Ông Cù Huy Hà Vũ bị kết án bẩy năm tù giam
chủ yếu vì những gì ông nói ra.
chủ yếu vì những gì ông nói ra.
Một ngày tù ngàn thu ở ngoài
Lời nói người xưa đâu có sai
Lời nói người xưa đâu có sai
Đó là thơ của nhà lãnh đạo Hồ Chí Minh, Chủ tịch đầu tiên của nội các Việt Nam hiện đại hồi năm 1945 mà trong đó thanh niên 26 tuổi Cù Huy Cận là một bộ trưởng.
Tính như vậy, con trai của người từng tiếp quản lễ thoái vị của Vua Bảo Đại đã bị kết án tới hơn 2,5 triệu cái "thu ở ngoài".
Tội trạng chính thức được đưa ra và khẳng định lại tại phiên phúc thẩm mới đây là "tuyên truyền chống nhà nước Xã hội Chủ nghĩa", chủ yếu qua các bài viết và trả lời phỏng vấn.
Các nhà nước xã hội chủ nghĩa vốn vẫn thường nghèo hơn nhà nước tư bản nhưng tự hào vì họ có lý tưởng cao đẹp.
Họ cũng cho rằng họ có một xã hội với những "con người xã hội chủ nghĩa" và giá trị đạo đức hơn hẳn những xã hội tư bản bị "đồng tiền lũng đoạn".
Nhưng không thấy có nhà nước tư bản nào có tội hình sự "tuyên truyền chống nhà nước Tư bản Chủ nghĩa" cả.
Trên thực tế chống nhà nước là điều mà phe đối lập được thực hiện một cách hợp pháp qua các dân biểu đổi lập và chính phủ đối lập.
Tòa án và ngành công an trong xã hội tư bản thường có vị trí độc lập và không phải là công cụ chính trị của chính phủ đối với người dân của chính nước họ.
Truyền thông tại các nước mà Việt Nam muốn có quan hệ tốt như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ hầu hết do tư nhân và người dân sở hữu chứ không phải là của đảng như ở các nước xã hội chủ nghĩa.
Và ít nhất xã hội tư bản cũng có nhiều điểm hấp dẫn tới mức hàng triệu người Việt Nam từng bỏ nước ra đi và hiện đang sinh sống chủ yếu tại Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Đức và Anh, những người mỗi năm gửi hàng tỷ đô la về Việt Nam.
Dòng người di cư bất hợp pháp tới các nước Châu Âu trong đó có Anh vẫn đang là vấn nạn và người ta sẵn sàng bỏ ra hàng chục ngàn đô la và nhiều khi bỏ mạng để rời Việt Nam tới các vùng đất mới.
Cơ bắp gân guốc
Trở lại với vụ án ông Cù Huy Hà Vũ, trước bản án vừa được tòa phúc thẩm giữ nguyên hôm 2/8, một số người dửng dưng, một số phẫn nộ và một số hân hoan theo kiểu 'đáng đời Cù Huy Hà Vũ'.
Trong số những người hân hoan, dù là tự nguyện hay bắt buộc, có Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh.
Ông cho phát đi phóng sự dài 15 phút về vụ Cù Huy Hà Vũ vào giờ cao điểm hôm 4/8.
Đài truyền hình là cơ quan truyền thông có vị trí đặc biệt.
Họ vào phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ của hàng chục triệu hộ gia đình ở Việt Nam.
Trở lại với vụ án ông Cù Huy Hà Vũ, trước bản án vừa được tòa phúc thẩm giữ nguyên hôm 2/8, một số người dửng dưng, một số phẫn nộ và một số hân hoan theo kiểu 'đáng đời Cù Huy Hà Vũ'.
Trong số những người hân hoan, dù là tự nguyện hay bắt buộc, có Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh.
Ông cho phát đi phóng sự dài 15 phút về vụ Cù Huy Hà Vũ vào giờ cao điểm hôm 4/8.
Đài truyền hình là cơ quan truyền thông có vị trí đặc biệt.
Họ vào phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ của hàng chục triệu hộ gia đình ở Việt Nam.
Bởi vậy, sức mạnh của truyền hình là ghê gớm.
Do cơ bắp gân guốc này của truyền hình, các xã hội tư bản luôn cố gắng để các đài phát hình không thiên vị bất cứ bên nào.
'Không chống Đảng'
Truyền hình xã hội chủ nghĩa trong khi đó đã hoàn toàn thiên vị trong phóng sự về ông Hà Vũ.
Ông Hà Vũ nói trước tòa rằng ông "không chống Đảng".
Ông cũng nói "bốn thế hệ trong gia đình" ông đã "chiến đấu và hy sinh vì đất nước".
Nhưng trong phóng sự của VTV1, vị tiến sỹ không nói một lời nào.
Các luật sư của ông cũng không thấy lên tiếng.
Vợ ông, bà Nguyễn Thị Dương Hà và em gái ông, bà Cù Thị Xuân Bích, người không được phép vào dự phiên xử phúc thẩm, cũng không thấy nói gì.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người kêu gọi được hàng ngàn người ký tên đòi trả tự do cho ông Hà Vũ, không thấy xuất hiện cho dù người ta tố cáo ông gian dối.
Đây đều là những người rất dễ tiếp cận và có lẽ sẽ không ngại trả lời VTV1, nhưng họ đều 'im tiếng'.
Câu hỏi đặt ra là vì sao VTV1 làm phóng sự một chiều như vậy?
Và câu hỏi lớn hơn có lẽ dành cho các vị tổng biên tập tối cao trong Bộ Chính trị, vì sao cần có thêm một đòn giáng của VTV sau khi đã có bản án tới bẩy năm cho con của một trong những người khai quốc công thần?
Phải chăng bản án hàng triệu 'thu ở ngoài' chưa đủ phục vụ mục tiêu tuyên truyền và răn đe những người khác hãy chỉ thì thầm những suy nghĩ và trăn trở của họ với chính bản thân?