VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH VỨT BỎ CƠ HỘI MỚI Ở CHÂU Á
Source uschina-institudeBiển Đông và các quốc gia liên hệ-Lê Quốc Tuấn
Chắc chắn giới lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh rất chú ý đến bài viết mới đây của bà Hillary Clinton như Minxin Pei vừa viếttrên tờ FP., còn những nhà lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội là hoàn toàn làm ngơ, không màng đến.
Bài viết hơn 4000 chữ này của một nhân vật có thẩm quyền nhất về ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ, có nội dung không ngoài việc khẳng định lại lời cam kết của Hoa Kỳ đối với các đồng minh trong khu vực của mình đồng thời phân tích các hệ quả lịch sử khiến Hoa Kỳ chuyển hướng chú ý của mình vào khu vực châu Á Thái Bình Dương. Riêng đối với Việt Nam, qua bài viết này, thay mặt chính phủ Hoa Kỳ, bà Clinton, một lần nữa tiếp tục chào mời một "quan hệ đối tác chiến lược" với Việt nam, nhưng không quên nhắc nhở giới lãnh đạo ở Hà Nội về nhu cầu phải cải thiện dân chủ và nhân quyền, vì Hoa Kỳ coi đó như một điều kiện cốt yếu cho việc hình thành một quan hệ đối tác như thế.
Source uschina-institudeBiển Đông và các quốc gia liên hệ-Lê Quốc Tuấn
Chắc chắn giới lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh rất chú ý đến bài viết mới đây của bà Hillary Clinton như Minxin Pei vừa viếttrên tờ FP., còn những nhà lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội là hoàn toàn làm ngơ, không màng đến.
Bài viết hơn 4000 chữ này của một nhân vật có thẩm quyền nhất về ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ, có nội dung không ngoài việc khẳng định lại lời cam kết của Hoa Kỳ đối với các đồng minh trong khu vực của mình đồng thời phân tích các hệ quả lịch sử khiến Hoa Kỳ chuyển hướng chú ý của mình vào khu vực châu Á Thái Bình Dương. Riêng đối với Việt Nam, qua bài viết này, thay mặt chính phủ Hoa Kỳ, bà Clinton, một lần nữa tiếp tục chào mời một "quan hệ đối tác chiến lược" với Việt nam, nhưng không quên nhắc nhở giới lãnh đạo ở Hà Nội về nhu cầu phải cải thiện dân chủ và nhân quyền, vì Hoa Kỳ coi đó như một điều kiện cốt yếu cho việc hình thành một quan hệ đối tác như thế.
- Vì sao Hà Nội làm ngơ, không màng đến ?
Tưởng không cần phải nhắc lại quá chi tiết: Thế kỷ 21 vừa bước vào thập kỷ thứ hai với những thay đổi lớn trên trường chính trị quốc tế. Rõ ràng nhất là sự chuyển hướng tập trung của Hoa Kỳ vào vùng Châu Á Thái Bình dương và sự vươn dậy ngày càng đe dọa của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực, thậm chí còn thách thức với cả toàn thế giới.
Trước một nước Trung Quốc, được xem là cường quốc thế giới mới nổi, đất chật người đông, thiếu tài nguyên đang vươn những cánh vòi bạch tuộc của mình ra khắp thế giới khiến ai cũng phải e dè, hầu hết đều nhìn về Hoa Kỳ như một thế đối trọng duy nhất đang hiện hữu. Các nước trong vùng, từ một Phi Luật Tân yếu kém về quốc phòng cũng dõng dạc phản đối, thậm chí đến ngay cả giới cầm quyền Miến Điện cũng đang có những biểu hiện dè dặt với Trung Quốc, chỉ riêng các nhà lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội vẫn tiếp tục xun xoe Bốn Tốt, 16 chữ vàng với TQ, nhà cầm quyền Đại Hán ở Bắc Kinh. Trong khi Hoa Kỳ khẳng định việc trở lại châu Á, gián tiếp khuyến cáo Trung Quốc về các đòi hỏi thái quá về lãnh hải trong khu vực Biển Đông. Một hành vi trực tiếp đe dọa đến chủ quyền lãnh hải Việt Nam thì động thái mới nhất của Hà Nội trong chuyến viếng thăm mang tính triều cống của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục khẳng định tình đoàn kết hữu nghị và cùng ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển nhằm tháo gỡ các tranh chấp tại Biển Đông. Một bản thỏa thuận, thực chất không có gì mới lạ hơn là sư quy phục thường nhật của Hà Nội với các quan triều ở thủ phủ Bắc Kinh.
