(TNO) Tai nạn chết người ở Trung Quốc cuối tuần trước làm dấy lên những lo ngại về tiêu chuẩn an toàn của mạng lưới đường sắt và đe dọa kế hoạch xuất khẩu công nghệ tàu cao tốc của nước này, theo Reuters
Những lo âu xuất phát từ vụ tai nạn đã khiến giá cổ phiếu của các công ty đường sắt ở Trung Quốc sụt giảm 16%.
Một ngày sau vụ hai chiếc tàu cao tốc tông nhau làm chết ít nhất 36 người hôm 23.7, Trung Quốc đã sa thải ba quan chức cao cấp của ngành đường sắt.
Trung Quốc vốn nỗ lực trong nhiều năm để phát triển một mạng lưới tàu cao tốc nhằm cạnh tranh với hệ thống tàu cao tốc của Nhật Bản đồng thời xuất khẩu những công nghệ mà họ tiếp thu hoặc phát triển.
Nước này có một trong những hệ thống đường sắt dày đặc nhất thế giới, theo ông Michael Komesaroff thuộc công ty tư vấn đầu tư Urandaline Investments ở Úc.
Một người phát ngôn của công ty China South Locomotive, đơn vị hợp tác cùng hãng Bombardier của Canada sản xuất hai chiếc tàu gặp nạn, nói hệ thống báo hiệu là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn.
“Các con tàu có chất lượng tốt. Cả hai chưa từng gặp tai nạn trước đây. Đó là do hệ thống báo hiệu gặp trục trặc”, người này nói.
Một người phát ngôn của hãng General Electric ở Mỹ nói hãng này cung cấp thiết bị báo hiệu cho tuyến đường xảy ra tai nạn song khẳng định họ không bán các thiết bị "quan trọng".
Vụ tai nạn là một đòn giáng vào tham vọng đường cao tốc của Trung Quốc sau khi Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân bị sa thải vào đầu năm nay, theo Reuters.
Chuyên gia phân tích Đỗ Quân thuộc Công ty Chứng khoán Thượng Hải nói với Reuters: “Vụ tan nạn có thể tác động đến việc xuất khẩu hệ thống tàu cao tốc vì các khách hàng nước ngoài rõ ràng sẽ nghi ngờ về vấn đề chất lượng và độ an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn khá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào trước khi họ tìm ra chính xác nguyên nhân”.
Các tường thuật ban đầu từ Trung Quốc nói rằng các con tàu gặp tai nạn được chế tạo theo công nghệ trong nước, song truyền thông Trung Quốc hôm 25.7 đã quy trách nhiệm cho “công nghệ nước ngoài”.
Trung Quốc đang trong quá trình bùng nổ xây dựng nhằm mở rộng mạng lưới đường sắt trong nước. Theo kế hoạch 5 năm đến năm 2015 của Trung Quốc, nước này sẽ đầu tư từ 3.600 đến 4.000 tỉ NDT (540 đến 607 tỉ USD) vào lĩnh vực đường sắt.
“Không ai có thể nói được liệu các mục tiêu đó có còn nguyên vẹn hay không”, chuyên gia phân tích Mark Po của công ty chứng khoán UOB Kay Hian nói với Reuters.
Theo Reuters, nỗ lực phát triển mạng lưới đường sắt của Trung Quốc gây ra nhiều tranh cãi vì các đối tác từ Nhật Bản và châu Âu thường xuyên lên tiếng tố giác về những chiến thuật gây sức ép buộc họ phải chuyển giao công nghệ mới có thể thắng thầu. Để rồi, Trung Quốc lại mang chính những công nghệ đó đi đấu thầu các hợp đồng liên quan đến ngành đường sắt ở những nước khác.
Một ngày sau vụ hai chiếc tàu cao tốc tông nhau làm chết ít nhất 36 người hôm 23.7, Trung Quốc đã sa thải ba quan chức cao cấp của ngành đường sắt.
Trung Quốc vốn nỗ lực trong nhiều năm để phát triển một mạng lưới tàu cao tốc nhằm cạnh tranh với hệ thống tàu cao tốc của Nhật Bản đồng thời xuất khẩu những công nghệ mà họ tiếp thu hoặc phát triển.
Nước này có một trong những hệ thống đường sắt dày đặc nhất thế giới, theo ông Michael Komesaroff thuộc công ty tư vấn đầu tư Urandaline Investments ở Úc.
Một người phát ngôn của công ty China South Locomotive, đơn vị hợp tác cùng hãng Bombardier của Canada sản xuất hai chiếc tàu gặp nạn, nói hệ thống báo hiệu là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn.
“Các con tàu có chất lượng tốt. Cả hai chưa từng gặp tai nạn trước đây. Đó là do hệ thống báo hiệu gặp trục trặc”, người này nói.
Một người phát ngôn của hãng General Electric ở Mỹ nói hãng này cung cấp thiết bị báo hiệu cho tuyến đường xảy ra tai nạn song khẳng định họ không bán các thiết bị "quan trọng".
Vụ tai nạn là một đòn giáng vào tham vọng đường cao tốc của Trung Quốc sau khi Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân bị sa thải vào đầu năm nay, theo Reuters.
Chuyên gia phân tích Đỗ Quân thuộc Công ty Chứng khoán Thượng Hải nói với Reuters: “Vụ tan nạn có thể tác động đến việc xuất khẩu hệ thống tàu cao tốc vì các khách hàng nước ngoài rõ ràng sẽ nghi ngờ về vấn đề chất lượng và độ an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn khá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận nào trước khi họ tìm ra chính xác nguyên nhân”.
Các tường thuật ban đầu từ Trung Quốc nói rằng các con tàu gặp tai nạn được chế tạo theo công nghệ trong nước, song truyền thông Trung Quốc hôm 25.7 đã quy trách nhiệm cho “công nghệ nước ngoài”.
Trung Quốc đang trong quá trình bùng nổ xây dựng nhằm mở rộng mạng lưới đường sắt trong nước. Theo kế hoạch 5 năm đến năm 2015 của Trung Quốc, nước này sẽ đầu tư từ 3.600 đến 4.000 tỉ NDT (540 đến 607 tỉ USD) vào lĩnh vực đường sắt.
“Không ai có thể nói được liệu các mục tiêu đó có còn nguyên vẹn hay không”, chuyên gia phân tích Mark Po của công ty chứng khoán UOB Kay Hian nói với Reuters.
Theo Reuters, nỗ lực phát triển mạng lưới đường sắt của Trung Quốc gây ra nhiều tranh cãi vì các đối tác từ Nhật Bản và châu Âu thường xuyên lên tiếng tố giác về những chiến thuật gây sức ép buộc họ phải chuyển giao công nghệ mới có thể thắng thầu. Để rồi, Trung Quốc lại mang chính những công nghệ đó đi đấu thầu các hợp đồng liên quan đến ngành đường sắt ở những nước khác.
Sơn Duân