Ông Nguyễn Đình Hương: "Dùng kẻ dốt thì dễ sai khiến"
29/10/2011 10:13:37
Người tài không thiếu
Là người làm công tác tổ chức nhiều năm, ông định nghĩa thế nào là người tài?
Người tài trước hết phải là người có trí tuệ, tư duy, năng lực, tầm nhìn... và phải có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Nhân tài là phải được xã hội tôn vinh. Như ông Kim Ngọc, bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, giỏi lắm chứ, lưu lại tiếng thơm cho mai sau. Có những người chức vụ rất cao nhưng nhân dân không tôn trọng. Có những người chức vụ không cao nhưng nhân dân rất tôn vinh, xã hội rất kính trọng.
Là người làm công tác tổ chức nhiều năm, ông định nghĩa thế nào là người tài?
Người tài trước hết phải là người có trí tuệ, tư duy, năng lực, tầm nhìn... và phải có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Nhân tài là phải được xã hội tôn vinh. Như ông Kim Ngọc, bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, giỏi lắm chứ, lưu lại tiếng thơm cho mai sau. Có những người chức vụ rất cao nhưng nhân dân không tôn trọng. Có những người chức vụ không cao nhưng nhân dân rất tôn vinh, xã hội rất kính trọng.
"Bổ nhiệm cũng dễ có tiêu cực" |
Người tài thời nào cũng có. Trong chiến tranh người tài nổi lên rất rõ vì không có người tài làm sao đánh thắng thực dân Pháp, thắng đế quốc Mỹ được. (Ai đánh thắng thực dân pháp? Thắng đế quốc Mỷ hồi nào ? )Bây giờ trong cơ chế thị trường cũng có nhiều người tài chứ. Không thì làm sao có những doanh nghiệp giỏi được. Anh em người ta cũng phải bươn chải từ khi mở cửa đến giờ. Tôi có ông bạn người cùng làng, ông Nguyễn Trần Bạt, giỏi lắm, đúng là một kho tri thức. Tôi cho rằng, người tài không thiếu. Vấn đề là chưa được trọng dụng.
Bổ nhiệm cũng dễ có tiêu cực
Tại sao lại chưa được trọng dụng trong khi chúng ta vẫn nói người tài là nguyên khí của quốc gia?
Theo tôi từ khi mở cửa, cơ chế quản lý cán bộ của ta vẫn làm theo nếp cũ. Thời bình khác với thời chiến chứ. Vừa rồi ra chỉ thị 37, bí thư, phó bí thư tỉnh, chủ tịch tỉnh... tính từng tháng làm căn cứ để tái cử hay thôi. Bộ trưởng có những ông đang có uy tín, đang làm rất tốt nhưng lại không được tái cử chỉ vì quá tuổi. Lấy cái rào cản đó để gạt một phát như là đong gạo thế là không ổn. Người tài, kẻ dốt đều nhốt vào một rọ thì rõ ràng là không biết cách sử dụng người tài.
Năm nay tôi đã 82 tuổi, hơn 55 năm công tác ở Ban Tổ chức TƯ, chuyên trách về công tác cán bộ và trên 20 năm giúp việc cho đồng chí Lê ĐứcThọ, tôi rút ra được 5 điều cơ bản về công tác cán bộ: - Bảo vệ Đảng đồng thời phải bảo vệ cán bộ, đừng để oan sai, đừng thành kiến. Phải giúp họ để ngăn chặn những cái dễ phạm sai lầm từ chuyện nhà ở, vợ con, gia đình, đất đai... - Phải chịu khó nghe nhiều ý kiến của dân, của cấp dưới, của bản thân người cán bộ đó; - Muốn nghiêm với cán bộ cấp dưới thì phải nghiêm khắc với chính mình. - Đừng vì lợi ích cá nhân mà bỏ lọt nhân tài. - Làm công tác tổ chức nếu được lòng mọi người thì chưa hẳn là người tổ chức tốt mà phải bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai. |
Bầu cử mới chỉ có lấy phiếu tín nhiệm thôi. Bỏ phiếu thì cũng có người công tâm, có người do cảm tình cá nhân, thiếu gì cách lấy phiếu. Căn cứ vào đó để đánh giá người giỏi cũng chưa hẳn là đúng. Sinh ra các cơ quan tổ chức làm gì, các cơ quan tham mưu làm gì nếu không đánh giá được cán bộ, người tài với người không có tài.