Nghĩa là, trước thế giới và trước các nước láng giềng giới lãnh đạo Việt nam chẳng những vuốt mặt cho Trung Quốc mà còn công khai tỏ ra an tâm đồng thuận với cách giải quyết tranh chấp của nước CS anh em này.
Đối với Trung Quốc, đã là người Việt Nam không ai có thể quên hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người dân thường không ai không biết đến những trò ma quái, bẩn thỉu o ép của người Tàu đối với thị trường kinh tế, trực tiếp ảnh hưởng đến miếng ăn, cái mặc của đời thường nhật, dân chài biển đảo không ngớt lo sợ những sách nhiễu của Trung Quốc trong vùng hải phận đánh bắt cá của mình mà họ (TQ) ngang nhiên hoành hành đuổi bắt... Và, không mấy ai quên 11 lần biểu tình quả cảm của người dân trước những vi phạm lãnh hải của Việt Nam trong tháng 7 vừa qua.
Tuy nhiên, chỉ những người lãnh đạo Việt Nam ở Hà Nội là không biết và chóng quên. Không những quên cổ sử, họ còn quên ngay cả trang cận sử ghi lần Trung Quốc tràn sang 9 tình biên giới vào năm 1979. Và họ thực sự không màng đến những biến chuyển chính trị đang diễn ra.
Sự chuyển hướng chú ý của Hoa Kỳ vào châu Á Thái Bình dương đã khởi sự từ khi tổng thống Obama đắc cử vào Tòa Bạch Ốc. Thông qua người nữ tổng trưởng ngoại giao, bà Hillary Clinton, nhiều tín hiệu mạnh mẽ đã liên tục gửi đi: xác quyết sự trở lại Đông Nam Á qua hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) với Asean 7/2009, tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN lần thứ nhất tại Singapore 11/2009 và tại hội nghị Mỹ-các nước sông Mekong... Cụ thể nhất là qua chuyến công du của bà Clinton tại Hà Nội nhân kỷ niệm 15 năm Quan hệ Ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Lời nhắc nhở của bà Clinton trong bài viết mới nhất này cho thấy rằng những động thái chính trị mang tính mời gọi, nhắc nhở của Hoa Kỳ với Việt Nam ngày càng trở nên cụ thể và rõ ràng: Chúng tôi không hề có tham vọng lãnh thổ, hãy đứng về phía chúng tôi trong sự phòng vệ chung trước sức lớn mạnh nguy hiểm của Trung Quốc và để làm được như thế, chúng tôi chỉ yêu cầu đến việc cải thiện nhân quyền, dân chủ, tôn trọng các giá trị phổ quát mà chính các quý vị cũng đã từng đồng ý.
Yêu cầu ấy quả là không thể nuốt nổi, vì thế Hà Nội buộc phải làm ngơ, không màng đến lời nhắc nhở ấy nữa.
Những cơ hội bị bỏ lỡ và tiếp tục bị bỏ lỡ:
Cuộc chuyển hướng của Hoa Kỳ về châu Á Thái Bình Dương là bước xoay chuyển chính trị quan trọng nhất của thế kỷ 21, đặc biệt là đối với các nước trong vùng Đông Nam Á. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan đều đã và đang cấp thời điều chỉnh phương hướng ngoại giao của mình cho phù hợp với tình thế mới.
