đến khảo sát khu vực vào cuối năm 2007 và cũng đã bị điện giật. Thế nhưng sự việc đã bị bỏ lửng và từ đó đến nay người dân tiếp tục gặp các tai nạn điện nghiêm trọng.
Chị Tiến, một trong các hộ dân ở đây cho biết:
“Đau đầu, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng váng, giật, bỏng… Thằng bé con đứng trong nhà mà điện phóng vào bỏng hết nửa lưng phải mang đi cấp cứu. Có người bị điện phóng xuống chết đi sống lại cách đây khoảng 2 tuần, bây giờ cắm bút thử điện vào người là sáng rực lên như cắm vào ổ điện. Nhà tôi không ở được. Các con vật đẻ con bị dị dạng, chân không có ngón, mồm không có, không có mắt, chết dần chết mòn. Gà nuôi 8 tháng có 3 lạng, toàn khối u trên đầu thôi. Chúng tôi không biết bây giờ phải sống như thế nào. Gia đình tôi bây giờ tay trắng hết, không có nhà, không có đất, không có gì cả.
Nhà tôi các đoàn kiểm tra về bị điện giật bỏ chạy, không báo cáo trung thực, khách quan mà báo cáo sai hết bằng văn bản. Ông điện lực này ông trốn tránh, bỏ chạy, không ký biên bản làm việc. Ông làm việc với dân mà không ký biên bản, chạy, vác máy quay chạy hết. Chúng tôi đề nghị và trong văn bản hứa với chúng tôi là mùng 2/8 vừa rồi đối thoại trực tiếp với chúng tôi nhưng rồi lại hoãn lại, làm văn bản và lại hứa 17. Bây giờ lại quay ra lật lọng 180 độ, làm rất sai trái, lừa đảo, hành hạ bà con.” 

"Có điện để mà ngất, có điện để mà chết, không được!"
giay-dien-250.jpg
Hệ thống giây điện chằng chịt trên các cột điện. RFA photo.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, người được mệnh danh là “Ông già Ozon”, trong một lần đi hướng dẫn người dân trồng chè sạch và bảo quản chè ở khu vực này, đã phát hiện ra sự mất an toàn điện ở đây. Ông cho biết:
“Nhà người ta đã có từ năm 1986, 1990, đang sống bình yên, bây giờ tự nhiên có một đường dây điện cao thế 220 KV đi qua đầu nhà mình, bên cạnh đấy lại là một đườngdây cao thế 110 KV, khi các máy sao chè chạy, chúng ta biết là khi cọ sát thì sẽ xảy ra hiện tượng tích điện và lập tức sét đánh. Khi quạt, ti vi chạy trước lúc trời mưa, đặc biệt là ở những vùng như Núi Hồng là mỏ than thì hơi độc ngưng tụ lại, tích rất nhiều điện tích, mà lúc đó lại sắp mưa, có mây tích nhiều điện tích thì sẽ xảy ra hiện tượng sét đánh. Kết quả là cháu Sơn đã bị sét đánh cháy bỏng lưng.
Hôm trước, sau khi bà con xuống trụ sở điện lực trở về, lại có một trận mưa. Trước cơn mưa có sét đánh làm cháy máy sao chè của nhà bà Sen. Đây là lần thứ hai máy sao chè bị cháy. Tất nhiên với tư cách cá nhân, tôi cũng chỉ nói chuyện được với một số nhà để chỉ họ cách phòng chống.”
Theo TS Nguyễn Văn Khải, việc người dân sinh sống dưới đường dây tải điện 220 KV sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người dân, đồng thời ảnh hưởng cả trên công việc sản xuất.
“Nếu đọc lại tất cả tài liệu trên thế giới, người ta chỉ nói người công nhân làm ở trong hành lang điện hoặc dưới lưới điện bao nhiêu giờ, không có tài liệu nào nói rằng người dân bình thường có thể sống, sinh hoạt ở ngay dưới mạng lưới truyền tải điện với hiệu điện thế 220 KV như vậy. Bởi vì một anh công nhân vào làm việc hai giờ khác hẳn với một người đàn bà 70 tuổi bế một cháu 2 tuổi suốt ngày ở dưới lưới điện đó. Hiện tượng phơi nhiễm điện sẽ rất lớn.”
Gần đây nhất, chưa đầy một tháng trước, một người bị điện giật ngất. Họ phải giải quyết như thế nào chứ? Có điện để mà ngất, có điện để mà chết, không được!
TS Nguyễn Văn Khải
Sau khi người dân Đại Từ ủy quyền cho văn phòng luật sư Trần Vũ Hải trợ lý pháp lý cho việc khiếu kiện, tập đoàn EVN lên tiếng khẳng định đã tuân thủ quy định của pháp luật về các thông số về khoảng cách an toàn, giá trị đo đạc về điện từ trường đối với hành lang lưới điện. Thế  nhưng, TS Nguyễn Văn Khải cho rằng ngay cả quy định của điện lực Việt Nam mà thủ tướng Phan Văn Khải đã ký vào năm 2006 với chỉ một điều kiện là thông số cường độ điện trường là chưa đầy đủ, giống như kiểu “đau bụng uống nhân sâm… thì tắc tử”, bởi vì có thể với cùng một cường độ điện trường nhưng với độ từ thẩm của môi trường vùng đất, với độ tích điện của từ trường đó thì sẽ xảy ra nhiễu khác nhau.
“Là một nhà khoa học, tôi thấy khi xét đến ảnh hưởng của từ trường và các thông số của điện từ trường ấy thì phải xét cường độ của điện trường, độ lớn cảm ứng từ và cường độ của dòng điện cảm ứng. Nhưng trong quy chuẩn của điện lực Việt Nam chỉ đưa một thông số là cường độ điện trường. Không thể có một cái kiềng nào một chân! Cái kiềng này phải ba chân.”
Chính vì những khúc mắc xung quanh việc xây dựng và thực tế vận hành dự án đường dây điện 220 KV Tuyên Quang – Thái Nguyên mà phía luật sư và các nhà khoa học đề nghị EVN và các cơ quan quản lý liên quan cùng đối thoại với người dân để tìm cách giải quyết. Thế nhưng EVN đã nhiều lần lỗi hẹn trong việc đối thoại với người dân.
TS Nguyễn Văn Khải nói:
“Điện là cần thiết. Điện cần cho tất cả các gia đình. Ủng hộ việc lắp đặt các lưới truyền tải điện nhưng phải đảm bảo an toàn điện bởi vì người ta có điện để sống chứ không phải có điện để mà chết.
Nếu thực sự họ muốn đem lại hạnh phúc cho nhân dân, họ muốn đời sống của người dân trở nên tốt hơn thì họ phải giải quyết vấn đề an toàn điện, phải giải quyết những vụ cháy các thiết bị điện, các vụ bỏng điện. Gần đây nhất, chưa đầy một tháng trước, một người bị điện giật ngất. Họ phải giải quyết như thế nào chứ? Có điện để mà ngất, có điện để mà chết, không được!”
Theo TS Nguyễn Văn Khải, chỉ có hai cách để giải quyết vấn đề là thay đổi đường dây hoặc di dời các hộ dân bên dưới đường dây truyền tải điện. Tuy nhiên, việc thay đổi đường dây sẽ rất tốn kém và gây thiệt thòi cho người dân khu vực nên giải pháp tốt nhất vẫn là hỗ trợ cho người dân di dời.
 
