TỔNG QUAN PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
10 06 12
TỔNG QUAN VỀ PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
MỤC TIÊU
Mục tiêu tối thượng của phong trào Con đường Việt Nam là làm cho Quyền Con người được tôn trọng và bảo vệ trên hết và bình đẳng tại Việt Nam để người dân được tôn trọng và có thể tự tin sử dụng đầy đủ trên thực tế mọi quyền công dân của mình để làm chủ đất nước và làm giàu chính đáng cho mình. Chỉ có như vậy Việt Nam mới có được một nền tảng chính trị thực sự lấy dân làm gốc không thể thiếu để phát triển bền vững thành một quốc gia dân chủ và thịnh vượng với một nền văn minh mang bản sắc Lạc Hồng, đóng góp cho hòa bình thế giới và được thế giới kính phục.
Phong trào Con đường Việt Nam tranh đấu cho sự phát triển của đất nước theo tiến trình thuận theo quy luật khách quan tất yếu:
Tự tin -> Dân chủ -> Công bằng -> Thịnh vượng -> Văn minh
Tự tin -> Dân chủ -> Công bằng -> Thịnh vượng -> Văn minh
Phong trào Con đường Việt Nam đấu tranh chống lại mọi tác nhân thúc đẩy quá trình làm cho đất nước chậm tiến và bất ổn như dưới đây, đối nghịch với tiến trình trên:
Sợ hãi -> Cường quyền -> Tham nhũng -> Nghèo nàn -> Lạc hậu
Sợ hãi -> Cường quyền -> Tham nhũng -> Nghèo nàn -> Lạc hậu
QUAN ĐIỂM
Phong trào Con đường Việt Nam ủng hộ sự thay đổi từng bước theo quy luật phát triển khách quan dựa trên nền tảng là sự tăng cường ý thức làm chủ đất nước của nhân dân và tôn trọng nhân dân. Nhờ vậy sự thay đổi này tuy là từng bước nhưng nhanh và bền vững.
Phong trào Con đường Việt Nam phản đối những sự thay đổi mang tính cách mạng loại trừ và mọi sự áp đặt từ trên xuống mà không thông qua sự thuyết phục nhân dân vì kiểu thay đổi này có thể lóe sáng nhưng mau chóng bất ổn và dẫn đến sụp đổ, gây tác hại lặp đi lặp lại cho nhân dân.
PHƯƠNG THỨC HÀNH ĐỘNG
Phong trào Con đường Việt Nam truyền bá cho nhân dân hiểu rõ các quyền con người của mình và vận động nhân dân tự tin, chủ động sử dụng tối đa các quyền đó theo tinh thần và nguyên tắc Quyền Con người trong nhà nước pháp quyền.
Phong trào Con đường Việt Nam kêu gọi và yêu cầu chính quyền Việt Nam phải bảo vệ hiệu quả việc thực hiện các quyền con người cho nhân dân theo đúng trách nhiệm của nhà nước pháp quyền đã được hiến định và phải đảm bảo mọi điều kiện thực tế cho nhân dân phát huy tối đa quyền làm chủ đất nước của mình.
Phong trào Con đường Việt Nam kêu gọi trách nhiệm và tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong công cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì tự do và những quyền cơ bản của con người, vì nhân phẩm và vì hòa bình thế giới theo đúng sứ mạng được kêu gọi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc và tinh thần của Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền Con người.
Phong trào Con đường Việt Nam sẽ sử dụng mọi biện pháp và các công cụ pháp lý trong nước lẫn quốc tế để bảo vệ những hoạt động chính đáng của mình và của nhân dân.
TÔN CHỈ
Phong trào Con đường Việt Nam xác định 3 nguyên tắc định hướng sau:
- Công khai, dứt khoát nhưng ôn hòa, hợp lý.
- Ôn hòa nhưng cương quyết.
- Quyết liệt nhưng đối thoại.
- Ôn hòa nhưng cương quyết.
- Quyết liệt nhưng đối thoại.
CƯƠNG LĨNH
Phong trào Con đường Việt Nam không tranh đấu vì bất kỳ chủ thuyết chính trị hay tư tưởng chủ nghĩa nào, vốn chỉ là những quan điểm chủ quan của con người – tức nhân sinh quan nên thường mau chóng thay đổi theo thời gian.
Phong trào Con đường Việt Nam chỉ tranh đấu cho các giá trị thuộc về các quy luật khách quan của Tạo hóa và các giá trị phổ quát đã được nhân loại thực chứng và thừa nhận phổ biến. Những giá trị này còn gọi là vũ trụ quan và bất biến hoặc rất ít thay đổi theo thời gian.
Chẳng hạn như đối với phạm trù công bằng, phong trào Con đường Việt Nam chỉ tranh đấu để quyền con người của từng cá nhân phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng, không phân biệt màu da, sắc tộc, giới tính, xuất thân và đặc biệt là càng không được phân biệt tôn giáo, quan điểm chính trị, v.v… của họ. Nói chung là không được phân biệt bởi bất kỳ yếu tố nào thuộc về con người kể cả sản phẩm tinh thần của họ vì đây là quy luật của Tạo hóa bình đẳng như nhau cho bất kỳ ai là con người mà khi tuân thủ đúng thì con người sẽ có tự do, xã hội sẽ dân chủ, công bằng, thịnh vượng và văn minh. Đó chính là sự công bằng tuyệt đối của Tạo hóa dành cho con người, tương tự như ai cũng có 24 giờ/ngày như nhau vậy. Ai tận dụng tốt các quyền con người và thời gian mà mình có không hơn người khác thì người đó sẽ vượt lên. Đó chính là sự công bằng cơ bản của xã hội. Quy luật này sẽ tự điều tiết sự vận động của mỗi người đến trạng thái xã hội cân bằng và công bằng phổ biến theo những quan điểm của đa số thể hiện qua các đạo luật. Trạng thái này sẽ luôn thay đổi theo đà phát triển và tiến bộ của xã hội ngày một tốt hơn, văn minh hơn. Quan điểm về công bằng phổ biến thường được xây dựng trong các cương lĩnh tranh cử của các chính đảng để thuyết phục người dân của họ. Phong trào Con đường Việt Nam không tranh đấu cho các quan điểm này nhưng sẽ chống lại mọi sự áp đặt quan điểm chủ quan về công bằng từ trên xuống vì công bằng chỉ có thể hình thành từ dưới lên theo quy luật khách quan như trên.
Nói một cách khác, phong trào Con đường Việt Nam tranh đấu cho những cách thức quản lý và phát triển đất nước dựa trên quy luật khách quan và hợp lòng dân, theo xu thế tiến bộ phổ quát, hòa bình của nhân loại bất chấp các quan điểm chuẩn tắc khác nhau về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, v.v… của bất kỳ chính đảng cầm quyền nào.
KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC
Phong trào Con đường Việt Nam là hội của những người tự nguyện cùng phấn đấu vì mục tiêu của nó theo quan điểm, phương thức hành động, tôn chỉ và cương lĩnh của nó.
Phong trào Con đường Việt Nam không phải là một đảng chính trị hoạt động nhằm tìm kiếm nhiệm kỳ cầm quyền tại Việt Nam nhưng sẽ ủng hộ bất kỳ chính đảng có chính sách thuận quy luật và hợp lòng dân, và ngược lại sẽ phản đối bất cứ chính sách của bất kỳ chính đảng nào đi ngược lại nguyên tắc này.
Do vậy những người tham gia khởi xướng, sáng lập, ban quản trị của phong trào Con đường Việt Nam chỉ bằng tư cách cá nhân của mình chứ không bằng sự đại diện cho bất kỳ đảng phái hay tổ chức chính trị nào, dù rằng họ có thể đã và đang là thành viên của các chính đảng hoặc tổ chức khác nhau.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Phong trào Con đường Việt Nam sử dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình của công dân Việt Nam được Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ tại điều 69 theo nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền cũng đã được hiến định. Tới hiện nay, Quốc hội chưa ban hành bất kỳ luật nào để hạn chế bất kỳ phạm vi nào của các quyền này. Do vậy, các hoạt động sử dụng các quyền này nhằm mục tiêu của phong trào Con đường Việt Nam không vi phạm điều luật nào.
Việt Nam là nước thành viên của Liên Hiệp Quốc nên phải có trách nhiệm bảo vệ quyền con người cho công dân Việt Nam bằng nhà nước pháp quyền theo đúng nguyên tắc của Tuyên ngôn Toàn thế giới về Quyền Con người của Liên Hiệp Quốc.
Hơn nữa, về pháp lý Việt Nam đã cụ thể hóa cam kết trách nhiệm này bằng việc gia nhập 2 Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị và về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa từ 24/9/1982.
Do vậy, những điều trên cung cấp cơ sở pháp lý cho nguyên tắc: người dân Việt Nam có quyền làm bất cứ điều gì mà không bị phạm luật nếu chưa có luật để hạn chế điều đó. Đây cũng chính là nguyên tắc Quyền con người trong nhà nước Pháp quyền vốn đã được thừa nhận là một giá trị phổ quát của nhân loại mà các quốc gia tiến bộ có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam như Đức đang thúc đẩy thành giá trị thực tế cho nhân dân Việt Nam.
*****************************************************
QUY CHẾ QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH TẠM THỜI CỦA PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
10 06 12
PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
QUY CHẾ QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH TẠM THỜI
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Phong trào Con đường Việt Nam là hội của những người tự nguyện cùng phấn đấu vì mục tiêu của nó theo quan điểm, phương thức hành động, tôn chỉ và cương lĩnh của nó.
Phong trào Con đường Việt Nam không phải là một đảng chính trị hoạt động nhằm tìm kiếm nhiệm kỳ cầm quyền tại Việt Nam. Do vậy những người tham gia ban quản trị của nó chỉ bằng tư cách cá nhân của mình chứ không bằng sự đại diện cho bất kỳ đảng phái hay tổ chức chính trị nào, dù rằng họ có thể đã và đang là thành viên của các chính đảng hoặc tổ chức khác nhau.
Việc quản trị, điều hành sẽ theo nguyên tắc mở:
- Mỗi thành viên ban quản trị được chủ động và có quyền nhân danh phong trào Con đường Việt Nam để phát biểu, thực hiện các hành động nhằm phục vụ cho mục tiêu và các chương trình hành động của nó. Tuy nhiên những lời nói và hành động đó không phải là tuyên bố chính thức của Phong trào và vẫn có thể khác với các tuyên bố này nhưng không trái với quan điểm, phương thức hành động, tôn chỉ và cương lĩnh của nó. Thành viên Ban quản trị phải tự chịu trách nhiệm với những việc làm theo quyết định riêng của mình
- Ban quản trị sẽ quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của nó theo nguyên tắc đa số.
