2011-07-11
Thông tin cho biết vào ngày 13 tháng 7 tới đây sẽ diễn ra cuộc gặp giữa Bộ Ngọai giao Việt Nam và những vị nhân sĩ- trí thức ký tên trong kiến nghị yêu cầu cơ quan này thông tin về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên tham gia biểu tình chống
Trung Quốc trước Nhà hát Lớn TP Hà Nội hôm 03/7/2011. Kami's blog.
Hôm nay, ngày 11 tháng 7, văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải có thư gửi cho Bộ Ngọai giao Việt Nam về buổi làm việc được mong đợi sau khi 18 vị nhân sĩ trí thức nhờ văn phòng này chuyển đến Bộ Ngọai giao kiến nghị của họ đề ngày 2 tháng 7 vừa qua.
Trong thư gửi Bộ Ngọai giao Việt Nam, luật sư Trần Vũ Hải, cho biết đã thông tin cho 18 người ký tên trong bản kiến nghị về trao đổi giữa đại diện Bộ Ngọai giao, cụ thể là ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy Ban Biên giới và trợ lý của luật sư Trần Vũ Hải xác định thời gian làm việc giữa cơ quan này và 18 nguời ký tên vào Bản Kiến nghị là chín giờ sáng ngày 13 tháng 7 tới đây.
Hôm nay, ngày 11 tháng 7, văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải có thư gửi cho Bộ Ngọai giao Việt Nam về buổi làm việc được mong đợi sau khi 18 vị nhân sĩ trí thức nhờ văn phòng này chuyển đến Bộ Ngọai giao kiến nghị của họ đề ngày 2 tháng 7 vừa qua.
Trong thư gửi Bộ Ngọai giao Việt Nam, luật sư Trần Vũ Hải, cho biết đã thông tin cho 18 người ký tên trong bản kiến nghị về trao đổi giữa đại diện Bộ Ngọai giao, cụ thể là ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy Ban Biên giới và trợ lý của luật sư Trần Vũ Hải xác định thời gian làm việc giữa cơ quan này và 18 nguời ký tên vào Bản Kiến nghị là chín giờ sáng ngày 13 tháng 7 tới đây.
Bộ Ngoại giao phải có thư mời chính thức Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải cho biết đã thông tin này cho những người liên quan và hầu hết 18 người ký tên trong bản kiến nghị đều hoan nghênh tinh thần cầu thị của Bộ Ngọai giao và sẵn sàng tham gia buổi làm việc.
Văn thư của Ls Trần Vũ Hải cũng cho biết những người nhận được thông tin đều cho rằng buổi làm việc đó là một cuộc làm việc chính thức, nghiêm túc và công khai giữa một cơ quan Nhà nước với công dân nên Bộ Ngọai giao cần có xác nhận bằng văn bản về buổi làm việc đó. Trong văn bản xác nhận cần ghi rõ thời gian, địa điểm nơi làm việc, tên lãnh đạo Bộ Ngọai giao tham dự và tên của những nguời ký tên vào bản kiến nghị được mời.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. boxitvn.net
Theo đề nghị của Bộ Ngọai giao như vậy chỉ còn hai hôm nữa là đến thời gian buổi làm việc vừa nêu, nên có quan ngại liệu những yêu cầu của phía văn phòng luật sư đưa ra có thể được đáp ứng hay không? Luật sư Trần Vũ Hải vào chiều ngày 11 tháng 7 cho biết:
những người nhận được thông tin đều cho rằng buổi làm việc đó là một cuộc làm việc chính thức, nghiêm túc và công khai giữa một cơ quan Nhà nước với công dân nên Bộ Ngọai giao cần có xác nhận bằng văn bản về buổi làm việc đó.
Văn thư/Ls Trần Vũ Hải Theo tôi vấn đề này do Bộ Ngọai giao quyết định thôi. Kịp hay không thì những người ở Hà Nội sẽ đến. Còn những người như ông Nguyên Ngọc, Lê Hiếu Đằng ở phía nam, chúng tôi không rõ lắm nhưng nếu báo kịp thời ông Nguyên Ngọc sẽ đến. Ông này báo cho chúng tôi biết như thế, và ông muốn đuợc báo sớm. Nếu Bộ Ngọai giao có thiện chí thì có thể gửi sớm hay liên lạc trực tiếp. Có thể mời đón các vị đến.