Nguồn: RFA Việt ngữ.

Quan Lam Bao: bí ẩn khó giải mã



Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-08-28


Tin tức bầu Kiên bị bắt được trang blog Quan làm báo loan tải sớm hơn báo chí lề phải chín tiếng đồng hồ đã làm cho mọi người ngạc nhiên vì mức độ thông tin chính xác điều bí mật này.
RFA file
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Một ngày sau khi bầu Kiên bị bắt, trên trang Basam xuất hiện bài viết của nhà báo Võ Văn Tạo có tựa đề "Bắt gà sống", "Bắt gà chết" với lời dẫn từ trang Quanlambao xác định chính trang blog này đã đưa tin vụ bắt bầu Kiên vào lúc 0 giờ ngày 21 tháng 8 năm 2012 với đầy đủ các chi tiết của vụ bắt giữ. Nhà báo Võ  Văn Tạo gọi đây là "Bắt gà sống". Chín tiếng đồng hồ sau, vài tờ báo lề phải lục tục đăng lại những tin tức này một cách nhỏ giọt từ cơ quan công an và hành động "bắt gà chết" ấy, đã làm cho trang Quanlambao nổi tiếng ngay lập tức.

Bầu Kiên, bước đầu của Quan làm báo
Dư luận trở nên ồn ào trước sự việc này. Người cẩn thận nhất cũng phải thừa nhận mức chính xác khi đưa tin của Quanlambao. Những ai theo dõi trang này từ hai tháng trước cảm thấy một điều gì đó đang xuất hiện trong bầu trời chính trị u ám của đất nước và bắt đầu tin rằng có một thế lực rất mạnh phía sau hậu trường đang tung ra những tài liệu bí mật tương tự như Wikileak nhằm đánh phá chế độ bằng chính những bí mật của nó.
Hơn hai tháng trước đây khi Quanlambao xuất hiện, con số người truy cập của nó vượt qua cả trang Basam và Dân Làm Báo với số lượng không thể ngờ được. Không ai tin rằng trang blog này được lập ra bởi những người bất đồng chính kiến vì sự trình bày thiếu trang nhã của nó và nhất là cách hành văn rất đáng nghi ngờ về trình độ viết lách của trang này. Thế nhưng thông tin xuất hiện trên trang Quanlambao thì chưa hề thấy từ hàng ngàn trang blog trong và ngoài nước khác.
Một trong những người mà Quanlambao tố cáo quan trọng nhất là Nguyễn Đức Kiên, ông trùm trong lĩnh vực ngân hàng với điều mà Quanlambao cáo buộc là hành vi cấu kết với con gái của Thủ tướng là Nguyễn Thanh Phượng
Những bài viết đầy ắp chi tiết bí mật làm người đọc bán tín bán nghi về nguồn cung cấp của nó. Phải là một cơ sở tình báo hay ít ra phát xuất từ một nhóm lãnh đạo chóp bu của đất nước mới có khả năng cung cấp những dữ kiện có tính chất thâm cung bí sử mà một cơ quan báo chí dù tài giỏi cách mấy cũng không thể có nhiều tin tức như vậy.
Quanlambao tỏ ra rất rành rẽ sinh hoạt tài chánh ngân hàng trong giới đại gia Việt Nam và những bản tin mà nó phổ biến cho thấy những hiều biết chuyên môn như một chuyên gia tài chánh có kiến thức sâu và đặc biệt nhất là nắm giữ được những kế hoạch từng bước thôn tính ngân hàng của nhóm người cực kỳ giàu có này.
Những thông tin mà Quanlambao đưa ra phanh phui bí mật mà các nhóm lợi ích như Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh, Trầm Bê, hay Thái Hương…và Quanlambao cho rằng được bao che bởi một nhân vật quyền uy, tay mặt của Thủ tướng đương nhiệm là thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng.
Ông Nguyễn Đức Kiên
Ông Nguyễn Đức Kiên. (tháng 2, 2012) AFP
 
