Biến đổi khí hậu đe dọa Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
Gia Minh, biên tập viên2011-10-17
Lâu nay tại nhiều nơi trên trái đất người ta ghi nhận nhiều hiện tượng bất thường về thời tiết mà giới khoa học cho bởi tình trạng biến đổi khí hậu gây nên.
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa chính của Việt Nam, là một trong những nơi được cho bị tác động bởi tình trạng đó. Do vậy, Nhà Nước Việt Nam cũng như giới khoa học đặc biệt quan tâm.
Vậy công tác nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực đó thế nào?
Trong chuyên mục Khoa Học-Môi trường kỳ này, Gia Minh hỏi chuyện tiến sĩ Lê Anh Tuấn, thuộc Viện Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ, về công tác đó. Trước hết ông giới thiệu những công tác đang thực hiện:
Gia Minh: Qua một thời gian hoạt động, những kết quả cụ thể đạt được cho đến nay thế nào?
Ts Lê Anh Tuấn: Thứ nhất chúng tôi giúp cho các chính quyền địa phương nhận ra được những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đến với khu vực của họ như thế nào.
Vậy công tác nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực đó thế nào?
Trong chuyên mục Khoa Học-Môi trường kỳ này, Gia Minh hỏi chuyện tiến sĩ Lê Anh Tuấn, thuộc Viện Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ, về công tác đó. Trước hết ông giới thiệu những công tác đang thực hiện:
Kế hoạch ứng phó
Ts Lê Anh Tuấn: Chúng tôi nghiên cứu những kịch bản biến đổi khí hậu liên quan đến vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt chúng tôi chú trọng đến những đối tượng bị tổn thương nhiều do biến đổi khí hậu như những người nghèo, những người sống tại các vùng chịu rủi ro cao, những nông dân sản xuất tại những vùng bị ngập lũ hay vùng ven biển. Từ đó tìm ra những giải pháp thích nghi cho họ, mà những giải pháp đó phù hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng tài chính mà họ có thể có được.Gia Minh: Qua một thời gian hoạt động, những kết quả cụ thể đạt được cho đến nay thế nào?
Ts Lê Anh Tuấn: Thứ nhất chúng tôi giúp cho các chính quyền địa phương nhận ra được những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đến với khu vực của họ như thế nào.
chúng tôi chú trọng đến những đối tượng bị tổn thương nhiều do biến đổi khí hậu như những người nghèo, những người sống tại các vùng chịu rủi ro cao, những nông dân sản xuất tại những vùng bị ngập lũ hay vùng ven biển. Từ đó tìm ra những giải pháp thích nghi cho họTs Lê Anh Tuấn
Tiếp đó chúng tôi có những cuộc tiếp xúc với người nông dân để họ cho chúng tôi biết những khó khăn gì mà họ đang gặp phải, liên quan đến sản xuất, sinh kế của họ cũng như phản ánh của họ về chính sách hiện nay có phù hợp với điều kiện canh tác, hay điều kiện thay đổi khí hậu- thời tiết trong tương lai. Chúng tôi cũng ghi nhận những mong muốn của họ để về xây dựng nên những dự án. Từ những dự án đó chúng tôi xin tài trợ của các tổ chức trong cũng như ngoài nước giúp cho họ cách nào đó để thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Gia Minh: Hiện chính quyền trung ương tại Việt Nam cũng có chương trình phòng chống biến đổi khí hậu, và như ông cho biết có giúp nâng cao nhận thức cho các chính quyền địa phương về vấn đề liên quan, vậy cả hai được kết hợp triển khai ra sao?