Trên trang blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện vào ngày 10 tháng 7, ông này loan tải ý kiến của một số vị nhân sĩ trí thức có tiếng trong nước là thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư Phạm Duy Hiển, và thư của nhà văn Nguyên Ngọc về vấn đề trả lời kiến nghị của họ gửi đến Bộ Ngọai giao. Theo đó thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đưa ra hai điểm: thứ nhất là Bộ Ngọai giao phải cử một thứ trưởng để tiếp những nguời kiến nghị; thứ hai do kiến nghị hỏi về việc ‘ngọai giao’ nên nếu cử một thứ trưởng phụ trách về vấn đề biên giớ như ông Trần Duy Hải là không thích hợp.
Còn ý kiến của giáo sư Phạm Duy Hiển mà những người khác như giáo sư Nguyễn Huệ Chi, giáo sư Ngô Đức Thọ và tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cũng tán đồng là Bộ Ngọai giao phải có thư mời chính thức bằng văn bản, không mời qua điện thọai hoặc nhắn qua văn phòng luật sư Trần Vũ Hải mà không có thư mời chính thức.
Mong được gặp thứ trưởng mới vừa qua Trung Quốc Thư của nhà văn Nguyên Ngọc gửi cho tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện để chuyển lại cho văn phòng luật sư Trần Vũ Hải cũng nói không hỏi về vấn đề biên giới mà muốn được chính thứ trưởng Hồ Xuân Sơn, nguời sang Trung Quốc gặp ông thứ trưởng ngọai giao Trương Chí Quân và ủy viên quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc hôm ngày 25 tháng 6 vừa qua để nói lại cho rõ về thông tin báo chí chung khiến cho dư luận bất bình.
Một trong những người ký tên trong bản kiến nghị là nhà họat động xã hội Nguyễn Quang Thạch vào chiều ngày 11 tháng 7 cho biết ý kiến về những diễn biến mới nhất liên quan đến các thông tin vừa nêu:
Phải có thư mời, thứ hai tốt nhất được gặp ông thứ trưởng đi qua Trung Quốc là phù hợp nhất. Phải có
Luật sư Trần Vũ Hải tại văn phòng. Source RFA file
thư mời bằng cách nào tôi mới đi, chứ không thể không mời mà đến được.
không hỏi về vấn đề biên giới mà muốn được chính thứ trưởng Hồ Xuân Sơn, nguời sang Trung Quốc gặp ông thứ trưởng ngọai giao Trương Chí Quân và ủy viên quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc hôm ngày 25 tháng 6 vừa qua để nói lại cho rõ về thông tin báo chí chung khiến cho dư luận bất bình. nhà văn Nguyên Ngọc
Xin được nhắc lại ba điểm được nêu ra trong Bản kiến nghị đề ngày 2 tháng 7 do 18 vị nhân sĩ trí thức ký tên, trong đó có những vị có tiếng như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư Chu Hảo, giáo sư Hòang Tụy, giáo sư Phạm Duy Hiển, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Nguyên Ngọc, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt Trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh… đó là: người tham gia cuộc làm việc là ông thứ trưởng ngọai giao Hồ Xuân Sơn phải cho biết thông tin mà phía Tân hoa xã nêu ra sau cuộg gặp có chính xác hay không. Thông tin đó trích lời phát ngôn nhân Hồng Lỗi của Trung Quốc nói rằng hai nước đều phản đối những thế lực bên ngòai can dự vào tranh chấp giữa hai phía tại Biển Đông. Hai phía cũng nguyện sẽ tích cực hướng dẫn dư luận sao không để tổn hại đến tình hữu nghị giữa hai nước.
Phải có thư mời, thứ hai tốt nhất được gặp ông thứ trưởng đi qua Trung Quốc là phù hợp nhất. Phải có thư mời bằng cách nào tôi mới đi, chứ không thể không mời mà đến được.
Ô.Nguyễn Quang Thạch Điểm thứ hai được kiến nghị là chính phủ Việt Nam phải cho biết rõ quan điểm về bức thư ngọai giao của ông Phạm Văn Đồng hồi năm 1958. Điểu cuối là nếu có thỏa thuận gì đã đạt được giữa ông thứ trưởng ngọai giao Hồ Xuân Sơn và đại diện phía Trung Quốc phải thông tin tòan văn bản đó.
Có thể nói đây là lần đầu tiên một cơ quan công quyền của Việt Nam có phản hồi nhanh chóng đối với một kiến nghị của người dân như Bản kiến nghị do 18 vị nhân sĩ trí thức ký tên yêu cầu cung cấp thông tin về quan hệ với Trung Quốc.
Dư luận đang chờ đợi kết quả của cuộc họp dự kiến sắp diễn ra trong vài ngày tới.