mercredi 31 août 2011

Ấn tượng ỉa đái


page Nhiều người sang Mỹ đi Âu về, ấn tượng bởi những tòa nhà chọc trời, về ô tô và mức sống như thiên đường… chủ nghĩa xã hội! Còn với tôi, ấn tượng nhất chính là chuyện… ỉa đái!
          Một bản tin trên báo Dân Việt đọc cứ  rùng mình: Từ nhiều năm nay, hơn 500 học sinh và 42 giáo viên trường mầm non Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội) phải thường xuyên đi đại tiện vào… túi nylon. Động tác thường xuyên đã trở thành thói quen thường nhật của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền mỗi khi kết thúc giờ dạy là đi túm gom những túi nylon ấy ném ra thùng rác trước cổng trường.
          Đó là câu chuyện giữa Hà Nội thủ đô nghìn năm văn vật. Chuyện ỉa đái ở những vùng xa vùng sâu nghèo khó hơn thủ đô còn kinh hãi vạn phần.
          Đổ lỗi cho sự khốn khó cũng không đúng. Bởi không thấy đất nước nào dân tộc nào mà cái sự ỉa bậy lại được khái quát thành một văn hóa sướng: “nhất Quận Công nhì ỉa đồng”, hay “thứ nhất là đỗ thám hoa, thứ nhì cưới vợ, thứ ba ỉa đồng”…
          Nhiều bạn phỏng vấn tôi: anh Nhất hay ra nước ngoài, thấy ấn tượng nhất điều gì? Tôi hay bảo: là… chủ nghĩa xã hội! Mô hình chủ nghĩa xã hội mà Mác và Lê-nin mơ tưởng nó đang hiện hữu ở các nước Tư bản phát triển, chứ không phải ở các quốc gia Cộng sản. Họ tiến đến chủ nghĩa xã hội lâu rồi nhưng người ta im không nói, còn Việt Nam mình nói mãi, hô hào tiến lên mãi mà hơn nửa thế kỷ vẫn quẩn quanh ở “thời kỳ quá độ”. Có anh vặn: nói thế chung chung và mơ hồ quá, anh cụ thể vắn tắt xem chuyện gì, cái gì ấn tượng nhất, nói ra hiểu liền cơ! Hóa ra nói chủ nghĩa xã hội là chung chung mơ hồ. Thế thì cụ thể nhé: Nhiều người sang Mỹ đi Âu về ấn tượng bởi những tòa nhà chọc trời, về ô tô và mức sống như thiên đường… chủ nghĩa xã hội! Còn với tôi, ấn tượng nhất chính là chuyện… ỉa đái!
          Hôm rồi đi Canada, buổi gặp nào với người Việt xa xứ họ cũng hỏi tôi “anh Nhất ấn tượng điều gì”. Lần nào tôi cũng thật thà: là chuyện ỉa đái! Người Canada gọi cái chốn ỉa đái ấy là washroom. Nhìn washroom, chui vào washroom biết cái đất nước này nó sạch và văn minh cỡ nào. Không biết họ “thiết kế” cái đất nước Canada ra sao mà đi đâu, nhìn đâu cũng thấy washroom, bất kể giữa trung tâm phố thị hay heo hút giữa núi rừng. Như thể cứ lúc nào nghe cảm giác buồn… là thấy ngay washroom trước mặt. Họ giải thích thế này: Không vậy lỡ một người dân nào, bất chợt một lúc nào đó, ở đâu đó buồn ỉa mà tìm không kịp chỗ để cho họ đi, người ta sẽ kiện chính phủ ra tòa! Đi suốt từ Vancouver- Toronto- Ottawa- Montreal- Quebec… không thấy đâu họ thu tiền phí đái ỉa như Việt Nam mình.
          Hoặc hãy nhìn vào chỗ ỉa đái của Google để học gã khổng lồ này. Với Google, muốn tư duy, sáng tạo và phát triển, hãy tư duy và sáng tạo từ… cái bàn ỉa! Mọi chốn ỉa đái trong đại bản doanh của tập đoàn Google đều được trang bị giàn xí hiện đại và tối tân bậc nhất của Nhật Bản, chúng có khả năng sưởi ấm trong những ngày giá lạnh. Xả nước vẫn là chưa đủ, một nút bấm không dây ngay trên cánh cửa sẽ kích hoạt tính năng dọn vệ sinh và sấy khô vòng 3 cho người dùng. Không chỉ được nuông chiều bằng những bồn xí hi-tech, nhân viên Google còn được khuyến khích tận dụng tối đa khoảng thời gian "rảnh rỗi" hiếm hoi trong không gian yên lặng một mình này cho tư duy sáng tạo. Bên trong mỗi khoang toilet của Google đều gắn một bảng điện tử với mã test sử dụng cơ sở dữ liệu. Nó sẽ hiển thị những câu đố được thay đổi hàng tuần, xoáy vào những chủ đề kỹ thuật và mã lập trình testing. Toilet của Google phản ánh rõ triết lý làm việc của họ. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hào phóng, toilet không chỉ là chốn ỉa đái, nó giúp con người cảm thấy nhẹ nhõm, thư giãn, vui vẻ và tư duy theo cách thức… không bình thường! Đấy là triết lý của Google và chính nhờ vậy mà Google có thể sáng tạo ra hàng loạt những sản phẩm, dịch vụ mới với tốc độ tên lửa!
          Năm qua Mỹ, tôi thấy thằng bạn cứ mỗi lần vào toilet là hắn lại ôm theo cái laptop. Hỏi mày tranh thủ chát chít với con nào à? Hắn bảo: tư duy nghiêm túc chứ chát chít chi, không hiểu sao cứ mỗi lần ngồi ỉa, tớ lại tư duy ra nhiều chuyện lớn!
          Tôi tin hắn. Cũng như tôi tin, không ít phát kiến vĩ đại làm thay chuyển nhân loại đã có thể nảy sinh từ cái khoảng không gian một mình yên lặng ỉa đái này.
          Nói đâu xa, nhìn ngay mấy anh châu Á mũi tẹt da vàng như ta nhưng chuyện ỉa đái của họ cũng khác xa vời vợi. Hồi chuyện ỉa đái vẫn còn bậy như Việt Nam mình, Phó Thủ tướng Malaysia N. Razak đã bức xúc đến mức phải kêu gọi một cuộc "cách mạng toilet" trên toàn quốc. Ông tuyên bố: sự sạch đẹp của "chốn riêng tư" này là thước đo cho sự văn minh của một quốc gia.
          Người Hàn quốc thì đã biết nói không với tượng đài lãnh tụ để thay bằng tượng đài nhà xí. “Toà nhà toilet” Haewoojae, hay còn gọi là tượng đài nhà xí là một biểu tượng văn hóa kỳ thú và tự hào của Suwon. Kiến trúc trông như một bệ xí khổng lồ. Bên trong chứa 4 toilet, trong đó một toilet trung tâm có vách, trần, sàn đều làm bằng kính trong suốt và hệ thống âm thanh chất lượng cao phát các bản nhạc cổ điển du dương. Các bức vách của toilet sẽ tự động chuyển sang đục khi có người vào sử dụng. Tác giả tượng đài nhà xí này là kiến trúc sư Sim Jae Duck (người được mệnh danh là Mr. Toilet). Ông nói: “nên học cách xem toilet không chỉ là nơi để bài tiết mà còn là chỗ để thư giãn, suy tư và hạnh phúc”.
          Còn với người Nhật, toilet từ lâu đã trở thành một nét văn hóa quan trọng đến mức họ tổ chức hẳn một ngày lễ ỉa đái, gọi là “ngày toilet Nhật Bản” ấn định vào 10/11 hàng năm.
          Chuyện ỉa đái quan trọng và mang tính toàn cầu đến mức thế giới cũng đã có Tổ chức nhà cầu quốc tế (World Toilet Organization). Thành lập năm 2001, World Toilet Organization là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu dành riêng cho việc cải thiện các điều kiện vệ sinh môi trưởng trên toàn thế giới. Hội nghị thượng đỉnh toilet thế giới lần thứ 11 sẽ được tổ chức trong các ngày 22-25/11 năm nay tại Hải Nam, Trung Quốc.
          Nhiều nước đã ban hành hẳn bộ qui chuẩn quốc gia về bồn cầu và không gian toilet. Cụ thể và chi li đến từng độ chuẩn ánh sáng, độ bóng sạch, chiều cao bề rộng cũng như hệ thống các “công cụ hỗ trợ”… Việt Nam rất nhiều thứ bộ qui chuẩn quốc gia, kể cả bộ chuẩn về gia đình văn hóa, tổ văn hóa, khu phố văn hóa, Hà Nội thậm chí còn đang xây dựng một bộ chuẩn gọi là “người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Những thứ đó quá nhiều, nhiều đến mức không nhớ hết. Nhưng lại thiếu một bộ chuẩn về bồn cầu và không gian ỉa đái.
          Sẽ không quá khi nói rằng: muốn biết cung cách, nề nếp sinh hoạt, tính cách, thẩm mỹ, văn hóa của một chủ nhân, hay thậm chí là của một dân tộc, đừng nhìn vào phòng khách hay chỗ ngồi ăn, hãy nhìn vào chốn ỉa đái trong nhà họ.
          Vào chỗ ỉa đái, người ta không chỉ đái ỉa. Bồn cầu ở nhiều quốc gia trên thế giới người ta thiết kế cả thiết bị điện từ phát sóng lan qua bồn cầu để đo tỷ lệ mỡ trong cơ thể, hoặc để sưởi ấm, để đo nhịp tim, huyết áp… Có loại bồn cầu phát sáng trong bóng tối, có nắp đậy phát ra tiếng vo vo như ong khi bộ cảm biến hồng ngoại nhận ra cơ thể người, rồi còn có thể chơi một lúc 6 bản nhạc với tiếng chim hót líu lo, tiếng hòa âm của gió đến tiếng bập bùng của đàn hạc. Có loại bồn cầu vừa ngồi vừa lướt web, xem phim, thậm chí gắn hẳn một giàn nhạc giao hưởng.
          Nhìn chuyện ỉa đái, vào chốn ỉa đái của họ đủ biết mức sống, văn hóa của con người và dân tộc họ cách xa người Việt mức nào. Không có nền giáo dục nào mà cô giáo một tay cầm phấn dạy một tay cầm túi phân. Có quốc gia nào mà trung bình mỗi ngày, các đoàn tàu khách xuyên Việt thản nhiên tống đổ xuống đường ray trên 4 tấn phân người và 6 vạn lít nước tiểu.
          Lâu rồi, tôi đã viết: Trên thế giới này, chắc mỗi người Việt có văn hoá… đái đường. Hễ thấy những ai thản nhiên móc tay kéo quần tè bên vệ đường thì không cần phải hỏi quốc tịch, bởi chắc chắn đó chỉ có thể là người Việt Nam (xem bài Đông Tây nghịch- thuận trong loạt phóng sự “Ngao du trên trục Đông Tây”).
          Ngành văn hóa- du lịch hay thăm dò, thống kê ý kiến du khách. Thấy năm nào cũng đầy rẫy những ý kiến ấn tượng. Nhưng đã bao giờ lấy ý kiến du khách ngoại quốc quanh chuyện ỉa đái này? Nếu hỏi, tôi chắc đa phần họ “kinh sợ” Việt Nam nhất là chuyện… ỉa đái!
          Trong vô vàn mục tiêu phát triển, thôi thì chưa phát được cái gì trước hết hãy thay chuyển cho được chuyện ỉa đái. Ưu tiên cho mục tiêu ỉa đái trước có lẽ cũng là một cách thay chuyển văn hóa. Để thay chuyển hình ảnh đất nước, để đất nước phát triển và văn minh, có lẽ phải tư duy đầu tiên cho mục tiêu đái ỉa này!
          Lãnh đạo nhà mình, ai cũng “khiêm nhường” không muốn (hoặc không thể) tạo dấu ấn. Thôi thì đừng nói đến dấu ấn gì lớn lao, hãy cố gắng để lại dấu ấn làm thay chuyển chuyện ỉa đái này cũng đã là văn hóa và phước hạnh lắm rồi!
dai duong
UpRXSF1fYei64p58VdLHRoCDo1_500
 daiduong1  DAI-TIEN-O-SO-152-LE-LOI-DA-NANG1
untitled  cam-dai-bay
Những hình ảnh chỉ có ở Việt Nam
-(Nguồn ảnh cop trên internet và do bạn đọc Vac Tu Va gửi)


Những thằng bán nước lại nhí nhô!



Bình thườngTuyệt vời 
Bắc Kinh không đánh, dọa hù thôi:
Việt Cộng hèn ngu dám chống Trời!
Chỉ giỏi đè đầu dân, khủng bố!
Đâu tài đối mặt địch, vung roi!
“Chữ vàng” xích cổ thành trâu chó!
“Bốn tốt” xiềng chân hoá chuột dơi!
Mấy đứa già nua gần xuống lỗ:
To mồm, cũng láo phét khơi khơi!

