Người TQ đã "đóng bè" ở Cam Ranh, Vũng Rô...gần chục năm
(Đời sống)
- Không chỉ đóng bè gần cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), người Trung Quốc còn
lập các cơ sở nuôi cá ở Vũng Rô (Phú Yên), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),
trong khi đó chính quyền địa phương tỏ ra lúng túng trong khâu quản lý.
Người Trung Quốc nuôi cá ở vùng biển Việt Nam gần chục năm
Tại vùng biển Vũng Rô
thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, Phú Yên, hàng chục người Trung
Quốc liên kết với một số công ty tư nhân Việt Nam để đầu tư nuôi trồng
thủy sản nhưng hợp phức hóa dưới vỏ bọc chuyên gia kỹ thuật.
Một trong những bè cá rộng hơn một sân vận động ở Vũng Rô. Ảnh: TNO |
Ông Đào Thái Cường, Trưởng thôn Vũng Rô cho biết, từ năm 2005, nhiều tư thương Trung Quốc đã liên kết với người dân nuôi trồng thủy sản ở vùng này. Ban đầu là người Việt Nam đứng tên, sau đó người nước ngoài thuê lại dưới dạng liên kết ăn chia. Toàn bộ chi phí đầu tư nuôi thủy sản do tư thương Trung Quốc bỏ ra. Cá giống cũng nhập từ Trung Quốc và công nhân làm việc trên bè đều do tư thương Trung Quốc trả tiền công.
Những bè cá của các DNTN và những cá nhân có “máu mặt” ở Vũng Rô đều rất lớn, rộng hàng chục ngàn mét vuông, mỗi bè có 100-150 lồng. Nhưng các ngành chức năng tỉnh Phú Yên lại không biết được nguồn cá này xuất bán đi đâu.
Theo ông Cường: “Họ nuôi theo quy trình khép kín vì con giống cũng từ TQ nhập về. Đến khi cá lớn, tàu của TQ vào tận bè cá mang đi (!?) Toàn bộ việc mua bán, vận chuyển đều qua đường biển cả. Ngư dân mình mà lái tàu đến gần thì họ yêu cầu tránh xa, trong khi mặt nước vùng này là của mình quản lý. Xe chuyên chở thức ăn của họ gây ô nhiễm môi trường chỉ có người dân ở đây lãnh đủ”.
Tại TP Vũng Tàu (tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu), ông Võ Văn Mùi - Chủ tịch UBND xã Long Sơn thông
tin, hiện nay trên sông Chà Và có 5 chủ là người Đài Loan (Trung Quốc)
làm bè nuôi cá, với diện tích khoảng 6 ha. Trong đó, có một chủ bè lấy
vợ là người Long Sơn. Trước đây, có trên dưới 20 bè cá trên sông do
người Đài Loan làm chủ, nhưng sau đó cơn bão số 9 tàn phá nên một số chủ
Đài Loan không tiếp tục nuôi nữa.
Cũng theo ông Mùi, những người Đài Loan này nuôi cá trên sông Chà Và từ 10 năm nay, tất cả được cơ quan chức năng cấp phép nuôi.
Theo phản ánh của người dân cảng Bến Đầm, huyện Côn Đảo, nơi đây có 3 người Trung Quốc thu mua cá rồi nuôi trong bè. Trước đây, thường xuyên có tàu nước ngoài cập cảng Bến Đầm để lấy cá nhưng 1 năm nay thì không thấy xuất hiện nữa. Hiện nay, những người Trung Quốc vẫn còn thu mua cá, nuôi trong bè cho lớn nhưng vận chuyển và bán cho ai thì người dân không biết.
Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.
Cũng theo ông Mùi, những người Đài Loan này nuôi cá trên sông Chà Và từ 10 năm nay, tất cả được cơ quan chức năng cấp phép nuôi.