Trong cuộc chuyển hướng đó, đối với Việt Nam. Hoa Kỳ công khai chào mời một cơ hội có tính lịch sử: cùng xây dựng với Hoa Kỳ một quan hệ đối tác có tính chiến lược.
Công bằng mà nói, không phải tất cả những người lãnh đạo ở Hà Nội không hiểu được cơ hội lịch sử có một không hai này. Trước đây, trong ngôn ngữ chính trị, quan hệ nước ngoài ở Hà Nội, không mấy ai nghe đến cụm từ "quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ"; nhưng gần đây, từ giới học giả, nghiên cứu chính trị học đến hàng ngũ viên chức cao cấp ở bộ Ngoại giao Hà Nội cũng nhắc đến cụm từ này; chẳng những thế, còn nhìn nhận thấy nhu cầu quan trọng của việc phải cải thiện mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ lên một mức độ cao hơn.
Nhưng quả là dù hiểu, giới lãnh đạo Hà Nội cũng hoặc là chóng quên, hoặc không bao giờ chịu học từ các sai lầm của mình.
Không cần phải đi ngược quá xa trong quá khứ để kiểm lại bao nhiêu cơ hội lịch sử từng bị bỏ lỡ. Riêng mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, chỉ cần nhìn lại từ năm 1975 đến nay, thời gian sau khi những
người Cộng Sản miền Bắc chiếm được miền nam Việt nam, đủ nhìn thấy được khả năng vận dụng ngoại giao của những người lãnh đạo CS Việt Nam lúng túng và kém cỏi đến đâu.
Hồi ký của Trần Quang Cơ đã phân tích:
Nửa cuối của thập kỷ 70 này là thời gian ta chồng chất nhiều sai lầm về đối ngoại nhất trong suốt lịch sử dựng nước sau cách mạng (từ 1945 đến nay):
• Ta không khôn ngoan duy trì quan hệ cân bằng với Trung Quốc và Liên Xô, nhân tố cực kỳ quan trọng đảm bảo thắng lợi của ta trong kháng chiến chống Mỹ.
• Bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ, năm 1977, khi chính quyền Carter đã chủ động đề nghị hai bên bình thường hoá quan hệ không điều kiện.
• Đánh giá sai và không gia nhập khối ASEAN ngay từ 1976 khi cả 6 nước này đều mong muốn ta tham gia vì lợi ích của mỗi một quốc gia và của chung khu vực.
• Dính líu quá sâu và quá lâu vào vấn đề Campuchia.
Những sai lầm này có hệ quả liên quan chặt chẽ với nhau, gây thiệt hại lớn cho ta về đối ngoại về an ninh-quốc phòng, về phát triển kinh tế trong một thời gian dài.<.i>
Tóm lại, nhà ngoại giao Trần Quang Cơ đã từng vạch rõ: Nếu khi đó Việt Nam biết bình thường hóa quan hệ với Mỹ (thay vì cứ sa sả mắng chửi và đổ tất cả mọi thứ lên đầu "Đế Quốc Mỹ"), biết gia nhập ASEAN, biết giữ thế cân bằng với các nước lớn thì đã không có chuyện bị cô lập. Trung Quốc đã không dám kích động khơ me đỏ tấn công Việt Nam. Không dám tấn công Việt Nam để dạy một bài học. Việt Nam sẽ không phải đưa quân vào Campuchia...
Riêng đối với Trung Quốc, ông còn phải phải than vãn sau cuộc gặp gỡ cấp cao ở Thành Đô (Chengdu)vào năm 1990 như sau:
Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng VN và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm hoạ “diễn biễn hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu.
Đó là những bài học về thất bại lịch sử của chính những người CS Hà Nội. Và cho đến hiện nay, họ vẫn không màng đến.
