samedi 6 août 2011

Trao đổi, đóng góp, giúp đỡ giới trẻ VN

 Về họat động sử dụng các công cụ mạng xã hội

Gia Minh, biên tập viên
2011-08-05

Đại hội thanh niên sinh viên Việt Nam thế giới lần thứ 6 đang diễn ra tại Manila, Philippines.
Flyer Đại hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam Thế giới lần sáu. Source lenduong.net
Giới thiệu Đại hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam Thế giới lần sáu. Source lenduong.net

Nhân dịp này Gia Minh có cuộc trao đổi với các thành viên ban Tổ chức là các anh Phan Đình Quốc, chị Ngô Hòang Quyên, anh Lê Đình Long về những đóng góp giúp đỡ cho các bạn đồng trang lứa tại Việt Nam trong tình hình vừa qua và hiện nay.

Từ hiểu biết Internet đến khai thác điều mong muốn

Gia Minh: Lâu nay các bạn từng có những nghiên cứu, tiếp xúc với giới trẻ trong nước, vậy đánh giá thu nhận được của các anh chị về họat động sử dụng các công cụ mạng xã hội trong lĩnh vực phát triển về các mặt tại Việt Nam ra sao?
Anh Phan Đình Quốc: Vào năm 2000, con số những nguời sử dụng Internet tại Việt Nam chỉ mới 200 ngàn mà thôi; nhưng hiện nay số đó lên đến 27 triệu người, chiếm một phần ba dân số trong nước, mà đại đa số  là người trẻ sử dụng. Đó là phương tiện để họ liên lạc, truyền thông với nhau. Trong đó phần đông sử dụng Yahoo Messenger, nhưng gần đây họ sử dụng những công cụ như Facebook, blog …
Vào năm 2000, con số những nguời sử dụng Internet tại Việt Nam chỉ mới 200 ngàn mà thôi; nhưng hiện nay số đó lên đến 27 triệu người, chiếm một phần ba dân số trong nước, mà đại đa số  là người trẻ sử dụng
anh Phan Đình Quốc
Tôi nghĩ rằng họ rất hiểu biết về Internet. Vấn đề quan trọng tại đây là làm sao sử dụng cơ sở đó để đòi hỏi cho được những điều mà họ mong muốn.
Thông thường nhiều bạn lên Internet để chơi game nhưng từ khởi đầu đó họ hiểu biết thêm.
Ngô Hòang Quyên:
Qua việc lên mạng Facebook em thấy những bạn trong nước còn có những ‘campaign ( chiến dịch, họat động) nhiều hơn tại trường của em đang học bên hải ngọai này. Quyên thấy họ có nhiều workshop kêu gọi nhau ở Sài Gòn, Hà Nội. Và Quyên thấy kỹ năng sử dụng của họ rất là cao. Họ còn chịu khó để làm cho chiến dịch của họ hòan hảo hơn sinh họat tại trường em ở đây.
Lê Đình Long: Hai bạn đã nói về con số cũng như khả năng sử dụng Internet của các bạn trong nước rồi. Tôi chỉ có một số nhận xét về những sinh họat trong mấy ngày vừa qua. Đó là tình thân của tất cả các anh chị em; nhất là những anh chị em đến từ quốc nội. Tôi không biết trong những kỳ đại hội trước số anh chị em từ quốc nội đến là  bao nhiêu nhưng lần đại hội này số anh chị em từ quốc nội đến rất là đông đủ.
Tôi có dịp may là Ban Tổ chức chia cho ở với một bạn đến từ Việt Nam. Hai anh em cũng chia xẻ rất là nhiều 


