Giải pháp cho Cách Mạng Việt Nam (Phần 2)
Đăng ngày: Thứ Hai, 10/10/2011 @9:19 ChiềuPhần 2: Đấu Tranh Ôn Hòa, Bất Bạo Động
“Trong cuộc đấu tranh này, bom đạn sẽ được thay thế bằng lý trí, tình thương và kiến thức. Bởi lẽ đây là một cuộc đấu tranh ôn hòa và nhân bản – một cuộc đấu tranh quyết liệt với thành phần độc tài, tham ô nhưng nhất quyết không để cho một thành phần dân tộc nào trở thành nạn nhân của chế độ mới.”*
Hoàng Minh
*Đấu tranh ôn hòa, bất bạo động là chủ trương xuyên suốt của Đảng Vì Dân được đề cập trong ‘Đề cương Việt Nam Mới’. Trong bối cảnh phức tạp của cuộc đấu tranh cho dân chủ hiện nay ở nước ta, đối mặt với sự ngoan cố và lỳ lợm của một bộ phận lãnh đạo đảng Cộng Sản, nhiều tổ chức đấu tranh đã chủ trương sử dụng bạo lực để trừng trị những kẻ độc tài. Nhưng chủ trương đấu tranh đó sẽ dẫn đến những đổ vỡ và thiệt hại cho đất nước và nhân dân, cũng là cái cớ để cho chế độ độc tài đàn áp những người đấu tranh dân chủ.
Kẻ độc tài tồn tại dựa trên bạo lực, vì thế sức mạnh bạo lực là sở thích của chúng, nếu chúng ta sử dụng bạo lực đấu tranh thì sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho đất nước. Việc đấu tranh bằng vũ lực, nếu thắng lợi thì cũng sẽ gây nên nhiều mất mát và đổ vỡ, vì thế việc khắc phục và hàn gắn đất nước về sau cũng là một việc khó khăn. Với bối cảnh lịch sử của Việt Nam hiện nay, chủ trương đấu tranh ôn hòa – bất bạo động là điều đúng đắn và phù hợp với xu thế của thời đại.
Có nhiều đảng phái và tổ chức đấu tranh chủ trương đường lối này, nhưng chưa có biện pháp toàn diện và cũng chưa đưa ra được một phương án chuyển thể tối ưu cho biện pháp đấu tranh ôn hòa. ‘Đề cương Việt Nam Mới’ đã làm được điều đó, và giải tỏa được nổi ưu tư cũng như khát vọng của mọi tổ chức, cá nhân đang quan tâm tới cuộc đấu tranh cho dân chủ nước nhà: “Việt Nam đang cần có một cuộc cách mạng xã hội có khả năng hóa giải tận gốc rễ các vấn đề của đất nước và dân tộc. Cuộc cách mạng đó phải vượt lên trên những ranh giới tầm thường của chính trị, tôn giáo và kinh tế. Nó phải có mục tiêu phụng sự xã hội trên tinh thần dân tộc tự quyết, để các thế hệ trẻ có tinh thần tiên phong trong lý tưởng phụng sự quốc gia, dân tộc có thể đóng góp công sức và tài năng của mình để xây dựng một xã hội mới, một đất nước mới.”*
Nhiệm vụ của dân tộc Việt Nam lúc này là phải làm một cuộc cách mạng xã hội toàn diện để giải quyết tận gốc rễ những vấn đề tồn tại bấy lâu của đất nước. Những vấn đề tồn tại này do chế độ độc tài cộng sản gây ra trong suốt thời gian cầm quyền của họ, đó là: Các quyền căn bản của con người bị cướp mất, không có tự do dân chủ, sự đổ vỡ về nhận thức do sự tuyên truyền nhồi sọ của đảng cộng sản, sự tụt hậu của đất nước, sự chia rẽ dân tộc, tình trạng tham nhũng và bất công xã hội… Một cuộc cách mạng chủ trương sẽ đặt lợi ích dân tộc và nhân dân lên trên hết, vượt lên mọi định kiến và khác biệt về chính trị, tôn giáo và kinh tế để thực hiện hòa hợp dân tộc, bắt tay vào xây dựng xã hội dân chủ mới. Từ nay những người trẻ, thế hệ tương lai của đất nước sẽ thực sự được đóng góp công sức và tài năng của mình cho sự nghiệp phát triển đất nước. Điều đó khác biệt với sự thủ cựu và tham quyền cố vị của thành phần lãnh đạo độc tài, họ chỉ quan tâm tới quyền lực và lợi ích mà lãng phí tài năng và sức trẻ của thế hệ tương lai, đó cũng chính là một tội ác đối với dân tộc.