Cho nên, rõ ràng là mặc ai nói ngả nói nghiêng, những người lãnh đạo ở Hà Nội vẫn thực hiện một sứ mệnh riêng của mình: Sứ mệnh thần phục Trung Quốc để trả nợ món nợ ân tình trước đây. Do đó, họ đã nhắm mắt lại trước khúc quanh chính trị thế giới; bỏ ngoài tai những lời khuyến cáo từ các giới chuyên viên, trí thức trong ngoài nước. Thậm chí còn vận dụng sức mạnh cai trị để dập tắt tình cảm yêu nước của người dân trước nỗi lo sợ hiểm họa từ Bắc phương. Những người lãnh đạo ở Hà Nội đang thực sự bất chấp tất cả trong lộ trình khó hiểu và liều lĩnh của mình: nép chặt vào bóng che của Trung Quốc.
Có thể nói, bất chấp chiều hướng xoay chuyển trong vùng, bất chấp lòng dân, bất chấp những bài học lịch sử, những người lãnh đạo CS ở Hà Nội vừa nhanh nhẹn cử Nguyễn Phú Trọng sang đóng hụi cho chuyến đi quan trọng của Tập cận Bình đến Washington vào tháng Mười Một tới đây.
Đi với Trung Quốc nước mất Đảng còn, đi với Mỹ nước còn Đảng mất. Đó là nguyên nhân sâu xa vì sao giới lãnh đạo Hà Nội đành không thể đi đến một quan hệ đối tác mang tính chiến lược với Hoa Kỳ và phải tiếp tục nép vào bóng che của Trung Quốc.
Lê Quốc Tuấn
Trước một nước Trung Quốc, được xem là cường quốc thế giới mới nổi, đất chật người đông, thiếu tài nguyên đang vươn những cánh vòi bạch tuộc của mình ra khắp thế giới khiến ai cũng phải e dè, hầu hết đều nhìn về Hoa Kỳ như một thế đối trọng duy nhất đang hiện hữu. Các nước trong vùng, từ một Phi Luật Tân yếu kém về quốc phòng cũng dõng dạc phản đối, thậm chí đến ngay cả giới cầm quyền Miến Điện cũng đang có những biểu hiện dè dặt với Trung Quốc, chỉ riêng các nhà lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội vẫn tiếp tục xun xoe Bốn Tốt, 16 chữ vàng với TQ, nhà cầm quyền Đại Hán ở Bắc Kinh. Trong khi Hoa Kỳ khẳng định việc trở lại châu Á, gián tiếp khuyến cáo Trung Quốc về các đòi hỏi thái quá về lãnh hải trong khu vực Biển Đông. Một hành vi trực tiếp đe dọa đến chủ quyền lãnh hải Việt Nam thì động thái mới nhất của Hà Nội trong chuyến viếng thăm mang tính triều cống của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục khẳng định tình đoàn kết hữu nghị và cùng ký kết Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển nhằm tháo gỡ các tranh chấp tại Biển Đông. Một bản thỏa thuận, thực chất không có gì mới lạ hơn là sư quy phục thường nhật của Hà Nội với các quan triều ở thủ phủ Bắc Kinh.
Nghĩa là, trước thế giới và trước các nước láng giềng giới lãnh đạo Việt nam chẳng những vuốt mặt cho Trung Quốc mà còn công khai tỏ ra an tâm đồng thuận với cách giải quyết tranh chấp của nước CS anh em này.
Đối với Trung Quốc, đã là người Việt Nam không ai có thể quên hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người dân thường không ai không biết đến những trò ma quái, bẩn thỉu o ép của người Tàu đối với thị trường kinh tế, trực tiếp ảnh hưởng đến miếng ăn, cái mặc của đời thường nhật, dân chài biển đảo không ngớt lo sợ những sách nhiễu của Trung Quốc trong vùng hải phận đánh bắt cá của mình mà họ (TQ) ngang nhiên hoành hành đuổi bắt... Và, không mấy ai quên 11 lần biểu tình quả cảm của người dân trước những vi phạm lãnh hải của Việt Nam trong tháng 7 vừa qua.