- Ban quản trị sẽ quyết định ra đời và kết thúc các chương trình hành động của phong trào Con đường Việt Nam. Khi một chương trình hành động chưa có hoặc đã hết hiệu lực thì không thành viên ban quản trị nào được nhân danh phong trào Con đường Việt Nam để hành động vì chương trình đó.
BAN QUẢN TRỊ
Ban quản trị là bộ phận điều hành có thẩm quyền cao nhất của phong trào Con đường Việt Nam (gọi tắt là Phong trào), bao gồm các thành viên Ban quản trị. Ban quản trị có thẩm quyền đối với các quyết định sau:
- Quy chế quản trị điều hành của Phong trào: bao gồm mô hình tổ chức, quản lý, nhân sự; các phương thức bầu chọn, bổ nhiệm và bãi miễn các thành viên Ban quản trị và những vị trí có chức trách điều hành khác.
- Các chương trình hành động của Phong trào, bổ nhiệm người tham gia Ban điều hành các hoạt động của các chương trình này và việc kết thúc chúng.
- Các tuyên bố chính thức của Phong trào được công bố đại chúng về quan điểm đối với các hoạt động của Phong trào và các hoạt động không phải của Phong trào cũng như đối với diễn biến, tình hình và các sự kiện trên toàn thế giới.
- Việc hợp tác với các đối tác khác trong việc thực hiện các chương trình hành động của Phong trào, hợp tác thực hiện các hoạt động khác của các đối tác không phải của Phong trào.
- Các chương trình nghị sự (gọi tắt là nghị trình) về các công tác quản trị điều hành của Phong trào cho từng định kỳ 6 tháng và 1 năm.
- Bầu chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự theo quy chế quản trị điều hành.
Tên tiếng Anh của Ban quản trị là Board of management (BOM). Nhiệm kỳ của BOM sẽ do BOM quyết định trong quy chế quản trị điều hành chính thức.
Phong trào Con đường Việt Nam không phải là một đảng chính trị hoạt động nhằm tìm kiếm nhiệm kỳ cầm quyền tại Việt Nam. Do vậy những người tham gia ban quản trị của nó chỉ bằng tư cách cá nhân của mình chứ không bằng sự đại diện cho bất kỳ đảng phái hay tổ chức chính trị nào, dù rằng họ có thể đã và đang là thành viên của các chính đảng hoặc tổ chức khác nhau.
Việc quản trị, điều hành sẽ theo nguyên tắc mở:
- Mỗi thành viên ban quản trị được chủ động và có quyền nhân danh phong trào Con đường Việt Nam để phát biểu, thực hiện các hành động nhằm phục vụ cho mục tiêu và các chương trình hành động của nó. Tuy nhiên những lời nói và hành động đó không phải là tuyên bố chính thức của Phong trào và vẫn có thể khác với các tuyên bố này nhưng không trái với quan điểm, phương thức hành động, tôn chỉ và cương lĩnh của nó. Thành viên Ban quản trị phải tự chịu trách nhiệm với những việc làm theo quyết định riêng của mình
- Ban quản trị sẽ quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của nó theo nguyên tắc đa số.
- Ban quản trị sẽ quyết định ra đời và kết thúc các chương trình hành động của phong trào Con đường Việt Nam. Khi một chương trình hành động chưa có hoặc đã hết hiệu lực thì không thành viên ban quản trị nào được nhân danh phong trào Con đường Việt Nam để hành động vì chương trình đó.
BAN QUẢN TRỊ
Ban quản trị là bộ phận điều hành có thẩm quyền cao nhất của phong trào Con đường Việt Nam (gọi tắt là Phong trào), bao gồm các thành viên Ban quản trị. Ban quản trị có thẩm quyền đối với các quyết định sau:
- Quy chế quản trị điều hành của Phong trào: bao gồm mô hình tổ chức, quản lý, nhân sự; các phương thức bầu chọn, bổ nhiệm và bãi miễn các thành viên Ban quản trị và những vị trí có chức trách điều hành khác.
- Các chương trình hành động của Phong trào, bổ nhiệm người tham gia Ban điều hành các hoạt động của các chương trình này và việc kết thúc chúng.
- Các tuyên bố chính thức của Phong trào được công bố đại chúng về quan điểm đối với các hoạt động của Phong trào và các hoạt động không phải của Phong trào cũng như đối với diễn biến, tình hình và các sự kiện trên toàn thế giới.
- Việc hợp tác với các đối tác khác trong việc thực hiện các chương trình hành động của Phong trào, hợp tác thực hiện các hoạt động khác của các đối tác không phải của Phong trào.
- Các chương trình nghị sự (gọi tắt là nghị trình) về các công tác quản trị điều hành của Phong trào cho từng định kỳ 6 tháng và 1 năm.
- Bầu chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự theo quy chế quản trị điều hành.
Tên tiếng Anh của Ban quản trị là Board of management (BOM). Nhiệm kỳ của BOM sẽ do BOM quyết định trong quy chế quản trị điều hành chính thức.
THÀNH VIÊN BAN QUẢN TRỊ
Thành viên Ban quản trị (Board of management member – BOMM) là những người được bầu chọn theo quy chế quản trị điều hành và phải là những người tự nguyện và mong muốn đảm nhận vị trí này. Họ có thể là những người tự ứng cử hoặc do người khác đề cử.
BOMM có quyền nhân danh Phong trào bằng tư cách thành viên Ban quản trị của mình để phát biểu hoặc hành động nhằm phục vụ cho các mục tiêu của Phong trào, hoặc các chương trình hành động của Phong trào đang còn hiệu lực hoạt động như nguyên tắc đã nói trên.
BOMM tham gia quyết định những gì thuộc thẩm quyền của BOM bằng lá phiếu của mình. Mỗi BOMM có một phiếu tương đương nhau trong mọi việc bỏ phiếu ra quyết định của BOM.
BOMM có thể bị bãi nhiệm tư cách này theo quyết định của BOM. BOM sẽ xem xét để thông qua quyết định này nếu có ít nhất 10% tổng số BOMM hiện hành cùng đề nghị BOM quyết định việc bãi nhiệm này. Đề nghị này phải được gửi kèm với nhưng lý do chứng minh rõ ràng là người bị đề nghị bãi nhiệm đã đi ngược lại mục đích, tôn chỉ, cương lĩnh của Phong trào đã được công bố. người bị bãi nhiệm sẽ không được tham gia ứng cử vào BOM trong vòng 02 năm sau đó.
Số lượng và nhiệm kỳ của BOMM được quy định trong quy chế quản trị điều hành chính thức.
Các BOMM đầu tiên sẽ bao gồm những người khởi xướng (the movement’s initiator – MI) và người sáng lập (the movement’s founder – MF) của Phong trào. MF sẽ được ít nhất 2 MI cùng mời sáng lập và đồng ý tham gia. Thời điểm cuối cùng được mời người tham gia sáng lập là 30 ngày từ ngày chính thức phát động Phong trào ra công chúng. Thời hạn mà thư mời còn giá trị là tối đa 30 ngày kể từ ngày gửi thư mời. Tổng số các BOMM đầu tiên tùy thuộc vào số người được mời đồng ý tham gia sáng lập vào thời điểm hết hạn của thư mời tham gia sáng lập cuối cùng được gửi đi. Số lượng BOMM hiện hành (để tính cho việc biểu quyết) trước khi đến thời điểm này là số lượng người sáng lập đồng ý tham gia vào thời điểm cần biểu quyết.
Vào thời điểm một năm kể từ ngày chính thức phát động Phong trào ra công chúng sẽ bầu lại các BOMM mới theo qui chế quản trị điều hành chính thức, có thể bầu những người khác không nhất thiết là từ những MI hoặc MF và phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ. Khi đó những người khởi xướng và sáng lập cũng phải tham gia tranh cử nếu muốn tiếp tục là BOMM, và không có lợi thế gì khác so với các ứng cử viên khác.
Nhiệm kỳ của những BOMM của Ban quản trị đầu tiên và nhiệm kỳ của BOM đầu tiên là 01 năm từ ngày chính thức phát động Phong trào đến công chúng.
Các BOMM cần chủ động đưa ra các biện pháp hành động của mình hoặc phối hợp với các BOMM khác và những người khác ngoài BOM để đạt được càng nhiều kết quả càng tốt giúp cho việc hoàn thành các mục tiêu của Phong trào và của các chương trình hành động của Phong trào. Ngoài ra, nếu các BOMM đồng ý thì sẽ thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng ban quản trị.
BOMM là những người đã đủ 20 tuổi và có thể mang bất kỳ quốc tịch nào.
BOMM có quyền nhân danh Phong trào bằng tư cách thành viên Ban quản trị của mình để phát biểu hoặc hành động nhằm phục vụ cho các mục tiêu của Phong trào, hoặc các chương trình hành động của Phong trào đang còn hiệu lực hoạt động như nguyên tắc đã nói trên.
BOMM tham gia quyết định những gì thuộc thẩm quyền của BOM bằng lá phiếu của mình. Mỗi BOMM có một phiếu tương đương nhau trong mọi việc bỏ phiếu ra quyết định của BOM.
BOMM có thể bị bãi nhiệm tư cách này theo quyết định của BOM. BOM sẽ xem xét để thông qua quyết định này nếu có ít nhất 10% tổng số BOMM hiện hành cùng đề nghị BOM quyết định việc bãi nhiệm này. Đề nghị này phải được gửi kèm với nhưng lý do chứng minh rõ ràng là người bị đề nghị bãi nhiệm đã đi ngược lại mục đích, tôn chỉ, cương lĩnh của Phong trào đã được công bố. người bị bãi nhiệm sẽ không được tham gia ứng cử vào BOM trong vòng 02 năm sau đó.
Số lượng và nhiệm kỳ của BOMM được quy định trong quy chế quản trị điều hành chính thức.
Các BOMM đầu tiên sẽ bao gồm những người khởi xướng (the movement’s initiator – MI) và người sáng lập (the movement’s founder – MF) của Phong trào. MF sẽ được ít nhất 2 MI cùng mời sáng lập và đồng ý tham gia. Thời điểm cuối cùng được mời người tham gia sáng lập là 30 ngày từ ngày chính thức phát động Phong trào ra công chúng. Thời hạn mà thư mời còn giá trị là tối đa 30 ngày kể từ ngày gửi thư mời. Tổng số các BOMM đầu tiên tùy thuộc vào số người được mời đồng ý tham gia sáng lập vào thời điểm hết hạn của thư mời tham gia sáng lập cuối cùng được gửi đi. Số lượng BOMM hiện hành (để tính cho việc biểu quyết) trước khi đến thời điểm này là số lượng người sáng lập đồng ý tham gia vào thời điểm cần biểu quyết.
