Nhà nghèo đóng tiền khám bệnh cho nhà giàu
Đỗ Hiếu- RFA
2011-10-24
“Người nghèo đóng tiền cho nhà giàu khám bệnh” là nhận định được đưa ra tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện luật bảo hiểm y tế tổ chức tại Hà Nội, hôm thứ hai 17 tháng 10 vừa qua. Vì sao lại có chuyện mâu thuẫn ấy?
Trả đồng đều, hưởng chênh lệch Lên tiếng trước hội nghị, ông Lê Bạch Hồng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội nhìn nhận rằng, quả thật có sự thiếu công bằng trong chương trình khám và chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế.
Theo ông, tiền đóng thẻ bảo hiểm y tế cho mỗi người cùng đều nhau 460 ngàn đồng một năm, nhưng người dân vùng xa xôi, khó khăn, chỉ được đến khám, chữa bệnh tại các trạm y tế, bệnh xá ở cơ sở và được quỹ chi trả vài trăm ngàn đồng một lần trị bệnh. Trong khi đó ở thành phố, số tiền bồi hoàn cho bệnh nhân có thể lên tới vài trăm triệu đồng, có trường hợp lên tới bạc tỷ.
Số liệu thống kê năm 2010 của bảo hiểm xã hội ở Hà Nội cho biết đã có trên 600 trường hợp được thanh tóan từ 100 triệu đến 400 trăm triệu đồng, có một ca bệnh được nhận một tỷ đồng.
Theo ông, tiền đóng thẻ bảo hiểm y tế cho mỗi người cùng đều nhau 460 ngàn đồng một năm, nhưng người dân vùng xa xôi, khó khăn, chỉ được đến khám, chữa bệnh tại các trạm y tế, bệnh xá ở cơ sở và được quỹ chi trả vài trăm ngàn đồng một lần trị bệnh. Trong khi đó ở thành phố, số tiền bồi hoàn cho bệnh nhân có thể lên tới vài trăm triệu đồng, có trường hợp lên tới bạc tỷ.
Số liệu thống kê năm 2010 của bảo hiểm xã hội ở Hà Nội cho biết đã có trên 600 trường hợp được thanh tóan từ 100 triệu đến 400 trăm triệu đồng, có một ca bệnh được nhận một tỷ đồng.
Ở những tỉnh nghèo dịch vụ y tế còn kém kỹ thuật, người dân không đủ điều kiện đi xa chữa bệnh, nên quỹ bảo hiểm y tế còn dư nhiều, khi quyết tóan vào cuối năm. Số tiền này được bổ sung cho các thành phố lớn bị thiếu hụt ngân quỹ vì nơi ấy người dân quan tâm đến sức khỏe, tìm đến các y, bác sĩ thường xuyên hơn. Một vài con số sau đây cho thấy vì sao người ta cho rằng “người nghèo trả tiền bảo hiểm y tế cho người giàu”: năm ngoái, quỹ bảo hiểm y tế thành phố Hồ Chí Minh bị hao hụt trên 118 tỷ đồng, còn tỉnh Gia Lai, vùng Tây Nguyên thì thừa hơn 4 tỷ, Hậu Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long dư trên 2 tỷ đồng. Người dân ỡ những vùng nghèo khó vẫn là thành phần luôn gánh chịu nhiều bất công, thiệt thòi nhất, chính vì thế mà xảy ra hiện tượng bao cấp ngược.
“Đa phần ở đây là khu công nhân, họ đóng tiền bảo hiểm thì được hưởng theo một mức vừa phải, chứ chưa thấy có sự chênh lệch, có lẽ là ở các bệnh viện tuyến trên. Bệnh viện hạng B thì khi đến khám là quy định một ngày cái trần của bảo hiểm là bao nhiêu tiền, qua cái trần đó, bệnh nhân phải đóng tiền thêm chẳng hạn.
Ví dụ lương công nhân một tháng là 3 triệu, thì họ chỉ đóng bảo hiểm một trăm mấy chục ngàn thôi, có thể chấp nhận được, chưa thấy có tiêu cực dữ dội. Công nhân ở đây đi khám bệnh chủ yếu là nhờ bảo hiểm, nếu thật sự không có bảo hiểm thì họ không có khả năng chi trả đâu.”
“Bảo hiểm y tế của mình chỉ gói gọn trong một số bệnh thôi, đa phần những lúc bị bệnh mình phải đi chực chờ, khám rất lâu, mỗi người chỉ chọn được một bệnh viện, ví dụ bệnh nào cũng phải ra bệnh viện Trưng Vương, thì mới được bảo hiểm, lấy thẻ đó mà qua bệnh viện khác thì không được bảo hiểm.”
Bà Nga, một chuyên gia tâm lý thuộc Viện Xã hội Việt Nam cho đây là một điều phổ biến trong cuộc sống đương thời:
“Tất nhiên rồi, cái chuyện phong bì, phong bao cho bác sĩ thì là có, chứ không phải là không, cái đấy thì ai cũng biết, chỉ có cái là tùy mức độ, nhiều ít, cao hay thấp thôi.”