Cao trào Thực dân Âu Châu đi chiếm thuộc địa sắp đến hồi cáo chung, những nhà cách mạng Việt Nam trẻ như Trương Tử Anh, Lý Đông A…đã nhìn thấy trước nguy cơ mất nước về tay một thứ Thực dân mới là Trung Hoa dù nước nầy được cai trị với bất cứ thể chế nào, nguy hiểm nhất vẫn là chế độ độc tài đảng trị Cộng Sản vô cùng tàn bạo, sắt máu. Cũng như dân tộc Trung Hoa vì khát khao độc lập nên đa số đã ủng hộ trùm khủng bố khát máu Mao Trạch Đông, nhiều thành phần người dân Việt cũng đã mù quáng tôn thờ tên đại Việt gian khủng bố Hồ Chí Minh làm minh chủ. Mao và đảng CS Tầu âm mưu cướp Việt Nam nên chúng đã rắp tâm nuôi dưỡng Hồ Việt gian làm tay sai đắc lực để tiêu diệt hết mọi mầm mống chống lại Tầu, những nhà chính trị, cách mạng VN nào biết được dã tâm của chúng.
Tầu Cộng đã mượn tay Hồ Việt gian để tiêu diệt những người yêu nước lỗi lạc như Lý Đông A, Trương Tử Anh…Những nhà chính trị về sau nầy như Ngô Đình Nhu cũng đã thấy trước nguy cơ nầy, cho nên Hồ Việt gian đã hạ quyết tâm đánh cho đến người VN cuối cùng với sự yểm trợ không hạn chế của khối CS nhất là của Tầu Cộng để cướp trọn cả nước mà đem dâng.
Hồ Việt gian đã khéo léo che đậy và lừa bịp trong mưu đồ bán nước, kể cả việc giết người để bịt miệng, khủng bố để gieo kinh hoàng, sợ hãi. Những thế hệ tiếp nối Hồ cũng theo sách lược đó để cai trị. Dù có lúc công cuộc bán nước của chúng bị bại lộ nhưng cường lực của chúng đã vững chắc nên người dân cũng không làm gì được với chúng nó.
Tầu Cộng biết rất rõ đầu óc ngu xuẩn thiển cận, bụng dạ đê hèn khiếp nhược của Việt Cộng đối với chúng. Tầu Cộng cũng đo được lòng tham vô đáy, tính gian ác không cùng của Viẹt Cộng đối với dân Việt nên chúng sử dụng sách lược vừa dụ dỗ lừa phỉnh vừa hăm he hù dọa là bọn tôi tớ VC từng bước chui vào bẫy xiếc. Dù hiện nay Tầu Cộng có vẻ hung hăng hơn ở Biển Đông bởi vì chúng cần tranh thủ thế đứng trước khi Hoa Kỳ đủ thì giờ củng cố vị thế ở đây, nhưng chúng sẽ không xua quân ồ ạt đánh chiếm. Làm như thế chúng là nó có tự chặt tay chân, một bộ phận đảng viên và quân đội VC có thể quay súng tiêu diệt những tên Việt gian tay sai đầu sỏ và đám tình báo gián điệp nội ứng trước khi chống quân xâm lăng Tầu Cộng.
Một bài bình luận trên báo mạng chính thức của Tầu Cộng (14/5/2011) mà tác giả Dương Danh Di trích dịch một phần “Vì sao Trung Quốc chưa dùng vũ lực với Việt Nam” đã nêu rõ ý đồ và nhiều thủ đoạn mà Tầu Cộng đã và đang thực hiện đối với Việt Nam.
Bài báo cho rằng 80% dư luận dân Tầu Cộng muốn ưu tiên đánh VN bởi vì họ được tuyên truyền rằng “VN (là một trong 5 nước) xâm chiếm chủ quyền bãi đảo của TQ nhiều nhất” và “sức mạnh tổng hợp quốc gia của VN là yếu nhất” nếu xẩy ra cuộc chiến VN chắc chắn sớm thảm bại. Nhưng Tầu Cộng còn chần chừ chưa sử dụng vũ lực là vì ngại sẽ có sự can thiệp của Mỹ, Nhật họp với các nước Asean. Cho nên thượng sách đối với “những tranh chấp biên giới và tranh chấp đảo bãi giữa hai nước Trung, Việt, phương thức tốt nhất của Trung Quốc là thông qua hiệp thương hòa bình.”
Bài báo nhận định rằng:
“Cuộc chiến tranh Trung Việt cuối những năm 70 đã làm người Việt Nam triệt để tỉnh ngộ, toàn bộ miền bắc Việt Nam bị quân đội Trung Quốc đưa về thời đại bán nguyên thủy, mười năm sau chiến tranh, có thể nói Việt Nam đã tiêu hao hết sức mạnh đất nước…
Sau chiến tranh, hiện nay Việt Nam đang ra sức bắt chước Trung Quốc tích cực phát triển kinh tế, toàn bộ Việt Nam là một thứ văn hóa tạp nham gồm văn hóa Trung Quốc, văn hóa Pháp và văn hóa bản địa Việt Nam và mấy năm gần đây ảnh hưởng của Trung Quốc đã được đi sâu vững chắc.”
Về tranh chấp Biển Đông tác giả chủ trương đem tiền mua chuộc, gọi là “Kinh tế đổi lấy chủ quyền” mộthình thái xâm lăng bằng kinh tế mà Tầu Cộng đã thực hiện trên đất liền như “bauxit Tây Nguyên, thuê rừng đầu nguồn, xây dựng những khu đô thị phố Tầu…”
Bài báo cũng không quên nhắc lại những thành tích cũ :
Vào những năm 60 của thế kỷ trước trong khó khăn trong, ngoài nước, Trung Quốc đã dốc hết sức nước thậm chí không tiếc dùng mạng sống của quân nhân Trung Quốc để giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống lại cuộc xâm lược dã man của Mỹ chẳng lẽ chỉ để giúp đỡ nhân dân Việt Nam thôi ư? Sợ rằng không phải hoàn toàn như vậy! ”
Đó là dã tâm “giúp CSVN đuổi Mỹ xâm lược” của Tầu Cộng và chứng minh ý chí, lòng dạ của bọn chó săn Hồ Chí Minh, Lê Duẩn: “Ta đánh Tây đuổi Mỹ là đánh đuổi cho Liên Xô, Trung Quốc!”
Ngày nay Tầu Cộng đã giàu có cho nên:  “không cần dốc hết sức nước càng không phải hy sinh tính mạng quân đội Trung Quốc, dù về kinh tế có chịu tổn thất đôi chút gì đó mà có thể làm được: chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chủ quyền vùng biển, an ninh quốc gia cũng như an toàn cho con đường vận chuyển năng lượng thì có thể nói là Trung Quốc đã là người thắng lớn rồi.”
Tầu Cộng đã không cần giấu diếm chủ trương xâm lăng bằng “kinh tế, văn hóa” không riêng gì đối với VN mà cả khu vực và trên thế giới.
Nếu VN không tuân thủ sách lược của Tầu Cộng thì:
“ cuộc chiến Trung Vịệt là không thể nào tránh khỏi. Mà một khi đã khai chiến thì không chỉ là vấn đề tranh chấp các đảo bãi Biển Đông, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành đả kích nặng nề có tính tổn thương nguyên khí đối với lực lượng vũ trang Việt Nam và còn phải làm tốt việc chuẩn bị tư tưởng tiến hành quyết chiến với Mỹ tại Biển Đông hoặc trong biên giới Việt Nam.”
Bài bình luận đe dọa xóa sổ VN:
“ Đã đánh nhau là phải triệt để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và đảo bãi giữa hai nước Trung Việt, tiếp thu bài học “thắng lợi nhưng không chia cắt” trong chiến tranh đánh trả tự vệ với Việt Nam lần trước, làm cho sự sinh tồn của Việt Nam một lần nữa không thể nào thoát khỏi ỷ lại vào Trung Quốc.”
……….
(Dương Danh Dy dịch)
Bởi vậy tại hội nghị Shangri-la 10 ở Singarore, bộ trưởng quốc phòng Tầu Cộng Lương Quang Liệt phủ nhận vụ cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của VN là không do quân đội Tầu Cộng (chắc là do nhân dân “tự phát” Tầu Cộng!) khi nghe Phùng Quang Thanh tỏ ý than phiền về vụ nầy.
Báo VNExpress  (5/6/2011) “VN đưa vụ tàu bị cắt cáp ra diễn đàn an ninh châu Á” Thực chất chỉ là những lời lẽ quỵ lụy van xin trong bài diễn văn Thanh đọc trước hội nghị:
“Tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định, nhưng đôi khi vẫn xảy ra các va chạm, gây lo ngại cho các quốc gia ven biển, gần đây nhất là vụ ngày 26/05/2011, tàu khảo sát Bình Minh 02 của Việt Nam bị cắt cáp thăm dò khi đang hoạt động thăm dò dầu khí bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, gây lo ngại đến việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã kiên trì giải quyết vụ việc trên bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế và nguyên tắc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông và giữ mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng. Chúng tôi mong muốn những sự việc tương tự không tái diễn.”
Và cuộc gặp bên lề giữa Phùng Quang Thanh và Lương Quang Liệt mà báo đảng gọi là “tiếp xúc song phương” là để Thanh ca ngợi chùm dây xích “chữ vàng, bốn tốt” trước khi than phiền, năn nỉ quan thầy:
Trong cuộc gặp, Phùng Quang Thanh “đánh giá quan hệ Việt – Trung đang phát triển tốt đẹp. Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và đôi khi vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc mà 2 bên không mong muốn.
Phùng Quang Thanh đề nghị quân đội hai nước bình tĩnh, kiềm chế, không để xảy ra xung đột, gương mẫu thực hiện cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước, đó là phấn đấu trở thành những người đồng chí tốt, láng giềng tốt, bạn bè tốt và đối tác tốt của nhau.
Về phần mình, Thượng tướng Lương Quang Liệt đã nhất trí với đánh giá của Đại tướng Phùng Quang Thanh về việc quan hệ Việt – Trung đang phát triển tốt đẹp. Theo Thượng tướng Lương Quang Liệt, quan điểm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông với Việt Nam là giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao.(Bee.net.vn 4/6/2011)
*
“Về phần tờ China Daily, nhật báo chính thức của Trung Quốc, trong một bản tin đăng trên mạng đề ngày 4/6 lại khẳng định là hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam khi gặp đồng nhiệm Trung Quốc đã tuyên bố ủng hộ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua đối thoại song phương và không có sự can thiệp của một bên thứ ba.
Theo tờ China Daily, Phùng Quang Thanh gọi Trung Quốc là « một người anh tốt, một đối tác tốt, một người bạn tốt và một đồng chí tốt », tuyên bố quân đội hai nước Việt Trung « vẫn có truyền thống hữu nghị và sẽ đẩy mạnh trao đổi trong nhiều lĩnh vực ». Tờ báo này còn trích dẫn một chuyên gia thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc, nhận định rằng phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam là « hợp lý và gần như phù hợp với lập trường của Trung Quốc trên vấn đề này ». (Rfi 4/6/2011)
*
Vì vậy, mặc dù:
“Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm 4/6 đã cảnh báo rằng, có những “quan ngại ngày càng gia tăng” về hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển tranh chấp khác tại châu Á.” (vnnet )
Và Mỹ cũng tuyên bố sẽ tăng cường hợp tác quân sự với các nước kể cả VN, thì VC vẫn theo đuôi Tầu Cộng với luận điệu “Trung Quốc cam kết duy trì, ủng hộ hòa bình và ổn định ở Biển Đông!”
Trong bài phát biểu tại hội nghị, Lương khẳng định “Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với hòa bình ở châu Á. Quân đội Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí mới song mục đích chú yếu là để bảo vệ chủ quyền của đất nước.”
Bất chấp sự thật:
“Philippines cáo buộc Trung Quốc đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Manila dẫn các vụ việc từ tháng 2 tới tháng 5 khi đó hải quân Trung Quốc được cho là nổ súng nhằm vào ngư dân Philippines, đe dọa một tàu khai thác dầu của nước này và xây dựng công trình ở khu vực mà Philippines nói là có chủ quyền ở Trường Sa.
Việt Nam tuần này cũng hai lần phản đối Trung Quốc sau các sự kiện tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Việt Nam và nổ súng uy hiếp ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.”
Ngày 3/6 phát ngôn viên Tầu Cộng Hồng Lỗi phủ nhận việc nỗ súng uy hiếp ngư dân VN. Để phụ họa với giọng điệu của Lưu Quang Liệt ở diễn đàn hội nghị.
Vô tình hay chủ ý hai bài tham luận của Liệt và Thanh có cùng giọng lưỡi, nhiều điểm tương đồng, trừ vài chi tiết khác biệt một bên là nước lớn quan thầy, một bên là chư hầu phiên quốc!
Phùng Quang Thanh từ binh nhì leo lên đại tướng, nhìn mồm tướng “thuyền úp” của Thanh thì có thể đoán được nhân cách và tài năng!
Đồng bào Mường Nhé chỉ biểu tình ôn hòa, bất bạo động Thanh đã điều cả trực thăng lên khủng bố, đàn áp. Trong khi “nhân dân tự phát Tầu Cộng” bạo động cắt cáp ngoài hải phận thì Thanh: “kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình!”
Quá ô nhục! Giả thử Thanh cũng “giải quyết hòa bình” như thế với đồng bào Mường Nhé thì nay còn  có thể biện minh được. Hèn hạ là ở chỗ đó! Trong khi Phi Luật Tân, Mã Lai dám đem máy bay, tàu chiến ra xua đuổi hải tặc Tầu Cộng xâm phạm lãnh hải của họ.
*
Những vụ việc vừa qua, bọn đầu sỏ bộ chính trị trốn tránh đâu cả, chỉ có mấy tên già nua sắp chết như Đồng Sĩ Nguyên, Lê Đức Anh được báo chí lôi ra “phỏng vấn”
Đồng Sĩ Nguyên (trung tướng, cưụ phó thủ tướng VC: “Việt Nam không sợ yếu mà vì yêu chuộng hòa bình, nhân đạo. VN không hiếu chiến”
Khi tàn sát dân, Nguyên có “nhân đạo” không? VN không hiếu chiến, nhưng Việt Cộng thì không những hiếu chiến mà còn tàn bạo với đồng bào!
Đến nước nầy mà Nguyên vẫn cho: “đây là chuyện xảy ra giữa hai nước láng giềng anh em, hai nước xã hội chủ nghĩa, hai nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo làm tôi rất trăn trở.”
Để giải quyết Nguyên đề nghị “Đảng ta và đảng bạn nên thông qua việc lãnh đạo cấp cao hai bên ngồi lại thảo luận nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm cũng được và lấy việc thương thảo kiên trì để giải quyết bất đồng.”
Hỏi “ Trường hợp Trung Quốc vẫn leo thang hành động trên thì sẽ làm như thế nào?’
Nguyên lấy “tư tưởng Hồ Chí Minh” rằng “không có gì tốt bằng con đường giải quyết vấn đề tranh chấp một cách hòa bình, có lý, có tình, cuối cùng vẫn đi đến thành công. Họ leo lên đường này, ta sẽ theo đường khác vì còn có pháp luật quốc tế, dư luận quốc tế. Nhưng trên hết luật lệ là tình người, là tình hữu nghị hai nước.” ( Báo NLĐ)
Cùng luận điệu như Đồng Sĩ Nguyên, cựu chủ tịch cặp rằng cạo mủ Lê Đức Anh, kẻ đã cùng với hoạn lợn Đỗ Mười thành lập Tổng cục 2 tình báo tay sai cho Tầu Cộng, Anh chột tuyên bố: “Nếu sợ thì mất chủ quyền” Khi đương quyền Lê Đức Anh, Đỗ Mười… từng qua Bắc Kinh quỳ lạy!
Anh chột lập đi lập lại “chủ quyền”:
“Phải đối thoại với người ta trước khi đưa ra Tòa án quốc tế.  Phải cố gắng tối đa để không xảy ra xung đột vũ trang. Trừ trường hợp mất chủ quyền, phải bảo vệ. Bảo vệ chủ quyền là số 1.  Giữ gìn hữu nghị với họ là số 2.  Nói chung, phải giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển. Ta nói họ không nghe mà họ quyết vi phạm thì ta phải tự vệ, tự vệ để bảo vệ chủ quyền.” (Tự vệ bằng cách quỳ lạy và dâng nộp?)
Về cách nước nhỏ  đối phó với nước lớn, Lê Đức Anh nói “Thời nào cũng hay. Thời Lý hay, thời Trần giỏi, thời Nguyễn Huệ đặc sắc. Nhưng đỉnh cao là thời đại Hồ Chí Minh. Phải học từ lịch sử cách làm sao bảo vệ được Tổ quốc mà không bị tổn thất nhiều,” (2/6/2011)
Theo cách hiểu biết lịch sử của Lê Đức Anh thời Lý thời Trần thời Nguyễn Huệ là những thời bán nước như thời đại bán nước Hồ Chí Minh, cũng là thời đại bán nước “đỉnh cao!”
*
Trước sau như một, Việt Cộng vẫn bằng mọi giá giữ cho đảng sống còn, khoe khoang một vài chiếc máy bay, tàu ngầm, phi đạn mua đưọc của Nga nói là để tự vệ, thực chất là để hù dọa và lừa gạt dân chúng. Chúng nó thừa hiểu rằng chúng không thể đương cự nổi dù chỉ một trận chiến ngắn ngủi nếu Tầu Cộng phát đông. Con đường tồn tại của chúng chỉ còn cách quỵ lụy lòn lách quan thầy, đôi khi giả cương để yêu sách vòi vĩnh, để rồi bị đe nẹt lại phải co vòi lạy lục. Bằng chứng là những người yêu nước thật sự vẫn bị bắt bớ đàn áp. Trong khi chúng nó biết khó lòng đè bẹp lòng phẫn nộ của dân chúng nên giả lèo lái những cuộc biểu tình ở Sài Gòn và Hà Nội ngày 5/6/2011 để phản đối Tầu Cộng, theo ý của chúng, rồi TTX VC phủ nhận để chạy tội với Bắc Kinh:
“Về việc một số người tụ tập gần ĐSQ Trung Quốc
Những người này tụ tập trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, và sau khi được các các cơ quan chức năng của giải thích, họ đã tự giải tán, ra về.
Ngày 5/6, một số phương tiện truyền thông ở ngoài nước loan tin về việc đã xảy ra “các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc” trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đó là thông tin sai sự thật.” (TTXVC)

