lundi 18 juin 2012

CXN_061712_1592_Ba Dũng bưng bít (thực) nợ xấu ngân hàng với BCT, BBT, UVTW ĐCS như thế nào ??

18/06/2012
 
Châu Xuân Nguyễn
Trong bài báo dưới đây, họ viết về “nợ xấu NH khủng khiếp như thế nào”.
Hiện nay, 3D thừa nhận là 10%, khổng phải 2 hay 3% như bưng bít từ lâu.
Con số 10% là lấy từ báo cáo của chính “Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng quý I/2012 của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) có đoạn viết: “Nếu hạch toán đúng và áp dụng chuẩn quốc tế về phân loại nợ, nợ xấu ngân hàng thực chất sẽ đạt ít nhất 10% (trên 10 tỉ USD), chiếm gần 10% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam”. Bọn 2D dấu nhẹm sự thật nợ xấu NH đến 37 tỉ usd. NV Bình nói là nợ xấu từ 3% cuối 2011 vọt lên 10% tháng 6.2012 là xạo, sự thật là chúng dấu nhẹm BCT, BBT, UVTW, QĐND và 90 triệu dân tộc VN, bây giờ dấu không nổi mới phải thú nhận từng phần, cuối cùng sẽ là 37 tỉ usd như tôi nói 1 năm nay rồi.
 
