vendredi 29 juin 2012

MỜI NGÀI CHỦ TỊCH NƯỚC VÀ 

TỔNG BÍ THƯ HÃY DIỆT SÂU CHÚA!

HÃY DIỆT SÂU CHÚA!

  Quanlambao - Hãy đọc báo trong nước để thấy thực trạng của doanh nghiệp và nền kinh tế mà nhóm lợi ích ngân hàng đã gây ra. Vậy ông Tổng Bí Thư và ông Chủ Tịch nước nói mãi nào là 'không chống tham nhũng thì mất lòng tin", nào là ''bầy sâu'... Vậy mời các ông hãy đến ngay cái ổ mà Quan làm báo đã chỉ ra thì ngay lập tức sẽ cứu được doanh nghiệp và nền kinh tế. Chúng tôi có thể điểm ngay những ổ nhền nhện này để các ông không cần phải mất công tìm kiếm: 

1. Hãy thanh tra tại sao Thống đốc Bình rót cho NH Phương Nam 5.000 tỷ đồng vào tháng 11/2011, rồi đến tháng 1/2012 lại rót 5.000 tỷ đồng vòng qua BIDV để rót xuống cho NH Phương Nam? 

2. Hãy thanh tra 41 Công ty con của Trầm Bê tại Ngân hàng Phương Nam đã rút tiền 70.000 tỷ của chính Ngân hàng Phương Nam. 

3. Hãy thanh tra các khoản đầu tư  dài hạn trên 23.000 tỷ tại Eximbank từ 5 năm nay không trả lại và khoản cho vay 40.000 tỷ - Đây là khoản tiền mà Nguyễn Đức Kiên đã chiếm đoạt để đi thôn tính.

4. Hãy thanh tra trên 48.000 tỷ đầu tư của Techcombank  trên 5năm nay không trả lãi, thực chất Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh đã chiếm đoạt tiền để đầu tư cá nhân.

5. Hãy thanh tra 100.000 tỷ xoá nợ tại Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Agribank để thấy rõ 80% tiền xoá nợ này đã đổ cho Hoang Anh Gia Lai, Phạm Nhật Vượng, Thái Hương, ...

6. Hãy thanh tra 60.000 tỷ đồng liên ngân hàng và NHNN cho vay ngắn hạn cho  Eximbank trong quý 1/2012 để cứu Nguyễn Đức Kiên chiếm dụng tiền của dân đi thâu tóm không có tiền trả về;

7.Hãy thanh tra trên 8.000 tỷ mà NHNN rót cho Techcombank trong năm 2011 và cho vay ngắn hạn đột xuất trên 40.000 tỷ trong Quý 1/2012 để cứu nhóm thâu tóm doanh nghiệp này.

8. Hãy thanh tra các khoản cho vay ưu đãi 10.000 tỷ của NHNN, ngân hàng Agribank và BIDV cho Bắc Á và Công ty của bà Thái Hương.

BẦY SÂU CON CỦA CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG
 ĐẺ RA!

Chỉ cần bằng đó vụ việc làm rõ sẽ thấy nhóm lợi ích đã chiếm đoạt tiền của nhân dân và thâu tóm ngân hàng, doanh nghiệp, tài sản trị giá ít nhất 20 tỷ USD. Nhưng điều chắc chắn là: Đường nào cũng sẽ đến La Mã - Nguyễn Thanh Phượng! Vậy các ngài có đủ dũng khí để đối mặt với sự thật??? 

ĐỪNG NÓI NỮA NHÂN DÂN MUỐN NHÌN THẤY CÁC NGÀI HÀNH ĐỘNG - ĐÂY LÀ  BẦY SÂU CHÚA NẾU DIỆT ĐƯỢC CHÚNG SẼ GIẢM ĐƯỢC 80% BẦY SÂU CON....


CON GÁI THỦ TƯỚNG TRỐN CHẠY 

 Quanlambao - Một cuộc trốn chạy xoá dấu vết bắt đầu. Cô con gái họ Tô từ nhiệm xong là hết vì cái công ty mà cô ta bị 'dụ khị' lên làm chủ tịch Hội đồng quản trị thực chất chỉ là hữu danh vô thực - Công ty xây dựng sắp chết của nhà nước. Nguyễn Thanh Phượng cũng bắt chước chưởng của cô con gái họ Tô, song nghe ra không ổn. Vì sao? Xin hỏi Nguyễn Thanh Phượng mấy câu hỏi:

1. Dù cô có từ nhiệm để ba cô trốn 19 Điều Đảng viên không được làm thì thực chất cô đã và vẫn là bà chủ ngân hàng và Tập đoàn Bản việt có đúng không?
 
2. Cô có trốn được khỏi những hợp đồng tư vấn với Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang để cướp núi pháo của nhà đầu tư nước ngoài do Cty Chứng khoán Bản Việt ký không?
 
3.Cô có trốn được hợp đồng tư vấn cho Ngân Hàng Phương Nam, để rồi Trầm Bê rút được 10.000 tỷ của Ngân hàng nhà nước và BIDV tiến đến thôn tính Samcombank không?
 
4. Cô có trốn được khu đất 3A Tôn đức thắng mà Nguyễn Chí Vịnh hiến dâng cho cô nay trở thành sở hữu tư nhân không?
5. Cô có dám nói không có cổ phần ở công ty rượu bia Sài Gòn không?
 
6. Cô có dám nói rằng cô không môi giới mua tàu Hoa Sen và Ụ nổi của Vinashin và Vinaline không?
 
7. Cô có thể trả lời thẻ tín dụng xài mỗi năm hàng triệu đô tại nước ngoài là tiền từ đâu?
 
8. Cô có thể trả lời được cổ phần mà Bản Việt chiếm được bằng từ ngữ hoa mỹ 'cổ đông chiến lược' ở Công ty con của PetroVietnam, ở Mobile Phone, ở Vinaphone, ở Tổng công ty thuốc lá, ở công ty con của tổng công ty Thép,..... là được đấu thầu công khai?
 
9. Cô có thể trả lời cổ phần ngân hàng Gia Định bị Bản Việt thôn tính là của ai vậy?
 
10. Câu hỏi cuối:Cô có thể chứng minh bằng thu nhập chân chính của mình ĐÃ ĐƯỢC ĐÓNG THUẾ HÀNG NĂM ĐỂ CÂN ĐỐI ĐƯỢC NHỮNG CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU, NHỮNG THẺ TÍN DỤNG, tài sản, căn hộ, đồ đạc của cô và chồng cô không?
 Mời bố con cô Hãy trả lời 10 câu hỏi trên cho nhân dân nghe!
 
Dù cho cô có phù phép chuyển hết cho người khác đứng thì cái gốc ban đầu vẫn là từ cô với vị thế của con gái Thủ Tướng đã chiếm đoạt được và 19 Điều Đảng viên không được làm đã có từ lâu. Do vậy, dù có tìm cách trốn tránh thì hai bố con cô vẫn phải trả lời câu hỏi: TẠI SAO ĐÃ LÀ ĐẢNG VIÊN ĐCS GIỮ CHỨC VỤ CAO NHẤT MÀ ÔNG BỐ CỦA CÔ KHÔNG NHỮNG VẪN ĐỂ CHO CÔ MẶC SỨC HOÀNH HÀNH MÀ CÒN TIẾP TAY CHO CÔ TRONG GẦN 10 NĂM QUA NHƯ VẬY? RÕ RÀNG ĐÃ CỐ Ý VI PHẠM ĐIỀU LỆ ĐẢNG MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG MÀ ÔNG BỐ CÔ CAM KẾT SUỐT ĐỜI  ĐI THEO.

^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Bà Nguyễn Thanh Phượng (ở giữa) trong một buổi tiếp tân
Bà Nguyễn Thanh Phượng (ở giữa) được 
cho là doanh nhân trẻ thành đạt ở Việt Nam
 
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng đã thôi vai trò đại diện theo pháp luật cho ngân hàng này từ ngày 20/6/2012.

Bố cáo của Ngân hàng TMCP Bản Việt (tên tiếng Anh là VietCapital Bank) đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng hai ngày 27/6 và 28/6 viết người đại diện trước pháp luật của ngân hàng này là ông Đỗ Duy Hưng, Tổng Giám đốc; thay cho bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch HĐQT.
Bản bố cáo này cũng cho hay quyết định này căn cứ theo nghị quyết ngày 28/3/2012 của Đạ̣i hội đồng cổ đông Ngân hàng TMCP Bản Việt.
Bà Nguyễn Thanh Phượng, sinh năm 1980, là con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Bà trở thành Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này từ đầu năm nay sau khi được bầu làm thành viên HĐQT hồi tháng 11/2011.
Bên cạnh đó bà còn làm lãnh đạo của ba công ty kinh doanh vốn, chứng khoán và bất động sản là Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, Công ty Chứng khoán Bản Việt và Công ty bất động sản Bản Việt.
Hiện chưa rõ tại sao bà Nguyễn Thanh Phượng thôi làm đại diện trước pháp luật của Ngân hàng Bản Việt.
Thông tin trên đưa ra ngoài đã gây ra nhiều đồn đoán. Có nhiều lý do có thể dẫn đến quyết định này, trong đó có cả lý do cá nhân và sức khỏe.
Một chuyên gia kinh tế ở trong nước nói với BBC có thể đây là "dấu hiệu công ty đó có thay đổi về chính sách vì người cũ không còn thích hợp nữa" và cho rằng "cần theo dõi kỹ".
Trong khi đó, cũng có ý kiến của chuyên gia khác cho rằng không nên suy diễn nhiều, vì "thay đổi này chỉ để làm cho đúng pháp luật, vì đại diện trước pháp luật xưa nay thường là tổng giám đốc chứ không phải chủ tịch HĐQT".
Chuyên gia này nói với BBC: "Doanh nghiệp là một pháp nhân, và người đại diện trước pháp luật chỉ có nghĩa là người đứng đơn khởi kiện hay đại diện trước tòa, chứ không liên quan tới trách nhiệm cá nhân với tư cách thể nhân".
"Ai làm sai dù bất cứ ở đâu đều bị tội với tư cách cá nhân, nếu như pháp luật được thực hiện nghiêm minh."

Lãnh đạo trẻ

^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^^

Ngân hàng Bản Việt được đổi tên từ Ngân hàng Gia Định (GiadinhBank) từ ngày 3/11/2011 sau Đại hội cồ đông bất thường.
Đại hội này cũng thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng (95 triệu đôla) lên 3.000 tỷ đồng (142 triệu đôla) theo quy định.

 
Vợ chồng thủ tướng tại một buổi tiếp tân ở London
Hiếm khi thấy Thủ tướng Dũng và phu nhân 
(bên phải) xuất hiện cùng con cái trước công chúng.
 
Tại đó, bà Nguyễn Thanh Phượng được bầu làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2010-2014, và sau vài tháng trở thành chủ tịch HĐQT.
Bà Phượng từng làm Giám đốc đầu tư của quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán London.
Chồng bà Nguyễn Thanh Phượng là ông Nguyễn Bảo Hoàng (Henry), thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt.
Ông Hoàng, người Mỹ gốc Việt, hiện là Tổng Giám đốc của Quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam (IDGVV), chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và công nghệ kể từ năm 2004.
Trong ba người con của ông thủ tướng, bà Nguyễn Thanh Phượng được đánh giá là người năng động nhất.
Con trưởng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Thanh Nghị, 36 tuổi, trở thành Thứ trưởng Bộ Xây dựng hồi tháng 11 năm ngoá́i.
Còn người con út Nguyễn Minh Triết, 24 tuổi, đang làm cán bộ Đoàn Thanh niên.

  Theo Đất Việt

jeudi 28 juin 2012

VIỆT CỘNG TRUNG CỘNG ĐẨY NHAU VÀO THẾ
DIỄN BIẾN HÒA BÌNH CỦA SIÊU CƯỜNG MỸ
Lý Ðại Nguyên


Chuyến thăm và làm việc tại Việtnam của trợ lý ngoại trưởng Mỹ, ông Andrew Shapiro ngày 20/06/12, sau việc bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon Panetta đến Camranh và Hànội vào hồi đầu tháng Sáu vừa qua, đã đem lại sự cam kết giữa Mỹ-Việt về an ninh khu vực và lời khẳng định một lần nữa cho quan điểm rằng: “An toàn và tự do hàng hải là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”. Thì ngày 21/06/2012, 

Quốc hội Cộng Sản Việtnam biểu quyết thông qua Luật Biển Việtnam, bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việtnam, với 495/496 phiếu thuận. Chỉ có một phiếu chống duy nhất thuộc về một kẻ nào đó là tay sai trung kiên của Tầu Cộng. Được biết 14 ủy viên Bộ Chính Trị và toàn thể Ban Chấp Hành Trung Ương Cộng Sản Việtnam, cũng như chính phủ Hànội đều là thành viên của Quốc Hội và cùng hiện diện trong phiên họp này. Như vậy là lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Việt Cộng đã nhất trí tán thành việc không chấp nhận để cho Trung Cộng tự nhận hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa, mà họ đã chiếm đoạt của Việtnam năm 1974 và 1988 thuộc chủ quyền của Trung Cộng.

