NGƯỜI CHỐNG GIAN LẬN THI CỬ
Ở BẮC GIANG BỊ XỈ VẢ : "MÀY ÁC QUÁ"
(GDVN) - Nhiều giáo viên tỉnh Bắc Giang đang rất bức xúc khi biết tin 6 giám thị, cán bộ trường THPT DL Đồi Ngô – Lục Nam – Bắc Giang bị đuổi việc chỉ vì “thương nên ném phao thi cho học sinh”.
"Mày chưa chết ngay được đâu N. à"
“Tôi thấy khổ cho 28 người giám thị, họ làm phúc phải tội. Họ vì con em, vì con cháu huyện mình nên mới làm thế vậy mà bây giờ lại bắt họ phải chịu kỉ luật như vậy thật tội quá”, một giáo viên ở Lục Nam nghẹn ngào khi nhắc đến hình thức kỉ luật đối với 28 giám thị coi thi của trường THPT Dân lập Đồi Ngô – Bắc Giang (trong đó có 6 cán bộ, giáo viên bị đuổi việc).
Cùng ngành sư phạm nên không ít thầy cô tỏ ra đồng cảm với những người giám thị đã buông lỏng quản lí, bất chấp kỉ luật, “thương” cho học sinh thoải mái quay cóp trong phòng thi.
Theo cô giáo này tất cả những ai đi học cũng đều đã từng quay cóp. Nếu như không quay cóp trong kì thi tốt nghiệp chắc hẳn không ít người bị trượt kì thi này.(tại vì đâu ?) Do đó các giám thị mắt nhắm, mắt mở cho học sinh đơn giản bởi vì nghĩ đến học sinh cũng như gia đình các em.
Cô N.T.L, giáo viên một trường tiểu học Bắc Giang phân trần: “Giám thị cũng chỉ làm phúc cho học sinh thôi. Họ đâu có được lợi lộc gì chứ. Giờ xảy ra như thế này thật là tội cho họ quá”. Cũng theo lời giáo viên T.L thì việc tố cáo sai phạm của thầy giáo N.D.N. (người tổ chức quay clip lộn xộn trong phòng thi tốt nghiệp ở Bắc Giang) là việc làm quá nhẫn tâm: “Nếu như cứ áp vào quy chế thì chắc chắn là họ sai rồi, họ bị xử lí rồi, nhưng mình là người, là đồng nghiệp mà lại làm như thế thì quả là ác quá, vô tâm quá”.
Do đó hầu hết giáo viên ở đây đều lên tiếng phản đối việc làm của thầy giáo N. và không tiếc lời trách móc thầy giáo này. Giáo viên Lê Thị Hải, người đưa "phao" vào phòng thi nhận hình thức đuổi việc vừa khóc lóc vừa oán trách thầy giáo N: “Mày ác quá N. ạ. Tình nghĩa bao năm của chị em mình mà mày chẳng coi ra gì cả. Chị đã bảo mày rồi là cái nào có mặt chị thì mày chừa chị ra. Mày còn sống ở đất Lục Nam này chứ mày chưa chết ngay được đâu N. à”.
Chữa điểm cho học sinh cũng là chuyện bình thường
Các thầy cô đều đưa ra lí do biện minh cho hành động sai trái ấy là "tình thương" đối với học sinh của họ. Một cô giáo tại Bắc Giang cho biết: “Chuyện chữa điểm của học sinh là chuyện bình thường, điều đó là sai quy chế. Ở ngoài thành phố hầu hết dân trí cao hơn vùng nông thôn, miền núi nên họ không biết được rằng ngay ở Bình Sơn (Bắc Giang) chỗ tôi dạy có trường hợp học sinh lớp 8 rồi cũng không biết chữ gì thì đành phải chịu sửa điểm cho học sinh để cho em đó lên lớp” (?).
Việc chữa điểm cho học sinh, nếu bị tố cáo sẽ bị quy vào tội rất nặng trong quy chế. Cô giáo này cũng thừa nhận rằng việc tiêu cực một phần vì chạy theo thành tích.
Đồng quan điểm với các giáo viên, một thầy giáo cũ của anh N nói: “Thầy cô nào cũng thương học sinh của mình, cũng đều mong muốn học sinh của mình có thể vượt qua được kì thi. 12 năm học ai mà chả muốn cho học sinh có được tấm bằng tốt nghiệp trong tay để khỏi mang tiếng là thất học, học thấp”.