Cuộc đấu tranh này dựa trên lý trí, kiến thức của những người yêu nước để đối phó với những bất công và bạo lực từ phía chính quyền độc tài. Đó là một quan điểm tiến bộ và phù hợp với tinh thần ôn hòa, chứa đựng nhiều nội dung nhân bản. Quan tâm tới sự an nguy của nhân dân, nhất quyết không để một thành phần dân tộc nào phải trở thành nạn nhân của cuộc cách mạng. Như vậy không có nghĩa là chúng ta có thái độ nhu nhược hay bị động trước chính quyền độc tài, tuy có thái độ ôn hòa nhưng đây là một cuộc đấu tranh quyết liệt và không nhượng bộ với thành phần độc tài, tham ô. Thái độ và phương thức đấu tranh đã được chỉ rõ: Ôn hòa nhưng quyết liệt với kẻ độc tài, giữ vững ý chí đấu tranh của chúng ta vì sự nghiệp dân chủ cao cả: “Nhất quyết không nhượng bộ với các thành phần bảo thủ, cực đoan và tàn ác.”*. Những thành phần có được lợi ích nhờ vào sự tồn tại của chế độ độc tài sẽ trở nên bảo thủ và tàn ác đối với lực lượng dân chủ để duy trì quyền lợi của chúng. Đối với thành phần này chúng ta kiên quyết không nhượng bộ, làm rõ bộ mặt tàn ác và xấu xa của chúng trước toàn thể nhân dân.
Cuộc đấu tranh này dựa trên lý trí, kiến thức của những người yêu nước để đối phó với những bất công và bạo lực từ phía chính quyền độc tài. Đó là một quan điểm tiến bộ và phù hợp với tinh thần ôn hòa, chứa đựng nhiều nội dung nhân bản. Quan tâm tới sự an nguy của nhân dân, nhất quyết không để một thành phần dân tộc nào phải trở thành nạn nhân của cuộc cách mạng. Như vậy không có nghĩa là chúng ta có thái độ nhu nhược hay bị động trước chính quyền độc tài, tuy có thái độ ôn hòa nhưng đây là một cuộc đấu tranh quyết liệt và không nhượng bộ với thành phần độc tài, tham ô. Thái độ và phương thức đấu tranh đã được chỉ rõ: Ôn hòa nhưng quyết liệt với kẻ độc tài, giữ vững ý chí đấu tranh của chúng ta vì sự nghiệp dân chủ cao cả: “Nhất quyết không nhượng bộ với các thành phần bảo thủ, cực đoan và tàn ác.”*. Những thành phần có được lợi ích nhờ vào sự tồn tại của chế độ độc tài sẽ trở nên bảo thủ và tàn ác đối với lực lượng dân chủ để duy trì quyền lợi của chúng. Đối với thành phần này chúng ta kiên quyết không nhượng bộ, làm rõ bộ mặt tàn ác và xấu xa của chúng trước toàn thể nhân dân.
Mục đích cuộc cách mạng của chúng ta là tiến tới một cuộc tổng tuyển cử tự do và dân chủ cho đất nước Việt Nam, xóa bỏ chế độ độc tài và xác lập chế độ dân chủ. Một cuộc cách mạng mang trong mình “tính chất ôn hòa, hợp lý và hợp hiến”*; cũng như để thực hiện sự hòa hợp dân tộc trong tương lai: “Chấm dứt sự đố kỵ, thù nghịch với các thành phần đối lập ôn hòa ở trong nước; đồng thời tạo ra cơ hội thảo luận một cách trực tiếp và công khai tiến trình dân chủ và phát triển Việt Nam với các cá nhân, đoàn thể có chủ trương đấu tranh ôn hòa.”*.
Chế độ độc tài toàn trị sắp lùi vào dĩ vãng, bình minh lịch sử sẽ lên ngôi, đó là chế độ tự do dân chủ sẽ hiện diện trên đất nước Việt Nam: “Vai trò lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt, cũng như chủ thuyết Cộng sản đã tàn lụi dần trong lịch sử và tư tưởng nhân loại.”*
Viết xong ngày 10/10/2011
Hoàng Minh (Hà nội, VN)
Hoàng Minh (Hà nội, VN)
Giải pháp cho Cách Mạng Việt Nam (Phần 1)