Trong chiều hướng tạo sự công bằng, một số đại biểu quốc hội, chuyên gia y tế yêu cầu chánh phủ nên sớm xem xét lại luật về bảo hiểm y tế, với mức đóng lệ phí và mức bồi hòan, chi trả khác nhau, người đóng cao thì hưởng thụ cao, tránh được những kẻ hở.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, nếu áp dụng quy định này thì người nghèo vẫn luôn chịu bất công, thiệt thòi vì khi bệnh nặng, cần điều trị, họ phải chạy lo một món tiền rất lớn, đó là chuyện không thể đáp ứng được.
Theo tờ Lao Động, tính đến nay còn gần 34 triệu người trên cả nước chưa có thẻ bảo hiểm y tế, như vậy mục tiêu phấn đấu để 80 % dân số có thể bảo hiểm y tế vào năm 2014 sẽ không thể nào hoàn tất được.
Vẫn có lợi dụng
Tuy nhiên, khi liên lạc với phòng trực thuộc một bệnh viện trong khu công nghiệp Thủ Đức, Dĩ An, Bình Dương, nữ bác sĩ Hòa cho biết chương trình bảo hiểm y tế mang lại các dịch vụ được xem là vừa ý cho đa số người lao động trong địa bàn này:“Đa phần ở đây là khu công nhân, họ đóng tiền bảo hiểm thì được hưởng theo một mức vừa phải, chứ chưa thấy có sự chênh lệch, có lẽ là ở các bệnh viện tuyến trên. Bệnh viện hạng B thì khi đến khám là quy định một ngày cái trần của bảo hiểm là bao nhiêu tiền, qua cái trần đó, bệnh nhân phải đóng tiền thêm chẳng hạn.
Ví dụ lương công nhân một tháng là 3 triệu, thì họ chỉ đóng bảo hiểm một trăm mấy chục ngàn thôi, có thể chấp nhận được, chưa thấy có tiêu cực dữ dội. Công nhân ở đây đi khám bệnh chủ yếu là nhờ bảo hiểm, nếu thật sự không có bảo hiểm thì họ không có khả năng chi trả đâu.”
đa phần những lúc bị bệnh mình phải đi chực chờ, khám rất lâuMột công nhân đang được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì nói là anh không mấy tin tưởng vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà nhà nước quyết đẩy mạnh, theo như thông tin trên báo chí:Một công nhân có bảo hiểm
“Bảo hiểm y tế của mình chỉ gói gọn trong một số bệnh thôi, đa phần những lúc bị bệnh mình phải đi chực chờ, khám rất lâu, mỗi người chỉ chọn được một bệnh viện, ví dụ bệnh nào cũng phải ra bệnh viện Trưng Vương, thì mới được bảo hiểm, lấy thẻ đó mà qua bệnh viện khác thì không được bảo hiểm.”
Hách dịch- Nhận phong bì
Theo một số ý kiến chung được nêu lên, tình trạng lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế vẫn không được kiểm soát chặt chẽ, bị thất thoát, sử dụng không hợp lý. Mặt khác, cán bộ y tế thường đi khám bệnh nhiều hơn những thành phần khác, cũng có những trường hợp được nhập viện điều trị nội trú mà bệnh nhân vẫn làm việc bình thường.phong bì, phong bao cho bác sĩ thì là có, chứ không phải là không, cái đấy thì ai cũng biếtCũng liên quan đến các dịch vụ y tế ở Việt Nam, qua khảo sát mới đây của công đòan y tế thì gần 45% bệnh nhân và thân nhân của họ không hài lòng với nhân viên y tế. Người dân vẫn than phiền về thái độ, hành vi, quát tháo, hách dịch của một số bác sĩ, y tá, nhiều y, bác sĩ vẫn không từ chối phong bì, vì mất niềm tin vào dịch vụ nên chỉ còn cách hối lộ để giải quyết nổi lo lắng của con bệnh và người nhà.chuyên gia Viện xã hội Việt Nam
Bà Nga, một chuyên gia tâm lý thuộc Viện Xã hội Việt Nam cho đây là một điều phổ biến trong cuộc sống đương thời:
“Tất nhiên rồi, cái chuyện phong bì, phong bao cho bác sĩ thì là có, chứ không phải là không, cái đấy thì ai cũng biết, chỉ có cái là tùy mức độ, nhiều ít, cao hay thấp thôi.”
Trong chiều hướng tạo sự công bằng, một số đại biểu quốc hội, chuyên gia y tế yêu cầu chánh phủ nên sớm xem xét lại luật về bảo hiểm y tế, với mức đóng lệ phí và mức bồi hòan, chi trả khác nhau, người đóng cao thì hưởng thụ cao, tránh được những kẻ hở.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, nếu áp dụng quy định này thì người nghèo vẫn luôn chịu bất công, thiệt thòi vì khi bệnh nặng, cần điều trị, họ phải chạy lo một món tiền rất lớn, đó là chuyện không thể đáp ứng được.
Theo tờ Lao Động, tính đến nay còn gần 34 triệu người trên cả nước chưa có thẻ bảo hiểm y tế, như vậy mục tiêu phấn đấu để 80 % dân số có thể bảo hiểm y tế vào năm 2014 sẽ không thể nào hoàn tất được.