Ngay trong ngày 21/06/12, Trung Cộng liền lên tiếng cực lực chỉ trích, gọi:”Luật Biển Việtnam là phi pháp và vô giá trị”. Thứ trưởng ngoại giao Trung Cộng, Trương Chí Quân triệu tập đại sứ Việt Cộng, Nguyễn Văn Thơ đến, yêu cầu: “Hànội phải chỉnh sửa ngay, vì luật mới của Việtnam vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông”. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Cộng nói: “Hành động đơn phương của phía Việtnam làm phức tạp thêm tình hình, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo 2 nước, không phù hợp với tinh thần Tuyên Bố Ứng Xử các bên ở Biển Đông”.  

Cùng ngày, chính  phủ Trung Cộng lại nâng cấp quy chế hành chính ba quần đảo Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa  (Hoàng sa, Trường sa của Việtnam) từ cấp Quận lên cấp Huyện.  Lập tức Việt Cộng lên tiếng kiên quyết bác bỏ chỉ trích vô lý của Trung Cộng và phản đối việc Trung Cộng thành lập thành phố Tam Sa để quản lý cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việtnam. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Cộng nhấn mạnh: “Trường Sa, Hoàng Sa được đề cập đến trong Luật Biển Việtnam vừa thông qua, là một hành động lập pháp bình thường, chính đáng, vì Việtnam có đủ cơ sở pháp lý và chứng cớ lịch sử về chủ quyền không thể tranh cãi tại hai quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa trên Biển Đông”.

Xem vậy, không biết trong hậu trường, Việt Cộng và Trung Cộng đã quay lưng lại với nhau chưa, nhưng về mặt công khai thì 2 bên đã “Đối Mặt” với nhau để Tranh Cãi, Tranh Chấp về Chủ Quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rồi. Trung Cộng lại còn học theo cách của Việtnam là mời các nước ngoài vào khai thác dầu khí tại Biển Đông nữa. Ngày 23/06/12, tổng công ty Dầu Khí Hải Dương của Trung Cộng - CNOOC, thông báo chấp nhận mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí trong khu vực mà Việtnam tuyên bố thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa  của Việtnam. 

Người phát ngôn bộ ngoại giao Hànội tuyên bố: “Việc Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việtnam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việtnam, vi phạm Công Ước  Liên Hiệp Quốc về Luật Biển Năm 1982, mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông”. 

Để xem có quốc gia nào tham gia đấu thầu khai thác dầu khí với Trung Cộng ở đây hay không? Nếu không có công ty của một cường quốc dân chủ nào muối mặt làm việc đó, thì Trung Cộng bị vỡ mặt!  Trung Cộng từ trước tới nay vẫn lớn tiếng chống lại chủ trương “Quốc Tế Hóa” Biển Đông của Việtnam và Thế Giới, nay phải mời quốc tế vào cùng khai thác ở đây, tức là buộc phải xuống nước chấp nhận “Quốc tế Hóa” Biển Đông rồi vậy.

Trong khi đó toàn bộ tàu Trung Cộng, hôm 23/06/12, đã nhận được lệnh rời khỏi khu vực bãi cạn Scaborough, sau khi Bắc Kinh và Manila đạt được thỏa thuận tạm thời để làm giảm căng thẳng về tranh chấp lãnh hải giữa Trung Cộng và Philippines. Ngày 25/06/12 báo mạng Thái Lan The Nation đăng bài phỏng vấn thứ trưởng ngoại giao Trung Công bà Phó Doanh nói về vai trò của ASEAN với Trung Cộng.  

Bà kêu gọi: “Các thành viên Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á – ASEAN không nên đóng vài trò khán giả, hoặc trở thành công cụ của các cường quốc lớn, trước các thách thức mới, trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới hiện nay”. Bà nói: “ASEAN nên có những nhận định độc lập, để thúc đẩy khu vực này tiến lên phía trước. Nếu ASEAN đứng về một bên nào đó, khối này sẽ mất đi sự xác đáng”. Đã muộn rồi! Chính vì sự kiện Trung Cộng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việtnam, nhân đó đòi làm chủ 80% diện tích Biển Đông, và hung hăng đe dọa dùng vũ lực để thôn tính toàn vùng, đã đẩy các nước ASEAN và toàn thể Á châu về phía Mỹ. 

Nay Mỹ lại đã triển khai Chiến Lược Toàn Cầu của họ, là dồn 60% lực lượng quân sự của họ về Châu Á -  Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, và thương lượng với các nước Đồng Minh và Đối Tác để cho Hải Quân Mỹ được sử dụng Hải Cảng của các nước đó, khi cần. Hầu như không nước nào từ chối việc Mỹ triển khai lực lượng quân sự nhằm “Ngăn Bành Trướng Trung Cộng” và  thúc đẩy các nước tự thay đổi quan điểm chính trị và thể chế theo thế “Diễn Biến Hòa Bình”.

Từ trước tới nay, Việt Cộng quyết liệt chống lại chủ trương “Diễn Biến Hòa Bình” và cho rằng: “Đi với Mỹ thì mất đảng”. “Đi với Tầu thì mất nước”. Mà họ đã chọn: “Thà Mất Nước, chứ không chịu Mất Đảng”. Nên họ theo Trung Cộng, học Trung Cộng, chấp nhận để bị Hán Hóa toàn diện. Đến nay, họ mới nhận ra là đi với Tầu thì không những mất nước, mà còn mất luôn đảng nữa. Vì Trung Cộng cũng không sao thoát khỏi Tự Diễn Biến Hòa Bình, vì đó là nhu cầu của Quốc Dân Trung Hoa, mà Trung Cộng đã và đang bắt đầu phải áp dụng tại tỉnh Quảng Đông, ngay sát nách Việtnam. 

Chính vì vậy, mà lãnh đạo Việt Cộng đã phải cho Quốc Hội của họ nhất trí thông qua Luật Biển Việtnam, tạo ra cảnh Việt Cộng, Trung Công quyết liệt đẩy nhau rơi mau vào thế “Diễn Biến Hoà Bình của Siêu Cường Hoa Kỳ”. Nội bộ Việt Cộng không còn 2 phe thân Tầu, hay chống Tầu, mà hầu như tất cả đều muốn đi theo Mỹ. Nhưng 2 nhân vật nổi tiếng có khuynh hướng “thân” Mỹ là Trương Tấn Sang chủ tịch nước và Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng Việt Cộng lại mưu định loại nhau. 

Về vụ tham nhũng Dương Chí Dũng cục trưởng Cục Hàng Hải đang bỏ trốn. Nguyễn Tấn Sang nói: “Đương nhiên người ký quyết định bổ nhiệm trường hợp như thế phải chịu trách nhiệm”. Nghĩa là Nguyễn Tấn Dũng phải chịu trách nhiệm. Vâng! Có thể nói, bọn Việt Cộng có quán tính coi Dân là kẻ thù, hết làm tay sai cho Nga, đến làm tay sai cho Tầu, nay muốn làm tay sai cho Mỹ. Nhưng Mỹ lại chỉ đòi họ phải tôn trọng Nhân Quyền của Dân Việt, nên giờ này mới gây khốn khó cho bọn họ đấy! Kỳ sau phân giải.  

LÝ ĐẠI NGUYÊN  Little Saigon ngày 26/06/2012.

mercredi 27 juin 2012

Trước hết phải nói rằng chính quyền Trung Quốc là một tổ chức tà giáo. Văn hóa cổ truyền Trung Quốc vốn là kính trời đất, tin rằng thiện có thiện báo, ác có ác báo. Thế nhưng thời đại cách mạng văn hóa (1966 – 1976) chính quyền Trung Quốc đưa ra học thuyết “đấu trời đấu đất” khiến người ta không còn tin vào trời đất nữa, nó cũng phá bỏ văn hóa truyền thống dân tộc, tín ngưỡng của nhân dân, các tôn giáo đều bị đàn áp, chùa chiền tượng Phật bị phá bỏ. Nó không muốn nhân dân tôn thờ hình tượng của Phật hay Thần, mà chỉ treo ảnh của Mao Trạch Đông mà thôi

Về tại sao ĐCSTQ phá hoại văn hóa truyền thống, “triết học” của ĐCSTQ và văn hóa truyền thống chân chính của Trung Quốc là hoàn toàn tương phản. Văn hóa truyền thống giảng kính Trời kính Thần, giảng “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, giảng “dân là quý, xã tắc là thứ nhì”; thế nhưng ĐCSTQ không giảng thế, chỉ giảng “lợi ích của đảng”. “Thiên địa quân thần sư” cũng không thiết, chỉ có bạo quân của ĐCSTQ, những cái khác không cần, do đó những điều này đều bị ĐCSTQ đả đảo trong “đại cách mạng văn hóa”. Bản chất của tà giáo ĐCSTQ là phản truyền thống Trung Hoa, phản dân tộc Trung Hoa, phản nhân loại.

ĐCSTQ như thể có oán thù sâu nặng với văn hóa truyền thống Trung Hoa; những bức tượng phù điêu lưu ly Thiên Tôn trên đỉnh núi Vạn Thọ ở Di Hòa Viên tránh được một phen cướp bóc của liên quân tám nước xâm lược Bắc Kinh năm ấy, thế nhưng không thể thoát khỏi bàn tay quỷ dữ “phá tứ cựu” của ĐCSTQ, toàn bộ đều bị hồng vệ binh đập vỡ. Hồng vệ binh phá miếu thờ Thanh Hoa Viên, khiến cố cung trở thành “huyết lệ cung”; hồng vệ binh phá Định Lăng của triều Minh, đem ba bộ hài cốt của Hoàng đế Vạn Lịch và Hoàng hậu từ trong lăng tẩm giơ lên “đập nát thành tro”. Trong cuộc điều tra về bảo tồn văn vật năm 1958 tại Bắc Kinh, trong số 6.843 nơi có cổ tích văn vật thì 4.922 nơi bị phá sạch, 538.000 bộ văn vật các loại bị phá hủy,….


Ảnh: Đề tự "Thanh Hoa Viên" trong miếu thờ Đại học Thanh Hoa bị đập nát

Ảnh: Cố cung bị hồng vệ binh sửa thành "huyết lệ cung"

Ở gần Thổ Lỗ Phiên, Tân Cương có một động Thiên Phật; các bức bích họa trong động đều là những tác phẩm nghệ thuật quý giá, cuối cùng bị phá hoại toàn bộ. Điện chính của Viêm Đế Lăng và các kiến trúc phụ thuộc gặp phải phá hoại nghiêm trọng, ngoại trừ lăng mộ thì tất cả đều biến thành bình địa. Mộ Khổng Tử bị san phẳng, bia lớn “Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Văn Tuyên Vương” bị hủy. Thân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trong đền Jokhang ở Tây Tạng bị hủy mất khuôn mặt; thánh địa Đạo giáo lớn nhất toàn quốc, nơi Lão Tử từng giảng kinh và gần 100 đạo quán ở xung quanh bị phá hủy….


Ảnh: "Biển đỏ" khủng bố trên quảng trường Thiên An Môn.

ĐCSTQ không chấp nhận tín ngưỡng, quá khứ đã đàn áp thô bạo Phật Giáo, Cơ đốc giáo. Ngày nay tại Trung Quốc các học viên Pháp Luân Công tu luyện chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, họ đều là những người tốt trong xã hội, thế nhưng chính vì thế mà họ bị đàn áp thật dã man tại Trung Quốc, thủ đoạn mà chúng sử dụng là độc ác nhất từ cổ chí kim, chúng tôi xin đưa ra 2 thủ đoạn độc ác nhất hiện nay:

Mổ cắp nội tạng ngừơi đang sống
Năm 2000, La Cán mang theo mật lệnh của Giang Trạch Dân đến các nơi truyền mật lệnh trấn áp Pháp Luân Công: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể, đánh chết tính là tự sát, không tìm thân nguyên, trực tiếp hỏa tảng. Chính bởi mật lệnh diệt chủng của Giang Trạch Dân mà tại Trung Quốc đại lục trào dâng một làn sóng tội ác bí mật giết hại các học viên Pháp Luân Công, thậm chí mổ lấy nội tạng sống từ họ. Một mặt thực hiện mật lệnh của Giang Trạch dân, một mặt lấy nội tạng sống mang lại lợi ích kinh tế lớn; được thúc đẩy bởi hai động cơ này, mổ lấy nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công đã trở thành tội ác ngất trời bao phủ toàn Trung Quốc đại lục.

Tháng 3 năm 2006, hành vi tàn bạo mổ lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công của Chính quyền Trung Quốc đã bị phơi bày: khu Tô Gia Đồn thuộc thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh là một trại tập trung bí mật của ĐCSTQ, giam giữ 6.000 học viên Pháp Luân Công kiên định tín ngưỡng “Chân-Thiện-Nhẫn”. Đồng thời tại nơi này tụ tập rất nhiều bác sĩ, với mục đích cưỡng bức mổ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công vẫn còn sống để đem bán; thi thể các học viên Pháp Luân Công bị lấy mất nội tạng được bí mật hỏa thiêu tại chỗ. Hành vi bạo ngược khiến cả người và Thần phẫn nộ này được gọi là “tội ác chưa từng thấy trên Trái đất”, khiến toàn thế giới chấn động.