Bài viết trên trang CNN về chuyện Facebook bị ngăn chặn ở Việt Nam.  RFA sreen capture
Bài viết trên trang CNN về chuyện Facebook bị ngăn chặn ở Việt Nam. RFA sreen capture
về tình hình trong nước nhất là làm sao có thể sử 
dụng mạng lưới Internet để thay đổi xã hội.
Tôi nghĩ rằng họ rất hiểu biết về Internet. Vấn đề quan trọng tại đây là làm sao sử dụng cơ sở đó để đòi hỏi cho được những điều mà họ mong muốn.
anh Phan Đình Quốc
Từ những lời nói của các anh chị em ở quốc nội mới thấy giới trẻ bây giờ luôn sẵn sàng đứng lên đấu tranh cho nhân quyền và tự do dân chủ tại Việt Nam.
Khi đi đại hội này tôi đã tìm ra đựợc câu trả lời mà từ lâu đã hỏi đó là: liệu mình có thể làm được gì để giúp cho những người trẻ trong nước, và câu trả lời đã có.

Kết hợp, phát triển, phổ biến và hiểu quả

Gia Minh: Với những đánh giá rất cao các bạn trong nước như thế nhưng thực tế hổ trợ cho họ trong suốt thời gian vừa qua như thế nào?
Phan Đình Quốc: Ngòai này chúng tôi có nhiều thông tin ví dụ như một trang nhà nào ở trong nước bị chặn. Mục đích chúng tôi giúp họ là vượt qua điều đó. Chúng tôi thực hiện những video clip… hướng dẫn họ cách nào để vượt qua điều đó. Ví dụ trường hợp Trang Bauxite Vietnam, chúng tôi từng tham gia hổ trợ làm sao có thể lướt mạng một cách an tòan.
Lê Đình Long: Một thành công nữa là Ban tổ chức có thể nối kết được những anh chị em trong nước và những anh chị em ở hải ngọai qua những workshop, qua những cuộc thảo luận… Tất cả thấy rằng có thể cùng chia xẻ thông tin, cùng chung lý tưởng, ý hướng cho một đất nước Việt Nam sau này.
Ban tổ chức có thể nối kết được những anh chị em trong nước và những anh chị em ở hải ngọai qua những workshop, qua những cuộc thảo luận… Tất cả thấy rằng có thể cùng chia xẻ thông tin, cùng chung lý tưởng, ý hướng cho một đất nước Việt Nam sau này
Việt Nam tăng cường kiểm soát các cửa hàng Internet đang hoạt động trong nước.  AFP
Việt Nam tăng cường kiểm soát các cửa hàng Internet đang hoạt động trong nước. AFP
 

Gia Minh: Đó là những điều đạt được, những hẳn vẫn chưa đáp ứng được mong muốn, vậy có những gì trở ngại và các có thể chia xẻ những công tác sắp đến phải làm nữa để có thể đi dần đến mục tiêu đề ra?
Phan Đình Quốc: Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường muốn tiếp cận càng gần hơn với các anh chị em ở trong nước. Với đường hướng đó chúng tôi muốn tổ chức đựợc nhiều buổi đại hội như thế này nữa để ngồi xuống với nhau, làm việc chung về những vấn đề kỹ thuật làm thế nào lướt mạng.
Ngòai ra tại hải ngọai, mỗi khi có một chiến dịch trong nước thì cần phải giúp truyền bá cho chiến dịch đó rộng rãi thêm. Tuy nhiên có khó là có chuyện xảy ra bất ngờ.
Ngô Hòang Quyên: Trong nước khi nào có cơ hội nên làm sao có những việc làm ra ngòai hải ngọai để việc kết nối mạnh thêm.
Phan Đình Quốc: Tôi xin bổ sung là chúng tôi sẽ nối kết với các NGO ( Tổ chức Phi Chính phủ) giúp huấn luyện cho những thành phần khác. Trong đại hội này, chúng tôi mời những chuyên gia kỹ thuật như của TOR, Technical Tech… hợp tác với các hội đòan.
Tôi thấy đây là một hướng đi rất là cần.
Gia Minh: Cám ơn các anh chị về cuộc nói chuyện vừa rồi.