Cựu Trung Tá Phan Văn Sương

Người Sáng Lập Trường Nam Sinh Mù Đầu Tiên tại Việt Nam - Phan Van Song

Nếu người Mỹ hãnh diện có những người như bà Helen Keller, vừa mù vừa câm vừa điếc nhưng vẫn hăng say đi làm việc từ thiện khắp nơi trên thế giới, hay ông David Paterson là người mù đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ được bầu làm thống đốc, thì đất nước Việt Nam chúng ta cũng hãnh diện có những người như ông Phan Văn Sương.

Ông Phan Văn Sương tốt nghiệp Khóa 5 Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt năm 1951. Vào năm 1955, lúc mới 38 tuổi, đang mang lon đại úy, trong trận đánh tại Rạch Cái – Ðồng Tháp Mười, ông bị thương tàn phế một bàn tay và mù hai mắt. Thay vì trở thành một thương binh, ông Sương không đầu hàng số phận, vẫn cố gắng vươn lên để không những không trở thành một gánh nặng cho xã hội mà còn là một công dân hữu ích cho đất nước.


Sau khi bị thương ông được đưa sang Pháp chữa bệnh, hy vọng cứu được đôi mắt nhưng không thành công, ông học chữ Braille dành cho người mù rồi xin trở về Việt Nam vào năm 1959. Sau đó ông vận động chính phủ, các nhà mạnh thường quân, các bạn bè quen biết… để xây Trường Nam Sinh Mù đầu tiên tại Miền Nam và từ đó làm việc với tư cách là hiệu trưởng cho đến ngày mất nước. Mặc dầu bị mù, nhưng cũng giống như số phận của tất cả các quân nhân cán chính VNCH, ông vẫn bị đi tù cải tạo và qua đời tại Sài gòn năm 1983. Ngày Quân Lực 19 tháng 6 sắp đến, để ghi ơn những người đã đóng góp và hy sinh trong cuộc chiến vừa qua, chúng tôi phỏng vấn Tiến Sĩ Phan Văn Song, trưởng Nam của ông Phan Văn Sương, để tìm hiểu thêm về cuộc đời của người quân nhân đặc biệt này. Trong cuộc tâm đàm qua điện thoại với chúng tôi, ông Song có tâm sự rằng: “Mỗi khi nhớ về ba tôi, điều tôi nhớ nhất là lúc còn sống ông ấy luôn luôn nhắc nhở anh em chúng tôi: “Khi ĐƯỢC HƯỞNG TRÁCH NHIỆM, ta phải LÀM HẾT BỔN PHẬN”. Ðối với ông Sương, trách nhiệm không phải là một gánh nặng mà là một ân huệ, cho nên ta phải làm với tất cả tấm lòng”. Câu nói đó rất đáng để chúng ta suy ngẫm.




Phần I: Lịch sử Trường Nam Sinh Mù


Trước ngày 30 tháng Tư năm 1975, nếu bạn là dân Sài gòn, bạn đi từ Chợ An Ðông trên đường Nguyễn Duy Dương về hướng đường Minh Mạng, sẽ gặp đại lộ Trần Hoàng Quân. Ngay góc Ðại lộ Trần Hoàng Quân và Nguyễn Duy Dương, bạn sẽ gặp một trường học khang trang với bảng đề “Trường Nam Sinh Mù”. Huy hiệu Trường Nam Sinh là “Một ngọn lửa đã tỏa sáng trong một vòng tròn đen”. Huy hiệu tròn bao bọc bởi lá cờ vàng với ba sọc đỏ, và hàng chữ “Trường Nam Sinh Mù”.


Biểu tượng “Ánh sáng trong tăm tối”: Một trường học với một huy hiệu như vậy chứng tỏ vị chỉ huy có một suy nghĩ rất “sáng suốt”, và cũng rất quân đội. Huy hiệu ấy do Nữ sĩ Hoàng Hương Trang vẽ, Hoàng Hương Trang khá nổi tiếng vào những năm 1960, vừa là họa sĩ (tốt nghiệp Trường Mỹ Thuật Gia Ðịnh) vừa là một nhà thơ. Hoàng Hương Trang, tôi gọi là Dì Phương có họ với Mẹ tôi, cùng người gốc Huế.


Bước vào sân trường chúng ta sẽ gặp ngay một cột cờ rất quân đội và dãy lớp nằm sau một hành lang. Văn phòng Ông Hiệu trưởng nằm ở góc mặt. Ðẩy cửa phòng ông hiệu trưởng chúng ta sẽ gặp một sĩ quan, lúc nào cũng bận quân phục chỉnh tề, mang mắt kiếng đen, cổ áo đeo cấp bậc (từ đại úy năm 1960 đến trung tá năm 1975) trên ngực bên trái đầy những huy chương và bên ngực phải bảng tên “Sương”.


Trường Nam Sinh Mù trước đó thuộc một Chủng Viện Thiên Chúa Giáo La Mã, thuộc giòng Franciscain. Cơ sở được sử dụng một thời gian dài như một viện mồ côi do một vị cố đạo người Pháp cai quản. Khoảng năm 1959, vị tu sĩ ấy cảm thấy mỏi mệt, phải về Pháp nghỉ hưu trí, muốn giao cơ sở ấy lại cho người khác nhưng những tu sĩ Việt Nam không ai chịu đảm nhận.


Bộ Giáo Dục Việt Nam cũng không muốn nhận làm cơ sở giáo dục, một là vì không có một trường học nội trú, hai là không có chức năng giảng dạy trẻ em mù. Lúc đó Viện mồ côi này có hai chức năng: thứ nhất, tổ chức lo các trẻ em hoặc mồ côi, hoặc bụi đời do các cơ quan từ thiện gởi đến. Thứ hai, vì những trẻ mồ côi ấy có rất nhiều em bị mù. Các trẻ em mù ấy, một phần mồ côi, nhưng cũng có vài em thuộc diện bụi đời. Các em được sinh hoạt bằng cách học đan bàn chải, làm chổi, học nhạc… Các em sống nội trú trong trường, đan bàn chải, đan giỏ giúp Viện mồ côi có tiền và giúp các em có tí tiền túi tiêu vặt. Viện mồ côi có khách hàng đặt mối để các em sinh sống.


Năm 1959, Ðại Úy Phan Văn Sương vừa tốt nghiệp xong trường Trường Mù Quân Đội Pháp (École des Aveugles de guerre) ngụ tại số 9 rue Blanche, quận 9, Paris – Pháp. Sau khi tốt nghiệp, ông được đề nghị ở lại Paris để làm nghề giáo sư Mù cho các quân nhân Pháp đang bị thương ở mắt và bị mù (lúc ấy còn chiến tranh ở Algérie, nên quân đội Pháp vẫn còn có nhiều quân nhơn bị thương tật, nhứt là ở mắt).


Mặc dù được quân đội Pháp đài thọ chữa trị suốt ba năm qua, nhưng ông quyết định vẫn giữ mình là sĩ quan Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và xin về nước; và nước Pháp cũng thông cảm, không đòi ông ở lại phục vụ để trả nợ (với cá nhân tôi cũng vậy, tôi nhận học bổng của nước Pháp từ năm 1954, trung học, rồi từ năm 1961, học bổng đại học đến 1964).


