Gia Minh, biên tập viên
Một tù nhân chính trị sắp mãn hạn 15 năm tù giam vừa qua đời. Đó là ông Nguyễn Văn Trại.
Một người từng bị giam chung với ông và đã mãn hạn tù là ông Nguyễn Bắc Truyển , qua cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh vào ngày 12 tháng 7, cho biết một số thông tin về người tù chính trị mà lâu nay ít được nhắc đến đó.
Tù chính trị không được giảm án
Gia Minh: Xin ông cho biết những điều mà ông biết được về ông Nguyễn Văn Trại?Ông Nguyễn Bắc Truyển: Tôi là người từng bị giam giữ chung với ông Trại từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 5 năm 2010. Chúng tôi bị giam tại phân trại số 2, Trại giam Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Vào thời điểm tháng 7 năm 2009, ông Trại được chuyển từ phân trại số 3 ra phân trại số 2, nơi lúc đó tôi đang bị giam giữ.
Gia Minh: Ông có những nhận xét về tù nhân Nguyễn Văn Trại bị giam chung với ông là thế nào?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Ông Nguyễn Văn Trại cũng như những tù nhân lớn tuổi khác họ đều phải trải qua thời gian giam giữ lâu và hà khắc, và họ mang những trọng bệnh trong người. Có rất nhiều người rơi vào trường hợp như ông Nguyễn Văn Trại. Cho đến thời điểm tháng 5 năm 2010, khi tôi hết án tù giam để trở về với gia đình; lúc đó ông Trại bắt đầu phát bệnh: có những biểu hiện về bệnh gan như vàng da, tay chân bị tê.
Gia Minh: Xin ông cho biết những qui định của nhà tù đối với những tù nhân bị bệnh như thế theo chuẩn nhân đạo ra sao?
Tuy nhiên khác với tù thường phạm, tù chính trị không có cơ hội giảm án, tha tù. Lý do tù chính trị không bao giờ chấp nhận tội như án đã tuyên, và làm đơn xin giảm án. Họ không được giảm án tha tù hay được về nhà chữa những bệnh hiểm nghèo.Ông Nguyễn Bắc Truyển: Tù chính trị có được những sự dễ dãi hơn tù thường phạm. Tuy nhiên vì để bảo đảm an ninh, nên tù chính trị cũng phải chịu những qui định rất hà khắc. Trong trường hợp người tù chính trị bị bệnh, cũng được chuyển lên trại giam, cũng được ra ngòai để chữa bệnh. Tuy nhiên khác với tù thường phạm, tù chính trị không có cơ hội giảm án, tha tù. Lý do tù chính trị không bao giờ chấp nhận tội như án đã tuyên, và làm đơn xin giảm án. Họ không được giảm án tha tù hay được về nhà chữa những bệnh hiểm nghèo. Tôi chỉ thấy một trường hợp của ông Trương Văn Sương, được cho về chữa bệnh tại nhà. Còn
đối với những trường hợp mà tôi đã sống tại trại giam Xuân Lộc thì hòan tòan không thấy điều đó. Trước đây có trường hợp ông Trần Văn Thiêng, bệnh rất nặng, gia đình gửi đơn đi khắp nơi xin được tạm ngưng thi hành án để về nhà chữa bệnh, nhưng lời xin đó không được Nhà nước và trại giam Xuân Lộc đồng ý.
Theo tôi về mặt nhân đạo của vấn đề này hết sức tồi tệ. Tôi phải nói rất đau lòng cho trường hợp ông Nguyễn Văn Trại. Nhìn những bức hình da bọc xương của ông Nguyễn Văn Trại, tôi liên tưởng đến những người tù dưới thời Đức Quốc Xã, thế chiến thứ hai.
Những cái chết âm thầm cô đơn
Gia Minh: Sau khi ra tù ông có dịp nào liên lạc được với ông Nguyễn Văn Trại hay không?Ông Nguyễn Bắc Truyển: Bởi chế độ nhà tù về quan hệ giữa người bên trong và ngươi ngòai hết sức kín, do đó tôi không thể biết được tin về ông Nguyễn Văn Trại, tôi chỉ đuợc biết ông đuợc chuyển lên trạm xá của Trại giam để chữa bệnh. Tôi không thể có cách nào để liên hệ với ông Trại được hết. Sau này tôi mới liên hệ được với gia đình ông Trại và có vận động nhờ ‘bà con’ giúp đỡ để gia đình ông có thể đi thăm nuôi thường xuyên hơn. Gia đình ông Trại rất nghèo không có khả năng thăm ông thường xuyên, mua những thuốc đặc trị để chuyển vào cho ông.
chế độ nhà tù về quan hệ giữa người bên trong và ngươi ngòai hết sức kín, do đó tôi không thể biết được tin về ông Nguyễn Văn Trại, tôi chỉ đuợc biết ông đuợc chuyển lên trạm xá của Trại giam để chữa bệnh. Tôi không thể có cách nào để liên hệ với ông Trại được hết.Gia Minh: Chúng tôi có liên lạc với gia đình ông Nguyễn Văn Trại, nhưng lúc này ‘tang gia bối rối’ nên không thể trình bày về trường hợp phải đi tù của ông ta; vậy ông là người từng bị giam chung với ông Trại, xin ông cho biết sơ lược lại trường hợp tù tội của ông Nguyễn Văn Trại?
Ông Nguyễn Bắc Truyển: Trong quá trình ở chung, ông có kể tôi nghe vào thời điểm thập niên 90, ông tham gia các tổ chức đòi dân chủ- nhân quyền cho Việt Nam tại Kampuchia. Đến năm 1996 ông bị bắt tại biên giới Kampuchia- Thái Lan và đưa vể Việt Nam kết án 15 năm tội danh ‘trốn ra nước ngòai chống Việt Nam’, sau đó ông bị chuyển đến giam tại Trại giam Xuân Lộc cho đến ngày ông qua đời.
Trong thời gian bị giam dù lớn tuổi, sức yếu, không được gia đình thăm nuôi thường xuyên; nhưng tôi thấy tinh thần yêu nứơc của ông rất mạnh mẽ và ưu tư về tình hình của Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Gia Minh: Cám ơn ông Nguyễn Bắc Truyển về những thông tin chia xẻ liên quan tù nhân chính trị Nguyễn Văn Trại vừa mới qua đời.