Vào thời điểm một năm kể từ ngày chính thức phát động Phong trào ra công chúng sẽ bầu lại các BOMM mới theo qui chế quản trị điều hành chính thức, có thể bầu những người khác không nhất thiết là từ những MI hoặc MF và phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ. Khi đó những người khởi xướng và sáng lập cũng phải tham gia tranh cử nếu muốn tiếp tục là BOMM, và không có lợi thế gì khác so với các ứng cử viên khác.
Nhiệm kỳ của những BOMM của Ban quản trị đầu tiên và nhiệm kỳ của BOM đầu tiên là 01 năm từ ngày chính thức phát động Phong trào đến công chúng.
Các BOMM cần chủ động đưa ra các biện pháp hành động của mình hoặc phối hợp với các BOMM khác và những người khác ngoài BOM để đạt được càng nhiều kết quả càng tốt giúp cho việc hoàn thành các mục tiêu của Phong trào và của các chương trình hành động của Phong trào. Ngoài ra, nếu các BOMM đồng ý thì sẽ thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng ban quản trị.
BOMM là những người đã đủ 20 tuổi và có thể mang bất kỳ quốc tịch nào.
TRƯỞNG BAN QUẢN TRỊ
BOMM sẽ bỏ phiếu để bầu một người trong số họ làm trưởng ban quản trị (board of management chief – BOMC) từ những ứng viên tự ứng cử hoặc được đề cử. Bất kỳ BOMM nào cũng được tự do ứng cử hoặc đề cử làm BOMC. Không có tiêu chuẩn cụ thể nào cho BOMC. Người thắng cử trở thành BOMC là người nhận được phiếu đồng ý nhiều nhất và phải đạt được hơn 50% tổng số phiếu tham gia bầu chọn. Nếu không ứng viên nào đạt được yêu cầu này thì 02 người có số phiếu đồng ý nhiều nhất sẽ được tiếp tục bỏ phiếu bầu vòng 02. Vòng này ai có phiếu đồng ý cao hơn sẽ thắng cử.
BOMC có quyền thay mặt BOM để công bố các quyết định của BOM và tổ chức thực hiện các quyết định đó.
BOMC quyết định các nghị trình về công tác quản trị điều hành của BOM theo từng tháng, từng quý phù hợp với nghị trình 06 tháng, 01 năm mà BOM đã quyết định, và tổ chức chuẩn bị các tài liệu cho việc này.
BOMC tổ chức việc bỏ phiếu thông qua các quyết định hoặc bầu chọn, bổ nhiệm, bãi miễn nhân sự thuộc thẩm quyền của BOMC.
Nhiệm kỳ của BOMC do quy chế quản trị điều hành quy định nhưng không nhất thiết đi theo nhiệm kỳ của BOM. BOMC có thể bị bãi nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ nếu như có ít nhất 20% tổng số BOMM hiện hành cùng đề nghị BOM quyết định việc bãi nhiệm BOMC.
BOMC còn có những quyền hạn khác được quy định trong phần phương thức bỏ phiếu của ban quản trị dưới đây.
Từ lúc chính thức phát động Phong trào ra công chúng đến khi hoàn tất danh sách những người đồng ý tham gia sáng lập Phong trào thì anh LÊ THĂNG LONG – người khởi xướng (MI) Phong trào sẽ nắm quyền BOMC đến khi Ban quản trị đầu tiên bầu ra BOMC đầu tiên. Cũng trong thời gian này nếu vì lý do bị bắt hoặc những sự bất khả kháng khác mà không thể thực hiện được quyền này thì những người do anh LÊ THĂNG LONG chỉ định sẽ đảm nhận quyền này theo trình tự quy định dưới đây cho đến khi bầu được BOMC đầu tiên.
BOMC có quyền thay mặt BOM để công bố các quyết định của BOM và tổ chức thực hiện các quyết định đó.
BOMC quyết định các nghị trình về công tác quản trị điều hành của BOM theo từng tháng, từng quý phù hợp với nghị trình 06 tháng, 01 năm mà BOM đã quyết định, và tổ chức chuẩn bị các tài liệu cho việc này.
BOMC tổ chức việc bỏ phiếu thông qua các quyết định hoặc bầu chọn, bổ nhiệm, bãi miễn nhân sự thuộc thẩm quyền của BOMC.
Nhiệm kỳ của BOMC do quy chế quản trị điều hành quy định nhưng không nhất thiết đi theo nhiệm kỳ của BOM. BOMC có thể bị bãi nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ nếu như có ít nhất 20% tổng số BOMM hiện hành cùng đề nghị BOM quyết định việc bãi nhiệm BOMC.
BOMC còn có những quyền hạn khác được quy định trong phần phương thức bỏ phiếu của ban quản trị dưới đây.
Từ lúc chính thức phát động Phong trào ra công chúng đến khi hoàn tất danh sách những người đồng ý tham gia sáng lập Phong trào thì anh LÊ THĂNG LONG – người khởi xướng (MI) Phong trào sẽ nắm quyền BOMC đến khi Ban quản trị đầu tiên bầu ra BOMC đầu tiên. Cũng trong thời gian này nếu vì lý do bị bắt hoặc những sự bất khả kháng khác mà không thể thực hiện được quyền này thì những người do anh LÊ THĂNG LONG chỉ định sẽ đảm nhận quyền này theo trình tự quy định dưới đây cho đến khi bầu được BOMC đầu tiên.
CÁC PHÓ BAN QUẢN TRỊ
BOM sẽ bầu ra 04 người trong số họ làm phó ban quản trị (board of management deputy – BOMD) từ những ứng viên tự ứng cử hoặc được đề cử một cách tự do mà không phải theo một tiêu chuẩn nào. BOMM sẽ bỏ phiếu chọn 04 ứng viên trong danh sách ứng cử. Bốn BOMD trúng cử sẽ là những người đạt phiếu bầu chọn nhiều nhất. Trong 04 người này người nào có phiếu cao nhất sẽ là phó ban quản trị thứ nhất (BOMD1), tiếp theo là BOMD2, BOMD3, BOMD4.
Nếu BOMC vì lý do nào đó không thể tiếp tục nhiệm vụ của mình chẳng hạn như bị bãi nhiệm hoặc những trường hợp bất khả kháng như bị bắt thì BOMD1 sẽ thay thế BOMC. Nếu BOMD1 cũng không thể tiếp tục nhiệm vụ như vậy thì BOMD2 sẽ tiếp nhận quyền BOMC. Và cứ tiếp tục như vậy, BOMD3 và BOMD4 sẽ tiếp nhận quyền này từ BOMD2 và BOMD3 nếu xảy ra trường hợp tương tự.
Ngoài thứ tự để tiếp nhận quyền BOMC như trên thì quyền hạn các BOMD là như nhau. Các BOMD thay mặt BOMC thực hiện chức trách của BOMC ở những phận sự được BOMC phân công.
Đối với việc điều hành công việc thường xuyên của BOM, BOMC sẽ bàn bạc thống nhất với các BOMD trước khi ra quyết định. Nếu có những ý kiến khác nhau thì sẽ theo ý kiến của đa số, BOMC sẽ ra quyết định lựa chọn đối với những ý kiến nào có phiếu ủng hộ của BOMD bằng nhau.
Cho đến khi BOM bầu ra được các BOMC và BOMD chính thức đầu tiên thì anh LÊ THĂNG LONG – người đang giữ quyền BOMC đến thời điểm đó sẽ chỉ định 04 quyền BOMD. Quyền BOMC và 04 quyền BOMD có đầy đủ quyền hạn như BOMC và BOMD được quy định trong quy chế quản trị điều hành tạm thời cho đến khi có được các BOMC, BOMD chính thức được bầu lên.
Nhiệm kỳ của BOMD do quy chế quản trị điều hành chính thức quy định và không nhất thiết theo nhiệm kỳ của BOMC.
BOMD có thể bị bãi nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ. Thủ tục bãi nhiệm giống như việc bãi nhiệm BOMC nhưng chỉ cần 15% tổng số BOMM hiện hành đề nghị.
Nếu BOMC vì lý do nào đó không thể tiếp tục nhiệm vụ của mình chẳng hạn như bị bãi nhiệm hoặc những trường hợp bất khả kháng như bị bắt thì BOMD1 sẽ thay thế BOMC. Nếu BOMD1 cũng không thể tiếp tục nhiệm vụ như vậy thì BOMD2 sẽ tiếp nhận quyền BOMC. Và cứ tiếp tục như vậy, BOMD3 và BOMD4 sẽ tiếp nhận quyền này từ BOMD2 và BOMD3 nếu xảy ra trường hợp tương tự.
Ngoài thứ tự để tiếp nhận quyền BOMC như trên thì quyền hạn các BOMD là như nhau. Các BOMD thay mặt BOMC thực hiện chức trách của BOMC ở những phận sự được BOMC phân công.
Đối với việc điều hành công việc thường xuyên của BOM, BOMC sẽ bàn bạc thống nhất với các BOMD trước khi ra quyết định. Nếu có những ý kiến khác nhau thì sẽ theo ý kiến của đa số, BOMC sẽ ra quyết định lựa chọn đối với những ý kiến nào có phiếu ủng hộ của BOMD bằng nhau.
Cho đến khi BOM bầu ra được các BOMC và BOMD chính thức đầu tiên thì anh LÊ THĂNG LONG – người đang giữ quyền BOMC đến thời điểm đó sẽ chỉ định 04 quyền BOMD. Quyền BOMC và 04 quyền BOMD có đầy đủ quyền hạn như BOMC và BOMD được quy định trong quy chế quản trị điều hành tạm thời cho đến khi có được các BOMC, BOMD chính thức được bầu lên.
Nhiệm kỳ của BOMD do quy chế quản trị điều hành chính thức quy định và không nhất thiết theo nhiệm kỳ của BOMC.
BOMD có thể bị bãi nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ. Thủ tục bãi nhiệm giống như việc bãi nhiệm BOMC nhưng chỉ cần 15% tổng số BOMM hiện hành đề nghị.
PHƯƠNG THỨC BỎ PHIẾU CỦA BAN QUẢN TRỊ
Những gì cần quyết định của BOMC phải được gửi đề nghị đến tất cả BOMM hiện hành bằng email và phải được đề nghị bởi những thành viên hoặc nhóm thành viên sau:
- Trưởng ban quản trị có thể tự mình đưa ra đề nghị.