Năm 1971, tôi làm giấy xin về Việt Nam nước Pháp cũng không bao giờ buộc tôi phải trả nợ là phục vụ tại nước Pháp một thời gian nào – lạ thật!) Về nước ông định vay mượn tiền để mở một Trung tâm Khiếm Thị cho các trẻ em mù. Ðang lúc bối rối, chạy đi tìm Mạnh Thường Quân, thì nghe được chuyện của Viện Mồ côi nằm ở Ngã Sáu với một số em khiếm thị đang cần người điều hành. Lúc đó viện mồ côi này cũ kỹ lắm nếu muốn sử dụng cần phải sửa chữa rất nhiều.


Khi cha mẹ tôi học và chữa bệnh tại Pháp, ông bà có quen được với Linh Mục Bạch Văn Lộc, một vị tu sĩ giòng Chúa Cứu Thế (Cha Bạch Văn Lộc có thời gian làm viện trưởng Viện Ðại học Minh Ðức). Ở Dòng Chúa Cứu Thế có một ông tu sĩ người Pháp tên là Père Olivier, ông nầy biết chuyện ông cố đạo cai quản Viện mồ côi với các em khiếm thị. Thế là mọi việc bắt đầu chạy. Ông cụ chạy lên Bộ Giáo Dục, ông cụ chạy gặp Tổng Thống Diệm. Ông cụ vận động thế nào mà ông vẫn ở KBC 4002, vẫn ở quân đội với cấp bậc đại úy. Và ông được biệt phái vào bộ Quốc Gia Giáo Dục. Với các bạn bè trong quân đội, chuyện nhờ cái nầy, vả cái kia, qua lại là chuyện thường tình, nhưng đối với ông, chỉ đi có một chiều, ông không giúp ai được cả, chỉ có ông đi xin thôi. Và ông chạy chọt xin xỏ, đây xin một bao cát, nọ cho một bao xi măng, chỗ kia trăm viên gạch, bạn nọ tí hồ, bạn kia tí sơn, Quân Khu cho mượn anh thợ mộc, Tiểu Khu cho mượn anh thợ nề. Có anh bạn chỉ huy Công Binh cho một vài bao xi măng, cát, sỏi, lại có anh bạn chỉ huy Công Xưởng Hải Quân cho mượn anh thợ nề, anh thợ mộc; anh xếp nhà Tù Chí Hòa phái các tù đi lao động tới làm cỏ nhà Trường, anh xếp nhà Lao Quân Đội cho mượn vài lao công quét sạch lại sân trường… thế là Trường xây được cây trụ cờ, làm lại cái cổng, sơn lại cái tường, sửa lại cái mái… nay tu, mai bổ, rồi đẹp ra, rồi sạch sẽ lại. Chẳng mấy chốc Viện Mồ côi với những bức tường loang lở, với những mái nhà ủ dột, nay đâm khang trang và có bề sang trọng nữa.


Trường ốc nay khang trang, sơn quét sạch sẽ, giường các em nằm ngủ ở nội trú là các giường cũ quân đội bỏ ở Trung Tâm Quán Tre, bàn các em ăn là những bàn ăn Trường Thủ Ðức dư dả bỏ đi, đến bộ kèn, bộ trống, dàn âm nhạc các em học cũng được xin các nhạc cụ cũ của Ban Quân nhạc… Cũ người mới ta… nhưng tân trang, chà bóng, sơn sạch lại. Trường làm xong, căn nhà Bộ Quốc Gia cho ông hiệu trưởng cũng được ông cụ xin tài trợ rồi cũng nhờ Quân Đội cho mượn người cất lấy. Tiền cho để cất một căn phố, ông cất được một Villa khá rộng rãi sang trọng, nằm quay mặt ra đường Nguyễn Duy Dương, lấy số 151, trước Trường Trung học Trí Tri. Khang trang đẹp đẽ đấy, nhưng nếu ai nhìn vào chi tiết, thí dụ như căn villa của gia đình ở, không có cửa sổ nào giống cửa sổ nào, vì những khung cửa sổ xin các đơn vị khác nhau nên kích thước không giống nhau.


Tôi biết rõ vấn đề nầy vì những hè năm ấy 1960, 1961, tôi đưa ông cụ đi gặp những bạn bè hay các vị trách nhiêm Bộ Giáo dục hay Quân đội để hoàn tất cái chương trình Trường Nam Sinh Mù. Từ nhân viên đến máy móc đều được ông Cụ đi vận động tuyển dụng. Ðặc biệt ông không có hồ sơ cầm tay; tất cả trong trí nhớ của ông. Một ít văn hóa phẩm và dụng cụ giáo dục do ông đem từ Pháp về, phần còn lại ông xin Hội Sư Tử chi nhánh ở Sài gòn (Lions Club International). Hội này hoàn toàn ủng hộ và giúp đỡ ông cụ.


Lions Club International chuyên giúp đỡ người khiếm thị do ông Melvin Jones sáng lập năm 1917, trụ sở chánh đặt ở Oak Brook, tiểu bang Illinois Huê Kỳ, chính họ đã ủng hộ bà Helen Keller làm được rất nhiều việc cho người mù trên khắp thế giới (cuốn phim Miracle in Alabama – 1962 – do đạo diễn Arthur Penn với nữ tài tử Ann Bancroft trong vai chánh nói về cuộc đời bà Keller). Lions Club đã sáng kiến ra cây gậy trắng – biểu tượng của người khiếm thị.


Bà Keller một người mù, điếc và câm đã học tiếng Pháp trong vòng 6 tháng để qua Việt Nam gặp ông Cụ. Hai người đã “nói chuyện” với nhau phân nửa bằng tiếng Pháp phân nửa bằng tiếng Anh bằng cách gõ chữ Braille trên lòng bàn tay với nhau. Tôi được chứng kiến cuộc gặp gỡ lịch sử ấy (tháng 10 năm 1961 – một tháng trước khi tôi qua Pháp du học).


Vào tháng 11 năm 1961, Trường được khánh thành bởi Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Ông Cụ được đặt dưới quyền Giám thị của hai bà Thanh Tra tiểu học là bà Tý và bà Mẹo. Bà Thanh Tra Tý là thân mẫu của anh Nguyễn Bá Nhẫn, người đã kéo tôi về làm việc với ông Nguyễn Tấn Ðời ở Tín Nghĩa Ngân Hàng vào năm 1972, và là anh hai bạn đồng môn của tôi ở trường Lycée Yersin, nay là giáo sư thạc sĩ (Professeur agrégé) Đại Học Dược Khoa Bordeaux Pháp, Nguyễn Bá Cang.


Trường Nam sinh Mù lúc đó đã có đủ các lớp tiểu học rồi, từ lớp vỡ lòng đến lớp Nhứt; có ban nhạc, có mọi lớp nhạc từ kèn đến trống, (tôi lúc ấy đi học trống với Anh Trường. Sau 1975 anh Trường có tổ chức một căn nhà để nuôi các em bụi đời kém may mắn. Anh Trường vừa mất cách đây mấy tháng. Cơ sở của Anh nay không biết ra sao?). Trường dĩ nhiên vẫn giữ lớp dạy đan bàn chải, làm chổi (vì có mối sẵn do Viện Mồ côi để lại); có thêm nhà in để in sách bằng chữ Braille. Tất cả mọi sách đều được chuyển sang chữ Braille để các em đọc. Chữ Braille do ông Louis Braille (1809 – 1852), là giáo sư âm nhạc chuyên dạy đàn Orgue (Ðại Phong cầm) nghĩ ra; Louis Braille bị bệnh trái rạ làm mù mắt lúc 3 tuổi, ông sáng tác ra một loại chữ viết với 6 chấm nổi, viết chữ, viết nhạc và là chữ viết cho cả thế giới của người khiếm thị.


Hội Sư Tử Việt Nam đỡ đầu Trường Nam Sinh Mù ngay từ đầu. Về sau khi tôi về lại Việt Nam sau thời gian du học tại Pháp, tôi vào hội viên Hội Sư Tử Miền Ðông năm 1971, năm ấy Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh là Governor của Khu Hội 311 (Việt Nam). Và ngày nay tôi vẫn là Hội viên Hội Sư Tử của Vùng Trung Tây nước Pháp, khu bộ 103 (103 CW).


Năm 1964, một nhóm giáo chức nữ được tuyển dụng và được huấn luyện để dạy trẻ em mù trong số đó có cô Liễu hiện đang sống tại Sydney. Trường Nữ Sinh Mù được thành lập từ lúc đó. Các giáo chức nữ được tổ chức USAID gởi qua Mỹ huấn luyện.


Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu sống còn để bảo vệ Tự Do và Nhân Sinh Quan sống của mình. Trường Nam Sinh Mù và chương trình giáo dục người khiếm thị là biểu tượng của Nhân Sinh Quan đó. Việt Nam Cộng Hoà trong lúc dầu sôi lửa bỏng đó, vẫn có những người quan tâm đến vận mệnh, tương lai của những thiểu số kém may mắn, vẫn có những chương trình, những suy nghĩ để đào tạo những người bị tật nguyền trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Một quan niệm, một cái nhìn đầy tình người, một nền chánh trị bằng con tim.


Ðây là chương trình của một chế độ: Nếu cha tôi Phan Văn Sương có công sáng lập Trường Nam Sinh Mù, cũng phải nhắc đến cái nhìn của một Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cho phép mở Trường Khiếm Thị, phải nhắc nhở đến bao người có trách nhiệm từ các quân nhân đảo chánh ông Diệm, đến ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tất cả đều chấp nhận cho ông cụ tôi vẫn ở lại trong Quân Ðội – vì, trong tình hình chiến tranh một quân nhân như ông cụ mình dễ dàng đi lại hoạt động – một Bộ Giáo Dục với bao lần thay đổi Tổng bộ trưởng, thay đổi nhân sự hành chánh, vẫn ủng hộ chương trình người Mù. Tôi quên mất, ai là vị đã nói câu nầy: “Người ta đo lường được chế độ văn minh của một quốc gia khi người ta nhìn thấy chế độ đối đãi đối với các người tàn tật”. Chương trình thành công của Trường Mù thời Việt Nam Cộng Hòa là biểu tượng của sự văn minh của Việt Nam Cộng Hòa.


Các bạn thử nghĩ cái mâu thuẫn của Việt Nam Cộng Hòa. Nhìn qua ông cụ tôi: Ông mù, ông phải là một Thương Phế Binh, giải ngũ ăn lương đại úy tàn tật. Không, ông chẳng những không giải ngũ, ông còn lên cấp bậc, lên chậm, dĩ nhiên, thiếu tá rồi trung tá, bạn bè nói riêng với tôi: “Trước khi ổng về hưu tụi tao chạy cho Ổng lên đại tá” – quan niệm theo Pháp “Colonel Plein” – chữ Plein trong tiếng Pháp có nghĩa là tròn, hoặc là đầy tiếng anh là full – chữ trung tá (Lieutenent – Colonel) nó còn lỏn chỏn. Tôi cũng tự hứa ngày ông ngũ tuần (60 tuổi) [quý vị đừng sửa tôi – tôi nói ngũ tuần là 60 tuổi vì (12 = một tuần X 5 = 60) - chứ ai nói lục tuần là 60 là sai đấy], tức là vào tháng 6 năm 1977 anh em chúng tôi sẽ làm một cái lễ để trả nợ Ông già. Ðáng tiếc tôi không làm tròn được ước nguyện đó. Vào thời điểm tháng 6 năm 1977 ba anh em trai chúng tôi đều nằm trong các trại tù Cộng Sản.


Ông cụ được biệt phái làm việc cho Bộ Quốc Gia Giáo dục, ăn tiền phụ cấp hiệu trưởng, có chiếc xe Jeep Station Wagon, màu xanh lá cây, kiểu Nha Thông Tin, cũ mèm, nhưng nhờ anh em Quân Cụ thương, đổi cái máy mới, tân trang máy móc lại: xác tuy cũ nhưng máy chạy ngon ơ. Ông được Bộ Tham Mưu cho một anh lính phục vụ. Rồi anh em Quân Vận biệt phái cho một tài xế riêng, rồi xăng mỗi tháng một thùng phuy (400 lít), rồi Quân Tiếp Vụ… Ông già tỉnh táo làm việc. Việt Nam Cộng Hòa có cái ẩu, cái thiếu, cái gì nó kỳ kỳ nói ra không được, nhưng nó có cái tình, cái tâm, cái coi dzậy mà không phải dzậy.


Tính ông cụ thuộc loại “phổi bò”, có nghĩa là thích làm những việc khó khăn, nhiều thử thách mà người khác không thích làm. Má tui thường nói với tụi tui, “ba tụi bây lúc nào cũng phổi bò, hổng ai làm ổng làm, rồi chỉ có tao khổ”. Nhưng khi bả nói vậy, bả nói giọng Nam, rồi bả liếc ổng một cách dễ thương. Tôi nhớ mãi hình ảnh ấy và thương hai ông bà cụ vô cùng. Bà già tôi chỉ xổ giọng Huế ra khi bả giảng moral với tụi tui, còn bình thường hay lúc thân thương thì nói bằng giọng Nam. Có lẽ vì vậy mà tôi ngán đàn bà có giọng Huế, mặc dù nhiều khi mình cũng bị mê hoặc bởi giọng nói của xứ này.