Thi tốt nghiệp không nhằm đánh trượt học sinh
Tại trường THPT DL Đồi Ngô, có hiện tượng đáng ngạc nhiên xảy ra là dù có làm chặt thì các em vẫn đỗ gần 100%. Năm 2006 làm tổ chức kì thi nghiêm ngặt lần một chỉ có 27 học sinh thi qua, nhưng rồi đến lần thi thứ hai sau đó hai mươi mấy ngày thì lại lới lỏng để cho các em còn lại đỗ gần hết. Giáo viên N.T nói: “Như vậy là tốn thêm một lần thi nữa. Làm ngặt nhưng rồi lại cho đỗ hết thế thì thi làm gì hai lần cho tốn kém, thà rằng để các em qua hết một lần. Xã hội bây giờ nó là như thế chứ biết làm như thế nào được”.
“Không phải nền giáo dục đi xuống mà cách đánh giá của mình chưa đúng. Thi nhiều cũng không có tác dụng gì đâu, đừng có nghĩ rằng cứ có thi cử là giáo dục tốt. Nếu muốn không tiêu cực thì có thể bỏ kì thi tốt nghiệp này đi”, giáo viên V.T nêu quan điểm về kì thi tốt nghiệp.
Giáo viên L cũng phân tích rằng: Thực chất thi tốt nghiệp không phải là để đánh trượt học sinh. Do đó, cần phải ra đề chuẩn, mang tính chất phổ thông để cho các em có thể qua được. Mặt khác phải căn cứ vào đầu vào của trường đó. Nhiều trường ví dụ như trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường vùng cao đầu vào thấp, chỉ cần giám thị ngồi trong phòng thi thì dù không coi ngặt các em cũng chỉ đỗ khoảng 20%. Do đó cần phải căn cứ vào trình độ dân trí của từng vùng và điểm vào của từng trường mà có cách xét tốt nghiệp cho các em.
Theo thầy giáo V.T, để đánh giá một cách khách quan và trung thực nhất cần phải để chính những giáo viên dạy học sinh đó đánh giá. Bởi không ai là người hiểu được rõ nhất học lực của học sinh bằng chính giáo viên chủ nhiệm. “Vì vậy cần phải xem xét việc bỏ kì thi tốt nghiệp thay vào đó là giao cho chính giáo viên đánh giá học sinh trong cả quá trình 3 năm học để có thể xét tốt nghiệp một cách khách quan nhất” – thầy giáo của người tổ chức quay clip gian lận thi cử N.D.N cho biết
Nhiều giáo viên cho rằng đuổi việc các giám thị ở trường Đồi Ngô là "làm phúc phải tội"
(GDVN) - Nhiều giáo viên tỉnh Bắc Giang đang rất bức xúc khi biết tin 6 giám thị, cán bộ trường THPT DL Đồi Ngô – Lục Nam – Bắc Giang bị đuổi việc chỉ vì “thương nên ném phao thi cho học sinh”.
"Mày chưa chết ngay được đâu N. à"
“Tôi thấy khổ cho 28 người giám thị, họ làm phúc phải tội. Họ vì con em, vì con cháu huyện mình nên mới làm thế vậy mà bây giờ lại bắt họ phải chịu kỉ luật như vậy thật tội quá”, một giáo viên ở Lục Nam nghẹn ngào khi nhắc đến hình thức kỉ luật đối với 28 giám thị coi thi của trường THPT Dân lập Đồi Ngô – Bắc Giang (trong đó có 6 cán bộ, giáo viên bị đuổi việc).
Cùng ngành sư phạm nên không ít thầy cô tỏ ra đồng cảm với những người giám thị đã buông lỏng quản lí, bất chấp kỉ luật, “thương” cho học sinh thoải mái quay cóp trong phòng thi.
Theo cô giáo này tất cả những ai đi học cũng đều đã từng quay cóp. Nếu như không quay cóp trong kì thi tốt nghiệp chắc hẳn không ít người bị trượt kì thi này.(tại vì đâu ?) Do đó các giám thị mắt nhắm, mắt mở cho học sinh đơn giản bởi vì nghĩ đến học sinh cũng như gia đình các em.
Cô N.T.L, giáo viên một trường tiểu học Bắc Giang phân trần: “Giám thị cũng chỉ làm phúc cho học sinh thôi. Họ đâu có được lợi lộc gì chứ. Giờ xảy ra như thế này thật là tội cho họ quá”. Cũng theo lời giáo viên T.L thì việc tố cáo sai phạm của thầy giáo N.D.N. (người tổ chức quay clip lộn xộn trong phòng thi tốt nghiệp ở Bắc Giang) là việc làm quá nhẫn tâm: “Nếu như cứ áp vào quy chế thì chắc chắn là họ sai rồi, họ bị xử lí rồi, nhưng mình là người, là đồng nghiệp mà lại làm như thế thì quả là ác quá, vô tâm quá”.