Tô gia đồn

Một bản Giấy chứng tử, ảnh tư liệu của theepochtimes

Trại tập trung Tô Gia Đồn bắt đầu đưa vào vận hành từ năm 2001; nó có một hệ thống mổ lấy nội tạng, bao gồm nơi giam giữ, nơi kiểm tra sức khỏe, và nơi phẫu thuật lấy nội tạng; nó có thể tiêu dùng nội tạng ngay tại bản địa hoặc vận chuyển đến nơi khác. Theo lời tiết lộ của nhân chứng, nơi giam giữ của trại tập trung Tô Gia Đồn ban đầu là công sự nằm dưới lòng đất, còn nơi kiểm tra sức khỏe và nơi phẫu thuật lấy nội tạng chính là Bệnh viện Tắc động mạch tại quận Tô Gia Đồn, tỉnh Liêu Ninh. Sau đó ĐCSTQ xây dựng thêm khu nhà giam quy mô lớn Khang Gia Sơn cho Tô Gia Đồn, khu nhà giam này chính là nơi giam giữ chính của trại tập trung.


Tranh sơn dầu: “Tội ác mổ cắp nội tạng”.

Trại tập trung Tô Gia Đồn đã cung cấp cho các bệnh viện ghép tạng ở Thẩm Dương một nguồn tạng lớn dị thường; 10 bệnh viện có triển khai cấy ghép tạng ở Thẩm Dương đã trở thành nơi tiêu dùng bản địa cho số tạng bắt nguồn từ trại tập trung Tô Gia Đồn. Các đơn vị chủ yếu là Bệnh viện Đa khoa Quân khu Thẩm Dương, Bệnh viện Không quân 463, bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc và bệnh viện trực thuộc Học viện Y học Thẩm Dương, v.v. Để tiêu dùng nội tạng ngay tại chỗ, Bệnh viện Không quân 463 đã không ngừng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, tới 3,4 lần trong một ngày về phẫu thuật ghép thận; người hiến tạng cho bệnh viện có thể được tìm thấy ngay trong ngày. 

Chỉ với 26 bác sĩ và y tá, Khoa Tiết niệu Bệnh viện 643 đã thực hiện hơn 1.000 ca ghép thận chỉ trong mấy năm, ở đằng sau không biết là máu của mấy trăm người. Bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Trung Quốc đã thành lập Trung tâm Trợ giúp Mạng lưới Cấy ghép Quốc tế Trung Quốc (CITNAC), ra sức lôi kéo người ngoại quốc tới tiêu thụ nội tạng xuất phát từ trại tập trung Tô Gia Đồn, câu chào hàng đầu tiên trên trang mạng là: “Tại nơi đây, chúng tôi có thể nhanh chóng tìm được người hiến tạng; trước khi bệnh tình trở nên cam go, xin các bạn hãy liên hệ với chúng tôi.” Trong phần “những câu hỏi thường gặp”, người ta vô tình bắt gặp một đoạn vấn đáp như sau:
Hỏi: Tụy được dùng cho cấy ghép có đến từ bệnh nhân “chết não” hay không?
Đáp: Nội tạng của chúng tôi không đến từ bệnh nhân “chết não”, bởi vì nội tạng kiểu như vậy có thể ở tình trạng không tốt.
Hỏi: Tiếp nhận tạng thận khi cấy ghép, liệu có thể bị nhiễm một số bệnh tật, chẳng hạn như AIDS hay viêm gan hay không?
Đáp: Về việc này thì bạn khỏi phải lo. Cấy ghép tạng thận quan trọng nhất chính là vấn đề tổ chức phối hình. Trước khi tiến hành cấy ghép thận sống, trước tiên phải kiểm tra chức năng tạng thận và tế bào bạch cầu của người hiến để đảm bảo tính an toàn của tạng thận. Do đó có thể nói so với cấy ghép tạng thận thi thể ở Nhật Bản, chỗ chúng tôi càng thêm an toàn tin cậy.

Ở đây họ đã ngang nhiên thừa nhận nguồn tạng của họ là đến từ đâu rồi, điều họ làm chính là “cấy ghép thận sống”.
Hệ thống mổ lấy nội tạng ở trại tập trung Tô Gia Đồn còn thông qua vận chuyển hàng không để phân phối nội tạng đến các trung tâm cấy ghép trên toàn quốc. Địa điểm phẫu thuật lấy nội tạng nằm cách sân bay quốc tế Đào Tiên của Thẩm Dương gần 10 km, ngoài ra không quân cũng tham gia vào quá trình chuyên chở nội tạng sống.
Trong những năm ĐCSTQ tà ác bức hại Pháp Luân Công, các trại tập trung mổ lấy nội tạng giống như Tô Gia Đồn không chỉ có một, mà có rất nhiều trại tập trung phân bố tại nhiều nơi ở Trung Quốc đại lục.
Tội ác mổ cắp nội tạng của ĐCSTQ là một hành vi vô cùng tàn nhẫn; “Kẻ với gương mặt dính đầy máu” chính là những bác sĩ tử thần khoác áo blouse trắng của ĐCSTQ. Trước hết họ rạch một đường dài lên lồng ngực hoặc ổ bụng của nạn nhân, sau đó tách các tổ chức nhân thể xung quanh nội tạng; đối với học viên Pháp Luân Công, họ chỉ dùng rất ít hoặc thậm chí không dùng thuốc mê, sau đó bơm dịch làm lạnh để rửa nội tạng, các nội tạng sống được hạ nhiệt độ tới 0-4°C, sau đó bị lấy hẳn ra ngoài. Thời gian phẫu thuật khoảng 2 giờ đồng hồ; đây là một hành vi sát nhân phi thường tàn nhẫn. Trong hầu hết thời gian phẫu thuật, người bị mổ cắp nội tạng ở trong trạng thái hấp hối nhưng chưa chết và phải vùng vẫy trong tuyệt vọng.

Biểu đồ: Xu thế biến hóa số ca ghép gan của Trung Quốc (Nguồn: Báo cáo năm 2006 về đăng ký ghép gan tại Trung Quốc).

Từ biểu đồ trong «Báo cáo năm 2006 về đăng ký ghép gan tại Trung Quốc», chúng ta có thể thấy cơ bản xu thế biến hóa số ca ghép gan tại Trung Quốc trong những năm vừa qua. Số lượng ở đây chỉ là một phần trong tổng số ca ghép gan tại Trung Quốc đại lục, chủ yếu là đăng ký tại các bệnh viện dân sự Trung Quốc. Mặc dù tuyệt đại đa số các bệnh viện quân y Trung Quốc không hề đăng ký, nhưng chúng ta cũng có thể thấy được phần nào xu thế biến hóa: Sau khi ĐCSTQ tà ác bức hại Pháp Luân Công, số ca ghép gan tại Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, số lượng mỗi năm gần như đều tăng lên theo cấp số nhân. 

Quá trình phát triển này là phù hợp với 5 mốc thời gian mà chúng ta đã phân tích trong dự ngôn, đặc biệt sau khi tội ác tại trại tập trung Tô Gia Đồn bị phanh phui, ĐCSTQ không thể không giải quyết vấn đề trại tập trung ở các nơi. Do đó sau tháng 7 năm 2006, nguồn cung nội tạng tại Trung Quốc đại lục giảm đi rõ rệt; năm 2006 số ca ghép gan đột nhiên giảm 30%, trái ngược với tăng trưởng cấp số nhân ở những năm trước. Điều ấy chứng tỏ: Biên độ tăng trưởng lớn của số ca ghép tạng tại Trung Quốc đại lục trong những năm trước là dựa trên mổ lấy nội tạng các học viên Pháp Luân Công. Năm 2004, Trung tâm Ghép tạng Đông phương tại Thiên Tân đã hoàn thành tổng cộng 507 ca ghép gan, vượt kỷ lục thế giới về số ca ghép gan của Trung tâm Cấy ghép thuộc Đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ. Trong hai năm 2005 và 2006, số ca ghép gan ở đây đều vượt mức 600. Tuy nhiên nửa đầu năm 2007, họ chỉ hoàn thành vẻn vẹn 15 ca ghép gan, mà Trung tâm Ghép tạng Đông phương này 2 năm trước từng thực hiện tới 24 ca ghép gan và thận trong vòng 1 ngày. 

Từ đó có thể thấy, những “thành tích” trong quá khứ của họ là hoàn toàn dựa vào những trại tập trung mổ lấy nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, đến khi rất nhiều trại tập trung bị buộc phải đóng cửa thì nguồn cung nội tạng của họ cũng đã “cạn kiệt” rồi.
Sau khi tội ác mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ bị phanh phui, những trại tập trung ở các nơi được ĐCSTQ yêu cầu xử lý nốt số tù nhân trước tháng 7 năm 2006, trung tâm ghép tạng tại các nơi của ĐCSTQ tiến hành ghép tạng một cách điên cuồng. Trên thực tế, đây là phối hợp với các trại tập trung mổ lấy nội tạng để giết người diệt khẩu: Ngày 28 tháng 4 năm 2006, Bệnh viện Tương Nhã tại Hồ Nam đồng thời tiến thành 17 ca phẫu thuật ghép tạng trong 1 ngày. Cũng ngày hôm ấy, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông về cấy ghép miễn phí gan và thận cho 20 người, bệnh nhân có thể đăng ký với Khoa Gan mật qua điện thoại; để tiêu thụ nốt số tạng trong trại tập trung, họ đã không tiếc biếu miễn phí.

Để kết thúc phần này, chúng tôi đưa ra đây lời thú nhận của bác sỹ quân đội nói trước vợ của mình: “Em không thể hiểu nổi nỗi dằn vặt mà anh phải chịu đựng. Những học viên Pháp luân công đó vẫn còn sống trên bàn mổ. Có lẽ phần nào anh sẽ thanh thản hơn nếu họ đã chết, nhưng đằng này họ là người sống.”

Cưa đầu người lấy não tẩm bổ
Cuối tháng 3 năm 2006, sau khi tội ác mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ tà ác bị phanh phui, tại Đại Loan Khẩu thuộc trấn Thán Sơn Lĩnh, huyện tự trị dân tộc Tạng Thiên Chúc của tỉnh Cam Túc, người ta phát hiện 121 chiếc đầu lâu bị người ta giết hại. Bấy giờ cảnh sát địa phương ĐCSTQ nói dối rằng những chiếc đầu lâu này là đầu khỉ; Cục trưởng Phân cục Công an Kiểm lâm huyện Thiên Chúc Kỳ Thuận Quốc còn nói: “Những chiếc đầu khỉ này có thể là bị người ta ăn hết não rồi vứt đi”. Tuy nhiên bên trong khoang miệng những chiếc đầu lâu này có cả răng giả, nhìn thấy rất rõ ràng, có chiếc đầu lâu còn để râu; những chiếc đầu lâu này lưu lại y nguyên nét mặt bi thảm trước khi bị sát hại, khiến người ta không nỡ nhìn, phi thường khủng bố. Những chiếc đầu lâu này đều bị người ta cưa ngang từ phần lông mày, vết cắt rất phẳng. Từ bức ảnh hiện trường có thể thấy những chiếc đầu lâu này hiển nhiên là di cốt của những người bị “cưa đầu sống để ăn não”.




Ảnh: Đầu người bị cưa sống để ăn não (1)

Ảnh: Đầu người bị cưa sống để ăn não (2)

Vì các bức ảnh đầu lâu này đã bị phơi bày trên các phương tiện truyền thông nên ĐCSTQ không thể không thừa nhận chúng là đầu người, cũng không dám nhắc lại phán đoán của cảnh sát hiện trường: “Những chiếc đầu khỉ này có thể là bị người ta ăn hết não rồi vứt đi”. Kỳ thực chỉ cần đổi “đầu khỉ” thành “đầu người” thì sự thật mà ĐCSTQ giấu kín như bưng sẽ rõ như ban ngày: Những người này là bị một đoàn thể tà ác áp dụng phương pháp tương tự với ăn “não khỉ”, dùng cưa điện cưa sống đầu họ, ăn hết não rồi vứt đi.
Người ta tin rằng nạn nhân là những học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp tại các trại tập trung, và một phần là những người theo Cơ đốc giáo.
Thực ra, việc ĐCSTQ dùng não người làm thuốc bổ đã có lịch sử lâu hơn. Trong thời kỳ Khmer đỏ ở Campuchia, ĐCSTQ đã lấy “phương pháp bảo vệ sức khỏe” này dạy cho Khmer đỏ, đồng thời đem khí cụ lấy não sống chuyên dụng cấp cho Khmer đỏ. ĐCSTQ chuyên môn phái các “bác sĩ” tới chỉ đạo Khmer đỏ cách sử dụng khí cụ lấy não, cũng như cách điều phối thuốc bổ từ não người. Điều này chứng minh rằng tự bản thân ĐCSTQ đã có “lịch sử lâu đời” “dày công tôi luyện” về phương diện này.