Ôi Việt Nam Cộng hòa, một thế giới đầy tình người, đầy con tim!


Các em khiếm thị lúc bấy giờ được huấn luyện để hành nghề téléphonistes (giữ Trung Tâm Điện Thoại), có vài em đã đậu tú tài. Có một em tên Khánh đã vào Ðại Học Luật Khoa, cha tôi lúc ấy rất hãnh diện về em Khánh, đi đâu ông cũng khoe. Mất nước, trường cũng tan. Ông Hiệu Trưởng Trung Tá Phan Văn Sương với quan niệm “Khi được giao trách nhiệm, ta phải làm hết bổn phận” như ông thường dạy tụi con, chờ đúng ngày 15 tháng 6, đi trình diện đi tù cải tạo. Và ông ở tù cải tạo trên một năm (Trại Long Thành).


Phần II: Tiểu sử Trung Tá Phan Văn Sương


Gia đình tôi gốc gác ở Huế. Ông Phan Văn Sướng (tên thiệt, với dấu sắc) sanh quán ở làng Mậu Tài, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. (Trong bài hò ru con: “Con ơi, con thét* cho mùi, để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu. Mua vôi chợ Quán chợ Cầu. Mua cau Nam Phổ, mua Trầu Chợ Dinh”… và câu kết là – ‘Triều Châu bán nón, Mậu Tài bán kim’ – * thét là ngủ, Mậu Tài nghĩa là gì tôi tìm không ra, nhưng vì nghề của người làng là “làm kim” – may quần áo – và ở Sài Gòn mình, khu Chợ Lớn, sau Nhà Dây Thép Chợ lớn, có khu Chợ Thiết, có các nghệ sĩ làm nghề sắt và nghề thiết kẽm. Người dân ở đây ngày xưa gọi họ là dân mậu tài. Vậy thì mậu tài có thể là do tiếng “tiều châu ???” nói về dân làm nghề thiết kẽm sắt không? – ai biết chỉ giáo dùm, xin tạ ơn. Thời Bắc thuộc cũng có chức quan cho người bản xứ Việt là quan hiếu liêm và quan mậu tài). Còn Mậu tài theo nghĩa của phe ta, là mậu lúi, là hổng có tiền. Vì vậy mà tôi lúc nào cũng “mậu tài”.


Ông nội tôi làm quan Nam triều, quan võ, phó lãnh binh, cụ Lãnh Phan Văn Tiêu. Ông Phan Văn Sướng sanh năm 1917, thoạt đầu học ở trường Lasan Pellerin, sau đó học ở Trường Phú Xuân đến bằng Thành Chung. Thuở nhỏ chơi thể thao hay, đá banh giỏi nên vào năm 1940, lúc 23 tuổi, được tuyển vào Sàigòn đá cho Hội Ngôi Sao Gia định, cùng thời với trung phong Phan Văn Mỹ và tả vệ Waico. Ông cũng đá tả vệ. Mà Waico quá nổi tiếng, nên ông không được vào hội tuyển Nam kỳ. Nhờ đá banh hay mà ông được nhận làm việc cho Công ty thương xá Charner (nằm cạnh bùng binh trước tòa Đô chánh Sài gòn ngày xưa). Cuối năm 1941, ông trở về Huế cưới vợ. Mẹ tôi là em gái của một người bạn thân của ổng, cùng học trường Phú Xuân cùng chơi thể thao và đá banh chung trong đội tuyển Huế, con của Cụ Nghè Khải, nhà ở đường Hàng Bè. Hai vợ chồng trở laị Sài gòn và tôi ra đời vào cuối năm 1942 tại Tân Định Ông là Đảng viên Đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng, được Đảng chỉ đạo mượn cơ hội ông vào Nam để lập cơ sở thành ở Sài gòn, làm đầu cầu ủng hộ các chiến khu Đại Việt trong Nam, thoạt đầu chống Nhựt, khi Pháp trở lại năm 1946 chống Pháp, về sau chống Việt Minh ( các chiến khu An Điền, An Thành, Tân Trụ,… ). Cơ sở, tên gọi là chi bộ Tùng Linh, toàn người gốc Huế, do bí danh hai người lãnh đạo tạo thành (Tùng tự Phương là đồng chí Trần Thưởng, giáo sư Pháp văn, mất năm 1963 vì bị chế độ Ngô Đình Diệm sát hại, là người đã hướng dẫn phái đoàn ping-pong Mai Văn Hòa đi dự thi đấu bóng bàn tại Paris, giải Vô địch Paris 1950. Mai Văn Hòa giựt cúp Paris bóng bàn năm ấy. Linh là bí danh ông cụ mình). Cơ sở đặt trong một dãy ba căn phố nằm ở cuối một con hẻm, sau đình Thành Công (hát bộ) dựa vào con Rạch Thị Nghè, xóm Vạn Chài, số 148/8 đường Paul Bert. Khu ấy nằm cạnh Chợ Tân Định, trên con đường Paul Bert, tức là Trần Quang Khải thời Việt Nam Cộng Hòa mình.


Năm 1949, Pháp trả Độc lập lại cho Việt Nam với Hiệp ước Elysée ngày 9/3/1949. Đại Việt Quốc Dân Đảng với các ông Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Văn Kiểu, Phan Huy Quát vì đã có mặt tại Hong Kong năm 1948 để mời ông Bảo Đại về Việt Nam thành lập Quốc Gia Việt Nam và làm Quốc Trưởng, nên nay, chánh thức xuất hiện và tham chánh với năm người vào Chánh phủ đầu tiên của Quốc Gia Việt Nam do Quốc trưởng Bảo Đại vừa là Quốc trưởng vừa là Thủ tướng, đó là các ông Lê Thăng, Phan Huy Quát, Nguyễn Hữu Trí,… và đặc biệt Nguyễn Tôn Hoàn – người Miền Nam có mặt ngay từ thuở thành lập Đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng, năm 1939, cạnh Đảng trưởng Trương Tử Anh – giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thanh Niên.


Đại Việt Quốc Dân Đảng lúc bấy giờ đặt trọng tâm vào tổ chức Thanh Niên nên lập một Trường Thanh Niên ở Nha Trang. Và đặc biệt là tổ chức Thanh niên Bảo quốc đoàn do ông Đỗ Văn Năng làm thủ lãnh. Ông cụ mình lãnh trách nhiệm làm Thanh tra của Bộ Thanh niên. Thời ấy là thời huy hoàng của Đảng bộ Miền Nam. Trụ sở, anh em gọi là Chùa, là Rạp Chiếu bóng (Cinéma) Tân Định, của ông Đội Có cho mượn, nằm trên đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng sau nầy). Có nhiều anh em đồng chí sanh hoạt và sống luôn ở đấy, như vợ chồng chú Dương Quang Tiếp, và các chú còn độc thân như Đỗ Kiến Nhiễu, Nguyễn Ngọc Huy, Phan Quang Phúc… Chú thím Hoài Sơn Ung Ngọc Nghĩa thì ở trong một đường hẻm gần ngã Tư Phú nhuận, trong một xóm người Huế, toàn thợ dệt, cạnh nhà Bác Nguyễn Thiện Hạp, người bạn thân của ông cụ đã cùng nhau xuôi Nam cầu thực.


Cuối năm 50 hay đầu năm 51, tôi không nhớ rõ, Bác Hai Năng (Đỗ Văn Năng, thủ lãnh Bảo Quốc Đoàn) bị Việt Cộng sát hại trên góc đường d’Arfeuille (tên Việt Nam sau nầy có lẽ là Nguyễn Đình Chiểu) với đường Mayer – Hiền Vương, trên đường đến Bộ Thanh Niên (Bộ Thanh Niên nằm trên đường Mayer).


Vài tháng sau, tại Cai Lậy trong một cuộc duyệt binh, một cảm tử quân, với quân phục Bảo Quốc Đoàn, ôm lựu đạn tự sát cho nổ trước phái đoàn, giết Tướng Chanson – Tham mưu trưởng quân đội viễn chinh Pháp và Thủ Hiến Thái Lập Thành – về sau biết được là do quân của tướng Nguyễn Thành Phương thuộc lực lượng Cao Đài chủ mưu. Bảo Quốc Đoàn vì vậy phải bị giải tán, các lãnh đạo phải rút vào bí mật. Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn phải từ chức, nhưng nhờ quốc Trưởng can thiệp, gia đình phải tạm sống bằng cách mở một tiệm bán gạo ở trên đường Galiéni – Trần Hưng Đạo, sanh sống qua ngày.


Ông Phan Văn Sướng, vì sanh hoạt trong Nam, nên anh em thường gọi là Anh Ba Xướng. Anh Ba Xướng đang bị mật vụ Pháp lùng bắt vì là cán bộ chỉ huy Bảo Quốc Đoàn. Sẵn có chiến dịch Quốc gia Việt Nam kêu gọi nhập ngũ, Đảng ra lệnh các đảng viên nhập ngũ, ông cụ nhập ngũ khóa 5, năm 1951, trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (khóa Hoàng Diệu – thủ khoa là chú Sáu Dương Hiếu Nghĩa) cùng với rất nhiều đồng chí như các chú Tư Nguyễn Văn Hữu, chú Bảy Hồ Văn Phàng, Nguyễn Văn Tồn… Và ông cũng đổi tên, nay là Phan Văn Sương (bỏ dấu sắc) để tránh mật vụ Pháp, khi ra trường tốt nghiệp sĩ quan ông cũng tránh Miền Nam nên xin phục vụ ở vùng sơn cước. Về sau ông bị thương nặng, mù mắt, anh em lại gọi ông là “Sương mù”. Âu cũng là cái điềm vì đổi tên không làm chè xôi cúng ông bà!


Tôi xin thuật lại trận đánh đã làm mù đôi mắt của cha tôi.


Ngày giáp Tết năm Ất Mùi (1955), tại Rạch Cái, Đồng Tháp Mười (cạnh Hồng Ngự). Trung Đoàn 40 đã vây được quân của quân đội Hòa Hảo do Tướng Ba Cụt cầm đầu. Tiểu Đoàn 1 do Đại Úy Phan Văn Sương chỉ huy đi mở đường, gặp một bãi mìn trước một cái cầu. Trời đã về chiều, phải dọn bãi để đóng quân. Bãi mìn trước mặt là một nguy hiểm và là một mối lo. Trung Đoàn 40 là một Ttung đoàn rất kém tài, vì rất ô hợp và thiếu kinh nghiệm tác chiến: Trung Đoàn Khinh Quân 40 và 41 được tạo thành bởi hai Tiểu Đoàn Ngự Lâm Quân của Quốc Trưởng Bảo Đại đầu hàng vị Tổng Thống mới Ngô Đình Diệm sát nhập chung với hai Tiểu đoàn Sơn cước (các đơn vị Thượng vẫn còn dùng các khẩu lệnh bằng tiếng Pháp) vừa về nhập với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Trung đoàn trưởng Trung Đoàn 40 là Thiếu tá Giá, một Thiếu tá Ngự Lâm Quân. Đại úy Sương, gốc Sơn cước chỉ huy Tiểu đoàn 1/40. Gốc Sơn cước! Phải những dân tộc Rha đê hay Gia Rai, thiện chiến ở rừng, đi rừng rất giỏi, nhìn một vết trên lá biết là do súc vật hay người để lại, hoàn toàn bối rối khi phải lội ruộng ở Đồng Tháp Mười. Còn các binh sĩ Ngự Lâm Quân to con, lớn xác, đẹp người, lập giàn chào rất đẹp, đi ordre serré rất nhuyễn, hoàn toàn vô dụng khi phải đụng trận, nằm phục kích hay dọn bãi mìn. Nhóm lính công binh gỡ mìn và những binh sĩ có tí tài tác chiến nay đã, hoặc bị thương, hoặc bị sốt rét (các binh sĩ Thượng không bị rét rừng do vắt cắn, nay lại bị ngã nước vì muỗi ở đồng bằng).


Tổng Thống Diệm, vì nghi kỵ nhóm Bảo hoàng hay nhóm người Thượng vì cho rằng thân Pháp (vì các quân lệnh thường được sử dụng bằng tiếng Pháp), nên đưa các sĩ quan binh sĩ và đơn vị Hoàng triều cương thổ và Sơn cước về Đồng Tháp Mười tham dự Chiến dịch Nguyễn Huệ để đem hổ ra khỏi rừng, cắt vuốt con cọp. Vì sợ phản loạn, ông đem lính rừng về hành quân ở đồng bằng! Chỉ vì nghi kỵ, ông Tổng thống thí quân, bất kể kết quả.