Một trong những người mà Quanlambao tố cáo quan trọng nhất là Nguyễn Đức Kiên, ông trùm trong lĩnh vực ngân hàng với điều mà Quanlambao cáo buộc là hành vi cấu kết với con gái của Thủ tướng là Nguyễn Thanh Phượng. Quanlambao cũng đưa ra các thông tin cho rằng Trầm Bê cùng nhiều người thân cận khác lũng đoạn ngành ngân hàng ra sao và những người này được Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình  bao che, thông qua nguồn vốn nhà nước như thế nào để thu tóm các ngân hàng con một cách dễ dàng trong mấy năm qua. 
 Từ ngạc nhiên đến công nhận
Nhà văn Thùy Linh cũng là một người viết blog cho biết sự ngạc nhiên của bà như bao người khác về trang Quanlambao:
Thật ra đến giờ tôi vẫn chưa hiều lắm vê chuyện này, tôi rất kinh ngạc bởi vì đối với Quan làm báo thì nhiều người trong bọn tôi rất nghi ngờ và thậm chí có người cũng nói có một sự gì đấy rất tào lao. Gần đây tôi vẫn nghi ngờ đối với thông tin do Quan làm báo đưa ra nhưng khi vụ bắt bầu Kiên xảy ra thì tôi rất lấy làm lạ và thật sự tôi hoàn toàn vẫn không hiểu là tại sao một trang blog ra đời từ lâu như vậy và ai đứng đàng sau hoàn toàn tôi không đánh giá được.
Tại Việt Nam để ra đời một trang mạng có những thông tin động trời như thế mà lại tồn tại rất lâu, đưa những thông tin chính xác như thế thì đúng là chưa từng có. Thế cho nên chúng tôi không thể đánh giá hết được
Những chuyện như thế chắc chắn nó ảnh hưởng quá lớn đối với bầu không khí chính trị, xã hội trong nước. Cái mà pháp luật đang làm cụ thể là hậu quả của thị trường chứng khoán sụt giảm thì mọi người đánh giá là do tác hại ngằn hạn thì cũng phải chấp nhận nhưng về lâu dài những việc vi phạm pháp luật, hay những việc làm xấu xa bị đưa ra ánh sáng thì điều đó rất tốt cho sự phát triền của đất nước.
Một blogger khác là Bút thép, theo dõi Quanlambao từ khi nó xuất hiện đã chia sẻ suy nghĩ của anh:
Theo tôi thì trang blog Quan làm báo có tác động rất tích cực đối với xã hội Việt Nam. Những thông tin mà Quan Làm báo đưa ra tới nay đã được kiểm chứng rồi. Thí dụ trước đây khi chưa bắt bầu Kiên người ta nói những người làm trong Quan làm báo có thể là bốc phét nhưng đến nay thì nó bắt đầu dần dần được kiểm chứng và những gì mà trang Quan làm báo đưa ra nếu đúng như vậy thì rất là tốt đối với xã hội Việt Nam giúp mọi người thấy được nội bộ của chính quyền đảng cộng sản Việt Nam.
TS Nguyễn Thanh Giang thì cho rằng trang mạng này được sinh ra để chống đối một con người cụ thể là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và do đó nó khác với hầu hết các trang mạng của các nhân vật bất đồng chính kiến. Ông gọi đây là vấn đề phe phái:
Ở đây cụ thề mà Quan làm báo đưa ra là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những người liên quan đến ông ta như là ông thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, như bầu Kiên như Trầm Bê, một loạt người khác. Tất cả Quan làm báo đều quy là bè lũ Nguyễn Tấn Dũng thì như vậy rõ ràng đây là vần đề phe phái
TS Nguyễn Thanh Giang
Sự xuất hiện của trang Quan làm báo rõ ràng nó lôi cuốn được sự quan tâm của rất nhiều người. Nếu là người dân bình thường hoặc nếu là anh em đấu tranh cho dân chủ thì họ chỉ phản ứng hay phản biện các vần đề chung sự lãnh đạo của đảng, của nhà nước thôi chứ họ không tập trung vào một con người cụ thể. Ở đây cụ thề mà Quan làm báo đưa ra là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những người liên quan đến ông ta như là ông thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, như bầu Kiên như Trầm Bê, một loạt người khác. Tất cả Quan làm báo đều quy là bè lũ Nguyễn Tấn Dũng thì như vậy rõ ràng đây là vần đề phe phái.
Nhiều người theo dõi Quanlambao tin rằng với những thông tin về từng con người với bằng chứng như vậy Quanlambao sẽ khiến các thế lực phá hoại kinh tế Việt Nam sẽ chùn tay không thể ung dung thu tóm đất đai, tài sản của người dân như trước. Blogger Bút thép đồng tình về nhận xét này, anh nói:
Đúng rồi! khi Quan làm báo đưa ra những thông tin như vậy và bắt đầu được kiểm chứng thì chính quyền các cấp đặc biệt tại địa phương họ phải nhìn lại những gì mình đang làm và họ phải nhẹ tay hơn đối với những hành vi của họ đối với nhân dân, thí dụ như cướp bóc đất đai của dân hay đàn áp các blogger, các nhà dân chủ hay những hành vi không chính đáng như vừa rồi đánh luật sư Lê Quốc Quân chẳng hạn.
Nhà văn Thùy Linh cũng ủng hộ các nhận xét chung này của đa số công dân mạng, bà cho biết:
Vâng tôi nghĩ như thế, tôi ủng hộ điều đó. Riêng về việc đấu đá tôi không tham gia nhiều trong vấn đề chính trị cho nên tôi không hiểu lắm và tôi chỉ là người quan sát. Tôi quan sát và chưa đưa ra một đánh giá nào cả. Tôi có cảm giác đánh giá vào lúc này thì có vẻ hồ đồ lắm.
Điều mà tôi thấy hiện nay đang xảy ra tôi nghĩ rằng đúng là để cho lãnh đạo cao cấp buộc phải nhìn lại và đánh giá lại tất cả những việc mà họ đã làm và họ phải tìm một hướng đi thích hợp nếu muốn tồn tại.


Vẫn còn đó những câu hỏi...
Tuy công nhận lợi ích sau vụ bắt giữ bầu Kiên do tiết lộ của Quanlambao nhưng nhiều người vẫn lo sợ một vấn nạn khác mà thông tin từ trang Quanlambao có thể gây nguy hại cho đất nước so với những gì nó làm được trong vụ bầu Kiên.
Câu hỏi lớn nhất mà mọi người băn khoăn hiện nay là thế lực nào đã và đang cung cấp thông tin bí mật cho Quanlambao và quan trọng hơn, tại sao nó thoát được mạng lưới kiểm duyệt thông tin Internet dày dặc của nhà nước để ung dung đánh phá cả một thế lực mạnh nhất Việt Nam như vậy? Mời quý vị cùng với Mặc Lâm tìm hiểu trong bài tới.