- Ít nhất hai phó ban quản trị có thể cùng kết hợp đưa ra đề nghị .
- Ít nhất 5% tổng số BOMM hiện hành cùng kết hợp đưa ra đề nghị.
Ba trường hợp trên không áp dụng cho những trường hợp mà quy chế này có quy định khác, chẳng hạn như việc bãi nhiệm BOMM, BOMC, BOMD.
Tất cả các đề nghị được gửi đến để BOM quyết định đều phải ghi rõ thời hạn cuối cùng để nhận ý kiến biểu quyết của các BOMM. Thời hạn này không nhanh hơn 05 ngày và không chậm hơn 15 ngày kể từ ngày gửi đề nghị.
Trong thời hạn trên các BOMM sẽ xem xét đề nghị và đưa ra ý kiến biểu quyết của mình là “đồng ý ” hay “không đồng ý “. Các ý kiến này cũng phải được gửi email đến tất cả các BOMM hiện hành. BOMM nào không đưa ra ý kiến biểu quyết thì xem như bỏ phiếu trắng và có thể gửi ý kiến góp ý cho đề nghị đó. Ý kiến góp ý cũng phải được gửi email đến tất cả BOMDM hiện hành.
Chậm nhất 03 ngày sau khi hết thời hạn biểu quyết, BOMC hoặc BOMD nào được BOMC phân công sẽ tổng hợp các ý kiến biểu quyết và ý kiến góp ý và báo cáo kết quả cho tất cả các BOMM hiện hành. Việc quyết định thông qua các đề nghị này sẽ theo các nguyên tắc sau:
- Mọi cuộc bỏ phiếu lấy ý kiến biểu quyết phải có được ít nhất 70% các ý kiến biểu quyết “đồng ý “ hoặc “không đồng ý“ (tức có không quá 30% bỏ phiếu trắng) trên tổng số BOMM hiện hành thì mới được xem xét tỷ lệ giữa “đồng ý“ và “không đồng ý“ để quyết định. Những đề nghị nào không đạt được yêu cầu này thì những người đề nghị cần xem xét đến các ý kiến góp ý để sửa đổi lại đề nghị và đưa ra biểu quyết lại. Cũng trong trường hợp này, nếu BOMC thấy rằng cần ủng hộ đề nghị đó thì BOMC có thể đưa ra lời kêu gọi của mình đến các BOMM đã bỏ phiếu trắng đề nghị xem xét lại ý kiến và bỏ phiếu lại. Các BOMM này sẽ có thời hạn không quá 03 ngày từ khi nhận kêu gọi của BOMC để đưa ra ý kiến biểu quyết của mình nếu muốn.
- Những đề nghị nào đã nhận đủ ít nhất 70% ý kiến biểu quyết như nói trên thì sẽ được thông qua trở thành quyết định của BOM nếu số ý kiến biểu quyết đồng ý đạt hơn 50% tổng số ý kiến biểu quyết (đồng ý và không đồng ý ) trừ những trường hợp đòi hỏi phải có tỷ lệ này cao hơn (sẽ được quy định dưới đây) và những trường hợp bầu chọn BOMC và BOMD đã quy định ở trên. Nếu tổng số ý kiến biểu quyết đồng ý bằng với không đồng ý thì bên nào có ý kiến biểu quyết của BOMC sẽ là bên thắng thế. Nếu trường hợp này xảy ra mà trước đó BOMC bỏ phiếu trắng thì quyết định cuối cùng sẽ do BOMC quyết định và có thể là: quyết định đồng ý, quyết định không đòng ý hoặc đề nghị những người đưa ra đề nghị sửa đổi đề nghị và đề nghị lại.
- Các đề nghị về sửa đổi quy chế quản trị điều hành, về bãi nhiệm BOMM, BOMC, BOMD chỉ được thông qua thành quyết định của BOM nếu đạt được ít nhất 2/3 số phiếu biểu quyết đồng ý trên tổng số phiếu tham gia biểu quyết.
- Việc sửa đổi mục tiêu, phương thức hành động, quan điểm, tôn chỉ, cương lĩnh của Phong trào đã được công bố trong bản Tổng quan về phong trào chỉ được thông qua khi nào đạt được ít nhất ¾ số phiếu biểu quyết đồng ý trên tổng số phiếu tham gia biểu quyết.
Khi một đề nghị được thông qua thành quyết định của BOM thì nó sẽ được BOMC hoặc BOMD nào được BOMC phân công thông báo chính thức đến cho tất cả các BOMM bằng emai, đồng thời nó cũng được thông báo rộng rãi trên trang thông tin chính thức của Phong trào và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thời hạn công bố không được chậm hơn 10 ngày kể từ khi hết hạn biểu quyết của cuộc bỏ phiếu dẫn đến việc thông qua quyết định đó.
Mỗi BOMM sẽ sử dụng tài khoản email của mình để gửi đề nghị hoặc ý kiến biểu quyết hoặc góp ý đến các BOMM khác. Tài khoản email này được đăng ký với bộ phận quản lý thông tin của Phong trào. Sau khi Phong trào có điều kiện xây dựng một hệ thống thông tin điện tử riêng thì các BOMM sẽ sử dụng các tài khoản được cấp từ hệ thống này với nhiều tiện ích để thay thế email cá nhân.
- Trưởng ban quản trị có thể tự mình đưa ra đề nghị.
- Ít nhất hai phó ban quản trị có thể cùng kết hợp đưa ra đề nghị .
- Ít nhất 5% tổng số BOMM hiện hành cùng kết hợp đưa ra đề nghị.
Ba trường hợp trên không áp dụng cho những trường hợp mà quy chế này có quy định khác, chẳng hạn như việc bãi nhiệm BOMM, BOMC, BOMD.
Tất cả các đề nghị được gửi đến để BOM quyết định đều phải ghi rõ thời hạn cuối cùng để nhận ý kiến biểu quyết của các BOMM. Thời hạn này không nhanh hơn 05 ngày và không chậm hơn 15 ngày kể từ ngày gửi đề nghị.
Trong thời hạn trên các BOMM sẽ xem xét đề nghị và đưa ra ý kiến biểu quyết của mình là “đồng ý ” hay “không đồng ý “. Các ý kiến này cũng phải được gửi email đến tất cả các BOMM hiện hành. BOMM nào không đưa ra ý kiến biểu quyết thì xem như bỏ phiếu trắng và có thể gửi ý kiến góp ý cho đề nghị đó. Ý kiến góp ý cũng phải được gửi email đến tất cả BOMDM hiện hành.
Chậm nhất 03 ngày sau khi hết thời hạn biểu quyết, BOMC hoặc BOMD nào được BOMC phân công sẽ tổng hợp các ý kiến biểu quyết và ý kiến góp ý và báo cáo kết quả cho tất cả các BOMM hiện hành. Việc quyết định thông qua các đề nghị này sẽ theo các nguyên tắc sau:
- Mọi cuộc bỏ phiếu lấy ý kiến biểu quyết phải có được ít nhất 70% các ý kiến biểu quyết “đồng ý “ hoặc “không đồng ý“ (tức có không quá 30% bỏ phiếu trắng) trên tổng số BOMM hiện hành thì mới được xem xét tỷ lệ giữa “đồng ý“ và “không đồng ý“ để quyết định. Những đề nghị nào không đạt được yêu cầu này thì những người đề nghị cần xem xét đến các ý kiến góp ý để sửa đổi lại đề nghị và đưa ra biểu quyết lại. Cũng trong trường hợp này, nếu BOMC thấy rằng cần ủng hộ đề nghị đó thì BOMC có thể đưa ra lời kêu gọi của mình đến các BOMM đã bỏ phiếu trắng đề nghị xem xét lại ý kiến và bỏ phiếu lại. Các BOMM này sẽ có thời hạn không quá 03 ngày từ khi nhận kêu gọi của BOMC để đưa ra ý kiến biểu quyết của mình nếu muốn.
- Những đề nghị nào đã nhận đủ ít nhất 70% ý kiến biểu quyết như nói trên thì sẽ được thông qua trở thành quyết định của BOM nếu số ý kiến biểu quyết đồng ý đạt hơn 50% tổng số ý kiến biểu quyết (đồng ý và không đồng ý ) trừ những trường hợp đòi hỏi phải có tỷ lệ này cao hơn (sẽ được quy định dưới đây) và những trường hợp bầu chọn BOMC và BOMD đã quy định ở trên. Nếu tổng số ý kiến biểu quyết đồng ý bằng với không đồng ý thì bên nào có ý kiến biểu quyết của BOMC sẽ là bên thắng thế. Nếu trường hợp này xảy ra mà trước đó BOMC bỏ phiếu trắng thì quyết định cuối cùng sẽ do BOMC quyết định và có thể là: quyết định đồng ý, quyết định không đòng ý hoặc đề nghị những người đưa ra đề nghị sửa đổi đề nghị và đề nghị lại.
- Các đề nghị về sửa đổi quy chế quản trị điều hành, về bãi nhiệm BOMM, BOMC, BOMD chỉ được thông qua thành quyết định của BOM nếu đạt được ít nhất 2/3 số phiếu biểu quyết đồng ý trên tổng số phiếu tham gia biểu quyết.
- Việc sửa đổi mục tiêu, phương thức hành động, quan điểm, tôn chỉ, cương lĩnh của Phong trào đã được công bố trong bản Tổng quan về phong trào chỉ được thông qua khi nào đạt được ít nhất ¾ số phiếu biểu quyết đồng ý trên tổng số phiếu tham gia biểu quyết.
Khi một đề nghị được thông qua thành quyết định của BOM thì nó sẽ được BOMC hoặc BOMD nào được BOMC phân công thông báo chính thức đến cho tất cả các BOMM bằng emai, đồng thời nó cũng được thông báo rộng rãi trên trang thông tin chính thức của Phong trào và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thời hạn công bố không được chậm hơn 10 ngày kể từ khi hết hạn biểu quyết của cuộc bỏ phiếu dẫn đến việc thông qua quyết định đó.
Mỗi BOMM sẽ sử dụng tài khoản email của mình để gửi đề nghị hoặc ý kiến biểu quyết hoặc góp ý đến các BOMM khác. Tài khoản email này được đăng ký với bộ phận quản lý thông tin của Phong trào. Sau khi Phong trào có điều kiện xây dựng một hệ thống thông tin điện tử riêng thì các BOMM sẽ sử dụng các tài khoản được cấp từ hệ thống này với nhiều tiện ích để thay thế email cá nhân.