Do đó hầu hết giáo viên ở đây đều lên tiếng phản đối việc làm của thầy giáo N. và không tiếc lời trách móc thầy giáo này. Giáo viên Lê Thị Hải, người đưa "phao" vào phòng thi nhận hình thức đuổi việc vừa khóc lóc vừa oán trách thầy giáo N: “Mày ác quá N. ạ. Tình nghĩa bao năm của chị em mình mà mày chẳng coi ra gì cả. Chị đã bảo mày rồi là cái nào có mặt chị thì mày chừa chị ra. Mày còn sống ở đất Lục Nam này chứ mày chưa chết ngay được đâu N. à”.
Chữa điểm cho học sinh cũng là chuyện bình thường
Các thầy cô đều đưa ra lí do biện minh cho hành động sai trái ấy là "tình thương" đối với học sinh của họ. Một cô giáo tại Bắc Giang cho biết: “Chuyện chữa điểm của học sinh là chuyện bình thường, điều đó là sai quy chế. Ở ngoài thành phố hầu hết dân trí cao hơn vùng nông thôn, miền núi nên họ không biết được rằng ngay ở Bình Sơn (Bắc Giang) chỗ tôi dạy có trường hợp học sinh lớp 8 rồi cũng không biết chữ gì thì đành phải chịu sửa điểm cho học sinh để cho em đó lên lớp” (?).
Việc chữa điểm cho học sinh, nếu bị tố cáo sẽ bị quy vào tội rất nặng trong quy chế. Cô giáo này cũng thừa nhận rằng việc tiêu cực một phần vì chạy theo thành tích.
Đồng quan điểm với các giáo viên, một thầy giáo cũ của anh N nói: “Thầy cô nào cũng thương học sinh của mình, cũng đều mong muốn học sinh của mình có thể vượt qua được kì thi. 12 năm học ai mà chả muốn cho học sinh có được tấm bằng tốt nghiệp trong tay để khỏi mang tiếng là thất học, học thấp”.
Thi tốt nghiệp không nhằm đánh trượt học sinh
Tại trường THPT DL Đồi Ngô, có hiện tượng đáng ngạc nhiên xảy ra là dù có làm chặt thì các em vẫn đỗ gần 100%. Năm 2006 làm tổ chức kì thi nghiêm ngặt lần một chỉ có 27 học sinh thi qua, nhưng rồi đến lần thi thứ hai sau đó hai mươi mấy ngày thì lại lới lỏng để cho các em còn lại đỗ gần hết. Giáo viên N.T nói: “Như vậy là tốn thêm một lần thi nữa. Làm ngặt nhưng rồi lại cho đỗ hết thế thì thi làm gì hai lần cho tốn kém, thà rằng để các em qua hết một lần. Xã hội bây giờ nó là như thế chứ biết làm như thế nào được”.
“Không phải nền giáo dục đi xuống mà cách đánh giá của mình chưa đúng. Thi nhiều cũng không có tác dụng gì đâu, đừng có nghĩ rằng cứ có thi cử là giáo dục tốt. Nếu muốn không tiêu cực thì có thể bỏ kì thi tốt nghiệp này đi”, giáo viên V.T nêu quan điểm về kì thi tốt nghiệp.
Giáo viên L cũng phân tích rằng: Thực chất thi tốt nghiệp không phải là để đánh trượt học sinh. Do đó, cần phải ra đề chuẩn, mang tính chất phổ thông để cho các em có thể qua được. Mặt khác phải căn cứ vào đầu vào của trường đó. Nhiều trường ví dụ như trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường vùng cao đầu vào thấp, chỉ cần giám thị ngồi trong phòng thi thì dù không coi ngặt các em cũng chỉ đỗ khoảng 20%. Do đó cần phải căn cứ vào trình độ dân trí của từng vùng và điểm vào của từng trường mà có cách xét tốt nghiệp cho các em.
Theo thầy giáo V.T, để đánh giá một cách khách quan và trung thực nhất cần phải để chính những giáo viên dạy học sinh đó đánh giá. Bởi không ai là người hiểu được rõ nhất học lực của học sinh bằng chính giáo viên chủ nhiệm. “Vì vậy cần phải xem xét việc bỏ kì thi tốt nghiệp thay vào đó là giao cho chính giáo viên đánh giá học sinh trong cả quá trình 3 năm học để có thể xét tốt nghiệp một cách khách quan nhất” – thầy giáo của người tổ chức quay clip gian lận thi cử N.D.N cho biết
Nhiều giáo viên cho rằng đuổi việc các giám thị ở trường Đồi Ngô là "làm phúc phải tội"
Nguồn : Giaoduc.net.vn