Ts Lê Anh Tuấn: Chúng tôi triển khai theo hai hướng: hướng từ trên xuống nhằm xem các chính sách từ trung ương đưa xuống mang tính chung chung, rồi một số chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu, và kinh phí từ trung ương rót xuống cho các tỉnh thực hiện công tác nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu cụ thể lên vùng địa phương của họ. Hướng thứ hai từ dưới lên: xem tác động xảy ra tại địa phương thế nào qua phản ánh của người dân sống tại địa phương đó. Rồi người dân đưa ra những đề xuất gì. Chúng tôi đứng ở giữa, giúp cho chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện phối hợp được những điều từ trên đưa xuống, dưới đưa lên, từ đó có những hành động thích ứng biến đổi khí hậu trước mắt và trong tương lai.
Chúng tôi cũng tổ chức những buổi tập huấn cho người dân làm quen với việc phân tích những khó khăn, cũng như những mối rủi ro và những biện pháp thích nghi phù hợp.
Ts Lê Anh Tuấn: Tùy theo từng vùng. Tại những vùng lũ, họ xem có thể tận dụng được gì mà lũ mang lại cho sinh kế của họ, hoặc hạn chế những tác hại của lũ, chẳng hạn. Còn ở những vùng hạn họ chọn ra những loại cây trồng thích hợp và những biện pháp nào có thể sử dụng nước ngọt tiết kiệm. Và thay vì tập trung nhiều để sản xuất lúa, thì có thể chọn một loại cây ít cần nhiều nước hơn, hoặc những vùng nào mặn quá thì chuyển qua nuôi trồng thủy sản … Đồng thời chúng tôi cũng đề xuất cho họ những cách xây nhà tránh bão, hoặc đặt một cao trình nào đó để tránh được lũ lụt, hoặc làm nhà thế nào cho thoáng mát để giảm bớt thay
Gia Minh: Hiện chính quyền trung ương tại Việt Nam cũng có chương trình phòng chống biến đổi khí hậu, và như ông cho biết có giúp nâng cao nhận thức cho các chính quyền địa phương về vấn đề liên quan, vậy cả hai được kết hợp triển khai ra sao?
Ts Lê Anh Tuấn: Chúng tôi triển khai theo hai hướng: hướng từ trên xuống nhằm xem các chính sách từ trung ương đưa xuống mang tính chung chung, rồi một số chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu, và kinh phí từ trung ương rót xuống cho các tỉnh thực hiện công tác nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu cụ thể lên vùng địa phương của họ. Hướng thứ hai từ dưới lên: xem tác động xảy ra tại địa phương thế nào qua phản ánh của người dân sống tại địa phương đó. Rồi người dân đưa ra những đề xuất gì. Chúng tôi đứng ở giữa, giúp cho chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện phối hợp được những điều từ trên đưa xuống, dưới đưa lên, từ đó có những hành động thích ứng biến đổi khí hậu trước mắt và trong tương lai.
Chúng tôi cũng tổ chức những buổi tập huấn cho người dân làm quen với việc phân tích những khó khăn, cũng như những mối rủi ro và những biện pháp thích nghi phù hợp.