Chúng ta biết rằng Lý Chí Tuy, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông, từng viết một cuốn sách vạch trần những vụ bê bối của ông ta: «Mao Trạch Đông và bác sĩ riêng Lý Chí Tuy», và tuyên bố sẽ viết một cuốn sách còn chấn động hơn nữa. Chưa đến 2 tuần sau, Lý Chí Tuy bị ĐCSTQ ám sát trong nhà vệ sinh tại tư gia. Hiển nhiên, các cán bộ ĐCSTQ không muốn việc họ dùng não người làm thuốc bổ bị tiết lộ.


Ảnh: Khí cụ lấy não mà ĐCSTQ cấp cho Khmer đỏ.

Ảnh: Học trò ĐCSTQ—Khmer đỏ lấy não tù nhân Campuchia (1)

Ảnh: Học trò ĐCSTQ—Khmer đỏ lấy não tù nhân Campuchia (2)
Với những tội ác như thế , thử hỏi đó đã là tột cùng của tội ác hay chưa
Nói về luật pháp tại Trung Quốc, thực ra dưới luật pháp của chính quyền, thì chính là “thẩm phán bắt tội mưu sát để tiến hành mưu sát”. Vấn đề này được phân ra làm hai tình huống. Tình huống thứ nhất chính là dưới pháp luật của chính quyền, coi mạng người như cỏ rác là chuyện xảy ra như cơm bữa. Hệ thống công an-kiểm sát-tư pháp của chính quyền hoàn toàn không có khái niệm nhân quyền, đối với kẻ tình nghi thì tra tấn bức cung là một hiện tượng phổ biến. Do đó, trong khi điều tra phá án, ĐCSTQ thường dùng tra tấn bức cung để khiến những người vô tội phải thừa nhận tội giết người, sau đó kết án tử hình họ.

 Ví dụ năm 1994, tại thôn Khổng Trại ở ngoại ô thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, có một người thôn nữ nọ bị kẻ gian giết hại; công an sau đó đã đưa thôn dân Nhiếp Thụ Bân ở gần đó tới xét hỏi. Sau khi chịu đựng đủ loại tra tấn và đánh đập để ép cung, Nhiếp Thụ Bân cuối cùng đã phải thừa nhận toàn bộ, kết quả bị tòa án kết án tử hình; án tử hình được thực thi vào năm 1995. 10 năm sau, hung thủ thực sự của vụ án này là Vương Thư Kim mới bị cảnh sát ở vùng khác bắt được; hắn đã thừa nhận toàn bộ hành vi sát nhân năm xưa, thế nhưng Nhiếp Thụ Bân vô tội đã sớm bị hệ thống tư pháp giết chết rồi. Cục Công an này thậm chí còn khoe khoang: “Các án mạng phàm trong phạm vi quản lý của chúng tôi thì đều bị phá hết, không có án tồn đọng bao giờ.” 

Lại như trong án mạng năm 2006 tại huyện Hưng Nhân, tỉnh Quý Châu, công an khẩn cấp điều tra phá án, bắt được một người hàng xóm là tù phạm mãn hạn mới được thả ra, đúng là “đối với hành vi phạm tội thì thú nhận hết”. Thế nhưng rất nhiều người cho rằng nghi phạm chính là vì bị công an đánh đập bức cung tàn nhẫn tới mức phải chịu làm “con dê thế mạng”, bởi vì chính công an đã thừa nhận vụ án này là “đầy rẫy thiếu sót”. Cách làm này của công an Trung Quốc kết quả là hết thuốc chữa.
Một tình huống khác chính là, ĐCSTQ lợi dụng cái gọi là “pháp luật” để giết người trong thời kỳ đầu kiến lập chính quyền, tùy tiện bịa đặt tội danh “phản cách mạng” hoặc “gián điệp” là đã có thể kết án tử hình, chế tạo khủng bố đỏ. Ở một phương diện khác, mỗi khi ở Trung Quốc có kháng nghị dân chủ thị uy, ĐCSTQ lại phái đặc vụ tới chế tạo sự kiện bạo lực tại hiện trường, thậm chí không tiếc giết người, lấy cớ trấn áp “bạo loạn phản cách mạng” để thảm sát vô số quần chúng kháng nghị. Cuối cùng, ĐCSTQ tra tấn bức cung một số “hung thủ bạo loạn” và đem họ xử tử.
Khi Pháp Luân Công hồng truyền tại Trung Quốc Đại Lục với nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, đến năm 1999 đã có 100 triệu người Trung Quốc theo tập môn này, giúp nâng cao đạo đức trong nhân dân. Thế nhưng ĐCSTQ. Không những không thừa nhận “Chân-Thiện-Nhẫn”, ĐCSTQ còn tuyên truyền “giả, ác, bạo”, khiến đạo đức tại Trung Quốc trượt dốc không phanh.
Một xã hội coi tiền bạc là tối thượng, mọi người đều chạy theo lợi, chỉ vì tiền mà bất chấp cả nhân cách và nhân tính; đây cũng chính là hiện tượng phổ biến tại Trung Quốc ngày nay. Như trước đã nói, dưới sự thống trị của tà giáo ĐCSTQ, danh xưng “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” chính là đồ giả; hơn nữa những thứ giả khác còn lan tràn khắp nơi, nào là thương hiệu giả, thuốc lá giả, rượu giả, văn bằng giả, sữa giả, trứng gà cũng giả, thậm chí cả nghiên cứu khoa học cũng toàn là giả. 

Toàn bộ Trung Quốc biến thành một xã hội lừa đảo chạy theo tiền, chỉ để có tiền mà bất chấp lương tâm. Trước đây thuốc lá giả, rượu giả thì cũng chỉ là chất lượng sản phẩm không tốt, mạo nhận nhãn hiệu nổi tiếng, còn hiện tại thì nào là thuốc lá nhiễm độc, rượu nhiễm độc, thực phẩm nhiễm độc, thịt heo nhiễm thạch tín, sữa nhiễm melamine v.v. tất cả chỉ là vì cầu tài mà hại mệnh. Đạo đức xã hội xuống dốc chính là kết quả tất yếu của việc ĐCSTQ tà ác bức hại tín ngưỡng “Chân-Thiện-Nhẫn”.
Sắc dục tràn lan tại Trung Quốc, chính là bắt nguồn từ trong một xã hội tuyên dương “giả, ác, bạo”. Ở bề ngoài, ĐCSTQ trấn áp hành vi mại dâm; loại “trấn áp” này chính là công an cảnh sát Trung Quốc “phạt tiền” để bỏ túi riêng. Trên thực tế, hệ thống công an-kiểm sát-tư pháp Trung Quốc vừa là kẻ bảo hộ, vừa là kẻ hướng lợi từ ngành công nghiệp mại dâm; cảnh sát-kỹ nữ-khách làng chơi đã trở thành một loại quan hệ cộng sinh. Cái gọi là “cải cách” của ĐCSTQ đã bỏ hàng trăm triệu công nhân Trung Quốc lại đằng sau; họ không dễ kiếm việc, cuộc sống gian nan, việc gì cũng có thể làm chỉ để kiếm sống qua ngày. 

Điều này đã gián tiếp tạo nên một đội quân “gái mại dâm” với hàng chục triệu người phân bố khắp toàn quốc, còn có người bị bán ra nước ngoài; tại Trung Quốc, đâu đâu cũng là cảnh tượng “kỹ nữ phồn vinh”. Thế nhưng ngành công nghiệp mại dâm tại Trung Quốc lại là một loại bạo lực phi nhân tính, ở đâu cũng có thể thấy; rất nhiều thiếu nữ vô tội bị bán làm kỹ nữ, thậm chí cả trẻ vị thành niên cũng không tha. Có người ước tính chỉ riêng tỉnh Quảng Đông đã có hàng vạn thiếu nữ bị ép làm gái mại dâm; chỉ để kiếm lời và hưởng lạc, rất nhiều người đã vứt bỏ nhân tính và đạo đức của chính mình.

Ngọai tình trở nên phổ biến, những “hình mẫu” cán bộ ĐCSTQ rõ ràng là đã đổ thêm dầu vào lửa. Nguyên cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân là một đại dâm tặc, rất nhiều tình nhân của ông ta như Hoàng Lệ Mãn, Tống Tổ Anh, v.v. nhờ cặp với ông ta mà trở nên phát tài; thế là sau đó, quan chức các cấp của ĐCSTQ cũng không chịu thua. Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc Khâu Hiểu Hoa không chỉ dính líu đến trùng hôn, có con riêng, mà còn ngoại tình với 29 phụ nữ khác; Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Giang Tô Từ Kỳ Diệu còn phá vỡ kỷ lục, bao nuôi 140 tình nhân, trong đó có một đôi là mẹ con. 

Bí thư Thị ủy thành phố Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc Trương Nhị Giang có quan hệ bất chính với 107 phụ nữ; Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Dệt tỉnh Hải Nam Lý Khánh Phố từng viết một cuốn nhật ký chơi gái dày 95 trang. Hiện tại, gần như quan tham Trung Quốc nào cũng đều cũng đều bao nuôi tình phụ, cuối cùng phát triển tới mức mà quan chức nào không có một, hai tình phụ thì bị các quan chức khác không coi ra gì. Chính “sự thối rữa” của các quan chức ĐCSTQ này đã kéo theo nền đạo đức toàn bộ xã hội băng hoại.
Tổng Thống Nguyễn Tấn Dủng ?  (Phần II)


Thường Sơn
CTV Phía Trước

Sự tồn tại của Nguyễn Tấn Dũng như thể đang giữa ngã ba đường, khi cả hai ngả đường rẽ về Trung Quốc và Mỹ đều đã bị án ngữ bởi những vật cản tăng tiến theo cấp số nhân.

 