Ông Cụ nóng lòng, bèn gọi tất cả sĩ quan, vì các sĩ quan biết thế nào là xoi mìn, dùng lưỡi lê hoặc dao găm xoi mìn và dọn đường. Bỗng một Thiếu úy, đưa cho ông một tạc đạn nội hóa: “Đại úy xem thử”. Ông không quay người lại, chỉ đưa tay trái ra phía sau để nhận quả lựu đạn trên tay người đồng đội. Ông cụ la lên khi vừa cầm quả tạc đạn trong tay “Chết cha rồi!” và ông nhấn sâu bàn tay ấy xuống bùn. Lựu đạn nổ, giết anh thiếu úy trẻ, Đại Úy Sương rách nát bàn tay trái (vì ông thuận tay trái), gãy hàm, mù mắt, bể bụng… nhờ thân thể ông che chở nên hai đồng đội phía mặt của ông không bị gì cả. Nói tóm lại, ông lãnh cả, chỉ vì anh thiếu úy đứng cùng phía trái với ông nên cũng lãnh đủ. Hai thầy trò, bật ngửa, anh thiếu úy vì bị thương ở hạ bộ, chết ngay, ông cụ nhờ quỳ gối nên bị thương phần trên. Đại Úy Bác Sĩ Thanh – năm 1975 là thiếu tướng Quân Y, giám đốc bệnh viện Cộng Hòa – săn sóc nhanh và nói cùng với bạn bè:


“Mình ráng lo cho Anh Ba sạch sẽ để đem xác ảnh đàng hoàng về cho chị Ba”


Chị Ba là mẹ tôi. Ông cụ vì cảm thấy tiểu đoàn mình kém nên đã kéo các bạn bè và đồng chí mà ông nghĩ đủ tài đủ nghệ để về tiếp sức cho tiểu đoàn của ông. Chú Vương Từ Mỹ, nay ở San José, lúc ấy là một đại đội trưởng của ông Cụ. Đại Úy Bác Sĩ Thanh một đồng chí, vì thế cũng có mặt. Đó cũng là cái may mắn.


Lúc bấy giờ Thiếu Tá Huỳnh Văn Tồn, cũng là một đồng chí, là tỉnh trưởng tỉnh Châu Đốc. Nên bằng mọi giá, anh em đồng chí quyết đưa ông về Châu Đốc.


Vào thời điểm ấy, năm 1955, làm gì có trực thăng tải thương, ruộng nước mênh mông chung quanh Đồng Tháp Mười nên ba anh lính được lịnh đem ông về hậu cứ. Họ tải ông bằng xuồng. Nhờ xuồng nên ông không bị xốc. Tới Bệnh Viện Châu Đốc ông mê man, phải đưa về Sài gòn. Giờ chót, vì ông sắp chết nên người ta đưa ông lên xe chở xác, một cái Dodge 6. Còn xe Hồng Thập Tự dành cho thương binh nhẹ về phép. Xui quá! Xe Hồng Thập Tự bị một phát SKZ thổi bay xuống ruộng chết cả. Ông cụ nhờ đi với các xác chết nên được đưa về Nhà Xác Bệnh Viện Cộng Hòa. Đó là cái may thứ hai.


Tối mùng 2 Tết Năm Ất Mùi, ông cụ bị vôi rãi lên người để khử trùng đốt nóng quá làm cho ông thức dậy, vừa chưởi thề vừa la ó om sòm. Anh Hiếu cận vệ, tội nghiệp anh Hiếu vì quá thương ông cụ nên đi theo canh ông để ông không ở một mình, chết một mình, tủi thân. Anh Hiếu nghe được báo động nhà thương và ông cụ nhờ vậy thoát chết và nhập Viện. Thế là ông sống lại! Theo cách tính của Việt Nam, ông già đã chết hai năm: Chết ngày 29 tháng Chạp nên kể một năm. Qua mồng hai năm sau, kể thêm một năm nữa.


Ông nhập viện Cộng Hòa chữa bệnh. Các vết thương lần lần lành hẳn. Chỉ bị mù, và mất ba ngón tay ở bàn tay trái thôi.


Và một ngày đẹp trời cuối năm 1955, ông xuất viện. Ông vẫn đinh ninh con mắt bên phải của ông còn sống và chữa được. Ông đi gặp tất cả các vị chỉ huy theo hệ thống quân giai, cuối cùng lên đến Đại Tướng Lê Văn Tỵ. Ông cũng xin gặp Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Với tất cả, ông xin đi Pháp chữa bệnh. Vì tin rằng con mắt phải chỉ bị hư giác mạc thôi, nên mẹ tôi mới làm đơn tình nguyện xin cùng đi và xin hiến một con mắt của bà cho chồng. Và hai ông bà xin đi Pháp. Ông cũng viết thư cho quân đội Pháp xin vào chữa bệnh ở Quân Y Viện Pháp. Không biết ông nói thế nào mà Pháp chấp thuận. Pháp chỉ yêu cầu ông làm sao đến Paris là Pháp cho nhập viện Quân Y Val de Grâce – Paris ngay.

Hôm sau, ông xin gặp Đại Tướng Lê Văn Tỵ. Đưa bức thư trả lời của Quân Y Viện Val de Grâce – tương đương với Tổng Y Viện Cộng Hòa. Ông nói với Đại Tướng Tỵ:

- Đại tướng. Em đến chào đại tướng. Em đi Pháp chữa bệnh.


- ĐM, mầy ngon dzậy, tiền đâu mầy đi?


- Dễ mà đại tướng. Em bận bộ đồ số 1 (tức bộ đại lễ, mang médailles pendantes, mề đay nguyên cả cái lòng thòng ở ngực) dẫn vợ và bốn con đứng giữa đường Catinat, xin ông đi qua bà đi lại là đủ tiền máy bay cho hai vợ chồng tụi em đi.


- Đừng giỡn mầy. ĐM, mầy dám làm lắm! Tao bắn mầy bây giờ. Về đi, để tao démerde lo cho mầy đi. Mà tao cũng không giải ngũ mầy. Mầy đi với grade đại úy và lương bổng đàng hoàng. Chứ ở bển, giãi ngũ lấy gì sống.


Thế là Đại Tướng Tỵ giữ Đại Úy Sương ở quân ngũ và cho phép đi chữa bệnh ở Pháp với cấp bậc đại úy và lương bổng đàng hoàng. Đó là cái may mắn nữa!


Chữa bệnh và học ngành mù


Năm 1956 đến Paris, nhập Viện Quân Y Viện Val de Grâce. Ở đấy ông được săn sóc như một sĩ quan thương binh Pháp. Mẹ tôi được Hội các mẹ nuôi thương binh Pháp tìm cho được một nhà trọ gần nhà thương. Ông bà lúc ấy chưa đầy 40 tuổi. Ông 39 tuổi, bà 38. Nhờ sắc diện Á Đông, bà trông như còn trẻ nên được các bà mẹ nuôi rất thương. Họ gởi bà đi học nghề thư ký và tốc ký, nhưng học lực bà chỉ ở tiểu học, nên bà học rất khó khăn và không tốt nghiệp được. May nhờ hồi nhỏ học trường Sainte Enfant là một trường bà phước ở Huế nên bà cũng ba-xí ba-tú tiếng Pháp, nhờ vậy mà bà giao thiệp được với những người bạn mới.


Sau một thời gian săn sóc, họ cho ông biết chắc chắn là ông mù hẳn, vô phương cứu chữa. Nhưng mù không phải là hết.


Họ khuyên ông đừng tuyệt vọng và chuyển ông sang Trường Mù của quân đội (École des Aveugles de Guerre) nằm ở Rue Blanche – nếu ai biết Paris, Rue Blanche nằm ngay khu Pigalle, là khu ăn chơi, với những hí viện nỗi tiếng như Moulin Rouge, chuyên vũ french can-can. Ông được huấn luyện thành một giáo sư ngành mù. Nhờ quyết tâm, ông ráng học. Và chẳng mấy chốc, ông trở thành một giáo sư ngành mù khá lão luyện. Trường mù và Hội người mù Pháp thương ông đến nỗi đài thọ cho ông được đi dự các Hội nghị chuyên ngành. Dĩ nhiên ông đại diện cho Việt nam. Nhờ vậy ông đi dự nhiều hội nghị, hội thảo. Bà vừa dắt ông đi, vừa đi du lịch: Nào là Bruxelles (Vương quốc Bỉ), nào là Stuggart (Tây Đức) nào là Genève (Thụy sĩ), và Roma (Ý). Nhân ở đây, ông bà xin gặp Đức Giáo Hoàng Jean XXIII. Trong thời gian ở Pháp, ông xin phép ông cụ của ông là Phó Lãnh binh Phan Văn Tiêu cho ông vào Thiên Chúa Giáo La Mã. Thuở nhỏ, ông được cha cho đi học trường Lasan Pellerin ở Huế. Học lực tuy chỉ ngang đến bằng Thành Chung nhưng ông cũng biết kinh kệ và đạo lý Thiên Chúa Giáo La mã. Khi bị thương gần chết, ông cầu nguyện rất nhiều, vì chỉ thuộc kinh Thiên Chúa, nên ông cầu Chúa. Nay ông sống lại và lập lại cuộc sống mới nên ông xin cha ông cho ông vào Đạo Thiên Chúa (ông là con trai trưởng và như vậy, không thể thờ phượng ông bà theo văn hóa truyền thống Việt Nam). Cụ Phó Lãnh chấp nhận và ông bà làm lễ rửa tội tại Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris), năm 1957. Ông có đỡ đầu (Parrain – Godfather) là một trung tướng thương binh Đệ Nhị Thế Chiến, phía Việt Nam có Thiếu Tá Trần Văn Trung, lúc bấy giờ là tùy viên quân sự Việt Nam Cộng hòa tại Paris (nay là cựu Trung Tướng Trần Văn Trung, hiện ngụ tại Paris – khi gặp tôi trung tướng vẫn nhắc đến ông cụ). Có lẽ nhờ được giới Thương Phế Binh và cựu chiến binh Pháp đỡ đầu, có lẽ nhờ những sự quen biết ở các hội nghị quốc tế, nên khi thành lập Trường Nam Sinh Mù ở Sài Gòn, ông đã được nhiều sự giúp đỡ quốc tế. Năm 1970, ông được mời tham dự một Hội Nghị quốc tế ở Genève và nhân đó, ông qua Toulouse (Pháp) thăm vợ chồng chúng tôi.


Những năm tháng cuối cùng


Cha tôi, cấp bậc cuối cùng khi mất nước là trung tá. Trung Tá Phan Văn Sương ngày 15 tháng 6 năm 1975, đi trình diện cải tạo đã xác nhận với cán bộ Cộng Sản ông là sĩ quan hiện dịch cấp tá. Nhưng khi họ đuổi ông về vì bảo ông Mù là Phế Binh thì ông trả lời: “Tôi là sĩ quan Hiện dịch và còn tại ngũ”. Khi cán bộ bực mình nói với ông “Ông tại ngũ là cái quái gì, ở đây chỉ nhận các thủ trưởng”, thì ông trả lời: “Tôi là thủ trưởng, tôi thủ trưởng Trường Mù” Thế là ông đi tù cải tạo theo diện sĩ quan cấp Tá thủ trưởng, chứ không cải tạo tại chỗ như một giáo chức.


Những việc trên do em tôi Phan Văn Diệu khi dắt ông đi, về kể lại. Diệu, Thiếu úy Cảnh Sát Công Lộ, cũng đi trình diện cải tạo và đi tù ba năm. Trung Úy Phan Văn Toàn trung đội trưởng trung đội Quân Vận, em kế tôi, đã là tù binh trước ngày 30/4, và chết tại Sài gòn sau 9 năm tù cải tạo.


Ba tôi bị giam ở Long Thành. Sau này, các bạn gặp ông, kể chuyện lại với tôi là khi ở Long Thành, thường gặp ông cõng hoặc dắt ông Đại tá Thành cụt một giò đi vệ sinh. Hình ảnh Anh Mù cõng Anh Què được Anh em Quân Cán Chánh học tập ở Long Thành về kể lại. Đó là những hình ảnh thật cảm động và khó quên.


Tôi làm sao quên được ông cụ “phổi bò”, ba của chúng tôi. “Phổi bò” đó là định nghĩa của mẹ tôi nói về cha tôi. Nói tới đây nhớ mẹ tôi, bà mất cũng vào tháng mười hai, cùng tháng mất của ông chồng mình, vào năm 1990, cũng tại Sài Gòn “Ba tụi bây lúc nào cũng phổi bò, để rồi tao khổ!”.


Bà già thốt ra câu nầy lần cuối cùng, sau khi cả nhà họp lại “tổ chức” cho ông và Diệu khăn gói lên đường “trình diện học tập” – đây cách chơi chữ của Cộng Sản để gom quân nhơn phe địch tình nguyện trình diện đi tù cải tạo-. Toàn em kế tôi không có mặt, vì đã là tù binh rồi. Sau một hồi thảo luận, ông già quyết định đi cải tạo, như những anh em khác. Ông từ chối đi cải tạo tại chỗ.