Tại những vùng lũ, họ xem có thể tận dụng được gì mà lũ mang lại cho sinh kế của họ, hoặc hạn chế những tác hại của lũ, chẳng hạn. Còn ở những vùng hạn họ chọn ra những loại cây trồng thích hợp và những biện pháp nào có thể sử dụng nước ngọt tiết kiệmGia Minh: Khi tiếp xúc với nông dân thì họ nêu ra những thay đổi nào ảnh hưởng đến sinh kế của họ?Ts Lê Anh Tuấn
Ts Lê Anh Tuấn: Tùy theo từng vùng. Tại những vùng lũ, họ xem có thể tận dụng được gì mà lũ mang lại cho sinh kế của họ, hoặc hạn chế những tác hại của lũ, chẳng hạn. Còn ở những vùng hạn họ chọn ra những loại cây trồng thích hợp và những biện pháp nào có thể sử dụng nước ngọt tiết kiệm. Và thay vì tập trung nhiều để sản xuất lúa, thì có thể chọn một loại cây ít cần nhiều nước hơn, hoặc những vùng nào mặn quá thì chuyển qua nuôi trồng thủy sản … Đồng thời chúng tôi cũng đề xuất cho họ những cách xây nhà tránh bão, hoặc đặt một cao trình nào đó để tránh được lũ lụt, hoặc làm nhà thế nào cho thoáng mát để giảm bớt thay
đổi về nhiệt độ, trồng cây xanh…
Ts Lê Anh Tuấn: Thực tế đến bây giờ mới triển khai ở dạng cộng đồng nhỏ mà thôi. Ở cấp xã và huyện chúng tôi làm thử một số mô hình mẫu. Từ mô hình mẫu đó rút kinh nghiệm xem có phát triển tốt không, giúp được cho người dân thích ứng tốt không. Tiếp đó sẽ mời người dân ở những địa phương khác đến xem, rồi họ trao đổi với nhau điều gì làm tốt, việc gì không làm được, hoặc làm thì cần có những điều kiện nào đó như sự hổ trợ của chính quyền hay trung ương… Đó là những cuộc tọa đàm giữa người dân với nhau, có sự tham gia của những nhà khoa học và đại diện của chính quyền. Từ đó tìm ra giải pháp phù hợp cho vùng này có thể áp dụng cho vùng khác được không, và cần cải tiến như thế nào…
Gia Minh: Những mô hình nhỏ đó nằm tại những địa phương nào thưa tiến sĩ?
Ts Lê Anh Tuấn: Chúng tôi làm ở những vùng bị rủi ro cao như những vùng lũ ở An Giang hay Đồng Tháp, hoặc những vùng mặn như ở Bến Tre, Bạc Liêu, Trà Vinh và Sóc Trăng. Tại Cần Thơ chúng tôi cũng chọn một số điểm như thế; tức là chọn một số điểm ở vùng lũ, rồi vùng mặn, vùng ở giữa.
Gia Minh: Qua quan sát, trung tâm thấy có những thay đổi cụ thể nào trong thời gian qua?
Ts Lê Anh Tuấn: Thực ra biến đổi khí hậu đến từ từ chứ không như thiên tai hay bão tố, lũ lụt mà chúng ta thấy rất rõ. Một số nơi nếu có đến thực sự, thì thấy một số nơi người dân có thể tồn tại, thích ứng và phát triển được nhưng có một số nơi khó khăn hơn. Chúng tôi đang từ từ tổng kết những mô hình như thế. Hiện nay chưa có đủ dữ liệu để nói mô hình này tốt hơn mô hình kia hay như thế nào. Quá trình đó chúng tôi đang tiếp tục theo dõi.
Gia Minh: Có đánh giá đối với hiện tượng nước lũ năm nay về nhiều không, thưa ông?
Ts Lê Anh Tuấn: Chúng tôi mới có một số đánh giá sơ bộ. Thực ra mùa lũ đang diễn biến. Những năm trước, khô hạn rất nặng nề nên một số nơi như những vùng có đê bao, họ không quản lý, bồi đắp, sửa chữa lại những đê bao. Năm nay, lũ đến đột ngột và cao hơn mọi năm nhiều, xấp xỉ năm 2000. Hậu quả một số vùng đê bao không làm kỹ lưỡng bị vỡ gây thiệt hại. Những chổ có chuẩn bị tốt hơn thì có thể chống chọi được, và có thể thu hoạch được lúa thu đông- tức lúa vụ ba. Điều đó chúng tôi cũng đang tập hợp tất cả những số liệu để phân tích phần nào do nguyên nhân bất thường từ thiên nhiên, và nguyên nhân nào do chủ quan của con người.
Ts Lê Anh Tuấn: Tình trạng nhiễm mặn năm rồi cũng sâu hơn mọi năm khá nhiều, một phần do nguồn nước từ thượng nguồn xuống rất ít, và vào những giai đoạn triều cường mặn nhiễm sâu hơn. Nhiều vùng hồi nào giờ không bị nhiễm mặn, nhưng năm rồi có dấu hiệu mặn đến rồi.
