Tại Sao Bịnh Viện Và Trường Học Tại VN Bị Quá Tải?
Bất cứ quốc gia nào, qúy vị cứ nhìn vào bịnh viện và trường học để có thể đoán được tương lai của quốc gia đó. Ở VN, trong bịnh viện, 3 đến 5 bịnh nhân phải nằm chung một giường, một phòng có thể chứa hàng chục bệnh nhân, nằm lềnh khênh. Còn trường học cũng chật chội không kém, không đủ diện tích sân chơi cho các em học sinh, nhiều nơi không có cả nhà cầu cho các em, và nhiều nơi cũng không có nước dội cầu.
Chế độ CS Nguyễn Tấn Dũng hiện tại và những chế độ trước đó không biết xây bịnh viện và trường học, họ chỉ giỏi xây nhà tù để bắt giam những người yêu nước, đó là câu trả lời chính xác nhất.
Bao nhiêu đó thôi, cũng đủ cho quý vị hãy đứng lên lật đổ cái chế độ phản quốc này giành lấy lại quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 7 tháng 10 năm 2011
PS:
Quá tải bệnh viện, bệnh nhân nằm gầm giường, hành lang
Hầu hết bệnh viện tại TP HCM đều trong tình trạng quá tải, bệnh nhân nằm kín các hành lang. Ở các bệnh viện nhi, trẻ em nằm một giường 4-5 cháu, thậm chí người nhà phải giành nhau một chỗ ở gầm giường để trải chiếu cho bé nghỉ.
07/10/2011 - 00:59
Đà Nẵng: Học sinh “ngạt thở” vì trường chật
Nhiều trường học ở TP Đà Nẵng có diện tích quá nhỏ, thiếu sân chơi lại còn quá tải học sinh.
Ở các trường này, học sinh (HS) gần như không có các hoạt động vui chơi ngoài trời, thậm chí không đủ chỗ để tập thể dục. Giờ nghỉ giải lao các em vẫn ngồi lì trong lớp, không thể vận động vì sân trường quá bé. Các em HS như những chú gà công nghiệp cù rù, ủ rủ vì thiếu không gian để chạy nhảy, chơi đùa.
Trường lớp kiểu hộp diêm
Trường Tiểu học Trần Cao Vân có gần 2.000 HS với 46 lớp học nhưng diện tích sử dụng chỉ hơn 2.400 m22 . Giờ thể dục, HS phải tập ngay tại hành lang. Giờ ra chơi, có em ngồi bệt ngay hành lang, em khác trượt cầu thang, một số em khác lại đứng ở cửa sổ nhìn ra đường thèm khát được vui đùa. Sân trường quá hẹp nên mỗi khi chào cờ, hoạt động ngoài trời đều phải dời ra… lề đường để tổ chức. cho hai cơ sở. Trong đó cơ sở 2 hơn 1.000 HS nhưng chỉ có 700 m
Trước thực trạng thiếu diện tích, trường chỉ có thể cho 15/46 lớp được học hai buổi/ngày. Diện tích lớp nhỏ bằng “lỗ mũi” nên bàn ghế được nêm chặt. Bình thường mỗi lớp học khoảng 4-5 dãy nay tăng lên 6-7 dãy và mỗi bàn nhét được bao nhiêu HS thì nhét. Quá chật chội nên nhiều hôm HS đánh nhau để giành “lãnh thổ”. Học sinh nữ thì bị “chọi, bẹo” mỗi khi lỡ nhích mông sang phần ghế của bạn nam.
Thầy Phan Chánh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Cao Vân, cho biết: “Việc học tập trong môi trường chật hẹp ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất cũng như chất lượng học tập của HS. Mỗi khi trường muốn thực hiện các hoạt động ngoài trời đều cũng phải tổ chức lệch pha, chia nhỏ từng khối. Ngay cả giờ tan trường, học sinh các khối phải ra về cách nhau 15 phút mới không gây tắc nghẽn”.
Trường Tiểu học Điện Biên Phủ thì lọt thỏm trong khu dân cư, không gian ẩm thấp chật chội, ngột ngạt. Trong cái khổ thiếu diện tích, thầy cô trường này phải tìm mọi cách để tiết kiệm không gian hiện có. Phòng thư viện cũng phải chia đôi, sách được kê chất đống từ dưới đất lên ngót trần nhà, bản đồ và tranh ảnh được treo lủng lẳng trên các vách tường. Các dụng cụ học tập được xếp ở góc tường để tiết kiệm tối đa không gian. Các loại đàn, giá vẽ, một số phương tiện dạy học khác được đặt trong phòng thầy hiệu trưởng vì không có chỗ để.
Cơ sở 2 Trường Tiểu học Trần Cao Vân nhỏ như một chiếc hộp diêm khiến HS thiếu sân chơi ngoài trời. Ảnh: LÊ PHI
Các HS Trường Tiểu học Điện Biên Phủ chỉ có khoảng trống duy nhất tại hành lang. Ảnh: LÊ PHI
“Theo quy định thì mỗi lớp chỉ có 35 em nhưng trường phải nhét gần 50 em. Mỗi năm, lượng HS nhập học lại tăng nên trường lại phải dồn 2-3 lớp thành một lớp để giảng dạy” - thầy Nguyễn Hữu Phước, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Điện Biên Phủ, cho hay.
Sân chơi không có, các trò chơi vận động như đá cầu, nhảy dây, lò cò… hoàn toàn bị “xóa sổ”, thay vào đó là các trò chơi điện tử cầm tay hoặc các em tranh nhau ngồi trước máy vi tính.