Trung Tá Phan Văn Sương mất ngày 15 tháng 12 năm 1983 tại Sài Gòn. Các em tôi đã mạnh dạn tiễn cha chúng tôi với nút đỏ Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân chương của Việt Nam Cộng Hòa trên cổ áo veste.


Câu ông dạy chúng tôi, chúng tôi cũng chuyển đến các cháu:


“Khi ta được hưởng trách nhiệm, chúng ta phải làm tròn bổn phận”.


Làm tròn bổn phận, làm hết trách nhiệm. Thắng hay bại không cần, trong mọi tình huống. Ông Phan Văn Sương hai lần trong đời được nhận lãnh trách nhiệm. Khi làm tiểu đoàn trưởng, cũng như khi làm hiệu trưởng Trường Mù, ông luôn luôn làm tròn bổn phận của mình, để trả ơn cho đất nước đã cho mình làm người trách nhiệm.


Người Việt còn là nước Việt còn

Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-08-30

Thu luôn là đề tài xúc cảm bất tận cho tao nhân mặc khách, là nguồn thi hứng dạt dào khi thi nhân chiêm ngưỡng “mùa thu mây tím lá vàng”.
RFA PHOTO
Tháp rùa, hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh chụp tháng 7 năm 2011.

Nỗi buồn của một thế hệ

Và đặc biệt,  mùa Thu năm nay cũng không tránh khỏi làm xao xuyến lòng người yêu nước. Có lẽ đó là lý do khiến nhà thơ Trường Nhân “xúc cảnh sinh tình” rằng:
Tháng Tám mùa thu Hà Nội
Tầm tã mưa rơi
Một phía biểu tình, một phía vui chơi
Ôi Hà Nội trăm chiều lá đổ.

Blogger Mẹ Nấm cũng bồi hồi rằng “mùa thu Hà Nội thường đọng lại trong tôi rất nhiều ký ức đẹp, nhưng có lẽ hôm nay ký ức đó không những đẹp mà còn buồn”.
Blogger Đoan Trang cũng mang một nỗi buồn sâu đậm khi “Trời vào Thu, VN buồn lắm em ơi” dưới ánh nắng vàng vọt của những ngày đầu Thu mà sao thấy lòng trống vắng. Theo blogger Đoan Trang thì hai năm trước, vào những ngày này, cũng vậy, khi nắng chói chang, mây trời xanh ngăn ngắt, tác giả chỉ thấy mệt mỏi và trống rỗng tận cùng. Lúc ấy, tác giả mới thực hiểu tâm trạng của người viết câu thơ: “Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”.
Và, blogger Đoan Trang tâm sự tiếp, “Chưa bao giờ tôi cảm nhận điều ấy rõ như thế: Thành phố quê hương tôi, bây giờ không còn là của tôi nữa”. Tại sao như vậy ? Tác giả giải thích:
000_Hkg5049235-250.jpg
Công an tiến đến sát một người biểu tình khi họ hô vang khẩu hiệu chống TQ. AFP
 
"Thành phố quê hương tôi, nơi mà tôi thuộc từng mảnh tường cũ gạch tróc vữa bong, từng góc phố lộn xộn hàng quán, từng khung cửa sổ thời Pháp, từng mảng bóng cây xà cừ xanh sẫm mỗi mùa đông để rồi sang xuân bừng sáng trở lại… Thành phố mà tôi và những bạn bè “Tây An Nam” của tôi gắn bó và nâng niu đến mức không muốn tàn hại dù chỉ một chiếc lá, một viên gạch lát đường, vì chúng tôi luôn cảm nhận Hà Nội và Việt Nam giống như một cơ thể đã quá mong manh lại còn đang bị băm nát thêm.
Tình cảm ấy có lẽ khó được gọi là niềm ái quốc, mà chúng tôi chỉ dám coi đó là sự gắn bó thôi. Chúng tôi đã quen thuộc với vẻ đẹp, sự đáng yêu, trong trẻo, và cả những cái chật chội, nhếch nhác của quê hương. Càng nhìn, càng chứng kiến, càng trải nghiệm, chỉ càng thấy thương hơn…
Thành phố ấy, bây giờ không còn là của tôi nữa. Nó giống như là cõi riêng của những kẻ vô học tay đeo băng đỏ, miệng chỉ chực phồng lên thổi còi “quen quét”; của những nhân viên an ninh, công an, đồng phục và thường phục, ngút ngàn tự tin; của những nhân vật mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy, mặt trơ trán bóng, bụng tích dần lớp mỡ dày …
Trong cái cõi ấy, họ có toàn quyền làm điều gì họ thích. Họ có thể bỏ vài chục tấm biển “cấm tụ tập đông người” vào trong thùng xe, lượn phố, rồi thích thì thả biển xuống vườn hoa, công viên, hồ nước, chân tượng đài Lý Thái Tổ. Họ có thể thộp ngực, xốc nách, xách tay những thanh niên không tấc sắt lên xe buýt, “hốt về bót”, mà miệng vẫn leo lẻo: “Đây là chúng tôi mời, không phải bắt”. ..Thành phố ấy, bây giờ không còn là của chúng tôi nữa."
Tháng Tám mùa thu – ngày thật buồn! Các vị sẽ phải chịu trách nhiệm về nỗi buồn của cả một thế hệ!
GS Phạm Toàn
Qua bài “Mùa Thu, không đề” được Hoàngquang’s blog và nhiều mạng nhật ký khác phố biến, GS Phạm Toàn kêu gọi mạnh mẽ rằng:
"Hỡi những người cầm quyền, hãy hình dung Mẹ Nấm và lớp trẻ đó khi họ vẫn còn nhớ tới Tháng tám mùa thu, và xin hãy đừng để hồn thơ của họ phải kết thúc các bài họ viết như thế này.
Tháng Tám mùa thu – ngày thật buồn! Các vị sẽ phải chịu trách nhiệm về nỗi buồn của cả một thế hệ!"

Nếu không lấy dân làm gốc...

Qua blog của mình cũng như được nhiều mạng nhật ký khác phổ biến, nhà báo Huy Đức đề cập tới vấn đề “độc Tài”, nhận xét rằng người dân Việt xuống đường biểu tình phản đối TQ xâm lược là họ còn hy vọng ở nhà cầm quyền VN, do đó giới cầm quyền đừng để “sự phẫn uất khiến họ quay lưng”. Tác giả phân tích:
000_Hkg5218915-250.jpg
Từ trái sang: Các ông Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Khải, Nguyên Ngọc cùng xuống đường biểu tình chống TQ hôm 14/8/2011. AFP
 
"Chính quyền độc tài nào cũng cần sự trung thành của quân đội và an ninh. Nhưng, ngay cả chính quyền độc tài thì cũng cần dân. Đừng quá sợ hãi các “thế lực thù địch” mà sợ luôn cả nhân dân. Ngay cả các vụ án chính trị thì chính trị cũng phải đứng trên an ninh chứ không phải là ngược lại. Đừng nghĩ lấy lại được vài lô đất của nhà thờ là thành công.
Điều Chính quyền cần là giáo dân, là sự đoàn kết quốc gia, chứ không phải là vài thầy tu dễ bảo. Cơ quan điều tra thì có quyền bắt người, nhưng phải để cho Viện kiểm sát cân nhắc trước khi phê chuẩn và hãy để luật sư làm tròn bổn phận. Ngay cả bị cáo là Cù Huy Hà Vũ thì cũng phải để cho Tòa án độc lập, nếu tòa thấy vô tội thì phải để tòa trả tự do.
Tuyên giáo cũng phải cân nhắc chính trị trước các yêu cầu của cơ quan công an. Đừng vì áp lực mà để cho các công cụ truyền thông nhà nước trở nên lố bịch. Chính quyền có hơn 700 tờ báo, có VTV, nhưng người dân cũng có internet. Không giống Bắc Triều Tiên, Việt Nam hiện có hơn 30 triệu người có thể tiếp cận với những tiếng nói đa chiều. Đảng chỉ có thể gặt hái được lợi ích chính trị khi công lý chiến thắng chứ không phải cứ nhất định là cơ quan điều tra chiến thắng."
Qua Blog Hoàngquang, tác giả Nguyễn Quang Nhàn khẳng định rằng nhân dân không bao giờ là kẻ bán nước, phản bội tổ quốc. Và tác giả nêu lên nghi vấn rằng nếu nhà nước đàn áp nhân dân, không đứng về phía người dân thì đứng ở phía nào ? Qua bài “Ta yêu quê ta thì đâu có bao giờ mất !”, tác giả nhận xét:
Đảng chỉ có thể gặt hái được lợi ích chính trị khi công lý chiến thắng chứ không phải cứ nhất định là cơ quan điều tra chiến thắng.
Nhà báo Huy Đức
"Khi nhân dân, thanh niên, trí thức có biểu hiện lòng yêu nước, có trách nhiệm với đất nước, xuống đường đòi chủ quyền – ”Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, chỉ mới đi trên lề chưa dám bước chân xuống đường biểu tình nhưng lại bị chính những kẻ nhân danh “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” vây bắt, thẳng chân đạp vào mặt cùng với muôn vàn thủ đoạn…ngăn cấm lòng yêu nước của nhân dân. Dân là chủ, “đồng bào” là “đồng bào” của mình, yêu nước là yêu nước mình sao lại bị bắt? Yêu nước là một tình cảm tự nhiên sao phải xin phép “được yêu” ? Tổ quốc, đất nước VN là của đồng bào Việt Nam vì sao chỉ có đảng độc quyền yêu nước ? Họ có phải là “đồng bào” Việt Nam? – Nhân dân không bao giờ là kẻ bán nước, phản bội tổ quốc.
Khi kẻ độc quyền yêu nước chống lại nhân dân tỏ lòng yêu nước, lên tiếng nói bảo vệ đất nước chống kẻ thù cướp nước thì bộ mặt của kẻ độc quyền nhân danh yêu nước đã không còn ; nhà nước và bộ máy đàn áp đã không đứng cùng một phía với nhân dân mà lại đàn áp cả nhân dân thì nhà nước ấy đã đứng với ai? Là của ai? Không có nhân dân sẽ không có đất nước; không có “đồng bào Việt Nam sẽ không có Tổ Quốc Việt Nam."

... thì hãy nhìn sang Libya

Khi giải thích “Biểu tình có lợi ích gì không ?”, blogger Nguyễn Hưng Quốc lưu ý rằng thường chỉ có nhà cầm quyền là bạo động ở các quốc gia độc tài và nửa độc tài, nơi quyền lực và võ khí nằm trong tay của họ. Trong chiều hướng đó, tại VN, bạo động phát xuất từ công an nhằm đàn áp những người biểu tình ôn hòa, dù họ chỉ bày tỏ lòng ái quốc, khiến diễn ra những bi cảnh như công an bắt, bóp cổ, khiêng người đi biểu tình như khiêng vác lợn, thậm chí thực hiện “cú đạp lịch sử” nhiều lần vào mặt người dân…
Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc lập luận:


000_Nic602831-250.jpg
Quân nổi dậy tiến chiếm thành phố Tripoli hôm 21/8/2011. AFp photo
 