Còn bổ nhiệm cũng dễ có tiêu cực. Trong một ngành có rất nhiều cán bộ như thế ai xứng đáng làm thứ trưởng, bộ trưởng, đáng lẽ phải thi tuyển, phải cạnh tranh. Ta hiện nay tuy thực hiện cơ chế tập thể nhưng chọn người tài còn lệ thuộc vào ý kiến của một nhóm người nhất định.
Dùng được người tài không dễ
Có ý kiến cho rằng, người tài ít được trọng dụng vì người ta không muốn dùng người giỏi hơn mình?
Dùng kẻ dốt thì dễ sai khiến. Dùng người giỏi thì hay cãi, lại nhiều ý kiến. Đã là người tài thường có 4 cái tự: Tự kiêu, tự trọng, tự lập và tự do. Cơ chế như hiện nay chưa có nhiều yếu tố để chọn người tài.
Theo ông hạn chế của việc tìm người tài là ở đâu?
Cơ chế chọn nhân tài của ta có khi vẫn lệ thuộc người lãnh đạo chủ chốt. Họ có công tâm hay không? Đấy là tôi còn chưa kể đến việc chạy chức chạy quyền. Đây là tệ nạn tai hại nhất. Người không có tài mới phải chạy chức chạy quyền. Người có tài họ không cần chạy, họ có cái cao thượng, tự trọng, cái gì giao thì họ làm, không thì thôi.
Chẳng ai nhận mình không có tài cả, được bổ nhiệm vào chức đó là phải có tài gì đấy?
Tôi không nói tới những cái tài tầm bậy tầm bạ. Nhân tài là phải được phát hiện và thử thách trong thực tế, không phải chỉ nói mồm.
Cứ cắm xuống đất rồi bỏ đấy thì ăn thua gì
Nhưng nếu có tài thì bằng cách này hay cách khác anh cũng sẽ tự khẳng định được mình?
Cái đấy là chủ quan của họ thôi. Anh có tài vứt ra đường cũng không chết. Nhưng muốn đào tạo họ thành người quản lý của một đất nước hay trong một lĩnh vực nào đó thì phải giúp họ. Không phải ai cũng thành người tài được. Thứ nhất là do bẩm sinh. Thứ hai là được học hành đến nơi đến chốn. Và thứ ba là phải có đất phát triển, tức là phải được giao việc đúng, đãi ngộ đúng. Vấn đề không phải là cho họ cái nhà, biệt thự, mà quan trọng là sử dụng họ thế nào để đóng góp được cho đất nước.
Nhật Bản họ tìm người tài trong các trường đại học, lọc ra vài nghìn người, cho vào các cơ quan quản lý nhà nước, tập dượt quản lý để trưởng thành lên. Cũng như trồng cây, phải biết chăm sóc, vun trồng thì nó mới có hoa, mới tạo ra được vườn hoa đẹp, chứ cứ cắm xuống đất rồi bỏ đấy thì ăn thua gì, nó có lên được đâu.
Và hiện đã có tình trạng người giỏi ra khỏi cơ quan nhà nước?
Nhiều người ra làm tư nhân vì trong cơ quan nhà nước không thể phát huy cái tài của họ. Các cháu tôi đi học nước ngoài về đều làm cho nước ngoài, bởi họ đòi hỏi cường độ lao động cao, trả lương cũng cao, điều hành khoa học... nên có điều kiện để phát triển. Người trẻ họ thích những điều đó. Lương cao là một phần, cái chính là năng lực của họ được thể hiện, được tiếp cận với những cái tiến bộ.
Vậy còn vấn đề trách nhiệm, để người giỏi đi là lỗi tại ai? Hoặc nếu bổ nhiệm, giới thiệu người không làm được việc, làm hỏng việc thì phải chịu trách nhiệm chứ?
Chúng ta chưa làm tốt điều này. Đáng lý người giới thiệu phải là người chịu trách nhiệm! Nhưng đất nước mình là vậy. Xuyên suốt của cả vấn đề nhân tài là dân chủ và trách nhiệm. Dân chủ là phải dựa vào dân, dựa vào đông đảo quần chúng, dựa vào ý kiến của nhiều người, thì mới biết được ai tài, ai không tài. Nếu không làm tốt công tác nhân tài thì đất nước không theo kịp các nước xung quanh.
Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện cởi mở này.
Nhật Minh (thực hiện)