Trích:”Còn về nợ xấu, Nguyễn văn Giàu Thống đốc NHNN tuyên bố là tỉ lệ nợ xấu là 3% nhưng ông ấy không nói phương pháp kỳ quặt mà hệ thống ngân hàng VN tính nợ xấu.
Tất cả ngân hàng trên thế giới tính nợ xấu (bad debts) là khi người trả nợ không trả được 2 kỳ nợ liên tiếp (ví dụ bạn mượn 100 ngàn usd với 8% lãi, thời hạn 1 năm thì mỗi năm trả 108 ngàn, chia làm 12 tháng, mỗi tháng khoảng 9 ngàn, khi bạn không có khả năng trả 2 tháng thì nợ xấu của bạn là 108 ngàn usd, còn hệ thống ngân hàng VN tính là sau khi không trả nỗi 2 kỳ thì nợ xấu là 18 ngàn, lần 3 nữa thì nợ xấu là 27 ngàn etc….).
Chính vì lý do này nên Nguyễn van Giàu nói là nợ xấu chỉ là 3%, thật sự nếu những khoản dư nợ bình quân là 24 tháng thì tỉ lệ nợ xấu này có thể lên tới 3% X 12 = 36% tổng dư nợ. Vì tính nợ xấu kiểu “ăn gian” như thế này nên số tiền dự phòng cũng chỉ 3% thay vì 36% như ngân hàng ngoại quốc. Chính vì số nợ xấu quá cao nên nguy cơ đổ vỡ của hệ thống ngân hàng khi chứng khoán và BĐS không thu hồi được nợ là rất có thật.
Hãy giử bài viết này để xem dự báo tôi trong vòng vài tháng hay 1 năm nữa xem nó đúng như thế nào” hết trích
Và bào báo dưới đây ngày 24.05.2012 viết. Trích:”Hiện nay, HBB cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác đang phân loại nợ theo phương pháp định lượng mà thiếu đi phần định tính như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ không phản ánh thực chất khoản nợ. Các ngân hàng chỉ xem xét, phân loại nợ đến hạn không trả được vào nợ xấu, trong khi phần còn lại của khoản nợ vẫn là nợ đủ tiêu chuẩn. Trong khi đó, theo chuẩn quốc tế, nếu phần nợ đến hạn không trả được thì toàn bộ khoản nợ phải được xếp vào nợ xấu.
Chẳng hạn, Công ty A có 2 khoản vay. Khoản vay thứ nhất trị giá 10 tỉ đồng, được xếp vào nợ nhóm 1 (không lập dự phòng). Khoản vay thứ hai chỉ 500 triệu đồng. Nhưng nếu khoản vay thứ 2 bị xếp vào nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) thì cả 2 món nợ trên với tổng giá trị 10,5 tỉ đồng đều sẽ bị xếp vào nhóm 4.
Một ví dụ khác là công ty X trả nợ tốt, nhưng đang làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu âm, nhưng vẫn được ngân hàng xếp vào nhóm 1. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, khoản nợ của Công ty X phải nằm ở nhóm 3 hoặc 4. Ngoài ra, một số ngân hàng còn biến nghiệp vụ gia hạn nợ thành một hình thức để giảm tỉ lệ nợ xấu vì nợ gia hạn không được tính vào nợ xấu.
Chuyện không của riêng ai
HBB chỉ là bề nổi của tảng băng. Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng quý I/2012 của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) có đoạn viết: “Nếu hạch toán đúng và áp dụng chuẩn quốc tế về phân loại nợ, nợ xấu ngân hàng thực chất sẽ đạt ít nhất 10% (trên 10 tỉ USD), chiếm gần 10% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam. Nếu so sánh mức nợ xấu này với vốn tự có đã điều chỉnh theo quy định hiện hành cộng với quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được trích lập, tỉ lệ này sẽ vượt quá 50% – mức báo động đỏ. Ngoài ra, nhiều tổ chức tín dụng thực chất đã bị âm vốn, tức đã mất khả năng thanh toán nhưng vẫn tạo vỏ bọc bên ngoài là chỉ bị khó khăn về thanh khoản.”
Các ngân hàng, cụ thể là ban lãnh đạo, sẽ không phải là người bị thiệt hại trong cuộc chơi này. Họ nắm rất rõ luật chơi, điều chỉnh các khoản lợi nhuận theo mục tiêu đề ra. Chỉ có cổ đông, những người chủ thật sự của doanh nghiệp, những người biết được sự thật sau cùng, mới phải chịu thiệt.”hết trích.
Một cty không còn khả năng trả nợ như Vinashin thì toàn thể 4.000 tỉ phải liệt vào nợ xấu vì nếu không liệt vào nợ xấu thì đến cuối cùng, khi tính sổ để sát nhập cũng phải lòi ra.
Không phân loại 4.000 tỉ này thành nợ xấu cũng tương tự như liệt kê “khống” một cty B làm ăn rất phát đạt, nợ NH 4.000 tỉ đồng mà NH không bao giờ dám đòi, chỉ khi tính sổ bán Nh hay sát nhập thì NV kiểm toán điện thoại cty B có nợ NH 4.000 tỉ hay không thì cty B dĩ nhiên nói là không nợ một xu, vậy thì bẽ bàng và đột ngột tăng nợ thành thêm 4.000 tỉ, đó là lề lối Habubank và trên 100 NH ở VN đang làm, họ gian dối nợ xấu, bây giờ sát nhập không được vì lòi ra nợ xấu quá lớn thì NH nào đang làm ăn ngon mà đi ôm nợ xấu cho họ (trừ Saigon Hanoi bank CXN_052212_1527_Không có cái ngu nào giống cái ngu nào (cổ đông Saigon Hanoi Bank)).