Vụ “bầu” Kiên: Lúng túng toàn hệ thống



Nam Nguyên, phóng viên RFA
2012-08-27

Những phản ứng hốt hoảng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, các Bộ ngành hữu quan không luờng trước vụ bắt giữ “bầu” Kiên lại tác động tiêu cực đến vậy.

AFP photo
Người dân đến rút tiền tại một điểm giao dịch
 của ngân hàng ACB ở Hà Nội hôm 23/8/2012.



Nam Nguyên phỏng vấn Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về một số hệ lụy của vụ bê bối tài chính này.

Làm chậm tiến trình cải cách?

Nam Nguyên: Thưa Giáo sư Vũ Văn Hóa, mấy ngày qua báo chí quốc tế cho rằng những cú sốc như vụ Bầu Kiên sẽ làm trì chậm hơn nữa tiến trình cải cách ở Việt Nam. Ý kiến Giáo sư về vấn đề này?
Ngân hàng Nhà nước mặc dù có biết nhưng không phải là biết từ trước, cho nên việc đưa ra các giải pháp còn lúng túng.
GS Vũ Văn Hóa
GS Vũ Văn Hóa: Tôi cho rằng nó cũng có ảnh hưởng nhưng không đến nỗi làm chậm lại cả một tiến trình. Thực ra trong nền kinh tế nào cũng có những hiện tượng như vậy, dù ở Nga ở Mỹ hay ở các nước khác cũng đều có những vụ việc như vậy. Thật ra trong quá trình tiến lên đổi mới của một đất nước như Việt Nam, có thể tạm gọi đó là những hạt sạn, nó có ảnh hưởng nhưng nó không phải là cái quyết định làm chậm lại quá trình phát triển cũng như quá trình hiện đại hóa của đất nước.
Nam Nguyên: Thông tin cho thấy, thị trường chứng khoán mất gần 6 tỷ USD giá trị vốn hóa trong vòng 3 ngày, do vụ bắt giam nhà tài phiệt Nguyễn Đức Kiên. Giáo sư đánh giá thế nào đối với cách thức Ngân Hàng Nhà nước đối phó với vụ việc?
GS Vũ Văn Hóa: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bước đầu có sự lúng túng, theo tôi Ngân hàng Nhà nước mặc dù có biết nhưng không phải là biết từ trước, cho nên việc đưa ra các giải pháp còn lúng túng. Đương nhiên là phải giữ ổn định cho hệ thống, sau đó NHNN kiên quyết có những biện pháp tích cực hỗ trợ cho ACB Ngân hàng Thương mại Á châu để nó có thể giữ vững lòng tin của khách hàng và làm cho hệ thống ổn định thì tôi cho rằng đó là một giải pháp tích cực.
Nam Nguyên: Thưa, tin bắt ông bầu Kiên loan nhanh nhưng không đầy đủ, thiếu những nội dung liên quan đến việc ông Kiên phạm pháp như thế nào? Dùng tiền vay dự án mua ngược lại cổ phiếu ngân hàng như thế nào… Chính sự thiếu thông tin minh bạch đã làm nhà đầu tư chứng khoán hoảng loạn. Giáo sư nhận định gì?
GS Vũ Văn Hóa: Tôi cho rằng, trong hệ thống thông tin chính thức cũng như bên ngoài xã hội cũng đã nói đến vấn đề này chứ cũng không có vấn đề giấu diếm. Đương nhiên việc này đã xảy ra trong một quá trình, nhưng việc theo dõi và ngăn chặn thì tôi cho là không kịp thời.
kien250.jpg
Ông Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại một sự kiện bóng đá ở Hà Nội vào ngày 16 tháng 2 năm 2012. AFP photo.
Sau khi bầu Kiên bị bắt rồi, tất cả thông tin đưa lên mạng trong nước cũng như quốc tế tôi cho là minh bạch. Trên mạng Internet của Việt Nam, người ta đã chỉ rõ: tức là lập một công ty sau đó phát hành cổ phiếu ra, dùng cái đó để thế chấp vay vốn ngân hàng rồi lại dùng chính tiền đó để mua chính cổ phiếu của ngân hàng. Tôi cho đó là một quá trình kinh doanh bất hợp pháp, cái đó đáng lý ra phải được ngăn chặn từ trước và đã không làm một cách kịp thời. Cho nên đã xảy ra tình trạng dùng vốn của người khác mà kinh doanh, theo tôi ngân hàng đã mất số vốn đó, nếu tài sản của bầu Kiên mất đi thì chính ngân hàng đã mất một số vốn không nhỏ.
Nam Nguyên: Nhưng đã không có nói rõ ra là bầu kiên đã sử dụng bao nhiều tiền vay các dự án để mua cổ phiếu, không có thông tin về vấn đề đó và chính vì vậy người ta cho là quá lớn cho nên mới hoảng loạn?
GS Vũ Văn Hóa: Vâng điều này thì đúng rồi! Số liệu cụ thể thực tế bao nhiêu tỷ đồng hay bao nhiêu triệu đô la thì cái đó chưa được nêu một cách cụ thể.

Chính quyền chủ quan?