Theo phản ánh của người dân cảng Bến Đầm, huyện Côn Đảo, nơi đây có 3 người Trung Quốc thu mua cá rồi nuôi trong bè. Trước đây, thường xuyên có tàu nước ngoài cập cảng Bến Đầm để lấy cá nhưng 1 năm nay thì không thấy xuất hiện nữa. Hiện nay, những người Trung Quốc vẫn còn thu mua cá, nuôi trong bè cho lớn nhưng vận chuyển và bán cho ai thì người dân không biết.
Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.
Bè cá của người Trung Quốc trong vịnh Cam Ranh. Ảnh: TTO |
Theo người dân nơi đây, trong số những người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh có những người đã sang đây khoảng chục năm. Họ mang cá giống mú từ Trung Quốc qua, khi nuôi lớn rồi thì lại xuất về Trung Quốc.
Trên vịnh Cam Ranh, các lồng bè nuôi hải sản của người Trung Quốc được xây dựng khá kiên cố. Mỗi bè rộng khoảng 100m2, trên đó xây dựng 2-3 ngôi nhà lợp tole màu để người Trung Quốc và những người VN làm thuê ở lại chăm sóc cá. Mỗi bè như vậy có rất nhiều lồng nuôi được liên kết chặt với nhau.
Những bè cá này nằm cách cảng Cam Ranh
khoảng 200-250m về phía đông. Từ những vị trí đó có thể nhìn thấy khá rõ
quân cảng Cam Ranh nằm về phía đối diện.
Quản lý lỏng lẻo
Ông Trần Văn Ngãi, Chủ tịch xã Hòa Xuân
Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên cho biết, hiện có khoảng 300 bè nuôi
thủy sản ở Vũng Rô là tự phát, không có giấy phép, không được cơ quan có
thẩm quyền cho thuê mặt nước. Tuy nhiên, ông Phạm Minh Chu, Chủ tịch
UBND huyện Đông Hòa lại khẳng định là không có chuyện cho thuê mặt nước ở
Vũng Rô cho cá nhân nào nuôi trồng thủy sản.
“Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng chưa có đợt kiểm tra nào vì phải có sự phối hợp với các cơ quan chức năng, do họ là người nước ngoài” - Ông Nguyễn Tấn Thành, Trưởng công an xã Hòa Xuân Nam thông tin. Còn Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên nói: “Các người gọi là chuyên gia đều có giấy phép của UBND tỉnh Phú Yên”.
Liên quan đến tình trạng người Trung Quốc đóng bè gần cảng Cam Ranh, ông Trần Tính – Phó Chủ tịch UBND phường Cam Linh (TP.Cam Ranh, Khánh Hòa)cho hay: Từ trước đến nay, ngư dân muốn nuôi trồng thủy sản trên vịnh Cam Ranh thì chiếm một vùng lập bè, không cần phải xin phép. Những người Trung Quốc cũng đã làm vậy. Việc kiểm tra xử lý không thuộc thẩm quyền của chúng tôi, có nhiều cơ quan khác quản lý họ.
Ông Tính không rõ số lượng lao động Trung Quốc đang nuôi cá trên vùng vịnh thuộc phường là bao nhiêu, chỉ áng chừng 6-7 người. Khi được hỏi, số lao động này có đăng ký tạm trú tại phường hay không, có giấy phép lao động hay không, ông Tính trả lời “không biết”.
Chiều 1/6, ông Nguyễn Văn Hoàng - phó bí thư Thành ủy Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) cho biết đã chỉ đạo UBND TP Cam Ranh kiểm tra, xử lý quyết liệt việc những người nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc, hoạt động nuôi trồng, mua bán hải sản trái quy định trong vùng biển vịnh Cam Ranh.
“Thành ủy yêu cầu kiểm tra có bao nhiêu người nước ngoài đang nuôi trồng, mua bán thủy hải sản trong vịnh Cam Ranh, có đăng ký kinh doanh hay không, có đăng ký tạm trú tại địa phương không... Việc người Trung Quốc nuôi hải sản trong vịnh Cam Ranh đã xuất hiện mấy năm nay rồi nhưng đúng là anh em quản lý ở các địa phương lơ quá, theo dõi không kỹ.