Khó chuẩn
Mong muốn mở rộng diện tích đang là vấn đề cấp thiết tại các trường học ở Đà Nẵng. Thế nhưng, quỹ đất của TP Đà Nẵng dành cho giáo dục đang ngày càng thu hẹp. Tại quận Thanh Khê, các khu dân cư mới như Phần Lăng 1 và Phần Lăng 2 dù quy mô hàng trăm hộ dân nhưng vẫn chưa có quy hoạch đất xây dựng trường học cho HS. Quận Liên Chiểu, các khu dân cư mới tại Hòa Hiệp Nam, Hòa Khánh Nam, Xuân Thiều… đang hình thành với hàng ngàn hộ sẽ sinh sống nhưng còn thiếu nhiều trường mầm non và tiểu học.
Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cũng công nhận vấn đề khó khăn nhất trong việc phấn đấu đạt chuẩn quốc gia là tình trạng thiếu diện tích tại các trường học. Các trường hầu hết không bảo đảm 6 m2/HS/ca học ở nội thành và 10 m2/HS/ca học ở ngoại thành. Ngay cả nhiều ngôi trường nổi tiếng như THCS Trưng Vương, THCS Nguyễn Huệ, THPT Phan Châu Trinh, THPT Trần Phú… cũng không thể đăng ký phấn đấu thành trường chuẩn quốc gia vì thiếu diện tích. Ông Thái Văn Hân, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng, cho biết: “Trừ tiêu chuẩn về diện tích, các tiêu chuẩn còn lại hầu hết các trường đều đạt”.
Kế hoạch phát triển ngành giáo dục của UBND TP Đà Nẵng từ năm 2010 đến 2020 là phấn đấu tăng số lượng trường đạt chuẩn quốc gia nhưng nếu không cải thiện được vấn đề diện tích trường lớp thì mục tiêu này sẽ còn rất xa vời.
TP Đà Nẵng hiện có 136 trường mầm non, 100 trường tiểu học, 56 trường THCS và 21 trường THPT. Trong đó, hệ mầm non có 36 trường đạt chuẩn quốc gia, tiểu học có 69 trường, hệ THCS 13 trường và hệ THPT có ba trường. Ban và các cơ quan chức năng sẽ đi thực tế một số trường học có diện tích chật hẹp như báo đã nêu, đồng thời đến các khu vực dân cư, khu đô thị mới để nắm tình hình, kiểm tra thực tế hiện trạng. Từ đó sẽ kiến nghị lên UBND TP tiến hành bố trí xây dựng các trường học. Không chỉ trường học mà các cơ sở y tế và một số hạng mục khác cũng sẽ được kiến nghị xây dựng tại các khu dân cư mới này. Ông VŨ HÙNG, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND TP Đà Nẵng |
LÊ PHI
Trường chuẩn quốc gia không có nước dội nhà vệ sinh
Hiện cũng chưa có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này.
Hơn ba năm qua, hơn 500 học sinh, giáo viên Trường Tiểu học Trung Hòa (xã Trung Hòa, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) không có nước để dội nhà vệ sinh. Nhiều nữ giáo viên và học sinh nữ phải “nhịn” đến khi tan trường vì nhà vệ sinh quá dơ bẩn.
Thầy Trần Văn Chính, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Hòa, cho biết trường được xây dựng từ năm 2003 và được công nhận đạt chuẩn quốc gia từ năm 2005. “Trong dự án xây dựng trường có hạng mục giếng nước ngầm để phục vụ vệ sinh nhưng không hiểu sao khi xây dựng trường thì giếng nước bị cắt. Do vậy nhà trường phải sử dụng nguồn nước của trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn của xã” - thầy Chính nói.
Theo thầy Chính, trước đây giá nước 3.000 đồng/m3, do Phòng Giáo dục huyện Chợ Gạo chi trả. Hơn ba năm qua, tiền nước tăng lên 4.800 đồng/m3 và chi phí điện nước được giao về trường nên nhà trường không có tiền để chi cho khoản nước dội nhà vệ sinh. “Nhà trường phải vận động phụ huynh mua môtơ bơm nước sông, mỗi phụ huynh đóng 2.000 đồng/năm để mua chất tẩy rửa nhà vệ sinh để giảm phần nào dơ bẩn, mùi hôi. Nhưng mỗi buổi học cũng chỉ bơm nước, dội hai lần nên không thể tránh được việc mất vệ sinh” - thầy Chính cho biết.
Mỗi ngày chỉ được bốn lần bơm nước sông dội rửa nhà vệ sinh nên không thể tránh được mùi hôi hám, dơ bẩn. Ảnh: Hùng Anh
Ông Mai Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Hòa, cho biết suốt ba năm qua UBND xã và ban giám hiệu nhà trường đã cầu cứu khắp nơi nhưng ai cũng hứa xem xét, sửa chữa rồi… quên. “Mới đây, khi chúng tôi tiếp tục kiến nghị chuyện nước cho nhà vệ sinh của trường tiểu học, UBND huyện và Phòng Giáo dục cho biết: Để từ từ, chừng nào có kinh phí sẽ giải quyết” - ông Minh nói. Còn ông Nguyễn Văn Nhường, Trưởng phòng Giáo dục huyện Chợ Gạo, cho biết hiện phòng cũng chưa có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này. “Trước hết, trường phải tự lo, nếu cần thiết thì vận động phụ huynh góp tiền để khoan giếng ngầm lấy nước” - ông Nhường nói. Thế nhưng, theo ông Mai Văn Minh, việc vận động phụ huynh đóng góp tiền là bất khả thi vì đây là xã vùng xa của huyện Chợ Gạo, dân nghèo rất nhiều. Và như vậy chưa biết đến khi nào học sinh và giáo viên của trường mới hết cảnh sống chung với nhà vệ sinh dơ bẩn!
HÙNG ANH
Aucun commentaire:
La publication de nouveaux commentaires n'est pas autorisée.