Tuy nhiên, chỉ những người lãnh đạo Việt Nam ở Hà Nội là không biết và chóng quên. Không những quên cổ sử, họ còn quên ngay cả trang cận sử ghi lần Trung Quốc tràn sang 9 tình biên giới vào năm 1979. Và họ thực sự không màng đến những biến chuyển chính trị đang diễn ra.
Sự chuyển hướng chú ý của Hoa Kỳ vào châu Á Thái Bình dương đã khởi sự từ khi tổng thống Obama đắc cử vào Tòa Bạch Ốc. Thông qua người nữ tổng trưởng ngoại giao, bà Hillary Clinton, nhiều tín hiệu mạnh mẽ đã liên tục gửi đi: xác quyết sự trở lại Đông Nam Á qua hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) với Asean 7/2009, tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN lần thứ nhất tại Singapore 11/2009 và tại hội nghị Mỹ-các nước sông Mekong... Cụ thể nhất là qua chuyến công du của bà Clinton tại Hà Nội nhân kỷ niệm 15 năm Quan hệ Ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Lời nhắc nhở của bà Clinton trong bài viết mới nhất này cho thấy rằng những động thái chính trị mang tính mời gọi, nhắc nhở của Hoa Kỳ với Việt Nam ngày càng trở nên cụ thể và rõ ràng: Chúng tôi không hề có tham vọng lãnh thổ, hãy đứng về phía chúng tôi trong sự phòng vệ chung trước sức lớn mạnh nguy hiểm của Trung Quốc và để làm được như thế, chúng tôi chỉ yêu cầu đến việc cải thiện nhân quyền, dân chủ, tôn trọng các giá trị phổ quát mà chính các quý vị cũng đã từng đồng ý.
Yêu cầu ấy quả là không thể nuốt nổi, vì thế Hà Nội buộc phải làm ngơ, không màng đến lời nhắc nhở ấy nữa.
Những cơ hội bị bỏ lỡ và tiếp tục bị bỏ lỡ:
Cuộc chuyển hướng của Hoa Kỳ về châu Á Thái Bình Dương là bước xoay chuyển chính trị quan trọng nhất của thế kỷ 21, đặc biệt là đối với các nước trong vùng Đông Nam Á. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan đều đã và đang cấp thời điều chỉnh phương hướng ngoại giao của mình cho phù hợp với tình thế mới.
Trong cuộc chuyển hướng đó, đối với Việt Nam. Hoa Kỳ công khai chào mời một cơ hội có tính lịch sử: cùng xây dựng với Hoa Kỳ một quan hệ đối tác có tính chiến lược.
Công bằng mà nói, không phải tất cả những người lãnh đạo ở Hà Nội không hiểu được cơ hội lịch sử có một không hai này. Trước đây, trong ngôn ngữ chính trị, quan hệ nước ngoài ở Hà Nội, không mấy ai nghe đến cụm từ "quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ"; nhưng gần đây, từ giới học giả, nghiên cứu chính trị học đến hàng ngũ viên chức cao cấp ở bộ Ngoại giao Hà Nội cũng nhắc đến cụm từ này; chẳng những thế, còn nhìn nhận thấy nhu cầu quan trọng của việc phải cải thiện mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ lên một mức độ cao hơn.
Nhưng quả là dù hiểu, giới lãnh đạo Hà Nội cũng hoặc là chóng quên, hoặc không bao giờ chịu học từ các sai lầm của mình.
Không cần phải đi ngược quá xa trong quá khứ để kiểm lại bao nhiêu cơ hội lịch sử từng bị bỏ lỡ. Riêng mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, chỉ cần nhìn lại từ năm 1975 đến nay, thời gian sau khi những
người Cộng Sản miền Bắc chiếm được miền nam Việt nam, đủ nhìn thấy được khả năng vận dụng ngoại giao của những người lãnh đạo CS Việt Nam lúng túng và kém cỏi đến đâu.