Nam Nguyên: Dạ, như vậy thì các bộ ngành liên quan và cả Ngân hàng Nhà nước có thể đã không đánh giá đúng phản ứng của người gởi tiền ngân hàng cũng như của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán?
Vấn đề này có thể đánh giá là chủ quan, cho nên là không lường hết được những hiện trạng kinh doanh ngầm ở trong nền kinh tế có hại tới nền kinh tế Nhà nước.
GS Vũ Văn Hóa
GS Vũ Văn Hóa: Có lẽ là như vậy, thời gian đầu họ đã hơi chủ quan. Tôi cho rằng trong thời gian đầu Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và ngay cả Bộ Kế hoạch Đầu tư thiếu thông tin. Hoặc vấn đề này có thể đánh giá là chủ quan, cho nên là không lường hết được những hiện trạng kinh doanh ngầm ở trong nền kinh tế có hại tới nền kinh tế Nhà nước.
Nam Nguyên: Một điều mà chuyên gia trong ngoài nước luôn than phiền, đó là thông tin về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chưa theo chuẩn mực chung của thế giới, đặc biệt là thiếu công khai minh bạch. Giáo sư nhận định gì?
GS Vũ Văn Hóa: Cũng không đến nỗi thiếu minh bạch, tôi cho rằng những tiêu chí đặt ra đối với ngân hàng của các nước phát triển thì đầy đủ hơn. Nhưng hệ thống ngân hàng ở Việt Nam thì chưa được đầy đủ. Chưa hẳn là không minh bạch nhưng là chưa thực hiện đúng các tiêu chí của các ngân hàng trên thế giới phát triển. Việc này sẽ phải thực hiện dần dần từng bước và phải một thời gian  nữa mới thực hiện được đầy đủ.
Nam Nguyên: Thưa tiến trình cải cách thể chế ở Việt Nam nói chung, sẽ có những thay đổi kịp thời?
GS Vũ Văn Hóa: Bước tiến theo lộ trình thì là phải tiến tới như vậy, nhưng mà không thể trong một thời gian ngắn được, nó còn cần một quá trình và quá trình đó tùy thuộc vào bước tiến của chính phủ. Nếu bước tiến của chính phủ mà làm tốt, mà quyết tâm, thì thời gian sẽ ngắn đi. Còn nếu trì trệ thì tôi cũng không biết thời gian là bao lâu, cũng có thể có tiến bộ nhưng nó không nhanh được.
Nam Nguyên : Cảm ơn Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa về thời gian dành cho Đài chúng tôi.

Từ chuyện Trung Quốc gây mất điện ở Ấn Độ nghĩ về tai họa đang lơ lửng trên đầu chúng ta

Lê Anh Hùng

Báo Người Lao Động ngày 23/8 vừa qua đã đăng một bài viết nóng sốt – “Tình báo Trung Quốc ‘làm mất điện diện rộng ở Ấn Độ’”:
Giới truyền thông Ấn Độ hôm 22-8 rộ lên thông tin hai lần mất điện trên diện rộng – một nửa lãnh thổ Ấn Độ – hồi cuối tháng 7 vừa qua là do bàn tay của tình báo Trung Quốc.
Sau khi điều tra, cơ quan tình báo Ấn Độ phát hiện ra các linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc lẫn trong hệ thống điện lưới quốc gia đang “có vấn đề” của Ấn Độ. Hiện tại, các cơ quan chức năng Ấn Độ đang điều tra 2 công ty Ấn Độ đã nhập những linh kiện này từ Trung Quốc.
…Cơ quan tình báo Ấn Độ cáo buộc tình báo Trung Quốc đang lợi dụng các thiết bị phần cứng máy tính và linh kiện bán cho nước này để thu thập các tin tức tình báo, đẩy mạnh các hoạt động tấn công Ấn Độ.
…“Đến năm 2017, Trung Quốc sẽ trở thành chuyên gia phá hoại bí mật. Việc tình báo Trung Quốc phá hoại hệ thống điện lực của Ấn Độ sẽ làm chậm tốc độ phát triển kinh tế nước này, cản trở triển vọng tăng trưởng củaNew Delhi”, cơ quan tình báo Ấn Độ nhận định.
Chính phủ Trung Quốc có thể truy cập trên diện rộng đối với 80% liên lạc của thế giới, trao cho họ khả năng tiến hành hoạt động gián điệp công nghiệp từ xa và thậm chí phá hoại về mặt điện tử các cơ sở hạ tầng trọng yếu ở Mỹ và các nước công nghiệp khác.
Các chuyên gia viễn thông nói với trang WND.com rằng Chính phủ Trung Quốc và Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) sở dĩ có khả năng này là nhờ hai công ty Huawei Technologies và ZTE Corporation.
Các nguồn tin do ông Michael Maloof, từng là nhà phân tích chính sách bảo mật tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dẫn lời nói rằng với khả năng này, người Trung Quốc đang tìm xâm nhập tiếp đối với 20% hoạt động liên lạc còn lại, nhờ những chương trình “cửa sau” được cho là Chính phủ Trung Quốc ra lệnh cho Huawei và ZTE cài đặt trong các thiết bị của họ ở trên 140 quốc gia. Hai công ty này phục vụ 45 trong số 50 nhà điều hành viễn thông lớn nhất thế giới… Hệ quả là, bất cứ thông tin nào đi qua “bất cứ” mạng lưới nào do Huawei trang bị đều không an toàn trừ khi nó được mã hóa bởi quân đội.
Còn báo Thanh Niên ngày 22/7/2012 thì đăng bài “Mối lo ngại từ Huawei”: Một số nước và vùng lãnh thổ đang quan ngại sâu sắc về vấn đề an ninh đối với Huawei (Hoa Vi), nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc. Trong khi đó, hầu hết các nhà mạng đang hoạt động tại VN đều sử dụng thiết bị của Huawei. Bài báo còn cho biết là trong khi những đối thủ chủ yếu của Trung Quốc là Đài Loan, Mỹ và Ấn Độ đều hoặc là cấm hoặc là ngăn chặn các thiết bị mạng của Huawei và ZTE (Trung Quốc) thì các nhà mạng tại Việt Nam (cụ thể ở đây là Mobifone) lại điềm nhiên xem như không có vấn đề gì. Tuy nhiên, bài báo cũng dẫn ý kiến của một chuyên gia viễn thông tại TP HCM là vấn đề an ninh thông tin mạng cần phải được xem xét nghiêm túc dưới sự chỉ đạo của Chính phủ (như ở Đài Loan, Mỹ hay Ấn Độ), bởi bản thân mỗi nhà mạng chỉ lo hoạt động kinh doanh và đôi khi giá cả lại quyết định việc chọn nhà cung cấp mà không nghĩ đến các vấn đề xa hơn.
Điều mỉa mai ở đây là vị chuyên gia viễn thông kia có lẽ không biết được rằng những người lãnh đạo Chính phủ hiện hành không chỉ đã và đang dâng ngành điện của Việt Nam cho Trung Quốc mà thậm chí còn đẩy nền kinh tế Việt Nam chui đầu ngày càng sâu vào cái vòng thòng lọng của người láng giềng phương Bắc “4 tốt 16 chữ vàng” này.
Những thông tin trên đây hẳn sẽ khiến cho tất cả những ai quan tâm đến vận mệnh nước nhà không khỏi giật mình thon thót. Xem ra cái vòng kim cô mà “bạn” đã “thân ái” đặt lên đầu chúng ta đang siết chặt dần. Liệu “Bắc thuộc” có phải là thực tế không thể tránh khỏi của dân tộc này không?