CÁC BỘ PHẬN TÁC NGHIỆP
Khi cần thiết BOM sẽ xây dựng các bộ phận tác nghiệp của mình như thư ký, thông tin, vận động, quan hệ cộng đồng, pháp lý, cố vấn, tài chính, giám sát, v.v… để thực hiện các công việc hàng ngày. Thẩm quyền quyết định việc xây dựng, giao trách nhiệm và bổ nhiệm nhân sự cho các bộ phận này sẽ theo nguyên tắc điều hành các công việc hàng ngày của BOM như đã quy định ở trên (xem phần CÁC PHÓ BAN QUẢN TRỊ ). Mọi quyết định này phải được thông báo cho tất cả các BOMM hiện hành ngay sau khi ra quyết định.
THÀNH VIÊN, ỦNG HỘ VIÊN VÀ TÌNH NGUYỆN VIÊN
Thành viên của Phong trào (the Movement’s Member – MM ) là những người đã đủ 18 tuổi và có thể mang bất kỳ quốc tịch nào. MM là những người sẽ bỏ phiếu để bầu các BOMM theo quy chế sẽ được quy định cụ thể trong quy chế quản trị điều hành chính thức. Tiêu chuẩn và cách thức kết nạp các MM cũng sẽ được quy định cụ thể trong bản quy chế đó. Sẽ không kết nạp MM trước khi BOM ban hành quy chế đó.
Ủng hộ viên là những người ủng hộ Phong trào và các chương tình hoạt động của nó. Bất kỳ ai và vào bất kỳ lúc nào cũng có thể tuyên bố mình là ủng hộ viên của Phong trào Con đường Việt Nam (adherent of the movement of The Path of Vietnam – MA) hoặc sử dụng danh xưng này cho các bài viết hoặc phát biểu của mình.
Tình nguyện viên của Phong trào ( the movement’s volunteer – MV ) là những người tình nguyện trợ giúp các hoạt động của Phong trào mà không đòi hỏi thù lao.
Ủng hộ viên là những người ủng hộ Phong trào và các chương tình hoạt động của nó. Bất kỳ ai và vào bất kỳ lúc nào cũng có thể tuyên bố mình là ủng hộ viên của Phong trào Con đường Việt Nam (adherent of the movement of The Path of Vietnam – MA) hoặc sử dụng danh xưng này cho các bài viết hoặc phát biểu của mình.
Tình nguyện viên của Phong trào ( the movement’s volunteer – MV ) là những người tình nguyện trợ giúp các hoạt động của Phong trào mà không đòi hỏi thù lao.
CÁC BAN ĐIỀU HÀNH CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
Ban điều hành (executive board – EB ) là bộ phận trực tiếp điều hành thực hiện chương trình hành động của Phong trào mà BOM đã quyết định. BOM sẽ quyết định việc thành lập EB cho mỗi chương trình hành động và bổ nhiệm Trưởng ban điều hành (executive chief – EC ) và các Phó ban điều hành (executive deputy – ED ) cho nó.
EC phải là BOMM, BOMC hoặc BOMC BOMD có thể kiêm nhiệm EC. ED không cần phải là BOMM. Quy chế quản trị điều hành chính thức sẽ quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn cũng như cơ chế điều hành của EB, EC và ED. Trong thời gian BOM chưa ban hành được quy chế này thì BOMC sẽ đề nghị BOM quyết định các vấn đề cho các chương trình hành động được quyết định trong thời gian này (chẳng hạn như chương trình hiến chương Chấn hưng Việt Nam vì hòa bình thế giới ).
EC phải là BOMM, BOMC hoặc BOMC BOMD có thể kiêm nhiệm EC. ED không cần phải là BOMM. Quy chế quản trị điều hành chính thức sẽ quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn cũng như cơ chế điều hành của EB, EC và ED. Trong thời gian BOM chưa ban hành được quy chế này thì BOMC sẽ đề nghị BOM quyết định các vấn đề cho các chương trình hành động được quyết định trong thời gian này (chẳng hạn như chương trình hiến chương Chấn hưng Việt Nam vì hòa bình thế giới ).
TÀI CHÍNH VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Phong trào có thể tổ chức quyên góp, ủng hộ tài chính để có kinh phí hoạt động. Các nguyên tắc và quy định cho việc này sẽ được quy định rõ trong quy chế quản trị điều hành chính thức. Trong mọi trường hợp thì việc này phải được đảm bảo yêu cầu bất di bất dịch là công khai, minh bạch và phải công bố rộng rãi cho bất kỳ ai cũng có thể giám sát việc thu chi.
Khi BOM chưa ban hành được quy chế quản trị điều hành để quy định rõ ràng, chặt chẽ việc quyên góp và chi tiêu thì BOM có thể ban hành quy chế tạm thời để quy định riêng về việc quyên góp và sử dụng tiền quyên góp một cách rõ ràng, chặt chẽ cho một chương trình hành động nào đó của Phong trào. Không được thực hiện việc quyên góp trên danh nghĩa của Phong trào khi BOM chưa công bố chính thức và rộng rãi đến các phương tiện truyền thông đại chúng một trong các quy chế nói trên để đảm bảo yêu cầu công khai minh bạch nói trên.
Trong thời gian Phong trào chưa quyên góp tài chính để hoạt động thì tất cả những người tham gia Phong trào từ MV, MA đến MM va các BOMM hoặc những người khác có đóng góp vào hoạt động của Phong trào đều phải hoạt động bằng chi phí riêng của mình. Đây là việc mà những người tham gia này cần biết rõ, nếu đã quyết định tham gia Phong trào thì cũng tức là tình nguyện chấp nhận tự lo chi phí hoạt động cho mình mà sẽ không yêu cầu Phong trào trả lại sau này.
Khi BOM chưa ban hành được quy chế quản trị điều hành để quy định rõ ràng, chặt chẽ việc quyên góp và chi tiêu thì BOM có thể ban hành quy chế tạm thời để quy định riêng về việc quyên góp và sử dụng tiền quyên góp một cách rõ ràng, chặt chẽ cho một chương trình hành động nào đó của Phong trào. Không được thực hiện việc quyên góp trên danh nghĩa của Phong trào khi BOM chưa công bố chính thức và rộng rãi đến các phương tiện truyền thông đại chúng một trong các quy chế nói trên để đảm bảo yêu cầu công khai minh bạch nói trên.
Trong thời gian Phong trào chưa quyên góp tài chính để hoạt động thì tất cả những người tham gia Phong trào từ MV, MA đến MM va các BOMM hoặc những người khác có đóng góp vào hoạt động của Phong trào đều phải hoạt động bằng chi phí riêng của mình. Đây là việc mà những người tham gia này cần biết rõ, nếu đã quyết định tham gia Phong trào thì cũng tức là tình nguyện chấp nhận tự lo chi phí hoạt động cho mình mà sẽ không yêu cầu Phong trào trả lại sau này.
HIỆU LỰC VÀ BỔ KHUYẾT
Bản quy chế quản trị điều hành tạm thời này có hiệu lực từ ngày được công bố lên trang thông tin chính thức của Phong trào, và sẽ hết hiệu lực khi BOM ban hành quy chế quản trị điều hành chính thức để thay thế nó.
Vì là quy chế tạm thời nên bản quy chế này còn nhiều thiếu sót. Trong quá trình thực hiện việc quản trị điều hành dựa theo bản quy chế này nếu gặp phải những vấn đề nảy sinh mà nó chưa có quy định thì BOMC và các BOMD sẽ trao đổi và quyết định dựa theo nguyên tắc điều hành các công việc thường xuyên của BOM như đã quy định tại phần các PHÓ BAN ĐIỀU HÀNH ở trên.
Các BOMM có trách nhiệm nắm vững quy chế này để thực hiện và để đưa ra ý kiến xây dựng bản quy chế quản trị điều hành chính thức.
BOMC đầu tiên có trách nhiệm tổ chức xây dựng bản quy chế đó và thông qua quyết định của BOM để ban hành nó không chậm hơn 06 tháng kể từ ngày BOMC được bầu lên.
Những người khởi xướng Phong trào
Vì là quy chế tạm thời nên bản quy chế này còn nhiều thiếu sót. Trong quá trình thực hiện việc quản trị điều hành dựa theo bản quy chế này nếu gặp phải những vấn đề nảy sinh mà nó chưa có quy định thì BOMC và các BOMD sẽ trao đổi và quyết định dựa theo nguyên tắc điều hành các công việc thường xuyên của BOM như đã quy định tại phần các PHÓ BAN ĐIỀU HÀNH ở trên.
Các BOMM có trách nhiệm nắm vững quy chế này để thực hiện và để đưa ra ý kiến xây dựng bản quy chế quản trị điều hành chính thức.
BOMC đầu tiên có trách nhiệm tổ chức xây dựng bản quy chế đó và thông qua quyết định của BOM để ban hành nó không chậm hơn 06 tháng kể từ ngày BOMC được bầu lên.
Những người khởi xướng Phong trào
TRẦN HUỲNH DUY THỨC
LÊ THĂNG LONG LÊ CÔNG ĐỊNH
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
- Lê Diễn Đức: Phong trào “Con đường Việt Nam”: ngây thơ hay cạm bẫy? (RFA’s blog). “Với tất cả nhận thức chính trị nghiêm túc nhất, tôi không nghĩ ‘Con đường Việt Nam’ là một ngây thơ chính trị. Tôi lo ngại về một cạm bẫy chính trị nhiều hơn cho những người ngây thơ. Và tôi đồng ý với Tiến sĩ Hà Sĩ Phu rằng, ‘chủ nhân thật sự của cạm bẫy không bao giờ tự ra tay, mà luôn biết cách làm cho con mồi tự làm lấy cạm bẫy cho mình’.” – Tuyên bố của Trần Nhương về việc bịa đặt của cái gọi là “Con đường Việt Nam” (Trần Nhương).
<- GS Ngô Đức Thọ:
“Ngày 17 tháng 6-2012
Gửi anh Nguyễn Hữu Vinh (blog AnhBaSam)
Tôi không nhận được cái gọi là “thư
mời”, nhưng qua bản tin của AnhBaSam, đọc bài phản hồi nói Không của TS
Hà Sĩ Phu trong có cho đường link vào trang web của cái phong trào gọi
là “Con dường Việt Nam” do người xưng danh là Lê Thăng Long tuyên bố thành lập – ở đó có
nhiều bản danh sách lập một cách cẩu thả nhưng kê danh tính của rất
nhiều người – và ngạc nhiên lại có cả tên tôi với ghi một chú thích đặc
điểm: “người ký tên kiến nghị đề nghị Bộ Ngoại giao cong bố thông tin”!