Anh em cứ tưởng họ tới mua hải sản rồi đi chứ không nắm chắc họ trụ lại đó để làm ăn là dở quá. Mấy năm nay họ mượn danh nghĩa người Việt Nam để nuôi cá, nuôi tôm rồi mua bán mà không đóng đồng thuế nào cả” - ông Hoàng nói.
“Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng chưa có đợt kiểm tra nào vì phải có sự phối hợp với các cơ quan chức năng, do họ là người nước ngoài” - Ông Nguyễn Tấn Thành, Trưởng công an xã Hòa Xuân Nam thông tin. Còn Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên nói: “Các người gọi là chuyên gia đều có giấy phép của UBND tỉnh Phú Yên”.
Liên quan đến tình trạng người Trung Quốc đóng bè gần cảng Cam Ranh, ông Trần Tính – Phó Chủ tịch UBND phường Cam Linh (TP.Cam Ranh, Khánh Hòa)cho hay: Từ trước đến nay, ngư dân muốn nuôi trồng thủy sản trên vịnh Cam Ranh thì chiếm một vùng lập bè, không cần phải xin phép. Những người Trung Quốc cũng đã làm vậy. Việc kiểm tra xử lý không thuộc thẩm quyền của chúng tôi, có nhiều cơ quan khác quản lý họ.
Ông Tính không rõ số lượng lao động Trung Quốc đang nuôi cá trên vùng vịnh thuộc phường là bao nhiêu, chỉ áng chừng 6-7 người. Khi được hỏi, số lao động này có đăng ký tạm trú tại phường hay không, có giấy phép lao động hay không, ông Tính trả lời “không biết”.
Chiều 1/6, ông Nguyễn Văn Hoàng - phó bí thư Thành ủy Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) cho biết đã chỉ đạo UBND TP Cam Ranh kiểm tra, xử lý quyết liệt việc những người nước ngoài, trong đó có người Trung Quốc, hoạt động nuôi trồng, mua bán hải sản trái quy định trong vùng biển vịnh Cam Ranh.
“Thành ủy yêu cầu kiểm tra có bao nhiêu người nước ngoài đang nuôi trồng, mua bán thủy hải sản trong vịnh Cam Ranh, có đăng ký kinh doanh hay không, có đăng ký tạm trú tại địa phương không... Việc người Trung Quốc nuôi hải sản trong vịnh Cam Ranh đã xuất hiện mấy năm nay rồi nhưng đúng là anh em quản lý ở các địa phương lơ quá, theo dõi không kỹ.
Anh em cứ tưởng họ tới mua hải sản rồi đi chứ không nắm chắc họ trụ lại đó để làm ăn là dở quá. Mấy năm nay họ mượn danh nghĩa người Việt Nam để nuôi cá, nuôi tôm rồi mua bán mà không đóng đồng thuế nào cả” - ông Hoàng nói.
- Lê (Tổng hợp theo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Việt)
;^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^
Việt Nam lập nhà máy sửa tàu chiến ở Cam Ranh Friday, June 01, 2012 7:43:27 PM |
||
CAM RANH (NV) - Nhà
cầm quyền Việt Nam khởi sự xây dựng một nhà máy sửa chữa tàu chiến được
mô tả là “lớn nhất” tại quân cảng Cam Ranh, vừa để sửa chữa tàu chiến
trong nước, vừa chữa thuê cho tàu chiến nước ngoài ghé qua đây.
Một số báo ở Việt Nam như VietnamNet cho hay, “Ðây là dự án có qui mô
phức tạp về kỹ thuật và có qui mô lớn nhất để bảo đảm trang bị, khí
tài, kỹ thuật cho hải quân.”
Nhà máy được đặt tên là “Nhà máy X52 Hải Quân” với khả năng sửa chữa cho các loại tàu chiến có trọng tải lớn.