Gió đang xoay chiều
Mùa hè oi bức cùng hơi thở nóng hổi của đợt chỉnh đốn đảng vào tháng 7/2012 đang phả vào gáy của các quan chức cao cấp. Gần một năm rưỡi sau Đại hội Đảng lần thứ 11 hồi đầu năm 2011, Thủ đô Hà Nội lại một lần nữa được sưởi ấm với những biến động tin đồn xuất hiện ngày càng dày đặc.
Một trong những tin hành lang gây chú ý nhất có lẽ là khả năng có thể phải ra đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào thời điểm giữa nhiệm kỳ, tức đầu năm 2013.
Tin đồn trên đã hiện hình cùng với một sự kiện nho nhỏ: Tô Linh Hương – ái nữ 24 tuổi của Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng Tô Huy Rứa – đã từ nhiệm chức vụ Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex chỉ sau hai tháng chấp nhiệm. Sự kiện này xảy ra vào những ngày cuối tháng 6/2012, tức chỉ còn chưa đầy một tháng trước khi đợt chỉnh đốn đảng được tiến hành.
Nhưng khác với loại tin đồn hành lang vào thời gian trước Đại hội Đảng lần thứ 11, lần này cái ghế thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng có vẻ bị thách thức nghiêm trọng bất thường. Cần nhớ lại rằng chỉ mới vào thời điểm cuối năm 2011, đầu năm 2012, đây vẫn là một địa chỉ mà người khác không thể lai vãng tới.
Như một quy luật, xu hướng chuyển biến nhân sự hầu như được tiếp nối ngay sau những biến động tiêu cực về kinh tế và tài chính. Vào lần này, khác hẳn với thời kỳ năm 2009 là lúc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước còn có thể kiểm soát được huyết quản của cơ thể kinh tế và còn tích lũy được một gói kích cầu 8 tỷ USD nhằm phục hồi các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản, năm 2012 lại là hệ quả tất yếu của thời kỳ 2011 trượt dốc và đổ vỡ về hình ảnh doanh nghiệp.
Vào quý 1/2011 vừa qua, tại Hà Nội đã không hiếm lời bàn tán về khả năng Chính phủ phải cho in thêm tiền, thậm chí một phương án về đổi tiền cũng được đặt ra. Một phần ba số doanh nghiệp lâm vào tình thế phá sản, nhưng số còn lại vẫn hầu như không thể nào tiếp cận được “nguồn vốn vay giá rẻ” từ các ngân hàng. Tất cả những nghịch lý như thế đã khiến cho bộ máy được gọi là “tân chính phủ” – thành lập từ tháng 8/2011, trở nên chông chênh hơn bao giờ hết trước áp lực dư luận xã hội và sức ép chính trị từ những phe phái khác ngay trong Bộ Chính trị.
Hầu như khắp nơi trên đất nước, người ta xoáy vào một thực trạng và dằn vặt hơn là xu thế chuyên quyền của người đứng đầu Chính phủ. Điều đáng nói là trong suốt một thời gian dài, đặc biệt từ đầu năm 2011 đến nay, tính độc đoán của Nguyễn Tấn Dũng đã gần như chỉ phục vụ cho một nhóm lợi ích có vai trò độc tôn: ngân hàng.
Blog Quan Làm Báo
Không phải ngẫu nhiên mà vào đầu tháng 6/2012, cùng với làn sóng tin đồn về thay đổi nhân sự có thể diễn ra ở Hà Nội, một blog mới và hết sức ấn tượng cũng xuất hiện: Quan Làm Báo. Ngay từ “số ra” đầu tiên của blog này, người được đã nhận ra một nét khác biệt rất lớn so với nhiều blog khác. Đó là lần đầu tiên kể từ khi hiện diện tờ báo chui Người Sài Gòn vào năm 1998, rất nhiều tin tức nội bộ trong đảng và chính quyền đã được công bố bởi Quan Làm Báo. Trong đó, vai trò và những ảnh hưởng của thủ tướng gần như được gắn liền với hoạt động của những nhân vật được coi là cận kề như Nguyễn Văn Hưởng – nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, phụ trách về an ninh; Bầu Kiên, tức Nguyễn Đức Kiên, một nhân vật đã không còn giữ vẻ thầm lặng trong những lời dị nghị của giới đầu tư và tài chính Hà Nội, người đã mau chóng biến thành một “bố già” trên gương mặt đương đại quốc gia. Gắn bó đầy hữu cơ với Bầu Kiên lại là Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, người từng có thời là trợ lý đắc lực cho Nguyễn Tấn Dũng, giờ đây đang phủ sóng toàn bộ khu vực tín dụng quốc gia và siết chặt yết hầu tài chính đất nước…
Dường như cỗ xe cải cách nhân sự đang chuyển động gấp rút hơn. Những phân tích và quan trọng hơn cả là những bằng chứng chi tiết đáng ngạc nhiên được trưng ra bởi blog Quan Làm Báo về chiến dịch thao túng thanh khoản và và thâu tóm ngân hàng – diễn ra từ giữa năm 2011 đến nay, đã trở nên một mắt xích sống động nếu liên hệ với những động thái chính trị ở Hà Nội.
Câu hỏi cần đặt ra là những thông tin có tính đa diện của Quan Làm Báo hay dư luận râm ran ở Thủ đô liệu có phản ánh trung thực đời sống chính khách và hoạt động tài phiệt ở Việt Nam đương đại?
Một thực tế giản đơn mà hầu hết các giới chính yếu ở đất nước này đều nhận ra là cho dù những dị nghị của dư luận và blog Quan Làm Báo có bị coi là đồn thổi, vai trò cá nhân của Nguyễn Tấn Dũng cũng đã in quá đậm dấu ấn về hành vi dung túng cho các nhóm lợi ích bao cấp và ngân hàng. Bởi cho đến giờ, trong khi đang hiện diện những hậu quả ghê gớm không thể phủ nhận về tình hình đình đốn của nền kinh tế, lượng doanh nghiệp phá sản và kéo theo tỷ lệ thất nghiệp có thể không thua kém gì con số 25% của Tây Ban Nha, tình cảnh phân hóa về thu nhập giàu nghèo giữa 5% có thu nhập cao nhất với 5% thu nhập thấp nhất có thể đã lên đến 60-70 lần như hiện trạng nóng bỏng ở Trung Quốc.., nhóm tài phiệt ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt chiến dịch thôn tính đối thủ của họ.
Cũng cho đến giờ, đã có thể định hình một phát hiện có thể xem là khủng khiếp: để tiến hành và đạt kết quả thâu tóm nhau lẫn thâu tóm doanh nghiệp nằm trong tầm ngắm của mình, nhóm tài phiệt ngân hàng, với sự hỗ trợ trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước, đã chấp nhận biến nền kinh tế, doanh nghiệp và người lao động thành con tin của nó. Từ đầu năm 2011, bằng vào sự “vận dụng linh hoạt và uyển chuyển” Nghị quyết 11 về thắt chặt chi tiêu công và tín dụng, tiền mặt lưu thông trên hệ thống thị trường 2 (liên ngân hàng) đã được Ngân hàng Nhà nước rút mạnh về. Thiếu trầm trọng tiền mặt, thị trường 2 nhanh chóng rơi vào túng quẫn và vô hình trung đẩy lãi suất cho vay giữa các ngân hàng lên trên 20%, thậm chí có thời điểm gần 30%. Tương ứng, thị trường 1 (dân cư và doanh nghiệp) cũng lâm vào tình trạng khốn quẫn khi không được cung ứng đủ tiền để bù đắp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Tình hình trầm kha như thế kéo dài cho đến tận cuối quý 1/2012, vào lúc mà nền kinh tế đã kiệt quệ, nhưng lại hoàn toàn tương phản với hình ảnh những ngân hàng như Eximbank, Vietcombank, kể cả một ngân hàng nhỏ như Phương Nam và lẽ dĩ nhiên không thể thiếu ngân hàng Bản Việt của con gái Nguyễn Tấn Dũng, đã gia tăng đáng kể bản đồ bành trướng ngoài lãnh địa của chúng.
Ngã rẽ nào?
Hoạt động thâu tóm của giới tài phiệt ở Việt Nam không chỉ nhằm mục đích kinh doanh và phát triển ảnh hưởng – như một hoạt động thường xuyên của thế giới tư bản tài chính. Chủ đề xã hội học cần bàn là thâu tóm đã trở thành một cái mốt của những kẻ lắm tiền nhưng vẫn cần nhiều tiền hơn, đồng thời chuyển hóa tiền thành một thứ quyền lực cụ thể. Trong lịch sử cách đây không quá lâu, người đời đã kết luận được nhiều bài học tiền – quyền như thế từ các tập đoàn mafia ở nước Nga hậu Liên Xô – cái nôi sản sinh ra tầng lớp mafia người Việt đầu tiên.
Rất có thể, chính sách lấn sân không chỉ về tài chính mà cả sang lãnh địa chính trị của Nguyễn Tấn Dũng và nhóm tài phiệt ngân hàng đã trở nên chủ quan và hãnh tiến đến mức khiến cho chính ông và những tập đoàn của ông phải nhận lấy quá nhiều phản ứng quyết liệt như ngày hôm nay. Lần đầu tiên kể từ lúc tại vị thủ tướng, sân sau của Nguyễn Tấn Dũng đang trở thành nơi hỗn chiến giữa các niềm đam mê. Khác hẳn với nửa cuối năm ngoái, giờ đây vị trí của Thủ tướng trong Bộ Chính trị gần như là một sự tách rời giữa chính quyền với đảng.
Không có sự đồng nhất, cũng không còn được đồng thuận bởi phần lớn nhân vật trong Bộ Chính trị, Nguyễn Tấn Dũng dường như đang tự cô lập mình. Ở một chiều kích ngược lại, sự xích lại gần nhau của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã kéo theo một số nhân vật khác – vốn trước đây theo quan điểm “chiết trung”.
Hãy trở lại với Quan Làm Báo. Dù chỉ là một trong vô số blog và còn sinh sau đẻ muộn, nhưng rất có thể đây chính là một tín hiệu chính trị. Cả việc từ nhiệm của người con gái của ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa hay việc điều chuyển con trai của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng thế – cũng có thể coi là những tín hiệu bất thường cho đợt chỉnh đốn đảng mà xu thế gần như tất yếu là tái sắp xếp về nhân sự. Những sự việc này lại diễn ra chỉ sau ít ngày nổi lên scandal Dương Chí Dũng, người đã được Thủ tướng ký quyết định bổ nhiệm và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng – một người thân tín của Thủ tướng – bao che, khi Dũng bỏ trốn trước sự bất lực của toàn bộ ngành công an Việt Nam…
Điểm trùng hợp là cũng đã diễn ra một cuộc “chạy trốn” của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại phiên họp thứ ba Quốc hội khóa XIII vào tháng 6/2012. Trong khi tuyệt đại đa số đại biểu quốc hội nhất trí cao về Luật Biển với chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa – một ý tưởng không in đậm dấu ấn đề xuất của cá nhân Thủ tướng, thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã “thu xếp” để Nguyễn Văn Bình không phải trả lời bất cứ một câu hỏi chất vấn trực tiếp nào về những khuất tất trong hệ thống ngân hàng.
Sự xuất hiện của Nguyễn Tấn Dũng cũng có vẻ thưa thớt hơn. Tiếng nói của ông, một thời có sức nặng trong Bộ Chính trị, giờ đây lại trở nên xao xuyến hơn bởi thói quen nói vo.
Dường như sự tương phản trong một nhân vật – có thể được coi là có ngoại hình “chính khách” nhất trong Bộ Chính trị Việt Nam – với tật nói vo thiếu tư duy đang biểu hiện rõ hơn.
Nếu ai đó dị đoan đôi chút vào mối liên hệ giữa sự thay đổi của giọng với số phận của con người, thì hàng loạt hệ lụy có thể xảy đến với Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự của ông trong những tháng tới. Hàng loạt nước cờ gai góc mà ông đang phải buốt đầu tính toán, trước khi nghĩ đến vai trò tổng thống đất nước của mình trong tương lai. Chẳng hạn là sự an toàn theo đúng nghĩa đen đối với Nguyễn Thanh Phượng – con gái ông ở Ngân hàng Bản Việt; cũng như thân phận của Nguyễn Thanh Nghị – con trai của ông ở Bộ Xây dựng – làm sao có thể thoát được câu chuyện “hồi tố” như số phận con trai Nông Đức Mạnh; hoặc khả năng tồn tại mà không bị lật đổ hay bị tiêu diệt của nhóm tài phiệt ngân hàng, trong khi vẫn phải tiếp tục duy trì mục tiêu thâu tóm và bành trướng, đồng thời ngay trước mắt phải giải phóng khối hàng tồn kho khổng lồ về vốn và bất động sản…
Nhưng quan yếu hơn cả là vấn đề của bản thân Nguyễn Tấn Dũng. Nói một cách bóng gió, sự tồn tại của ông như thể đang giữa ngã ba đường, khi cả hai ngả đường rẽ về Trung Quốc và Mỹ đều đã bị án ngữ bởi những vật cản tăng tiến theo cấp số nhân.
Chẳng lẽ người từng xưng là “công bộc” chỉ còn cách quay trở về với nhân dân?
© TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

Bất lực nhìn phòng khám Trung Quốc hoành hành?

 – Dư luận đang rất bức xúc với kiểu hành nghề của các phòng khám Trung Quốc. Điều đáng nói là đây không phải lần đầu tiên các phòng khám này mắc sai phạm. Trước đó, nhiều phòng khám đã bị xử phạt nhưng xử phạt xong thì đâu lại vào đó. Phải chăng cơ quan chức năng đang bó tay với các phòng khám này?

VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền về những vấn đề trên.


Khâu cấp phép “có điểm bất cập”

- Xin ông cho biết tính đến thời điểm này, có bao nhiêu thầy thuốc đông y người nước ngoài được cấp phép hành nghề y học cổ truyền tại Việt Nam? Trước khi được cấp phép hành nghề, cơ quan chức năng của ta có kiểm tra trình độ chuyên môn của họ hay không?


Tính đến thời điểm hết năm 2011 có 67 thầy thuốc đông y được cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam, trong đó có 1 người quốc tịch Canada, 2 người Hàn Quốc, 1 người Pháp, số còn lại (63 người) là quốc tịch Trung Quốc.


67 thầy thuốc này hoạt động tại 17 tỉnh, thành, trong đó tập trung đông nhất ở Hà Nội (trên 20 người) và TP HCM (trên 15 người). Số thầy thuốc này đang hoạt động tại 17 tỉnh, thành, trong đó Hà Nội có trên 20 người, TPHCM có trên 15 người.
 
Bệnh nhân điều trị tại một phòng khám đông y TQ trên đường Giải Phóng (Hà Nội) bị thu tiền với giá cắt cổ và sử dụng nhiều thuốc kém chất lượng. Sự việc bị phát hiện vào tháng 9/2011

Trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, những văn bằng, tài liệu nước ngoài do họ cung cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch và công chứng. Các loại bằng cấp này phải phù hợp với yêu cầu của Việt Nam.
Các thầy thuốc đông y này đều có bằng cử nhân y học cổ truyền do các trường ĐH hoặc học viện trung y của Trung Quốc cấp, sau đó thi chứng chỉ và được công nhận là bác sĩ.

- Thẩm quyền cấp phép, quản lý đối với các thầy thuốc và các cơ sở y học cổ truyền hiện nay được thực hiện ra sao? Khi xảy ra nhiều sai phạm như vậy, trách nhiệm thuộc về đơn vị nào?

Trước khi triển khai luật Khám chữa bệnh (trước thời điểm 1/1/2011) thì việc cấp phép hành nghề cho người nước ngoài và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho cơ sở y tế thuộc về các Sở Y tế.

Từ 14/112011 trở đi, việc cấp phép hành nghề cho người nước ngoài thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế. Còn việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho cơ sở y tế vẫn thuộc về các Sở Y tế.

Trong quá trình hoạt động thì dù chứng chỉ do Bộ hay do Sở cấp thì việc quản lý trên địa bàn vẫn thuộc UBND các tỉnh, thành và các Sở Y tế phải tham mưu cho công tác quản lý. Tất nhiên là Bộ Y tế cũng phải cùng tham gia vào công tác này.