Thấy có nhiều người nổi tiếng bị vơ quàng vào “Danh sách” (chẳng rõ đã
mời hay dự định mời?), tôi nghĩ có thể họ cũng chẳng buồn để ý. Tuy vậy,
thấy đây không những là trò hề mà cũng có những hậu quả xấu do nó gây
ra, cho nên tôi cũng muốn gửi thư này nhờ AnhBa Sam thông báo
cho ít chữ bày tỏ thái độ của tôi phản đối Lê Thăng Long tự tiện ghi tên
tôi vào cái mớ các bản danh sách do ông ta lập ra và nghiêm chỉnh yêu
cầu ông ta xoá ngay họ tên của tôi ra khỏi các danh sách ấy.
Cám ơm Anh Ba Sam giúp cho phản hồi thông báo. Ngô Đức Thọ, nhà nghiên cứu di sản Hán Nôm“.
- Anh Nguyễn Quang Thạch gửi
email đêm qua: Tôi là Nguyễn Quang Thạch, sáng lập Tủ sách dòng họ ở
nông thôn. Thấy tên trong danh sách mời tham gia phong trào Con đường VN
trên Internet, tôi xin bày tỏ quan điểm như sau: “Góp
sức xây dựng VN ‘Dân chủ, công bằng và văn minh’ là trách nhiệm và bổn
phận của tất cả những người mang dòng máu VN. Việc duy nhất mà tôi đã,
đang và tiếp tục theo đuổi là đưa sách về nông thôn vì theo tôi nó góp
phần tích cực, thiết thực để hiện thực hóa các mục tiêu trên. Bởi vậy,
tôi không thể tham gia phong trào Con đường VN như được mời.“
Nguyễn Quang Thạch (thứ 3, trái), trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ngày 3/7/2011,
cùng các nhân vật “cộm cán” thường được cơ quan chức năng chăm sóc, như
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, LS Lê Quốc Quân, “triết gia” Nguyễn
Hoàng Đức, anh Bùi Quang Minh – chủ trang web nổi tiếng và rất hữu ích
“chungta.com” đã bị Thanh tra 4T Hà Nội cùng công an phạt, bắt dẹp.
- TS Tô Văn Trường, cựu Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, từng có nhiều bài viết về môi trường, tài nguyên, cùng các trí thức, cựu lãnh đạo ký kiến nghị dừng dự án bô-xít, vừa gửi email: “Ngày
10/6 tôi nhận được mail của ông Lê Thăng Long người khởi xuớng kiêm
quyền trưởng ban quản trị mời tham gia sáng lập phong trào con đường
Việt Nam. Trong danh sách mời, có nhiều vị lãnh đạo cao cấp, trí thức có
tên tuổi đương chức và đã nghỉ hưu. Quan điểm của tôi luôn tôn trọng
các ý kiến đa chiều trong xã hội dân sự. Cá
nhân tôi không nhận lời tham gia phong trào sáng lập Con đuờng Việt Nam
bởi vì mỗi người tùy theo nhận thức, hoàn cảnh, góc nhìn của mình để có
phương cách đóng góp thích hợp trong việc chấn hưng đất nước. Xưa nay,
tôi vẫn công khai thể hiện quan điểm chính kiến của mình qua các bài
viết về nhiều chủ đề khác nhau thường xuyên đăng tải trên các tờ báo
chính thống của nhà nước và trong cộng đồng mailing list. Tô Văn Trường.“
- Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc,
từng có rất nhiều bài viết về chủ quyền VN trên Biển Đông, thế nhưng
lại bị đối xử rất tệ hại suốt mấy năm nay, tối qua có phản hồi trên BS: “Sáng
sớm nay nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân gọi điện thoại cho biết tôi có
tên “được mời tham gia sáng lập” phong trào “Con đường Việt Nam”, vì
không nhận được trực tiếp thư mời nên chưa biết phải trả lời ra sao.
Nhìn qua danh sách những người được mời tôi thấy đây là danh sách được trích ra từ những danh sách ký tên “ủng hộ Philippines”, “phản đối điện hạt nhân”… không biết sáng mai tôi có bị “mời uống cafe” không nữa?” = >
Nhìn qua danh sách những người được mời tôi thấy đây là danh sách được trích ra từ những danh sách ký tên “ủng hộ Philippines”, “phản đối điện hạt nhân”… không biết sáng mai tôi có bị “mời uống cafe” không nữa?” = >
Vậy là 2 ngày qua
đã có kha khá các nhân vật bị nằm trong danh sách mời sáng lập “Con
đường VN”, được cho là của ông Lê Thăng Long, lên tiếng phản đối. Từ
những nội dung phản ứng của những người trong cuộc này, xin mạo muội tạm
hình dung cảm giác và thái độ của họ.
1- Nếu như
những bức thư mời, danh sách được tung lên mạng đó là của LTL, hoặc một
thế lực nào đó ngoài chính quyền VN, thì đó không khác gì là một trò
“chỉ điểm”, thống kê với cơ quan công an, theo nhãn quan của LTL – người
trong cuộc – về những kẻ chống đối hiện hữu và tiềm tàng, rất nên có
biện pháp thích hợp để quản lý, xử lý.
2- Nếu những danh sách, thư mời mọc đó không phải là của LTL (cho dù bữa nay đã được đưa lên trang web, cũng
không có gì chắc chắn là của LTL), mà đích thị là của cơ quan công an
VN, thì đó là hành động nhắm tới nhiều mục đích, trong đó có mục đích
“bèo” nhất, nếu như không lừa được ai, không gây chia rẽ được muôn
người, thì cũng là để “chỉ mặt”, “dằn mặt”, báo với những người “được
mời” rằng: Các vị đã bị đưa vào sổ đen rồi đấy nhé. Hãy liệu cái thần hồn!
Có lẽ do
không ngăn được làm sóng dân chủ văn minh loang trên mạng đến chóng mặt
trong 1-2 năm qua, không đủ sức “quản”, thôi thì đành chơi trò mèo này
vậy, để các vị này từ nay chớ có a dua với nhau làm những trò kiến nghị,
lấy chữ ký, gặp mặt, viết bài, mở blog … này nọ làm chúng tôi điên đầu
rồi. Tóm lại là phải “Sống trong sợ hãi!”
3- Dẫu có cho
rằng ông LTL là người dấn thân, đi đầu tranh đấu cho quyền tự do của
con người, thì những bức thư, danh sách mời được tung hê lên như vậy lại
thể hiện một thứ văn hóa chợ búa, hoàn toàn xa lạ với xã hội văn minh,
gần với “xã hội đen chính trị” diễn ra gần đây mà ta đều biết. Dễ khẳng
định ngay rằng, nếu đó là việc làm của LTL, thì ông đã chứng tỏ ngay
mình là con người không xứng đáng.
4- Nhưng
chính chiến thuật “tung hê” nửa kín nửa hở đó lại rất sợ bị tung hê,
công bố huỵch toẹt ra và lên án. Kẻ chơi trò “tung hê” chỉ còn nước là
nấp sau lưng “nhà dân chủ”, giống như “nhà dân chủ” không đáng tin cậy
đó lại nấp sau lưng một nhà dân chủ khác được dư luận tin tưởng hơn hẳn, nhưng đang bị ngăn cách với xã hội và dễ bị lợi dụng danh tiếng, đó là ông Trần Huỳnh Duy Thức.
Ngoài rất nhiều người tỏ ra nghi ngờ màn
này, cũng có ý kiến độc giả và bài viết của những người “ngoài cuộc”, ở
nước ngoài, ẩn danh như Nguyễn Ngọc Già, Lê Nguyên Hồng, Kami thì có những cách nhìn, thái độ khác. Đó cũng là điều dễ hiểu. “Ở trong chăn … có rận, mới thấy nó khốn nạn đến thế nào”. Những
“con rận” này đang quá lo lắng sắp sang tháng 7, khi cuộc “chỉnh đốn”
sẽ vào màn quyết liệt nhất, nó có thể giải thích vì sao trong những bức
thư mời mọc mang danh LTL có câu “thời gian quá cấp bách”, hay thư gửi riêng cho BS mời làm “Phó Ban quản trị” đã yêu cầu trả lời trong vòng 48 tiếng. Sự xuất hiện kinh hoàng blog “Quan làm báo”
nghe chừng cũng liên quan tới cái “cấp bách” đó, nhưng lại như theo
hướng ngược lại – tìm, giết “rận”; để rồi không biết có phải vì nó mà
tức thì có một đợt ngăn chặn thông tin bằng dựng tường lửa trên mạng
chưa từng thấy, được âm thầm phát động bởi chính VNPT – nhà cung cấp
dịch vụ Internet quốc gia.
Nhân đây, cũng xin được nhắc lại với độc giả và một vài tác giả, trong đó có BBC Tiếng Việt, có (bài) viết về ý kiến của BS, mà hầu như đều phản ánh không đúng. Đó là, trong toàn bộ nội dung bình luận 4 ngày liên tiếp - 13, 14, 15, 16/6 -
BS chỉ đưa ra những gợi ý, phán đoán, mà hoàn toàn không đoan chắc về
trường hợp LTL và những thư mời tung trên mạng. Thậm chí trong bình luận
ngày 14/6, BS còn đặt giả thiết tin tưởng vào tấm lòng của ông LTL, chỉ
khuyên ông bình tĩnh, tỉnh táo. Mặt khác, trong các bình luận đó, BS đã
cố phân biệt một ông LTL có trả lời trên BBC với (những) kẻ gửi những email mời mọc, thậm chí cả tác giả của một số bài viết đứng tên LTL trên Dân luận, chưa dám khẳng định đó hoàn toàn là chỉ từ một LTL đang-được-tự-do.
<- Lời bình của nhà thơ Thanh Thảo bên blog nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: “…
cái ‘Con đường Việt Nam’ gì đấy, tôi có biết mô tê gì đâu mà ghi tên
tôi vào. Lại còn ông Lê Thăng Long nào đó nữa, chưa một lần hân hạnh.
Hay đây là cái bẫy để bẫy những người lương thiện ? Lâu nay tôi chỉ biết
đi trên các con đường đất đường bê tông đường nhựa, chưa bao giờ đi
trên ‘Con đường Việt Nam’ cả. Đường ấy làm bằng gì ? Có rút ruột công
trình, mới đi đã hỏng không ? Vậy tôi xin minh chính và mong quí công an
vào cuộc làm rõ”.
^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
Ông cũng khẳng định "không có bàn
tay" của bất cứ ai đứng sau các lời kêu gọi và bản danh sách mời mà ông
mới công bố, cũng như bác bỏ một số ý kiến cho rằng đây có thể là một
"cạm bẫy."