Hậu quả hiện nay là hơn 100 tổ chức tín dụng không sát nhập được, nợ xấu tăng cao, thanh khoản có vấn đề nghiêm trọng nên mặc dù có trần lãi suất vay là 15% cũng không ai dám cho DN vay, vì thế DN phá sản la liệt đến 400.000/600.000 tháng 6 hay tháng 9 này và thất nghiệp tăng thêm 2 triệu người.
Còn một tệ nạn nữa để giữ tỉ lệ nợ xấu thấp giả tạo là khi DN chết ngắc, không trả nợ nổi thì NH “trả dùm” rồi nói là toàn bộ số nợ này không là nợ xấu vì vẫn trả đều đều, nhưng cho dầu NH nào lớn cách mấy, trả dùm được bao lâu và cho bao nhiêu DN, dần dần rồi chính NH đó kiệt quệ như Habubank thôi (và như 90 NH khác).”hết trích
———————————————-
Bài này của tôi mới đúng là thực trạng nợ xấu của VN đây:
Và chính Alan Phan xác nhận là phải cần 70 tỉ để kích thích hay cứu nguy nền kinh tế lụn bại này.
CXN_061712_1591_Sự kiện 70 tỉ usd kích thích kinh tế của Alan Phan có là một bước ngoặc chính trị hay không ??
Tình trạng dấu diếm nợ xấu với BCT, BBT, UVTW, QĐND, CCB, 90 triệu dân tộc là tôi đã vạch ra từ 29.06.2011 (gần một năm nay tại bài này.
CXN*_062911_1145_Ba Dũng bao giờ bể hụi
Và người cuối cùng phải cõng nợ này là 90 triệu dân tộc VN và con cái của họ như bài này đây
Trích:”( Lời bình): – Người cuối cùng gánh hậu quả của nợ xấu vẫn là người dân VN, phải đóng thuế để trả nợ cho Tập Đoàn, cho NH v.v…Trích:”Rốt cuộc áp dụng cách nào, Nhà nước, mà ở đây là ngân sách, cũng phải bỏ tiền ra. Từ trường hợp xử lý nợ Vinashin ở Habubank dễ dàng nhận ra ngân sách đã phải bỏ tiền ra thông qua ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ba năm cho SHB; cho trích lập dự phòng nợ Vinashin dần từng năm thay vì tiến hành ngay một lúc theo thông lệ quốc tế; cho phép Vinashin phát hành trái phiếu với sự bảo lãnh của Chính phủ để trả một phần nợ.
Khi Nhà nước phải bỏ tiền, câu hỏi đi kèm sẽ là ai được hưởng lợi nhiều nhất và liệu có ai phải chịu trách nhiệm về gánh nặng tăng thêm của ngân sách đó không?”hết trích.”hết trích
Tình hình nợ xấu của Habubank chúng nó dấu diếm hơn 1 năm nay với 4.000 tỉ vnd cho Vinashin vay, cho tới khi sát nhập, không dấu nổi nữa thì từ hôm trước đến hôm sau, nợ xấu Habubank tăng từ 3% lên 16.06% và đột ngột tăng 4.000 vnd
Cả nước, từ bộ CT, BBT, UVTW, CCB, QĐND, 90 triệu dân đều bị 3D gạt, chúng nó xúi nhà băng thương mại lấy tiền cho tập đoàn vay rồi lại quả cho chúng nó, rồi khi tập đoàn không trả nợ được, thành nợ xấu thì NH thương mại mất thanh khoản, chúng đổ tiền người dân 70 tỉ usd để cứu NHTM vì sợ bị NHTM tố cáo 3D.
Melbourne
17.06.2012
Châu Xuân Nguyễn
———————————————————————-
http://www.vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/76806/no-xau-ngan-hang-khung-khiep-nhu-the-nao-.html
Nợ xấu ngân hàng khủng khiếp như thế nào?  Giá trị nợ xấu tính đến 6/2012 tương đương 10% GDP năm 2011 của Việt Nam và gấp 9 lần gói hỗ trợ doanh nghiệp mới được thông qua. Chỉ cần 20.000 tỷ đồng xử lý nợ xấu ngân hàng WSJ: Nợ xấu đang đè nặng Việt Nam Tiền đâu lập công ty mua bán nợ xấu? Rối bời xử lý nợ xấu Xem bài khác trên Vef.vn Theo thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng của Việt Nam đã lên đến 10%, tăng so với mức 6% cuối năm ngoái. Đây là mức tương đương với các dự báo của tổ chức nước ngoài về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mới đây NHNN có kế hoạch thành lập công ty mua bán nợ trị giá 100 nghìn tỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD) để giải quyết đang tình trạng nợ xấu tăng cao như hiện nay. (Theo Cafe F)