Khi tôi mới bắt đầu công tác này thì khái niệm biến đổi khí hậu còn xa lạ đối với người dân, nhưng bây giờ họ quen rồi và có thể tham gia lý giải trong vấn đề này.
Gia Minh: Vậy những đề xuất như thế nào?
Ts Lê Anh Tuấn: Tổng quát, hiện nay vẫn tiếp tục theo dõi những diễn biến của biến đổi khí hậu, tiếp tục phân tích những số liệu để có kịch bản tốt hơn giúp giảm bớt những rủi ro. Cần lường trước được những bất ổn mà chưa tiên đoán được, ví dụ những đập xây dựng ở thượng nguồn sẽ làm đảo lộn tất cả qui luật của dòng chảy của Sông Mê Kông đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, rồi những biện pháp thích nghi của người dân hiện nay có thích ứng trong tương lai hay không. Rồi xem lại những đầu tư cần thiết cho Đồng bằng Sông Cửu Long trong tương lai. Vấn đề này cũng đang tiếp tục làm để có những kế hoạch hành động trong tương lai.
Gia Minh: Việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác như thế nào?
Ts Lê Anh Tuấn: Chúng tôi có thành lập ra những mạng lưới để trao đổi và chia xẻ thông tin với nhau. Chúng tôi thường tổ chức những cuộc hội thảo cũng như tham gia những cuộc hội thảo,hoặc tham gia hội thảo của các đơn vị khác để trao đổi thông tin về những gì chúng tôi có và xem lại những mô hình thích ứng khác nhau. Các dự án khác đang triển khai họ cũng gửi cho chúng tôi góp ý.Chúng tôi cũng tham gia một phần hay toàn bộ trong quá trình thực hiện dự án.
Ts Lê Anh Tuấn: Thực ra chúng tôi đang quá tải, công việc càng ngày càng nhiều. Vấn đề không đơn giản như suy nghĩ ban đầu. Tương đối phức tạp vì vùng đồng bằng Sông Cửu Long là nơi sản xuất lúa quan trọng của Việt Nam, cũng là nơi sản xuất thủy sản. Nếu chọn những giải pháp thật tốt, lại bị giới hạn về mặt tài chính. Bây giờ phải xem ngưỡng nào là tối ưu mà phù hợp điều kiện thay đổi ngoài ý muốn của mình kể cả từ thiên nhiên và từ con người. Đồng thời cũng liên quan đến những chính sách của Nhà Nước khi đầu tư cho Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đồng bằng Sông Cửu Long còn đối diện với những vấn đề, ngoài chuyện ô nhiễm nguồn nước, còn chuyện gia tăng dân số, sức ép về phát triển kinh tế, đến chuyện các nước như Lào, Kampuchia, Trung Quốc xây dựng những đập thủy điện chắn ngang dòng chảy mà Việt Nam không thể kiểm soát quá trình vận hành … Đó là những thử thách rất lớn mà tôi không biết mình ( Việt Nam) có được những giải pháp tối ưu nào để đối phó.
Đó là vấn đề nhức đầu mà chúng tôi đang tìm cách giải quyết.
Gia Minh: Cám ơn tiến sĩ nhiều.