Không thấy tiết lộ các chi tiết về ngân khoản đầu tư cũng như các
loại máy móc trang bị. Chỉ thấy VietnamNet đại ngôn viết rằng, “Với quy
mô lớn sẽ không bị lạc hậu trong khoảng 100 năm, khi hoàn thành dự án.”
Tàu tiếp liệu của Hải Quân Mỹ USNS Richard E. Byrd đã hai lần ghé lại
quân cảng Cam Ranh để thuê sửa chữa và bảo trì định kỳ hàng năm, mỗi
lần kéo dài hai tuần lễ. Năm ngoái, tàu này tới sửa ở Cam Ranh vào tháng
8, 2011 và năm nay đã đến sửa định kỳ vào giữa tháng 5, 2012.
Ðầu năm nay, tàu chở dầu quân sự USNS Rappahannock cũng đã đến Cam
Ranh để bảo trì định kỳ. Năm ngoái, tàu cứu trợ của Mỹ USNS Safeguard
được sửa chữa bảo trì định kỳ ở cảng Sài Gòn.
Trong hợp đồng kỳ với Nga mua 6 tàu ngầm lớp Kilo, tin tức cho hay
gồm cả việc Nga giúp Việt Nam xây dựng căn cứ tàu ngầm, gồm cả cơ sử bảo
trì, sửa chữa hải quân.
Xưởng sửa chữa tàu chiến cỡ lớn mà Việt Nam làm lễ khởi công xây dựng
ngày 31 tháng 5, 2012 có liên quan gì với dự án do Nga được trả tiền
xây dựng hay không? Hay là một? Không thấy có nguồn tin nào đề cập.
Khi đến Việt Nam hồi tháng 3, 2010, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Anatoly
Serdyukov cho báo chí hay rằng, “Việt Nam muốn Nga giúp xây dựng một
xưởng sửa chữa tàu để sau này có thể dùng vào việc sửa chữa tàu chiến
của Nga.”
Việc thiết lập xưởng sửa chữa tàu chiến qui mô lớn diễn ra trong lúc
có tin dư luận xôn xao về việc người Trung Quốc làm chủ nhiều bè nổi
nuôi thủy sản trong vịnh Cam Ranh mà có bè chỉ các quân cảng khoảng 300
mét.
Có dư luận nghi ngờ về sự hiện diện của nhóm kinh doanh người Hoa này
ở một khu vực rất nhạy cảm về quân sự. Liệu những người Hoa nuôi cá,
nuôi tôm hùm ở vịnh Cam Ranh có thể là gián điệp nhòm ngó các hoạt động
của Hải Quân Việt Nam ở căn cứ Cam Ranh hay không?
Một cách tổng quát, nhà cầm quyền địa phương không cấp một giấy phép nào cho ai nuôi thủy sản ở trong vịnh Cam Ranh.
Trên tờ Thanh Niên ngày 1 tháng 6, 2012, ông Trần Văn Ớt, phó phòng
Kinh Tế thành phố Cam Ranh cho biết: “Hiện tại vịnh Cam Ranh có đến 800
ha nuôi trồng thủy sản, khoảng 11,400 lồng nuôi, chủ yếu là nuôi trồng
tự phát. Không một cá nhân hay doanh nghiệp nào được cấp phép nuôi trồng
thủy sản trên vịnh này.”
Tờ Thanh Niên cho “đây quả là một kiểu quản lý khó hiểu của chính
quyền địa phương.” Vì như ông Ớt nói ai vi phạm pháp luật cũng đều bị
“xử lý theo quy định” trong khi biết rành rành số lượng lớn bè, lồng
nuôi như thế suốt nhiều năm qua.
Tờ Thanh Niên còn cho hay “khi đề cập đến việc người Trung Quốc thư
mua hải sản, nuôi cá trên vịnh Cam Ranh có bị phạt không thì ông Ớt từ
chối cung cấp thông tin.” (TN) |