Hà Nội, 27/8/2012

NGUY CƠ XUNG ĐỘT ĐANG SÔI SỤC Ở BIỂN ĐÔNG

 

Đặng Khương chuyển ngữ, trích từ Phía Trước – Greg Ansley, The New Zealand Herald

Cạnh tranh chủ quyền và xây dựng lực lượng vũ trang trong tuyến đường biển thương mại quan trọng nhất ở Đông Nam Á đang dần trở thành công thức dẫn đến cuộc xung đột khu vực.
Những nước mạnh nhất trên thế giới ngày càng thấy họ bị kẹt lại ở các thế gai góc khó khăn trong khu vực tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Một trong các tập trung gây nhiều chú ý trong thời gian gần đây là hành động của Bắc Kinh qua việc thành lập thành phố Tam Sa trên Đảo Yongxing [Woody Island hoặc Đảo Phú Lâm] nằm trong nhóm quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông. Chính quyền tại thành phố mới và các đồn trú quân sự này được Bắc Kinh đưa vào quyền kiểm soát thuộc tỉnh Hải Nam.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những điểm nóng tiềm năng giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc – trong đó họ tuyên bố chủ quyền hầu như tất cả diện tích ở Biển Đông – và các nước Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines.
Đó là trung tâm của sự cạnh tranh đang nổi lên giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ, các nước châu Á và một số cường quốc khác, bao gồm cả Ấn Độ và Nga đang mở rộng hoạt động ở Nam Thái Bình Dương sang châu Á.
Khu vực rộng lớn này có số lượng dự trữ dầu khí khổng lồ, ngư trường rộng lớn và tuyến đường biển giao lưu chiếm hơn một phần ba thương mại thế giới. Quan trọng hơn, đây là nơi cung cấp khoảng 90 phần trăm năng lượng cho các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
Các thay đổi đối với sức mạnh toàn cầu châu Á-Thái Bình Dương và sự xuất hiện của các nước cường quốc khu vực mới lên như Trung Quốc và Ấn Độ đang nằm phía sau chính sách “trục châu Á” của Hoa Kỳ. Chính sách này sẽ tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực, bao gồm cả mở rộng quan hệ với Úc, xóa tan tản băng quân sự trong quan hệ với Tân Tây Lan, và gửi quân đội luân phiên đến đóng tại căn cứ tàu chiến ở Singapore.
Cả Tân Tây Lan và Úc đều nhìn thấy những lợi ích quan trọng trong các sự kiện ở hướng tây và phía bắc của nước họ. Gần đây, sách trắng quốc phòng của Tân Tây Lan ghi nhận rằng có đến 99% hàng hóa của quốc gia này xuất khẩu bằng đường biển, phần lớn thông qua những vùng nước có nhiều biến động.
Trong khi đó, Úc đang cố gắng tái cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, và đã từ chối không đứng về bên nào liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong khu vực. Hơn một nửa thương mại của nước Úc phải thông qua đường Biển Đông, trong đó 90% là xuất khẩu sắt và than.
Chính phủ Canberra đã chấp nhận cho Hoa Kỳ gửi lực lượng lính thủy đánh bộ luân phiên qua lãnh thổ ở phía bắc nước này và cho phép Hoa Kỳ sử dụng các cơ sở hải quân và không quân. Mặt khác, Canberra đã từ chối đề nghị của Hoa Kỳ trong đề án xây dựng cơ sở quân sự dùng để tấn công chiến hạm ở phía Tây nước Úc.
Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith nói với Viện Chính sách Chiến lược Úc rằng khu vực này là nơi hội tụ của bốn đội quân lớn nhất thế giới, trong đó có cả lực lượng hải quân lớn nhất của nước Úc, và ba siêu cường khác gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ.
“Sự xuất hiện của ba cường quốc chiến lược trong khu vực sẽ cho thấy sự cần thiết trong việc điều chỉnh cán cân quyền lực trong khu vực và trên cả phạm vi toàn cầu”, ông Smith nói.
Nếu điều chỉnh sai chiến lược này sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.
“Biển Đông là điểm nóng trong khu vực Thái Bình Dương, và xung đột có nhiều khả năng xảy ra nếu các nước tính toán sai lầm”, Giám đốc điều hành Viện Lowy, Michael Wesley, nói.
Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược Hugh White thuộc Đại học Quốc gia Úc nói trong một cuốn sách mới Chọn lựa của Trung Quốc: Vì sao Hoa Kỳ nên chia sẻ quyền lực (The China Choice: Why America should share power) rằng, Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trượt hướng tới một sự cạnh tranh nguy hiểm, xây dựng lực lượng và điều chỉnh các kế hoạch quân sự, và đặc biệt tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nước châu Á khác.
Philippines đã lên tiếng phản ứng mạnh mẽ về việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa và áp đặt của chính quyền mới trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như Bãi Macclesfield. Philippines cũng đã đặt mua thêm trực thăng vũ trang mới và lên kế hoạch mua thêm một số quân dụng khác.
Việt Nam, nước đã từng đối đầu với Trung Quốc trong cuộc chiến ngắn đẫm máu hồi năm 1979 và luôn phải chạm trán với Trung Quốc ở Biển Đông, đã phải đối mặt với nhiều áp lực từ trong nước yêu cầu chính quyền mạnh mẽ chống lại các yêu sách của Trung Quốc. Gần đây, quốc hội nước này đã thông qua một đạo luật mới tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Hà Nội trong thời gian gần đây đang cố gắng hiện đại hóa lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân, bao gồm các tên lửa hành trình, tàu chiến và tàu ngầm của Nga. Việt Nam cũng đang tăng cường quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore và Nga, và đang đàm phán để các nước này tiếp cận căn cứ hải quân tại Vịnh Cam Ranh.
Đối với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, khu vực này vẫn là một ưu tiên quan trọng nhất.
Wesley nói trong bài báo của ông rằng các nhà chiến lược hải quân Trung Quốc đã bắt đầu nhìn thấy bờ biển của nước họ bị bó hẹp trước một chuỗi các nước thù địch như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Philippines – và mục tiêu thiết lập hệ thống thống trị hàng hải là điều ưu tiên hàng đầu.
Các nhóm thế lực có ảnh hưởng ở Trung Quốc xem Biển Đông là “khu vực cốt lõi” như một phần của Trung Quốc, tương tự như Tây Tạng hay Đài Loan và sẽ không thực hiện bất kỳ sự đầu hàng nào; hơn nữa, Luật Lãnh thổ 1992 của nước này phân loại Biển Đông là vùng nội thủy thuộc Trung Quốc.
Điều này sẽ mang Trung Quốc trực tiếp vào cuộc xung đột với Hoa Kỳ. Bắc Kinh yêu cầu các tàu hải quân nước ngoài và máy bay phải xin phép để thông qua khu vực Biển Đông và tàu ngầm phải nổi lên mặt nước.
Trung Quốc nói rằng họ sẽ tôn trọng tự do lưu thông của các tàu và máy bay trong khu vực mà họ cho phép, miễn là không tiến hành diễn tập quân sự hoặc thu thập thông tin tình báo. Washington khẳng định các tuyến đường biển trong vùng này thuộc biển quốc tế và tự do hàng hải cần phải được bảo đảm.
“Đối với Hoa Kỳ, quyền lợi trong khu vực Biển Đông là khả năng tồn tại của toàn thể sự hiện diện của nước này ở tây Thái Bình Dương”, ông Wesley nói. Và khu vực này đối diện với sự mâu thuẫn với chính họ vì không rõ họ sẽ chọn đứng về phía nào. Campuchia, Lào và Miến Điện từ chối các yêu cầu để chống đỡ cho Việt Nam và Philippines. Indonesia, Malaysia, Singapore hiện đang lo lắng về tình hình chung nhưng đồng thời cũng muốn tránh một cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Wesley cho biết các nước như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Singapore và Indonesia đã và đang thắt chặt mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ, trong khi Campuchia, Lào và Thái Lan đang liên kết chặt chẽ hơn với Trung Quốc.
Ông Hugh White nói trong cuốn sách mới xuất bản rằng hòa bình và ổn định có thể đạt được nhưng nguy cơ đối đầu và xung đột cũng là điều thực tế cần nhìn nhận: “Mà tất cả những điều này sẽ còn phụ thuộc rất nhiều dựa trên các quyết định trong vài năm tới đây của cả Washington và Bắc Kinh”.


© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

lundi 27 août 2012

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bên bờ phá sản


DCVOnlineTin Reuters


Nguy cơ vỡ nợ đằng sau những doanh nghiệp lớn của nhà nước


Hà Nội
- Từ những khu trung tâm ở nông thôn cho đến những thành phố bị nạn kẹt xe trầm trọng, khó mà không thấy được sự hiện diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tập đoàn này xây chung cư, lập ngân hàng, giám sát dịch vụ mua bán chứng khoán, cung cấp điện cho hằng triệu nhà và có 100.000 nhân viên làm việc cho mình.

Ngày nay, công ty cung cấp điện duy nhất của Việt Nam, được biết đến như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đã trải rộng địa bàn hoạt động một cách sai lầm, theo một viên chức cao cấp trong ngành, người hiểu biết rành rẽ với tập đoàn cho hay. Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện là con bệnh mới nhất của nhà nước đang đối diện với sự xem xét kỹ lưỡng giữa lúc đang có những món nợ lớn, đã làm cho giới đầu tư nghi ngờ đến và tập đoàn này cũng tượng trưng cho sự xuống dốc của một đất nước mà đã một lần được mệnh danh là ngôi sao kinh tế mới của Đông Nam Á châu.


Một số người e rằng so với số nợ mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang mang, thì số nợ của Vinashin trước đây chẳng là bao, Vinashin là một tập đoàn nhà nước khác đã vỡ món nợ 600 triệu đô-làm tổn hại uy tín Việt Nam đối với giới đầu tư quốc tế, mặc dù sự độc quyền (về điện lực) này không lôi cuốn nhiều sự chú ý của quốc tế.


“Tôi có thể nói là món nợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn tệ hơn Vinashin nhiều, có lẽ hằng tỉ tỉ đồng,” một viên chức trong ngành nắm vững món nợ của EVN cho hay, nhưng yêu cầu được dấu tên.


Việc bắt giam một trùm tư bản nổi tiếng trong tuần này ông Nguyễn Đức Kiên, một người giàu hằng triệu và là người thành lập ngân hàng có giá trị đứng hàng thứ tư của Việt Nam là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB), làm tăng thêm nỗi sợ hãi về cơn bệnh tài chánh ở nước bị cai trị theo thể chế cộng sản với khoảng 90 triệu người dân.


Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Quả đấm thép? Vươn ra biển lớn? Cùng non sông cất cánh? bla... bla... bla... Nguồn hình: DCVOnline tổng hợp
Việc bắt giam ông ta làm bùng lên nỗi lo âu về một lãnh vực vốn lạm quyền nhờ những mối quan hệ với những doanh nghiệp nhà nước nợ như chúa chỗm, bao gồm nhiều tập đoàn như EVN chẳng hạn, là công ty đi lệch hẳn ra ngoài khỏi chuyên nghành của mình khi những người cầm cân nảy mực muốn xây một tập đoàn tầm cỡ thế giới rập theo khuôn mẫu “chaebol” của Nam Hàn.
Ngân hàng trung ương buộc lòng phải lên tiếng bảo đảm công chúng là tiền gởi ở ngân hàng ACB an toàn khi khách hàng sắp hàng chờ rút tiền ra, trong lúc chỉ số chứng khoán chính của Việt Nam tuột dốc 9 phần trăm trong tuần.