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC từ nhà riêng ở Sài Gòn, ông Long cho biết ý kiến tổng thể của ông về các phản ứng đa chiều của dư luận xung quanh lời kêu gọi và thư mời tham gia phong trào.
Ông Lê Thăng Long: Tôi có theo dõi những phản ứng đó. Và ý kiến tổng thể của tôi là có lẽ những cái này là một cái mới so với trước, cho nên cũng có những phản ứng hơi bất ngờ.
Tuy nhiên chúng tôi cũng cần hết sức lắng nghe tất cả những ý kiến của các quý vị. Kể cả những ý kiến ủng hộ cũng như những ý kiến phản biện hoặc là những ý kiến chưa đồng tình.
BBC: Thưa ông, hai ông Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức đã ủy nhiệm cho ông phát động 'Phong trào Con đường Việt Nam' như thế nào?
Việc này chúng tôi đã được thống nhất khi cả ba người ở Xuân Lộc và sau đó anh Định được chuyển đi vào ngày 10 tháng Tám (2010) tại trại giam Xuân Lộc về Chí Hòa. Trước khi tôi ra tù, tôi sống chung với anh Thức ở trong tù. Và tôi cũng được ủy nhiệm chính thức từ anh Thức. Và theo tinh thần, quan điểm là đa số quá bán. Tức là trên hai phần ba, thì sự thống nhất này là sự thống nhất chung của chúng tôi.
Thống nhất từ quan điểm trước đây của chúng tôi
cũng như là sự ủy nhiệm về nguyên tắc trong điều hành. Và tất cả những
việc này, chúng tôi công khai. Cho nên chúng tôi tin chắc rằng về phía
Nhà nước, về phía các cơ quan chức năng biết việc này.
BBC: Có ai đứng sau lời kêu gọi hay bản danh sách mời hay không? Có sự tác động nào từ phía chính quyền hay không?
Tôi khẳng định việc này không có ai đứng đằng sau, phía chính quyền hay là sự tác động nào, mà hoàn toàn do ba người khởi xướng chúng tôi chọn lựa và đề ra.
BBC: Việc ủy nhiệm diễn ra trong quá khứ, liệu nay có ảnh hưởng gì không tới việc thi hành án của hai ông Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức?
Việc làm của tôi thay mặt hai người còn lại mục tiêu cũng muốn làm sao để việc thi hành án hay sự thật, hay sự bảo vệ cho những người đã dũng cảm, đã yêu nước và đã thực hiện những quyền đúng đắn của mình, sớm ra khỏi tù.
BBC: Ông và các ông có tiêu chí gì khi lập danh sách mời những người tham gia vào "Phong trào Con đường Việt Nam" này?
Tuy là ở trong tù, chúng tôi vẫn có thời gian suy nghĩ, cân nhắc và xem xét tất cả những vị mà chúng tôi đề ra. Và tiêu chí là những vị đó cũng có tinh thần giống, tương tự tinh thần của "Con đường Việt Nam" và có thể đóng góp bằng khả năng của mình cho hoạt động của Phong trào "Con đường Việt Nam."
Thông qua những hoạt động trong quá khứ của các quý vị, chúng tôi đánh giá, xem xét, cân nhắc để chọn lựa và mời quý vị một cách công khai. Đó là sự chọn lựa và cân nhắc của chúng tôi.
'Nghi ngờ là cần thiết'
BBC: Có người cho rằng đây có thể là một "cạm bẫy" cho chính bản thân ông và những người mà ông mời tham gia, ông bình luận thế nào?
Tôi khẳng định đây không phải là một cạm bẫy và mỗi người sẽ nhìn nhận. Và quan điểm của tôi là việc cân nhắc, tìm hiểu và thắc mắc, kể cả việc nghi ngờ đó là việc hết sức cần thiết. Tôi nhớ một người nào đó nổi tiếng đã nói là "trước tiên hãy nghi ngờ tôi, để sau đó tin tôi, nhưng đừng vội tin tôi để sau đó nghi ngờ tôi." Thì đó là quan điểm của tôi.
BBC: Ông sẽ làm gì để bảo vệ an toàn, an ninh, tính mạng cho những người đi theo con đường mà các ông khởi xướng hay ký tên vào thư mời tham gia, ủng hộ khi danh tính của họ công khai và họ gặp vấn đề, rắc rối?
Chúng tôi, qua việc mời công khai đó, cũng chính là đảm bảo an toàn, an ninh cho mọi người. Nếu tôi mời một cách không công khai, thì sẽ bị các cơ quan chức năng thắc mắc là không biết làm những việc gì đó có lẽ là mờ ám chăng. Nhưng việc mời công khai và việc công bố tất cả những quan điểm, đường lối, tài liệu của phong trào là một hình thức bảo vệ cho tất cả mọi người thực hiện các quyền chính đáng của mình mà không phải sợ hãi.
Và việc đó sẽ giúp cho đất nước và tất cả người
dân Việt Nam sẽ tự tin, vượt qua sợ hãi và vượt qua những cản trở của
những ai đó, hay là những cái gì đó mà chúng ta còn cảm thấy e ngại.
BBC: Cho tới nay ông đã nhận được bao nhiêu sự ủng hộ cho bản kêu gọi hay các chữ ký trả lời, nhận tham gia, ủng hộ phong trào của ông, thưa ông?
Chính thức hiện nay, chúng tôi có bốn người công bố danh tính rõ ràng tham gia với tư cách sáng lập. Còn những lời ủng hộ rất nhiều. Nhiều nhưng được đăng ký với tư cách ủng hộ hoặc thông qua những diễn đàn, những tiếng nói ủng hộ, kể cả những sự ủng hộ trong lòng của người dân mà chúng tôi nghe được, từ những người thân, từ những bạn bè phản ảnh lại cho chúng tôi.
BBC: Việc đưa ra lời kêu gọi và thư mời có mâu thuẫn gì với quy chế quản thúc sau khi ông được thả tự do hay không?
Theo luật mới nhất hiện nay, tức là Luật thi hành án hình sự, áp dụng từ 01/7/2011, mà tôi đã nghiên cứu kỹ, các quyền mà bản thân tôi đang thể hiện cho Phong trào hoàn toàn không bị giới hạn ở trong luật này. Tôi chỉ bị giới hạn về phạm vi địa lý thôi. Tức là chỉ đi lại ở trong khu vực phường thôi, nhưng các quyền đó không bị giới hạn.
Tôi có một số quyền khác bị giới hạn như quyền ứng cử, quyền bầu cử, nhưng quyền thể hiện quan điểm, tiếng nói hoàn toàn không có giới hạn trong luật đó. Và theo nguyên tắc của Nhà nước Pháp quyền, thì những gì luật không giới hạn thì anh được phép làm.
'Rút lại lời nhận tội?'
BBC: Trước đây ông có nhận mình có tội, nay ông có rút lại lời nhận tội đó không? Nếu ông cho rằng mình vô tội, phải chăng việc bắt giam và bỏ tù ông là sai trái?
Đúng là như vậy. Tôi
đã cúi đầu tại phút cuối cùng vì mong và cũng là thống nhất để làm sao
ra được sớm nhất để có tiếng nói, để mọi người hiểu được sự thật là tôi
không có tội và các bạn của tôi không có tội. Và theo nguyên tắc của xét
xử thì kể cả anh nhận tội, nhưng thực chất anh không có tội, thì anh
vẫn không có tội. Và một việc nữa là quyền bảo vệ việc đó, kể cả sau khi
anh thi hành án tù, đó là anh có thể lên tới Giám đốc thẩm, hoặc là mức
khác như là quyền khiếu nại, tố cáo.
Kể cả trong quá trình ở tù, ở điều tra, cũng như ở thi hành án tù, khi một số cán bộ, khi tôi chia sẻ việc của tôi thì họ nói: anh vẫn có quyền sau khi anh thực hiện xong việc kết luận của Tòa án, thì anh ra, anh vẫn tiếp tục bảo vệ chuyện của anh. Anh vẫn cứ tiếp tục và không có gì anh phải ngại hết. Đó là một sự thực.
BBC:Nhưng việc nhận tội đó có thể ảnh hưởng gì tới tư cách, vị thế, tương lai chính trị hay hình ảnh nhân cách của ông hay không, thưa ông?
Đây cũng là một câu hỏi thú vị. Việc nhận tội cũng là một việc gì đó gây cho mọi người suy nghĩ và đặt dấu hỏi về niềm tin, cũng như sự nghi ngờ về tôi nhiều.Nhưng tôi nghĩ mình làm việc là vì một mục đích tốt và sự trong sáng, chân thật, cho con đường mà mình đã chọn.
Nếu không phải chỉ vì mình, thì việc đó, mình làm bất cứ vị trí nào mà mọi người đồng ý cho mình làm, thì mình sẽ làm hết sức để đóng góp chung cho một sự nghiệp chung của phong trào cũng như của toàn dân Việt Nam. Cho nên tôi không cảm thấy là phải quá buồn về việc này. Đương nhiên đó là một thực tế mà tôi phải chấp nhận.
BBC: Trong thời gian mà ông thi hành án, bản thân ông, hay những người khác trong vụ án mà ông được biết, như ông Lê Công Định, ông Trần Huỳnh Duy Thức, đã được đối xử như thế nào trong tù?
Tôi đã có trao đổi trước tòa. Quá trình điều tra
là quá trình tác động để làm sao cho chúng tôi phải nhận tội, bằng mọi
cách, trong đó có những cái mà tôi đã nói trước tòa. Chắc là các quý vị
cũng được nghe và tôi sau này đã đọc trên mạng cũng có một số nơi nói
lại. Tức là có những cái nó không còn công bằng và khách quan.
Đó là một sự thật. Và nó dẫn tới kết luận cũng như bóp méo kết quả để đạt được mục đích của những người và những cá nhân nào đó thực hiện quá trình điều tra, kết luận cũng như xét xử vụ án của chúng tôi và của riêng cá nhân tôi.
Còn về sau trong quá trình chấp hành án hay ở trong tù, chúng tôi cũng được đối xử tương đối tôn trọng. Trong quá trình đó, chúng tôi cũng gặp những người công an có tư cách rất tốt, tôn trọng và đối xử tốt với chúng tôi.
BBC: Bây giờ ông tái lập cuộc sống như thế nào, ông có khó khăn gì không về khám bệnh, điều trị, việc làm hay thu nhập...?
Hiện giờ tôi vẫn chưa đi làm, tôi đang tập trung vào công việc của Phong trào. Hiện nay tôi đang ở nhà và đang bị quản chế ở nhà của tôi ở tại Sài Gòn. Tôi chắc cũng dành một thời gian vừa tập trung vào công việc của phong trào vừa xem xét lại cả một quá trình, tình hình hiện nay để xem mình có thể đóng góp gì thêm.