"Trong một xã hội hoàn toàn không có tự do ngôn luận và tự do chính trị như tại Việt Nam, mọi cuộc vận động từng chứng minh có nhiều hiệu quả ở Tây phương hoàn toàn vắng mặt. Không có con đường nào cho các cuộc vận động hành lang cả. Không có cách gì để khuấy động lên các cuộc tranh luận tập thể cả. Biểu tình trở thành cách thức duy nhất để lên tiếng…các cuộc biểu tình ở Bắc Phi và Trung Đông, ít nhất là tại Tunisia và Ai Cập vào đầu năm nay, đã chứng minh một cách hùng hồn là chúng có hiệu quả. Hiệu quả lớn lao và vô cùng hiển nhiên. Không có ai có thể hoài nghi hay phủ nhận được…ở Việt Nam, biểu tình vẫn là một lựa chọn tối ưu cho những kẻ thấp cổ bé miệng nếu họ muốn tiếng nói của họ được nghe."
Blogger Phan Nguyễn Việt Đăng nêu lên câu hỏi rằng “Vì sao TQ lại nguy hiểm nhất” đối với quê hương và dân tộc VN?
Rồi tác giả tự trả lời rằng “Vì bởi với mọi kẻ thù trong lịch sử Việt Nam, nhân dân cùng các thế hệ lãnh đạo luôn kề vai sát cánh đi đến chiến thắng. Chỉ riêng với kẻ thù Bắc Kinh hôm nay, những nhà lãnh đạo… Việt Nam lại là kẻ luôn bị đánh bại đầu tiên, và lại tận lực bộ máy cai trị để buộc nhân dân mình cùng bị đánh bại”.
Qua blog Dân Làm Báo, tác giả Thái Phục Nhĩ không tránh khỏi bực dọc rằng nhà cầm quyền “ém nhẹm thỏa hiệp ngầm về lãnh thổ với Bắc Kinh rồi nói mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo” trong khi các sĩ phu, những người bày tỏ lòng yêu nước thì bị đàn áp, bị vu là “muốn làm loạn”. Tác giả không quên trích dẫn lời của học giả Lê Quý Đôn vào thời Hậu Lê rằng “phi trí bất hưng”, và bày tỏ quan ngại rằng “cứ cái đà tiêu diệt dân khí và đàn áp trí thức này thì nước Việt chẳng bao lâu sẽ bị phá tan tành tới mức mà tình trạng lạc hậu và hỗn độn như bây giờ vẫn còn tốt chán”. Tác giả viện dẫn gương sáng của tiền nhân mà không khỏi buồn cho vận nước ngày nay:
"Quang Trung sau khi đánh thắng quân Thanh nói trước ba quân đại ý rằng, nước ta nhỏ, bang giao với Trung Hoa cốt ở hòa hiếu, đợi chục năm nữa ta làm cho nước hùng cường thêm thì bất tất phải sợ nó. Quả thật, ngày nay những nước nhỏ như nước Việt là Nam Hàn, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Malaysia, cho đến đảo quốc Đài Loan có nước nào là sợ Trung Quốc.
Chỉ tiếc là Quang Trung mất quá sớm, mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngày nay không được như nhà cầm quyền những nước lân cận kia, nên cái đường lối ngoại giao Việt- Trung dù có tô điểm bằng những chữ vàng, chữ hảo cũng chỉ là lối ngoại giao kiểu tư thông chính trị mà thôi….Quốc gia cần một chính quyền biết chăm lo lợi ích của người dân và biết đặt quyền lợi của tổ quốc lên trên mọi lợi ích bè phái, sự thay đổi đó nếu những người trong chính quyền không làm được thì chính người dân sẽ làm. Người dân đã làm tất sẽ làm được, nhân loại chưa bao giờ có một chế độ nào cai trị bằng bạo lực và ngu dân mà không bị lật đổ. Cứ nhìn sang những chế độ độc tài ở Ai Cập, Tunisia, Libya mà xem."
Người dân đã làm tất sẽ làm được, nhân loại chưa bao giờ có một chế độ nào cai trị bằng bạo lực và ngu dân mà không bị lật đổ. Cứ nhìn sang những chế độ độc tài ở Ai Cập, Tunisia, Libya mà xem.
Tác giả Thái Phục Nhĩ
Qua bài “Mẹ Việt Nam ơi !” được blog Dân chủ-Nhân quyền cho VN cùng nhiều mạng nhật ký khác phổ biến, tác giả Quảng Trung Thiên khẳng định rằng truyền thống hào hùng của dân tộc vẫn dạt dào trong huyết quản, nên cho dù vận nước có ra sao, người con dân nước Việt quyết theo gương tiền nhân mà giữ nước:
"Thưa Mẹ Việt Nam, lũ chúng con sinh ra không nhầm thế kỷ. Nòi giống rồng tiên chúng con vẫn ghi khắc trong lòng. Truyền thống hào hùng của dân tộc vẫn chảy ào ào trong huyết quản. Hưng thịnh tùy theo thời của đất nước nhưng nhân tài hào kiệt vẫn còn đây. Có những kẻ… đã rước voi về dày mả tổ, nhưng cũng có những anh hùng tuẫn tiết với giang sơn. Lũ bán nước rồi cũng đền tội, giặc ngoại xâm rồi phải chạy dài, như ông cha đã làm từ bốn ngàn năm trước. Đớn đau của dân tộc rồi cũng sẽ phải qua, chúng con nguyện chung tay góp sức, lời Đức Thánh Trần vẫn còn sang sảng bên tai, “dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa”, cũng nguyện xin làm. Thưa mẹ, chúng con là người Việt Nam!”

mardi 30 août 2011

Cưỡng chế đất tại Chợ Mới, An Giang

Gia Minh, biên tập viên
2011-08-29

Tình trạng thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp, của người dân với mục đích được nói là thực hiện dự án công cộng, trong khi chưa có phương án ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân trong diện giải tỏa dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ phía người dân mất đất.
Source blog-tranquocvan
Huyện Chợ Mới tỉnh An Giang
 
Trong khi đó thì chính quyền vẫn cứ muốn thực hiện dự án.
Trường hợp liên quan đến chừng 200 người dân tại ấp Mỵ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang đang là một trong những điểm nóng như thế.

Ép dân quá đáng

Thông báo chính thức mới nhất của Ủy ban Nhân dân huyện Chợ Mới tỉnh An Giang về việc chính quyền địa phương sẽ tiến hành công tác cưỡng chế đối với 33 hộ dân với chừng 200 nhân khẩu tại địa phương vừa nêu là vào ngày 25 tháng 8 vừa qua. Thế nhưng thời gian đó trôi qua mà việc cưỡng chế vẫn chưa thực hiện được. Lại có tin đồn các cơ quan chức năng địa phương sẽ thực hiện lệnh đó vào ngày 27 tháng 8 nhưng rồi đó cũng chỉ là tin đồn mà thôi.
Lý do vì sao biện pháp cưỡng chế đối với 33 hộ dân còn lại trong tổng số 86 hộ dân thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang chưa được thực hiện theo lệnh?
Một người dân tại đó cho biết họ sẽ tử thủ đến cùng nhằm bảo vệ đất đai của họ với những lý do sau đây:
Chúng tôi cương quyết giữ đến hơi thở cuối cùng, bà con chúng tôi đồng lòng bảo vệ cuộc sống, giành lại sự sống bởi vì chính quyền cướp quyền lợi cuộc sống của bà con chúng tôi.
Chúng tôi cương quyết giữ đến hơi thở cuối cùng, bà con chúng tôi đồng lòng bảo vệ cuộc sống, giành lại sự sống bởi vì chính quyền cướp quyền lợi cuộc sống của bà con chúng tôi.
Một người dân
Nhà nứơc- ủy ban huyện- tự ý ra quyết định nói đây là cụm công nghiệp thu hồi đất của chúng tôi, buộc chúng tôi lãnh tiền giao đất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên chúng tôi lãnh tiền và không thể mua lại đất, bán hai công đất mua lại không được một công.
Chúng tôi có đi khiếu kiện đến ủy ban nhân dân tỉnh; ủy ban nhân dân tỉnh trả về huyện, huyện không giải quyết. Lên đến Quốc hội cũng trả về huyện; ‘huyện bênh huyện, phủ bênh phủ’, chúng tôi không biết nói gì. Tôi có đối thọai với ông phó chủ tịch thường trực tỉnh An Giang- Hùynh Thế Năng, với ý nếu ông ở trong trường hợp như tôi và dòng tộc tôi thì ông có lãnh tiền hay không. Ông không trả lời gì.

Trong khi đó phía chính quyền địa phương từ cơ quan trực tiếp là Trung Tâm Phát triển Quỹ Đất của huyện Chợ Mới cho đến chủ tịch huyện đều thóai thác không muốn trả lời về những cáo buộc mà người dân địa phương cho là bất công, thiếu hợp lý trong việc giải tỏa đất nông nghiệp dân chúng đang canh tác để thực
Bản đồ huyện Chợ Mới tỉnh An Giang
Bản đồ huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Source angiang.gov
hiện những dự án thay đổi qua thời gian của địa phương.
Cái này đã có văn bản của UBND tỉnh giải quyết, trả lời rồi. Đền bồi và huớng công ăn việc làm cũng có rồi. Gặp nhau để nói há.
Chủ tịch huyện Chợ Mới
Ông Từ Hy Biển, trưởng ban dự án Trung Tâm Phát Triển Quỹ đất huyện Chợ Mới cho biết cơ quan chịu trách nhiệm trong vấn đề này khi được chúng tôi nêu câu hỏi:
Ông điện cho ông chủ tịch huyện, vì tôi không có trách nhiệm trả lời điều đó.
Chính vị chủ tịch huyện Chợ Mới là ông Dương Văn Năm cũng lẩn tránh vấn đề:
Cái này đã có văn bản của UBND tỉnh giải quyết, trả lời rồi. Đền bồi và huớng công ăn việc làm cũng có rồi. Gặp nhau để nói há.

Đền bù quá thấp so với thực tế

Người dân địa phương kiên quyết không giao đất cho chính quyền làm những dự án mà họ cho là thiếu rõ ràng chỉ ra thảm cảnh của những gia đình đã giao đất, vào khu tái định cư ở như sau:
Hiện nay họ về tái định cư. Tái định cư có nghĩa họ mua đất của mình rồi họ chừa một dải vậy đó. Giá họ bán lại cho dân cao hơn giá mua nhiều.
Người về đó cũng thấy họ cất nhà lại, xong rồi tiền cũng hết. Có số người đi làm thuê, làm mướn; có số người bị bệnh mà khổ nổi không có tiền mua thuốc uống. Đời sống nói chung khổ hơn trước đây. Trước đây họ có đất để chăn nuôi, canh tác; đời sống ổn định hơn. Nay làm thuê, làm mướn thì có khi làm được tiền, có khi không…

Blog Quê Choa hôm ngày 25 tháng 8 đăng bài của tác giả ký tên Người Quan Sát đề cập đến vụ việc thu hồi đất tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang như sau :
 “ Trường hôp Mỹ Lợi, Mỹ An trên là một minh họa điển hình. Không chỉ bưng bít về thông tin, người dân nơi đây còn trở thành nạn nhân của một vấn nạn muôn thưở trong hành vi thu hồi đất: bồi thường không thỏa đáng. Thự ra ‘không thỏa đáng’ vẫn còn là từ nhẹ nhàng, trong khi thực tế lại cho thấy mức bồi thường ban đầu mà chủ đầu tư đưa ra với người dân thấp hơn hẳn giá thị trường, hòan tòan chỉ mang tính tượng trưng....”
Chính những người dân tại ấp Mỹ Lợi cho biết giá một mét đất được bồi thường họ chỉ mua được vài cân thịt heo với giá hiện hành; như thế viễn cảnh mất nguồn sinh sống, đẩy họ vào con đường làm thuê, làm mướn rất bấp bênh đã hiện rõ, qua trường hợp của bao người cùng ấp của họ.
người dân nơi đây còn trở thành nạn nhân của một vấn nạn muôn thưở trong hành vi thu hồi đất: bồi thường không thỏa đáng. Thự ra ‘không thỏa đáng’ vẫn còn là từ nhẹ nhàng, trong khi thực tế lại cho thấy mức bồi thường ban đầu mà chủ đầu tư đưa ra với người dân thấp hơn hẳn giá thị trường, hòan tòan chỉ mang tính tượng trưng....”
Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi trường, người từng theo dõi tình hình đất đai  ở Việt Nam trong nhiều năm qua, trong một trả lời phỏng vấn đăng trên mạng Bee.net hồi trung tuần tháng 8 vừa qua nêu ra một ví dụ là ngay tại Hà Nội giá đất ở Hàng Ngang, Hàng Đào lên đến 800 triệu đồng một mét vuông, trong khi đó UBNDTP Hà Nội vẫn qui định 81 triệu đồng một mét vuông. Ông Đặng Hùng Võ cho rằng như thế làm sao người bị thu hồi chịu cho thấu.
Đó là chuyện tại thủ đô nơi mà người dân dù sao cũng nắm được những qui định của pháp luật, còn tại những tỉnh khác, rồi vùng sâu, vùng xa; tình trạng lạm quyền, tham nhũng trong vấn đề đất đai hẳn phải hơn ở thủ độ gấp nhiều lần.
Có nhận định cho rằng lâu nay ở Việt Nam có tình trạng ‘xin-chia’, nghĩa là những nhà đầu tư xin chính quyền cấp đất, và những cơ quan có thẩm quyền tiến hành qui họach, thu hồi đất của dân với danh nghĩa làm dự án phát triển, hay phục vụ công ích có phần chia trong đó nên họ rất mặn mà với việc đẩy dân đi để lấy đất.
Qui định phải tạo cho người dân bị thu hồi đất có cuộc sống khá hơn trước khi phải giao đất thực hiện dự án cho đến nay hầu như chỉ nằm trên giấy; đa số mất đất trở nên khốn đốn hơn khi không còn phương tiện sản xuất, chuyện họ ‘sống chết ra sao thì mặc’; khỏan tiền được chia các ‘thầy bỏ túi rồi’.
Trước viễn cảnh đó, nay 33 hộ dân còn lại ở ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cương quyết ‘tử thủ’ giữ đất. Tuy nhiên không biết ý chí đó của họ kéo dài được bao lâu cho đến khi một lực lượng liên ngành hùng hậu trang bị với mọi phương tiện, kể cả chó nghiệp vụ,  đến. Tiếng kêu la của họ có át được tiếng loa của chính quyền hay không? Sức của người dân có lại với sức của các nhân viên thi hành công lực? Và nhiều người trong họ sẽ rơi vào vòng lao lý vì ‘chống người thi hành công vụ?...