Thí điểm trên từng vùng nhỏ
Gia Minh: Những vùng cụ thể và những công tác cụ thể ra sao?Ts Lê Anh Tuấn: Thực tế đến bây giờ mới triển khai ở dạng cộng đồng nhỏ mà thôi. Ở cấp xã và huyện chúng tôi làm thử một số mô hình mẫu. Từ mô hình mẫu đó rút kinh nghiệm xem có phát triển tốt không, giúp được cho người dân thích ứng tốt không. Tiếp đó sẽ mời người dân ở những địa phương khác đến xem, rồi họ trao đổi với nhau điều gì làm tốt, việc gì không làm được, hoặc làm thì cần có những điều kiện nào đó như sự hổ trợ của chính quyền hay trung ương… Đó là những cuộc tọa đàm giữa người dân với nhau, có sự tham gia của những nhà khoa học và đại diện của chính quyền. Từ đó tìm ra giải pháp phù hợp cho vùng này có thể áp dụng cho vùng khác được không, và cần cải tiến như thế nào…
Thực tế đến bây giờ mới triển khai ở dạng cộng đồng nhỏ mà thôi. Ở cấp xã và huyện chúng tôi làm thử một số mô hình mẫu. Từ mô hình mẫu đó rút kinh nghiệmMới chỉ dám triển khai ở dạng nhỏ thôi chưa ở dạng lớn vì những lý do: kinh phí hạn chế, chưa biết được độ rủi ro của những đều xuất đến đâu.Ts Lê Anh Tuấn
Gia Minh: Những mô hình nhỏ đó nằm tại những địa phương nào thưa tiến sĩ?
Ts Lê Anh Tuấn: Chúng tôi làm ở những vùng bị rủi ro cao như những vùng lũ ở An Giang hay Đồng Tháp, hoặc những vùng mặn như ở Bến Tre, Bạc Liêu, Trà Vinh và Sóc Trăng. Tại Cần Thơ chúng tôi cũng chọn một số điểm như thế; tức là chọn một số điểm ở vùng lũ, rồi vùng mặn, vùng ở giữa.
Gia Minh: Qua quan sát, trung tâm thấy có những thay đổi cụ thể nào trong thời gian qua?
Ts Lê Anh Tuấn: Thực ra biến đổi khí hậu đến từ từ chứ không như thiên tai hay bão tố, lũ lụt mà chúng ta thấy rất rõ. Một số nơi nếu có đến thực sự, thì thấy một số nơi người dân có thể tồn tại, thích ứng và phát triển được nhưng có một số nơi khó khăn hơn. Chúng tôi đang từ từ tổng kết những mô hình như thế. Hiện nay chưa có đủ dữ liệu để nói mô hình này tốt hơn mô hình kia hay như thế nào. Quá trình đó chúng tôi đang tiếp tục theo dõi.
Gia Minh: Có đánh giá đối với hiện tượng nước lũ năm nay về nhiều không, thưa ông?
Ts Lê Anh Tuấn: Chúng tôi mới có một số đánh giá sơ bộ. Thực ra mùa lũ đang diễn biến. Những năm trước, khô hạn rất nặng nề nên một số nơi như những vùng có đê bao, họ không quản lý, bồi đắp, sửa chữa lại những đê bao. Năm nay, lũ đến đột ngột và cao hơn mọi năm nhiều, xấp xỉ năm 2000. Hậu quả một số vùng đê bao không làm kỹ lưỡng bị vỡ gây thiệt hại. Những chổ có chuẩn bị tốt hơn thì có thể chống chọi được, và có thể thu hoạch được lúa thu đông- tức lúa vụ ba. Điều đó chúng tôi cũng đang tập hợp tất cả những số liệu để phân tích phần nào do nguyên nhân bất thường từ thiên nhiên, và nguyên nhân nào do chủ quan của con người.
Chúng tôi làm ở những vùng bị rủi ro cao như những vùng lũ ở An Giang hay Đồng Tháp, hoặc những vùng mặn như ở Bến Tre, Bạc Liêu, Trà Vinh và Sóc Trăng. Tại Cần Thơ chúng tôi cũng chọn một số điểm như thế; tức là chọn một số điểm ở vùng lũ, rồi vùng mặn, vùng ở giữaGia Minh: Còn tình trạng nhiễm mặn thì thế nào?Ts Lê Anh Tuấn
Ts Lê Anh Tuấn: Tình trạng nhiễm mặn năm rồi cũng sâu hơn mọi năm khá nhiều, một phần do nguồn nước từ thượng nguồn xuống rất ít, và vào những giai đoạn triều cường mặn nhiễm sâu hơn. Nhiều vùng hồi nào giờ không bị nhiễm mặn, nhưng năm rồi có dấu hiệu mặn đến rồi.