Ông Lê Thăng Long phản hồi các chỉ trích
Cập nhật: 20:58 GMT - thứ ba, 19 tháng 6, 2012
Nhà hoạt động vì dân chủ của
Việt Nam, ông Lê Thăng Long, người vừa ra tù hôm 04/6/2012, phản hồi về
các ý kiến của dư luận xung quanh việc ông công bố bản kêu gọi về phong
trào "Con đường Việt Nam" và đưa ra danh sách thư mời tham gia phong
trào này.
Ông Long khẳng định với BBC Tiếng Việt hôm 18/6/2012 rằng việc xây
dựng và công bố các văn bản trên đã có sự ủy nhiệm và trao đổi trước về
chủ trương giữa ông và các ông Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức trong
thời gian ba người thi hành án tù.
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC từ nhà riêng ở Sài Gòn, ông Long cho biết ý kiến tổng thể của ông về các phản ứng đa chiều của dư luận xung quanh lời kêu gọi và thư mời tham gia phong trào.
Ông Lê Thăng Long: Tôi có theo dõi những phản ứng đó. Và ý kiến tổng thể của tôi là có lẽ những cái này là một cái mới so với trước, cho nên cũng có những phản ứng hơi bất ngờ.
Tuy nhiên chúng tôi cũng cần hết sức lắng nghe tất cả những ý kiến của các quý vị. Kể cả những ý kiến ủng hộ cũng như những ý kiến phản biện hoặc là những ý kiến chưa đồng tình.
BBC: Thưa ông, hai ông Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức đã ủy nhiệm cho ông phát động 'Phong trào Con đường Việt Nam' như thế nào?
Việc này chúng tôi đã được thống nhất khi cả ba người ở Xuân Lộc và sau đó anh Định được chuyển đi vào ngày 10 tháng Tám (2010) tại trại giam Xuân Lộc về Chí Hòa. Trước khi tôi ra tù, tôi sống chung với anh Thức ở trong tù. Và tôi cũng được ủy nhiệm chính thức từ anh Thức. Và theo tinh thần, quan điểm là đa số quá bán. Tức là trên hai phần ba, thì sự thống nhất này là sự thống nhất chung của chúng tôi.
"Tôi khẳng định đây không phải là một cạm bẫy và mỗi người sẽ nhìn nhận. Và quan điểm của tôi là việc cân nhắc, tìm hiểu và thắc mắc, kể cả việc nghi ngờ đó là việc hết sức cần thiết"
Ông Lê Thăng Long
BBC: Có ai đứng sau lời kêu gọi hay bản danh sách mời hay không? Có sự tác động nào từ phía chính quyền hay không?
Tôi khẳng định việc này không có ai đứng đằng sau, phía chính quyền hay là sự tác động nào, mà hoàn toàn do ba người khởi xướng chúng tôi chọn lựa và đề ra.
BBC: Việc ủy nhiệm diễn ra trong quá khứ, liệu nay có ảnh hưởng gì không tới việc thi hành án của hai ông Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức?
Việc làm của tôi thay mặt hai người còn lại mục tiêu cũng muốn làm sao để việc thi hành án hay sự thật, hay sự bảo vệ cho những người đã dũng cảm, đã yêu nước và đã thực hiện những quyền đúng đắn của mình, sớm ra khỏi tù.
BBC: Ông và các ông có tiêu chí gì khi lập danh sách mời những người tham gia vào "Phong trào Con đường Việt Nam" này?
Tuy là ở trong tù, chúng tôi vẫn có thời gian suy nghĩ, cân nhắc và xem xét tất cả những vị mà chúng tôi đề ra. Và tiêu chí là những vị đó cũng có tinh thần giống, tương tự tinh thần của "Con đường Việt Nam" và có thể đóng góp bằng khả năng của mình cho hoạt động của Phong trào "Con đường Việt Nam."
Thông qua những hoạt động trong quá khứ của các quý vị, chúng tôi đánh giá, xem xét, cân nhắc để chọn lựa và mời quý vị một cách công khai. Đó là sự chọn lựa và cân nhắc của chúng tôi.
'Nghi ngờ là cần thiết'
Tôi khẳng định đây không phải là một cạm bẫy và mỗi người sẽ nhìn nhận. Và quan điểm của tôi là việc cân nhắc, tìm hiểu và thắc mắc, kể cả việc nghi ngờ đó là việc hết sức cần thiết. Tôi nhớ một người nào đó nổi tiếng đã nói là "trước tiên hãy nghi ngờ tôi, để sau đó tin tôi, nhưng đừng vội tin tôi để sau đó nghi ngờ tôi." Thì đó là quan điểm của tôi.
BBC: Ông sẽ làm gì để bảo vệ an toàn, an ninh, tính mạng cho những người đi theo con đường mà các ông khởi xướng hay ký tên vào thư mời tham gia, ủng hộ khi danh tính của họ công khai và họ gặp vấn đề, rắc rối?
Chúng tôi, qua việc mời công khai đó, cũng chính là đảm bảo an toàn, an ninh cho mọi người. Nếu tôi mời một cách không công khai, thì sẽ bị các cơ quan chức năng thắc mắc là không biết làm những việc gì đó có lẽ là mờ ám chăng. Nhưng việc mời công khai và việc công bố tất cả những quan điểm, đường lối, tài liệu của phong trào là một hình thức bảo vệ cho tất cả mọi người thực hiện các quyền chính đáng của mình mà không phải sợ hãi.
"Tôi đã cúi đầu tại phút cuối cùng vì mong và cũng là thống nhất để làm sao ra được sớm nhất để có tiếng nói, để mọi người hiểu được sự thật là tôi không có tội và các bạn của tôi không có tội"
Ông Lê Thăng Long
BBC: Cho tới nay ông đã nhận được bao nhiêu sự ủng hộ cho bản kêu gọi hay các chữ ký trả lời, nhận tham gia, ủng hộ phong trào của ông, thưa ông?
Chính thức hiện nay, chúng tôi có bốn người công bố danh tính rõ ràng tham gia với tư cách sáng lập. Còn những lời ủng hộ rất nhiều. Nhiều nhưng được đăng ký với tư cách ủng hộ hoặc thông qua những diễn đàn, những tiếng nói ủng hộ, kể cả những sự ủng hộ trong lòng của người dân mà chúng tôi nghe được, từ những người thân, từ những bạn bè phản ảnh lại cho chúng tôi.
BBC: Việc đưa ra lời kêu gọi và thư mời có mâu thuẫn gì với quy chế quản thúc sau khi ông được thả tự do hay không?
Theo luật mới nhất hiện nay, tức là Luật thi hành án hình sự, áp dụng từ 01/7/2011, mà tôi đã nghiên cứu kỹ, các quyền mà bản thân tôi đang thể hiện cho Phong trào hoàn toàn không bị giới hạn ở trong luật này. Tôi chỉ bị giới hạn về phạm vi địa lý thôi. Tức là chỉ đi lại ở trong khu vực phường thôi, nhưng các quyền đó không bị giới hạn.
Tôi có một số quyền khác bị giới hạn như quyền ứng cử, quyền bầu cử, nhưng quyền thể hiện quan điểm, tiếng nói hoàn toàn không có giới hạn trong luật đó. Và theo nguyên tắc của Nhà nước Pháp quyền, thì những gì luật không giới hạn thì anh được phép làm.
'Rút lại lời nhận tội?'
BBC: Trước đây ông có nhận mình có tội, nay ông có rút lại lời nhận tội đó không? Nếu ông cho rằng mình vô tội, phải chăng việc bắt giam và bỏ tù ông là sai trái?
Kể cả trong quá trình ở tù, ở điều tra, cũng như ở thi hành án tù, khi một số cán bộ, khi tôi chia sẻ việc của tôi thì họ nói: anh vẫn có quyền sau khi anh thực hiện xong việc kết luận của Tòa án, thì anh ra, anh vẫn tiếp tục bảo vệ chuyện của anh. Anh vẫn cứ tiếp tục và không có gì anh phải ngại hết. Đó là một sự thực.
BBC:Nhưng việc nhận tội đó có thể ảnh hưởng gì tới tư cách, vị thế, tương lai chính trị hay hình ảnh nhân cách của ông hay không, thưa ông?
Đây cũng là một câu hỏi thú vị. Việc nhận tội cũng là một việc gì đó gây cho mọi người suy nghĩ và đặt dấu hỏi về niềm tin, cũng như sự nghi ngờ về tôi nhiều.Nhưng tôi nghĩ mình làm việc là vì một mục đích tốt và sự trong sáng, chân thật, cho con đường mà mình đã chọn.
Nếu không phải chỉ vì mình, thì việc đó, mình làm bất cứ vị trí nào mà mọi người đồng ý cho mình làm, thì mình sẽ làm hết sức để đóng góp chung cho một sự nghiệp chung của phong trào cũng như của toàn dân Việt Nam. Cho nên tôi không cảm thấy là phải quá buồn về việc này. Đương nhiên đó là một thực tế mà tôi phải chấp nhận.
BBC: Trong thời gian mà ông thi hành án, bản thân ông, hay những người khác trong vụ án mà ông được biết, như ông Lê Công Định, ông Trần Huỳnh Duy Thức, đã được đối xử như thế nào trong tù?
"Quá trình điều tra là quá trình tác động để làm sao cho chúng tôi phải nhận tội, bằng mọi cách, trong đó có những cái mà tôi đã nói trước tòa"
Ông Lê Thăng Long
Đó là một sự thật. Và nó dẫn tới kết luận cũng như bóp méo kết quả để đạt được mục đích của những người và những cá nhân nào đó thực hiện quá trình điều tra, kết luận cũng như xét xử vụ án của chúng tôi và của riêng cá nhân tôi.
Còn về sau trong quá trình chấp hành án hay ở trong tù, chúng tôi cũng được đối xử tương đối tôn trọng. Trong quá trình đó, chúng tôi cũng gặp những người công an có tư cách rất tốt, tôn trọng và đối xử tốt với chúng tôi.
BBC: Bây giờ ông tái lập cuộc sống như thế nào, ông có khó khăn gì không về khám bệnh, điều trị, việc làm hay thu nhập...?
Hiện giờ tôi vẫn chưa đi làm, tôi đang tập trung vào công việc của Phong trào. Hiện nay tôi đang ở nhà và đang bị quản chế ở nhà của tôi ở tại Sài Gòn. Tôi chắc cũng dành một thời gian vừa tập trung vào công việc của phong trào vừa xem xét lại cả một quá trình, tình hình hiện nay để xem mình có thể đóng góp gì thêm.