vendredi 22 juin 2012

Chuyện Giáo Dục tại thiên đường XHCN, khó tin nhưng có thật 100%

Một số học sinh lộ cờ-líp nóng làm chấn động dư luận

Đăng vào ngày 21/06/2012 @10:13 Chiều

Vào ngày 4-6, kết thúc kì thi tốt nghiệp cấp 3 năm 2012, một vài thí sinh đã cùng thầy giáo Việt Khoa tung cờ-líp nóng có cảnh nhiều thí sinh lớp 12 chơi trò “ném giấy phối hợp” với các giám thị tại Bắc Giang. Hiện các cơ quan chức năng, gia đình và nhà trường cũng như các bạn bè đồng trang lứa đều đang ở trong tình trạng vừa bức xúc vừa bối rối do cờ-líp nóng này.
Trong cộng đồng đã có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều về cờ-líp nóng này.
Tại những địa phương với lịch sử đỗ tốt nghiệp 100%, nhiều học sinh đã lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ với hành động thiếu suy nghĩ, thiếu tính cộng đồng và đi ngược lại với truyền thống của nhóm học sinh trên. Đại diện cho trường phái cổ điển này, tiến sĩ tâm lí Toàn Quay cho biết: “Quay bài-ném bài thuộc về bản năng của học sinh, ai ai cũng đã từng trải qua ít nhiều. Nhưng cái đẹp truyền thống và rất đặc biệt của nền giáo dục nước ta là sự im lặng đầy tế nhị. Vì quay bài-ném bài là một cái gì đó rất riêng tư, rất thiêng liêng đối với mỗi con người, dù đã trải qua một lần hay nhiều lần, làm một mình hay phối hợp với người khác, thì học sinh và giáo viên Việt Nam vẫn thường không khoe khoang về điều đó bao giờ. Ấy vậy mà nhóm học sinh và giáo viên Bắc Giang này lại đi ngược với truyền thống đó, quay cờ-líp nóng để phơi bày hết những chi tiết bên trong ra, từ giám thị ném bài mạnh hay yếu, cho tới học sinh chép bài nhanh hay chậm… Như thế còn ra thể thống gì nữa? Còn gì là truyền thống?” 

Được biết những người thuộc trường phái cổ điển đang kịch liệt lên án hành vi “tung cờ-líp trước kẻng” này của nhóm học sinh và giáo viên Bắc Giang. Nhiều thành viên trong nhóm thủ cựu còn đánh tiếng muốn gặp những học sinh đã quay các cờ-líp nói trên để làm công tác dân vận.

Nhỏ xíu, mỏng gọn, kín đáo – 
Phao thi: “Là học sinh thật tuyệt”

Bộ trưởng bộ GD&ĐT cũng tỏ í đồng tình với quan điểm này, vì “việc phát tán trên mạng nhiều clip như vậy làm cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng gặp khó khăn, đồng thời ảnh hưởng không tốt tới nhận thức và suy nghĩ của người xem, nhất là các học sinh nhỏ tuổi”. Tiến sĩ Toàn Quay nói thêm rằng nếu những học sinh nhỏ tuổi được xem cờ-líp này rồi lại quay ra hỏi “Vì sao giám thị ném bài cho thí sinh?” hay tệ hơn nữa là học tới đâu, thi tới đó mà không quay cóp thì sẽ gặp hậu quả khó lường. Tiến sĩ nói thêm rằng cả đời anh đã quay rất nhiều lần, nhưng lần nào cũng im lặng, nhờ thế mà anh đã lên đến tiến sĩ.
Cùng quan điểm với tiến sĩ Toàn Quay, nhà hot gơn học đã có bằng tiến sĩ Đỗ Bá K cho biết: “Tôi nghĩ hành vi tung cờ-líp nóng là một biểu hiện của sự thiếu suy nghĩ, hoặc là một biện pháp tìm kiếm sự chú ý của dư luận. Có lẽ thầy giáo Đỗ Việt Khoa và nhóm học sinh quay cờ-líp nóng kia đang học đòi theo các hot gơn?
Từ tập đoàn hot gơn Việt Nam HIV, Hoàng Thuỳ Linh hoàn toàn không có ý kiến gì về việc thầy Đỗ Việt Khoa và nhóm học sinh Bắc Giang nói trên bị cáo buộc đã đạo ý tưởng tung cờ-líp nóng để nổi tiếng của cô. Nữ hoàng đồ lót kiêm hoa hậu gì đó Ngọc Trinh, phát ngôn viên chính thức của tập đoàn thì phỏng đoán: “Chắc thầy Việt Khoa và các em học sinh đó muốn bắt chước phong cách của em, vừa lộ hàng lại vừa ngoan ngoãn thật thà, để nổi tiếng đây mà. Họ đã có siêu xe, có túi Chàn-neo như em chưa?

Ông Lại Văn Sâm cho biết: “Đến người ngồi ghế nóng còn có quyền hỏi khán giả hay gọi người thân. Tại sao học sinh đi thi không được quyền nhận sự trợ giúp của giám thị?”

Trong khi đó, một nhóm nhỏ những người theo trường phái tân thời lại lên tiếng ủng hộ hành động lộ cờ-líp nóng trên. Chị Tôn Nữ Tân Thời nhận xét: Quay là chuyện nhỏ, tôi đã quay rất nhiều lần, bạn bè tôi cả trai lẫn gái đều đã vài lần quay, tự quay cũng có, phối hợp cũng có, nhận sự trợ giúp của giám thị cũng có. Có thể nói quay bài là một vấn đề thuộc về bản năng sinh tồn của người học sinh. Trong thời buổi ‘trăm kì thi đổ đầu học trò’, nếu không quay thì làm sao chúng tôi thi được chừng ấy môn? Và nếu chúng tôi không thi được, thì lấy đâu ra thành tích 100% tốt nghiệp cấp 3 cho ngành giáo dục? Thế cho nên các thầy cô giám thị mới phải ném bài. Đã đến lúc xã hội hiện tại phải chấp nhận thực tế này thay vì cứ im lặng làm lơ.Chị Tôn Nữ Tân Thời cũng cho biết thêm, học sinh cần được giáo dục đầy đủ về quay bài – ném bài vào khoảng những năm đầu cấp 2, vì ở độ tuổi này họ bắt đầu làm quen với các biến đổi lớn trong môi trường như: học thêm các môn lí, hoá, công nghệ, giáo dục công dân, kiểm tra đột xuất, v.v… và bắt đầu có nhu cầu quay bài.


Phong trào đòi giải phóng quay cóp của phe tân thời