Tuy nhiên, cũng phải nói rằng hiện nay việc cấp chứng chỉ hành nghề cho người nước ngoài đang có điểm bất cập.
Theo quy định, chứng chỉ được cấp một lần. Đối với thầy thuốc nước ngoài, nếu họ được cấp và hành nghề liên tục tại Việt Nam thì không sao nhưng nếu họ nghỉ, về nước một thời gian rồi lại sang và lại hành nghề trở lại thì việc kiểm soát xem thực sự họ có hành nghề không là rất khó khăn.

Quảng cáo: Duyệt một đằng, đăng một nẻo

- Hiện nay Sở Y tế TP HCM đã có báo cáo cụ thể nào về các sai phạm xảy ra tại các phòng khám đông y Trung Quốc chưa, thưa ông?

Về phía Thanh tra Bộ thì tôi không nắm rõ nhưng Vụ Y học cổ truyền thì chưa nhận được báo cáo nào.

Kiểm tra phòng khám TQ tại TP HCM (Ảnh: Thanh Huyền) 
 
- Nhiều ý kiến cho rằng việc các phòng khám “nhờn thuốc”, không sợ bị phạt là bởi có sự bao che, “báo trước” mỗi khi thanh tra. Hiện nay, công tác thanh tra chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Ông đánh giá gì về những nhận định này?

Không biết có chủ quan hay không nhưng tôi đánh giá là không có bao che hay báo trước. Nếu thực hiện kiểm tra đột xuất thì cũng phải có lý do. Việc kiểm tra cũng rất khó vì không thể thực hiện liên tục được. “Cánh tay” của họ không thể nối dài, vươn tới mọi ngóc ngách được.


Hiện nay, cán bộ thanh tra phải đóng giả làm bệnh nhân mới phát hiện được sai phạm. Thanh tra mà đi thành đoàn thì không phát hiện được.


Ngoài ra, mức xử phạt hiện nay có thể chưa đủ mức răn đe nên các phòng khám cứ tái phạm.


- Một trong những lý do quan trọng khiến các phòng khám này dù sai phạm vẫn có khách kéo đến là vì các chiêu quảng cáo rất tinh vi. Khi kiểm tra hồ sơ quảng cáo, thanh tra vẫn thấy họ đã được cấp phép nhưng thông điệp đến với bệnh nhân lại hoàn toàn khác. Theo ông, cần xử lý tình trạng này thế nào?

Giữa nội dung quảng cáo được Sở hay Bộ Y tế phê duyệt với nội dung quảng cáo do họ đưa ra hoặc đăng tải trên các phương tiện truyền thông có sự sai lệch về thông điệp khiến người bệnh tin tưởng, kéo đến.


Theo tôi, cần có sự phối hợp giữa cơ quan thông tin đại chúng với Bộ Y tế trước khi đăng tải các quảng cáo này.


- Xin cảm ơn ông!

Cẩm Quyên

Sự thật việc VN tụt hạng về gia công phần mềm

Ngành CNTT nội địa đang xôn xao trước Báo cáo về 100 Thành phố hấp dẫn nhất thế giới về gia công phần mềm vừa được Công ty tư vấn Tholons công bố. Năm nay, TP.HCM chỉ đứng ở vị trí số 17, trong khi Hà Nội ở vị trí 21. So với năm 2009, cả hai đại diện của Việt Nam đều tụt hạng khá nhiều (lần lượt tụt 12 và 11 bậc).
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA.
Mặc dù vậy, Tholons vẫn đánh giá tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia mạnh về cung cấp dịch vụ thuê ngoài CNTT, có tiềm năng thay thế các cường quốc gia công như Trung Quốc và Ấn Độ.
VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), bên lề Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2012, diễn ra trong hai ngày 26-27/6 tại Hà Nội, về vấn đề này.
PV VietNamNet: - Ông nhận định thế nào về sự tụt hạng của TP.HCM và Hà Nội trong Báo cáo Tholons? Đây có phải là một tín hiệu đáng lo ngại cho nền gia công thô của Việt Nam hay không?
Ông Trương Gia Bình: Thực ra chúng ta tụt hạng không có nghĩa là chúng ta giậm chân tại chỗ, chúng ta không phát triển. Vấn đề là các nước khác họ cũng phấn đấu, cũng nỗ lực rất nhiều và họ tiến nhanh hơn chúng ta. Đây chính là thách thức rất lớn cho Việt Nam.
Một vấn đề nữa mà tôi muốn đề cập ở đây, là tuy chúng ta vẫn là thị trường outsource có giá tốt nhất trên thế giới (điều này đã được ghi nhận một cách rõ ràng), nhưng chúng ta lại thiếu nguồn nhân lực gia công một cách đáng tiếc.
Tôi tạm so sánh thế này, một thành phố của những quốc gia outsource hàng đầu đào tạo được 3 vạn nhân lực mới mỗi năm, trong khi cả Việt Nam chỉ có đầu ra 4000 người/năm. Nói cách khác, các nước đối thủ họ tiến nhanh như vậy, nếu chúng ta không tự quyết liệt lên thì khó tránh khỏi tụt hạng.
- Trong Báo cáo của Tholons có nhắc đến giá trị 5,59 tỷ USD xuất khẩu phần mềm của Hà Nội. Ông có bình luận gì về con số này?
- Tôi không nghĩ con số này chính xác. Chúng ta chưa có quy mô lớn đến như vậy.
- Cá nhân ông, với cương vị Chủ tịch VINASA kiêm lãnh đạo doanh nghiệp, nhận thấy tình hình thực tế của công nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT nội hiện nay ra sao? Mức độ khó khăn đến đâu?
- Bên cạnh yếu tố vĩ mô là kinh tế khó khăn, thì bản thân nhiều công ty đang khó khăn, thậm chí phá sản là vì họ không có sức cạnh tranh. Chi phí cao, giá thành cao, khả năng thích ứng lại chưa tốt.
Tuy nhiên, nhận định chung thì những Doanh nghiệp nằm trong khối xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng trưởng, vì họ có năng lực cạnh tranh thực tế trong lĩnh vực gia công phần mềm. Những doanh nghiệp làm dịch vụ, theo tôi sẽ vẫn có cơ hội tăng trưởng. Chỉ những doanh nghiệp liên quan đến phần cứng, bán lẻ thì mới khó khăn nhiều.
- Các doanh nghiệp CNTT lớn, trong đó có cả FPT, đều than thở rất nhiều về bài toán nhân lực. Tuy nhiên dường như chúng ta vẫn chưa có được một giải pháp nào thực sự “tối hậu”?
- Cái này là hệ quả của cả một giai đoạn phát triển bong bóng thời gian vừa qua. Tất cả mọi người đều nghĩ phải chọn con đường làm giàu dễ nhất. Hãy đến với ngân hàng, bất động sản… Đó đều là những lĩnh vực phi sản xuất, nhưng một nguồn lớn tài năng đã bị kéo vào giá trị ảo đó. Trong khi Báo cáo của Chủ tịch Liên minh CNTT thế giới đã khẳng định, hướng đi đúng lẽ ra phải là chuyển từ tiêu dùng sang sản xuất. Nghĩa là chúng ta phải sản xuất, phải tạo ra giá trị thực. Đây là một vấn đề mà giới trẻ Việt Nam, các gia đình và ngay cả Chính phủ cũng cần nhìn nhận lại.
Có một thực tế nữa mà tôi muốn nhấn mạnh là, thị trường đang lớn hơn năng lực cung cấp của chúng ta. Chỉ đơn cử như ở FPT, một năm chúng tôi dự kiến tuyển trên 1000 người, thế nhưng không bao giờ tuyển được đủ chỉ tiêu, thường xuyên thiếu khoảng 300 người.
- Xin cám ơn ông!
  • Y Lam

Chênh lệch thu nhập tại Việt Nam đang tăng

Sự chênh lệch trong thu nhập được thể hiện rõ ở các thành phố, vùng miền dựa trên thu nhập bình quân đầu người hàng năm.

Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dẫn lại nhiều nguồn thông tin cho biết khoảng cách chênh lệch về thu nhập, giàu nghèo ở thành phố, các vùng miền tại Việt Nam đang ngày càng nới rộng.


Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam đang chuyển dần từ mức tương đối bình đẳng (năm 2002) sang mức chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư.

CIEM dẫn báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố giữa năm 2011 cho biết, số hộ nghèo trên cả nước đã tăng lên 1 triệu hộ, tức tăng 50% sau khi mức chuẩn nghèo được điều chỉnh từ thu nhập 200.000 đồng/người/tháng lên 400.000 đồng/người/tháng tại nông thôn; từ 260.000đồng/người/tháng lên 500.000đồng/người/tháng tại khu vực thành thị.

Theo chuẩn nghèo mới, hộ nghèo chiếm 20% dân số.

Sự chênh lệch trong thu nhập được thể hiện rõ ở các thành phố, vùng miền. CIEM dẫn số liệu năm 2011 của UBND thành phố Hà Nội cho biết, thu nhập bình quân đầu người ở thủ đô trên 1.850 đô la Mỹ, TPHCM khoảng 3.000 đô la Mỹ, Cần Thơ khoảng 2.350 đô la Mỹ.

 
Bên cạnh những biệt thự của triệu phú đô la Mỹ 
tiếp tục mọc lên ở Việt Nam  thì vẫn còn những 
mảnh đời đang phải chật vật với cuộc sống.

Riêng Bà Rịa-Vũng Tàu, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đã đạt 5.800 đô la, cao hơn gần 5 lần bình quân cả nước cùng thời điểm. Đặc biệt, nếu năm 2015 TPHCM chỉ đặt mức thu nhập bình quân đầu người là 4.800 đô la, Hà Nội khoảng 3.300 đô la thì Bà Rịa-Vũng Tàu đã đặt chỉ tiêu tới 11.500 đô la (nếu tính cả dầu thô là 15.000 đô la Mỹ).


Ngược lại, các tỉnh nghèo thì thu nhập rất thấp. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của Nam Định đạt 19,2 triệu đồng/năm (khoảng 900 đô la Mỹ), Bắc Kạn là 14,6 triệu đồng (khoảng hơn 700 đô la ), Quảng Ngãi bình quân thu nhập chưa đến 9 triệu đồng/người/năm (hơn 400 đô la), Hà Giang chưa đến 6 triệu đồng/năm (dưới 300 đô la).

Điểm đáng lưu ý là số người có tài sản từ 1 triệu đô la tại Việt Nam đang tăng manh, với mức tăng năm 2011 là 33% so với cùng kỳ năm 2010. CIEM đã đưa thông tin này trong báo cáo về "Giảm khoảng cách chênh lệch thu nhập" dẫn lại kết quả khảo sát do Công ty quản lý tài sản Merrill Lynch Global Wealth Management và hãng tư vấn Capgemini của Mỹ thực hiện về số lượng các triệu phú đô la tại châu Á nửa đầu năm 2011.

Các số liệu, tài liệu chính thức trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng cho thấy ở Việt Nam số triệu phú đô la lên đến gần 170 người vào thời điểm năm 2011. Riêng 100 nhân vật giàu nhất năm 2011, mỗi người đều có tài sản chứng khoán vượt 2 triệu đô la, trong đó có 2 người đạt chuẩn hội viên câu lạc bộ 100 triệu đô la Mỹ.

"Đây là một dấu hiệu đáng mừng và rất đáng khích lệ sau 20 năm đổi mới"(sic), báo cáo của CIEM nhận định.

mardi 26 juin 2012

Tội Ác Thủ Tiêu Mất Tích 165,000 Quân Dân Cán Chính VNCH

... cộng sản đã phạm tội ác chống loài người khi chúng chôn giấu trong rừng sâu 165,000 bộ hài cốt của quân dân cán chính VNCH đã chết dưới đòn thù của chúng với chủ tâm gây thống khổ “intentionally causing great suffering” suốt đời cho thân nhân của họ. Đây là cung cách trả thù phi pháp (extrajudicial retribution) của quân thảo khấu sống ngoài vòng pháp luật. Tội ác này cũng thuộc quyền xét xử của ICC.
Tác giả: Đỗ Ngọc Uyển (Khoá 4 Thủ Đức)

Mang Kẻ Phạm Tội Ra Trước Công Lý... và Mang Công Lý Tới Nạn Nhân

 
Việt Cộng xử bắn một Phục Quốc Quân tại Chương Thiện, Cần Thơ.

Trong tháng 4/1975, cộng sản Bắc Việt - với sự yểm trợ và tiếp vận của khối cộng sản quốc tế - đã mở một cuộc tấn công ào ạt bằng quân sự với chiến xa và trọng pháo vượt qua biên giới, chiếm đóng lãnh thổ VNCH một cách phi pháp. Đây là một cuộc xâm lăng của khối Đệ Tam Quốc Tế được uỷ nhiệm cho bọn tay sai Việt Cộng. Theo công pháp quốc tế, VNCH hội đủ tám tiêu chuẩn của một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Do đó, khi xâm lăng VNCH, Việt Cộng đã phạm tội ác xâm lược (the crime of aggression). Đây là một trong bốn nhóm tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome (The Rome Statute) và thuộc quyền xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The International Criminal Court, viết tắt là ICC).