Khi tôi mới bắt đầu công tác này thì khái niệm biến đổi khí hậu còn xa lạ đối với người dân, nhưng bây giờ họ quen rồi và có thể tham gia lý giải trong vấn đề này.
Gia Minh: Vậy những đề xuất như thế nào?
Ts Lê Anh Tuấn: Tổng quát, hiện nay vẫn tiếp tục theo dõi những diễn biến của biến đổi khí hậu, tiếp tục phân tích những số liệu để có kịch bản tốt hơn giúp giảm bớt những rủi ro. Cần lường trước được những bất ổn mà chưa tiên đoán được, ví dụ những đập xây dựng ở thượng nguồn sẽ làm đảo lộn tất cả qui luật của dòng chảy của Sông Mê Kông đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, rồi những biện pháp thích nghi của người dân hiện nay có thích ứng trong tương lai hay không. Rồi xem lại những đầu tư cần thiết cho Đồng bằng Sông Cửu Long trong tương lai. Vấn đề này cũng đang tiếp tục làm để có những kế hoạch hành động trong tương lai.
Gia Minh: Việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác như thế nào?
Ts Lê Anh Tuấn: Chúng tôi có thành lập ra những mạng lưới để trao đổi và chia xẻ thông tin với nhau. Chúng tôi thường tổ chức những cuộc hội thảo cũng như tham gia những cuộc hội thảo,hoặc tham gia hội thảo của các đơn vị khác để trao đổi thông tin về những gì chúng tôi có và xem lại những mô hình thích ứng khác nhau. Các dự án khác đang triển khai họ cũng gửi cho chúng tôi góp ý.Chúng tôi cũng tham gia một phần hay toàn bộ trong quá trình thực hiện dự án.
Nếu chọn những giải pháp thật tốt, lại bị giới hạn về mặt tài chính. Bây giờ phải xem ngưỡng nào là tối ưu mà phù hợp điều kiện thay đổi ngoài ý muốn của mình kể cả từ thiên nhiên và từ con người. Đồng thời cũng liên quan đến những chính sách của Nhà Nước khi đầu tư cho ĐBSCLGia Minh: Tiến sĩ đánh giá về tiến độ thực hiện dự án thế nào?Ts Lê Anh Tuấn
Ts Lê Anh Tuấn: Thực ra chúng tôi đang quá tải, công việc càng ngày càng nhiều. Vấn đề không đơn giản như suy nghĩ ban đầu. Tương đối phức tạp vì vùng đồng bằng Sông Cửu Long là nơi sản xuất lúa quan trọng của Việt Nam, cũng là nơi sản xuất thủy sản. Nếu chọn những giải pháp thật tốt, lại bị giới hạn về mặt tài chính. Bây giờ phải xem ngưỡng nào là tối ưu mà phù hợp điều kiện thay đổi ngoài ý muốn của mình kể cả từ thiên nhiên và từ con người. Đồng thời cũng liên quan đến những chính sách của Nhà Nước khi đầu tư cho Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đồng bằng Sông Cửu Long còn đối diện với những vấn đề, ngoài chuyện ô nhiễm nguồn nước, còn chuyện gia tăng dân số, sức ép về phát triển kinh tế, đến chuyện các nước như Lào, Kampuchia, Trung Quốc xây dựng những đập thủy điện chắn ngang dòng chảy mà Việt Nam không thể kiểm soát quá trình vận hành … Đó là những thử thách rất lớn mà tôi không biết mình ( Việt Nam) có được những giải pháp tối ưu nào để đối phó.
Đó là vấn đề nhức đầu mà chúng tôi đang tìm cách giải quyết.
Gia Minh: Cám ơn tiến sĩ nhiều.