Hồi ký của Trần Quang Cơ đã phân tích:
Nửa cuối của thập kỷ 70 này là thời gian ta chồng chất nhiều sai lầm về đối ngoại nhất trong suốt lịch sử dựng nước sau cách mạng (từ 1945 đến nay):
• Ta không khôn ngoan duy trì quan hệ cân bằng với Trung Quốc và Liên Xô, nhân tố cực kỳ quan trọng đảm bảo thắng lợi của ta trong kháng chiến chống Mỹ.
• Bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ, năm 1977, khi chính quyền Carter đã chủ động đề nghị hai bên bình thường hoá quan hệ không điều kiện.
• Đánh giá sai và không gia nhập khối ASEAN ngay từ 1976 khi cả 6 nước này đều mong muốn ta tham gia vì lợi ích của mỗi một quốc gia và của chung khu vực.
• Dính líu quá sâu và quá lâu vào vấn đề Campuchia.
Những sai lầm này có hệ quả liên quan chặt chẽ với nhau, gây thiệt hại lớn cho ta về đối ngoại về an ninh-quốc phòng, về phát triển kinh tế trong một thời gian dài.<.i>
Tóm lại, nhà ngoại giao Trần Quang Cơ đã từng vạch rõ: Nếu khi đó Việt Nam biết bình thường hóa quan hệ với Mỹ (thay vì cứ sa sả mắng chửi và đổ tất cả mọi thứ lên đầu "Đế Quốc Mỹ"), biết gia nhập ASEAN, biết giữ thế cân bằng với các nước lớn thì đã không có chuyện bị cô lập. Trung Quốc đã không dám kích động khơ me đỏ tấn công Việt Nam. Không dám tấn công Việt Nam để dạy một bài học. Việt Nam sẽ không phải đưa quân vào Campuchia...
Riêng đối với Trung Quốc, ông còn phải phải than vãn sau cuộc gặp gỡ cấp cao ở Thành Đô (Chengdu)vào năm 1990 như sau:
Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng VN và chủ nghĩa xã hội thế giới, chống lại hiểm hoạ “diễn biễn hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu.
Đó là những bài học về thất bại lịch sử của chính những người CS Hà Nội. Và cho đến hiện nay, họ vẫn không màng đến.
Cho nên, rõ ràng là mặc ai nói ngả nói nghiêng, những người lãnh đạo ở Hà Nội vẫn thực hiện một sứ mệnh riêng của mình: Sứ mệnh thần phục Trung Quốc để trả nợ món nợ ân tình trước đây. Do đó, họ đã nhắm mắt lại trước khúc quanh chính trị thế giới; bỏ ngoài tai những lời khuyến cáo từ các giới chuyên viên, trí thức trong ngoài nước. Thậm chí còn vận dụng sức mạnh cai trị để dập tắt tình cảm yêu nước của người dân trước nỗi lo sợ hiểm họa từ Bắc phương. Những người lãnh đạo ở Hà Nội đang thực sự bất chấp tất cả trong lộ trình khó hiểu và liều lĩnh của mình: nép chặt vào bóng che của Trung Quốc.
Có thể nói, bất chấp chiều hướng xoay chuyển trong vùng, bất chấp lòng dân, bất chấp những bài học lịch sử, những người lãnh đạo CS ở Hà Nội vừa nhanh nhẹn cử Nguyễn Phú Trọng sang đóng hụi cho chuyến đi quan trọng của Tập cận Bình đến Washington vào tháng Mười Một tới đây.
Đi với Trung Quốc nước mất Đảng còn, đi với Mỹ nước còn Đảng mất. Đó là nguyên nhân sâu xa vì sao giới lãnh đạo Hà Nội đành không thể đi đến một quan hệ đối tác mang tính chiến lược với Hoa Kỳ và phải tiếp tục nép vào bóng che của Trung Quốc.
Lê Quốc Tuấn