Tập đoàn Vinashin gần như sụp đổ trong năm 2010 và rắc rối lớn ở tập đoàn Vinaline trong năm nay, với tổng số nợ lên tới 6 tỉ 5 đô-la, đã làm cho nhà nước hứa hẹn gia tăng cải cách những doanh nghiệp nhà nước, vốn chiếm một phần ba nền kinh tế của cả nước và không cho đầu tư tư nhân đổ vào những lãnh vực này.


Nhưng những đề nghị mới đây nhất được thông báo hôm tháng Bảy tuồng như không giải quyết được những gian dối và ưu tiên hỗn loạn, nhập nhằng đã cho phép 100 tập đoàn doanh nghhiệp lớn nhất của nhà nước mang món nợ lên tới 50 tỉ đô-la -- gần bằng một nữa sản phẩm kinh tế hằng năm của Việt Nam trong năm 2010.


Vấn đề ở chỗ, theo chuyên viên ngân hàng và ngành kỹ nghệ, nằm sâu và xa hơn cả Vinashin và Vinalines.


“Đó chỉ là cái chóp của tảng băng chìm dưới lòng biển,” ông David Koh, một chuyên gia Việt Nam của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á châu ở Singapore nói.


Sự thất bại của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chẳng hạn, sẽ có một tác động lớn hơn rất nhiều lên toàn bộ nền kinh tế vì sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng rẽ và đó là mạch máu cho lãnh vực sản xuất.


Bản báo cáo của Sài Gòn Thời báo hôm tháng Năm trích lại bản tài liệu của ban Kiểm tra Nhà nước cho hay Tập đoàn Điện lực Việt Nam nợ 11 tỉ 5 đô-la vào cuối năm 2010, gần gấp ba lần số nợ của Vinashin cùng thời điểm đó.


Báo Tuổi Trẻ tường thuật hôm tháng Mười Hai rồi là Tập đoàn Điện lực Việt Nam lỗ 8 tỉ 4 đồng Việt Nam, 12 lần nhiều hơn con số của Tập đoàn đưa ra.


Những con số này đã không được ban Kiểm tra Nhà nước đề cập đến trong bản báo cáo chính thức gởi cho báo chí hôm tháng Bảy.


Viên chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã không trả lời nhiều cuộc gọi của hãng thông tấn Reuters nhằm xin bình luận.


Tình trạng tài chính thật của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước lớn đứng hàng thứ năm của Việt Nam với thu nhập gần 5 tỉ trong năm 2011 theo tường thuật của báo chí Việt Nam – thì khó mà biết được. Tập đoàn độc quyền cung cấp điện này báo cáo lỗ 3 tỉ 5 đồng trong năm 2011, nhưng nhiều nhà kinh tế hoài nghi về sự chính xác của những thông báo tài chánh của nhà nước.


Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thông báo một số kết qủa cho báo chí trong nước, nhưng họ không công bố chi tiết sổ sách tài chánh.



© DCVOnline

 

Cập nhật thông tin về 17 gia đình Thanh niên Công giáo đi khiếu kiện tại Hà Nội

TNCG - (cập nhật) - 14h:45: Sau nhiều tiếng chờ đợi, VP Thanh Tra Chính Phủ cho người ra báo cho biết là họ không nhận đơn kiến nghị của thân nhân của 17 TNCG bị bắt trái pháp luật.

1h10: "Bà con giáo dân Thái Hà đã mang thức ăn đến chia xẻ với bà con giáo dân đang bị bắt chờ trong phòng tiếp dân".


12h 55: "Theo chúng tôi được biết, khi thân nhân của 17 TNCG lúc trên đường đến nạp đơn ở Văn phòng chủ tịch nước thì bị công an và một số người lạ bắt lên xe đưa về Văn phòng thanh tra chính phủ. Lúc này là...nhưng ko có một ai tiếp tiếp đón. Hiện tại họ vẫn đang ở VP thanh tra mà chưa được ăn uống hay tiếp đón từ phía chính quyền"





Bố Trần Hữu Đức vẫn tươi cười sau khi bị đưa đến trụ sở



.






Mẹ anh JB Nguyễn văn Duyệt đang còn choáng đầu.



Mẹ JB Nguyễn văn Oai và chị anh Paul Hồ Văn Oanh 
đang cầm đơn kiến nghị cấp trên...



Mẹ của anh Thái Văn Dung



Theo tin chúng tôi nhận được, hiện nay lực lượng công an đã bắt thân nhân các gia đình các TNCG đang bị bắt giam bất công, đã bắt thân nhân các gia đình lên xe. Mọi người đang đọc kinh cầu nguyện. Chúng tôi kêu gọi mọi người đang theo dõi, cùng hiệp thông cầu nguyện chung với họ
























11h00: "Trên xe có mẹ của anh JB Nguyễn Văn Duyệt bị côn đồ đánh đến bị ngất. Dù bị đánh ngất như vậy, thay vì đưa đi bệnh viện cấp cứu, công an đã bỏ lên xe chở đi"


Chúng tôi cũng được biết thêm, "Chiếc xe bắt bà con giáo dân đi mang biển số 31A 8432", bà con giáo dân sẽ bị đưa về văn phòng thanh tra Chính phủ, số 1 Ngô Thị Nhậm, Quận Hà Đông."

12h00: "Xin thông báo cho bà con giáo dân xa gần, bà con dân oan, các nhà đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ, chống Tàu, tập trung đến văn phòng thanh tra Chính phủ, số 1 Ngô Thị Nhậm, Quận Hà Đông. Để yêu cầu trả tự do cho những người trong gia đình của 17 TNCG, TL đang bị bắt. Những ai không đến được, vui lòng đọc kinh, cầu nguyện hiệp thông với họ ."


"Đoàn người đã bị đưa vào VP Thanh Tra Chính Phủ, số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông".


Chúng tôi sẽ cập nhật thêm thông tin