Ngày Thứ Hai, 23/7/07, trên trang mạng của tờ The Wall Street Journal, nhà báo James Taranto đã trích dẫn cuộc điều tra quy mô của nhật báo Orange County Register được phổ biến trong năm 2001 về “học tập cải tạo” tại Việt Nam và đã kết luận rằng ngay sau khi xâm chiếm VNCH, cộng sản đã đưa một triệu quân dân cán chính VNCH vào tù vô thời hạn - dưới cái nguỵ danh học tập cải tạo – trong ít nhất là 150 trại tù được thiết lập trong toàn cõi Việt Nam tại những nơi rừng thiêng nước độc với khí hậu khắc nghiệt. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại đa số những người này đã bị giam cầm từ 3 tới 10 năm và có một số người đã bị giam giữ tới 17 năm. Nếu lấy con số trung bình là bẩy năm tù cho mỗi người, số năm tù của một triệu người là 7,000,000 năm. Đây là một tội ác hình sự mang tính lịch sử vô tiền khoáng hậu của lũ Việt gian cộng sản mà ngàn đời sau phải ghi nhớ.

Cũng theo cuộc điều tra nói trên, cứ mỗi ba gia đình tại Miền Nam, có một gia đình có người phải đi tù cải tạo. Và trong số một triệu người tù kể trên, đã có 165,000 người chết vì bị hành hạ, tra tấn, đánh đập, bỏ đói, lao động kiệt sức, chết vì bệnh không được chữa trị, bị hành quyết… Cho tới nay, hài cốt của 165,000 nạn nhân này vẫn còn bị Việt Cộng chôn giấu trong rừng núi, không trả lại cho gia đình họ. Hiện nay chỉ có Việt Cộng mới biết rõ tên tuổi các nạn nhân cùng nơi chôn giấu hài cốt của họ. Đây là tội ác thủ tiêu mất tích người, một tội ác chống loài người đã và đang diễn ra tại Việt Nam suốt 35 năm nay mà chánh phạm là tên Lê Duẩn… và ba tên đồng phạm hiện nay là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng.

Điều 7 của Đạo Luật Rome đã định nghĩa tội Thủ Tiêu Mất Tích Người “Enforced Disappearance of Persons” như sau:

Thủ tiêu mất tích người có nghĩa là bắt giữ, giam giữ hay bắt cóc người ta với sự cho phép, sự hỗ trợ hoặc sự chấp thuận của một quốc gia hoặc một tổ chức chính trị, sau đó không nhìn nhận sự tước đoạt tự do của người ta và cũng không thông báo tin tức về số phận hoặc nơi giam giữ với chủ tâm tước đi quyền được luật pháp bảo vệ của những người này trong một thời gian lâu dài. “Enforced disappearance of persons means the arrest, detention or abduction of persons by, or with the authorization, support or acquiescence of a State or a political organization, followed by a refusal to acknowledge that deprivation of freedom or to give information on the fate or whereabouts of those persons, with the intention of removing them from the protection of the law for a prolonged period of time.”

Theo định nghĩa trên đây, Việt Cộng đã phạm tội ác thủ tiêu mất tích người khi chúng lạm danh chính quyền của quốc gia để đưa ra những thông cáo lừa gạt để bắt và giam giữ một cách phi pháp - dưới cái ngụy danh “học tập cải tạo” – và hành hạ cho tới chết bằng những đòn thù của chúng, và tiếp tục chôn giấu hài cốt của 165,000 quân dân cán chính VNCH trong vùng rừng núi với chủ tâm thủ tiêu mất tích. Đây là một tội ác chống loài người (a crime against humanity). Tội ác này thuộc quyền xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.

Ngoài tội ác đối với những người đã chết, cộng sản còn phạm thêm một tội ác chống loài người nữa đối với thân nhân của những người đã chết. Đó là hành động độc ác (inhumane act) với chủ tâm gây đau khổ tinh thần triền miên suốt đời cho thân nhân các nạn nhân. Hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh của những người mẹ, người vợ, người con… đã có con, có chồng, có cha…bị giam cầm hành hạ cho tới chết và thân xác bị chôn giấu tại một xó thâm sơn cùng cốc nào đó và tuyệt vô âm tín suốt 35 năm nay mới thấu được nỗi thống khổ trong tâm can họ!

Điều 7 của Đạo Luật Rome đã định nghĩa những hành động độc ác của tội ác chống loài người này như sau:


Những hành động độc ác có cùng một tính cách với chủ tâm gây thống khổ hay thương tích nghiêm trọng cho thân xác hay cho sức khoẻ về thể chất và tinh thần. “Other inhumane acts of a similar character intentionally causing great suffering or serious injury to body or to mental or to physical health.”

Theo định nghĩa trên đây, cộng sản đã phạm tội ác chống loài người khi chúng chôn giấu trong rừng sâu 165,000 bộ hài cốt của quân dân cán chính VNCH đã chết dưới đòn thù của chúng với chủ tâm gây thống khổ “intentionally causing great suffering” suốt đời cho thân nhân của họ. Đây là cung cách trả thù phi pháp (extrajudicial retribution) của quân thảo khấu sống ngoài vòng pháp luật. Tội ác này cũng thuộc quyền xét xử của ICC.

Bổn phận của chúng ta, những người tù còn sống sót sau cơn đại hồng thủy là phải cất tiếng nói công chính, nêu rõ tội ác của chúng để mang bọn tội phạm này ra trước công lý và mang công lý đến cho những nạn nhân của chúng. Đây là bổn phận phải làm để trả lại danh dự cho 165,000 quân dân cán chính VNCH đã bị sát hại vì đòn thù của Việt Cộng trong những cái gọi là trại cải tạo và để xoa dịu một phần nỗi đau thương của thân nhân những nạn nhân.

Hai tội ác chống loài người trên đây của Việt Cộng là những tội ác hình sự có tính quốc tế và. được dự liệu tại Đạo Luật Rome. Trước khi đưa bọn tội phạm ra xét xử trước công lý, xin trình bày tóm lược về Đạo Luật Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.

Đạo Luật Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The Rome Statute of the International Criminal Court)

Sau một thời gian dài cố gắng thành lập một Toà Án Hình Sự Quốc Tế để xét xử và trừng phạt các cá nhân phạm bốn loại tội ác nghiêm trọng được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm gồm: 1/ tội ác diệt chủng (the crime of genocide), 2/ tội ác chống nhân loại (crimes against humanity, 3/ tội ác xâm lược (the crime of aggression), 4/ và tội ác chiến tranh (war crimes), cuối cùng thì một hội nghị đã được Liên Hiệp Quốc triệu tập tại Rome, Italy trong thời gian từ ngày 15/6/1989 đến ngày 17/7 /1989 với 160 quốc gia tham dự. Sau năm tuần lễ thảo luận và điều đình căng thẳng, 120 quốc gia đã bỏ phiếu chấp thuận Đạo Luật Rome của Toà Án Hình Sự Quốc Tế cùng với bẩy quốc gia bỏ phiếu chống (Hoa Kỳ, Do Thái, Trung Cộng, Iraq, Qatar…) và 21 quốc gia bỏ phiếu trắng. Đạo Luật Rome gồm có – ngoài Lời Mở Đầu (Preamble) – 13 Phần (Part) với 28 Điều (Article). Các Điều 6, 7 và 8 liệt kê và định nghĩa các tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh. Các Điều còn lại nói về quyền hạn, tổ chức và điều hành… của Toà Án.

Theo quy định, Đạo Luật Rome sẽ có hiệu lực sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn. Senegal là quốc gia phê chuẩn đầu tiên và quốc gia thứ 66 đã phê chuẩn vào ngày 11 tháng 4 năm 2002. Đạo Luật Rome có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2002. Toà Án Hình Sự Quốc Tế cũng được mở ra trong năm đó tại The Hague, Netherlands. Hiện nay đã có 110 quốc gia phê chuẩn Đạo Luật Rome và trở thành quốc gia hội viên (State party) của đạo luật này. Quốc hội Hoa Kỳ đã không phê chuẩn đạo luật này, nên Hoa Kỳ không phải là quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome.

Toà Án Hình Sự Quốc Tế là một tổ chức quốc tế độc lập, không trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Điều này có nghĩa là Toà Án Hình Sự Quốc Tế độc lập về quyền tài phán, xét xử. Kể từ ngày 1-7-2002 trở đi, các quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome phải chấp nhận quyền xét xử (jurisdiction) của Toà Án Hình Sự Quốc Tế về những tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome khi những tội ác đó diễn ra tại các nước hội viên. Công dân của các quốc gia không phải hội viên (non State party) gây tội ác trên lãnh thổ của các quốc gia hội viên cũng phải chịu sự xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.

Công Tố Viên Trưởng của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The ICC’s Chief Prosecutor) bắt đầu thụ lý và mở một cuộc điều tra về một vụ án khi nhận được tin tức về tội ác đang diễn ra do các quốc gia hội viên hoặc Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chuyển tới. Ngoài hai nơi cung cấp tin tức nói trên, Công Tố Viên còn có thể nhận tin tức từ các nguồn cung cấp khác như các cá nhân hay các tổ chức ngoài chính phủ (non-governmental organizations).

Khi tội ác diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia không phải hội viên, chỉ có Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới có quyền chuyển thông tin về những tội ác đó cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Đây là trường hợp đã được áp dụng đối với Sudan, một quốc gia không phải hội viên. Bằng Nghị Quyết số 1593 năm 2005, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã chuyển tới Toà Án Hình Sự Quốc Tế tình trạng tội ác đã và đang diễn ra tại Darfur. Phòng công tố đã mở các cuộc điều tra, và ngày 14-7-2008, Toà Án đã ban hành trát bắt giữ Ahmad Muhammed Harun (Ahmed Haroun), Bộ Trưởng Nội Vụ của Sudan và Ali Muhammed Ali Abd-Al-Rahman (a.k.a Ali Kushayb), một tư lệnh dân sự. Hai người này bị quy trách nhiệm về các tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh đã và đang diễn ra tại Darfur. Chính quyền Sudan đã từ chối bắt giữ và giải giao hai nhân vật nói trên cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế.

Ngày 14-7-2008, Công Tố Viên Luis Mereno-Ocampo đã trình bày những chứng cứ chứng minh rằng Tổng Thống Sudan phải chịu trách nhiệm về các tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại đã và đang diễn ra tại Darfur. Ngày 4-3-2009, Toà Án Hình Sự Quốc Tế đã ban hành trát bắt giữ Tổng Thống Omar Hassan Al-Bashir của Sudan để trả lời trước công lý về năm tội ác chống nhân loại được dự liệu tại Điều 7 của Đạo Luật Rome: 1/ Tội giết người (Murder), 2/ Tội huỷ diệt chủng tộc (Extermination), 3/ Tội cưỡng bức chuyển vùng cư trú (Forcible transfer), 4/ Tội hành hạ (Torture), 5/ Tội hiếp dâm (Rape), và hai tội ác chiến tranh được dự liệu tại Điều 8 của Đạo Luật Rome: 1/ Tội cướp bóc (Pillaging), 2/ Tội trực tiếp tấn công có chủ tâm vào cư dân hay những cá nhân không đứng vào phe nào trong cuộc tranh chấp thù địch.

Cùng với việc ban hành trát bắt giữ Tổng Thống Bashir, Toà Án Hình Sự Quốc Tế cũng gửi một công văn yêu cầu nhà cầm quyền Sudan giải giao Tổng Thống Bashir cho Toà Án. Theo Nghị Quyết số 1593 năm 2005 của Hội Đồng Bảo An LHQ đã nói ở trên, chính quyền Sudan có bổn phận phải hợp tác với Toà Án. Tuy nhiên, không có hy vọng chính quyền Sudan sẽ bắt và giải giao Tổng Thống Sudan cho Toà Án. Chính quyền này đã nhiều lần tuyên bố rằng họ không nhìn nhận thẩm quyền của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.

Nếu Tổng Thống Bashir không ra trình diện hoặc chính quyền Sudan không giải giao ông này cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế, ông ta sẽ bị coi như một kẻ đang đào tẩu, trốn tránh công lý (a fugitive from justice). Và kể từ nay, khi nào ông Bashir bước chân ra khỏi Sudan, đến một quốc gia hội viên của Đạo Luật Rome và ngay cả những quốc gia không phải hội viên nhưng sẵn sàng hợp tác với Toà Án, ông ta sẽ bị bắt và giải giao cho Toà Án để trả lời trước công lý về những tội ác mà ông ta phải chịu trách nhiệm.

Một điều quan trọng cần ghi nhận rằng lệnh bắt giữ để đưa ra toà án xét xử một tổng thống đang tại chức vì những tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh…là hồi chuông cảnh báo nghiêm khắc cho những kẻ cầm quyền đang phạm những tội ác chống nhân loại có tổ chức quy mô tại Việt Nam như những tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng rằng chúng sẽ phải đối diện với công lý bất kể quyền lực và cương vị của chúng.

Tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH đã hiển nhiên không thể chối cãi. Ngoại trừ một số rất ít hài cốt của họ đã đuợc thân nhân tìm cách chạy chọt cải táng, tuyệt đại đa số 165,000 bộ hài cốt còn lại đã và đang bị cộng sản chôn giấu để thủ tiêu với chủ tâm trả thù. Chánh phạm của tội ác chống loài người này là tên Lê Duẩn và các thủ phạm tiếp theo là những tên Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải…và ba tên tòng phạm hiện nay là Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng. Ngoại trừ những tên đã chết, tất cả những tên còn sống - sớm hay muộn - sẽ phải ra trước vành móng ngựa để trả lời về những tội ác giam cầm phi pháp và thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH và nhiều tội ác khác mà chúng đã phạm đối với dân tộc Việt Nam trong suốt thời gian kể từ khi chúng cướp được chính quyền bằng khủng bố từ ngày 19/8/1945. Đảng cộng sản VN, một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, là một tổ chức tội ác tay sai có tính quốc tế. Sớm hay muộn, tội ác phải bị trừng phạt.

Ngụy quyền Việt Cộng không ký và phê chuẩn Đạo Luật Rome, nên cộng đồng người Việt hải ngoại không thể trực tiếp chuyển các tội ác chống nhân loại của chúng cho Công Tố Viên của Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Tuy nhiên, chúng ta có thể tố cáo tội ác của chúng đến Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ (United Nations Human Rights Council) để yêu cầu uỷ ban này mở cuộc điều tra về tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH và chuyển thông tin về những tội ác này cho Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để chuyển tiếp tới Toà Án Sự Hình Sự Quốc Tế để thụ lý. Sự kiện này đã có tiền lệ và chúng ta có thể áp dụng.

Trước dư luận quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế về tội ác trong cuộc chiến tại Gaza, ngày 3-4-09, Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ đã mở một cuộc điều tra về tội ác chiến tranh đã diễn ra tại dải Gaza trong cuộc chiến 22 ngày từ 27-12- 2008 tới 18-1- 2009. Toán điều tra gồm bốn chuyên viên cầm đầu bởi Thẩm Phán Richard Goldstone. Sau năm tháng điều tra, ngày 29-9-2009, Thẩm Phán Richard Goldstone đã trình cho Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva báo cáo kết quả điều tra gồm 575 trang và kết luận rằng cả Do Thái và Palestine cùng phạm tội ác chiến tranh mang tính chất tội ác chống loài người. Báo cáo yêu cầu Hội Đồng Bảo An LHQ đòi hỏi cả hai bên trong cuộc chiến - trong thời hạn sáu tháng - phải điều tra và xét xử những kẻ phạm tội. Nếu hai phe không thi hành, tội ác sẽ được chuyển cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý.

Ngoài sự kiện kể trên, sau đây là hai trưòng hợp điển hình về pháp lý quốc tế mà người Việt hải ngoại có thể áp dụng đối với những tên đầu sỏ Việt Cộng khi chúng ra khỏi nước.

Ngày 14/12/09, trang mạng của báo Guadian.co.uk đã đưa tin về việc Ông Moshe Yaalon, Phó Thủ Tướng Do Thái, đã quyết định không đến tham dự một buổi lễ gây quỹ tại Luân Đôn trong tháng 11/09, sau khi được cảnh báo rằng ông ta có thể bị bắt giữ vì bị cho là đã phạm tội ác chiến tranh tại Gaza. Quyết định của ông ta được đưa ra trong Tháng 10/09, một tuần lễ sau khi các luật sư của 16 người Palestine đã không thành công trong việc vận động một toà án tại Anh ban hành trát bắt giữ Ông Ehud Barak, Bộ Trưởng Quốc Phòng Do Thái, khi ông này viếng thăm Anh vì bị cho là đã phạm tội ác chiến tranh tại Gaza.

Cũng nguồn tin nói trên cho biết ngày Thứ Bẩy 12/12/09, một toà án tại Luân Đôn đã ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái, cũng bị cho là đã phạm tội ác chiến tranh tại Gaza. Lệnh bắt giữ này đã được hủy bỏ vào ngày Thứ Hai 14/12/09 sau khi được biết Bà Tzipi Livni đã hủy bỏ, không tham dự một buổi hội họp tại Luân Đôn vào ngày Chủ Nhật 13/12/09. Toà án đã ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni chiếu theo yêu cầu của các luật sư đại diện cho các nạn nhân người Palestine trong cuộc chiến tại Gaza. Bà Tzipi Livni là thành viên của nội các chiến tranh và bộ trưởng ngoại giao của Do Thái khi diễn ra cuộc tấn công vào dải Gaza vào cuối năm 2008.

Khi những người Palestine vận động một toà án của Anh quốc ban hành trát bắt giam Ông Bộ Trưởng Quốc Phòng và Bà cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái khi hai người này đến Anh quốc, họ đã dựa trên nguyên tắc pháp lý quốc tế về quyền xét xử phổ biến “universal jurisdiction or universality principle.” Quyền này dựa trên lập luận rằng tội ác đã phạm được coi như một tội ác chống lại tất cả “a crime against all” và bất cứ quốc gia nào cũng có quyền trừng phạt. Do đó, những nạn nhân và cũng là thân nhân của những người đã bị Việt Cộng thủ tiêu mất tích cũng có thể vận động để áp dụng nguyên tắc pháp lý quốc tế này đối với những tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng… khi chúng bước chân ra khỏi nước và đến những quốc gia có áp dụng nguyên tắc pháp lý quốc tế về quyền xét xử phổ biến.

Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam là tổ chức chính danh nhất đại diện cho cộng đồng người Việt hải ngoại để yêu cầu Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ điều tra về tội ác thủ tiêu mất tích 165,000 quân dân cán chính VNCH. Nếu Việt Cộng từ chối không cho Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ vào Việt Nam để mở cuộc điều tra này, điều đó chứng tỏ rằng chúng tìm cách chốn tránh tội ác của chúng.

Nếu chúng ta vận động mà LHQ - một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành Toà Án Hình Sự Quốc Tế - vì một lý do nào đó, không chuyển những tội ác chống loài người của Việt Cộng cho Toà Án Hình Sự Quốc Tế để thụ lý, chúng ta vẫn còn cách đưa bọn tội phạm này ra trước công lý. Sớm hay muộn, chế độ cộng sản vô tổ quốc, phi dân tộc sẽ bị huỷ diệt. Chính những tên đầu sỏ đang tiếm quyền trong nưóc cũng đang thú nhận rằng chế độ của chúng đang tự diễn biến, đang tự chuyển hoá để tự huỷ diệt…Ngày đó không còn xa và một chính quyền chính thống của toàn dân Việt Nam sẽ hợp tác với LHQ để tổ chức một toà án hình sự đặc biệt có tính quốc tế như Toà Án Đặc Biệt tại Cam Bốt có tên Anh ngữ là Extraordinary Chamber in the Courts of Cambodia (viết tắt là ECCC) đang xét xử bọn tội phạm cộng sản Khờ Me Đỏ tại Nam Vang vì các tội ác chống loài người, tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng. Đây là một tiền lệ sẽ được thực thi tại Việt Nam sau này để xét xử những tên chánh phạm Việt Cộng đã phạm bốn nhóm tội ác có tính quốc tế được dự liệu tại Đạo Luật Rome trong suốt những năm tiếm quyền của chúng.

Mang Việt Cộng, bọn tội phạm có tính quốc tế, ra trước công lý và mang công lý tới các nạn nhân của chúng là điều cần thiết bởi vì công lý là một thành tố không thể thiếu trong tiến trình hoà giải dân tộc. “Justice is an indispensable ingredient of the process of national reconciliation.” Dân tộc Việt Nam đã bị phân hoá và chia rẽ, xã hội Việt Nam đã bị băng hoại trầm trọng bởi những di sản độc hại mà chế độ phi nhân cộng sản đã để lại cho dân tộc suốt 80 năm nay kể từ khi Hồ Chí Minh lén lút du nhập cái chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Mang bọn tội phạm này ra trước công lý là để mang lại hoà bình cho xã hội. “Justice and peace go hand in hand.” Sau hết, mang bọn tội phạm Việt Cộng ra trước công lý là một bài học cho các thế hệ tương lai để tránh những vết xe đổ của lịch sử.

Đi Vào Bất Tử

165,000 quân dân cán chính VNCH đã chết dưới đòn thù của cộng sản trong các trại tù cải tạo phải được tôn vinh là những người đã hy sinh vì chính nghĩa quốc gia dân tộc. Tổ quốc sẽ ghi ơn họ như đã ghi ơn những người chiến sĩ QLVNCH đã chiến đấu và hy sinh ngoài mặt trận để bảo vệ quê hương. Về phương diện tâm linh, tôi không tin rằng những người này đã chết mà chỉ tan mờ đi như hình ảnh những người lính trong cái điệp khúc của khúc ballad nổi tiếng một thời mà Đại Tướng Douglas MacArthur đã nhắc đến trong phần cuối của bài diễn văn từ biệt đọc tại Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 19-4-1951. Xin ghi lại nguyên văn và không chuyển ngữ:

“Old soldiers never die; they just faded away.”

Cũng xin ghi lại đây và không chuyển ngữ câu kết của bài diễn văn từ biệt nổi tiếng đã đi vào lịch sử của Đại Tướng MacArthur để những người lính chúng ta chiêm nghiệm.

“And like the old soldier of that ballad, I now close my military career and just fade away, a soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty.”

“Good bye,”

Đây cũng chính là hình ảnh của những chiến binh QLVNCH, những người đã đi chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc dưới ánh hào quang dẫn đường của Tổ Tiên Lạc Việt và đi vào bất tử.

Và những hình ảnh hiên ngang đi vào bất tử của người chiến binh QLVNCH khi bị sa cơ trong tay quân thù cũng đã được nhà thơ Cung Trầm Tưởng ghi lại trong bài hành Vạn Vạn Lý được viết tại một trại tù trong vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn vào năm 1977.
VẠN VẠN LÝ
(Tưởng nhớ những tù hùng tuẫn tử)
Cung Trầm Tưởng

Ngồi trùm lần bóng tối Mưa về gióng lê thê
Nhìn mây đi lang thang Nai kêu nguồn đâu đó
Mây giăng xám hàng hàng Xưa nay tù ngục đỏ
Trời vào đông ảm đạm Mấy ai đã trở về

Chấn song đan u ám Vỗ vỗ rơi tàn thuốc
Sần sùi nhớp nhúa đen Phà khói vào mông lung
Ran ran nhạc dế mèn Hư vô đẹp não nùng
Nhởn nhơ cười chẫu chuộc Nụ hôn đời khốc liệt

Vỗ vỗ rơi tàn thuốc Cõi sầu ta tinh khiết
Phà khói vào hơi sương Thép quắc vầng trán cao
Xa xưa trống lên đường Phong sương dệt chiến bào
Tiếng quân hô hào sảng Với máu xe làm chỉ

Nẻo cồn vàng bãi trắng Đã đi trăm hùng vĩ
Sa trường hề sa trường Xông pha lắm đoạn trường
Tiết tháo quắc đao thương Về làm đá hoa cương
Chinh nhân ngàn dặm ruổi Gửi đời sau tạc tượng

Gió lên như địch thổi Uống uốngnguyên hàm lượng
Đưa ai qua trường giang Sương trong cất đầy vò
Nay cô liêu bạt ngàn Sầu này thước nào đo
Tiễn ta vào bất tử Khi đao rơi kiếm gẫy

Đau thương là vinh dự Gió về lay lau dậy
Chân đi hất hồng trần Sơn khê khói mịt mù
Anh hùng phải gian truân Ngà ngà nhấp thiên thu
Hy sinh là tất yếu Bay…bay…vạn vạn lý
Ngựa phi dòn nước kiệu… Tráng sĩ hề tráng sĩ!
Cung Trầm Tưởng
Hoàng Liên Sơn, 1977

Trong khi viết bài này, tôi luôn luôn nghĩ đến những người bạn tù đã chết vì đòn thù của cộng sản trong đó có anh bạn tại trại 6, liên trại 2 tại Hoàng Liên Sơn. Chúng tôi cùng thuộc đội “lao động nặng.” Anh nằm cách tôi một người bạn. Vào một tháng cuối năm 1977, cả đội tù chúng tôi khoảng 50 người phải đi phát quang một khu đồi rộng 300 mẫu để trồng khoai mì. Khu đồi này cách trại giam khoảng 15km đường rừng. Ban ngày đi làm khổ sai; đêm đông về, đói và lạnh, chúng tôi phải ngủ trong những túp lều trống gió, mái che bằng những tấm nylon cá nhân, dựng tại chân đồi. Tuy là lính nhưng dáng người anh nho nhã. Trong đầu anh chứa cả một bộ từ điển bách khoa. Năm đó anh chừng 45 tuổi. Sau hai tháng khổ sai tại khu đồi 300, trở lại trại tù ít ngày thì anh chết vì suy dinh dưỡng và kiệt sức nhưng tinh thần anh luôn luôn vững mạnh. Giờ này, thân xác anh có thể còn đang bị cộng sản chôn giấu tại một góc rừng nào đó trong vùng Hoàng Liên Sơn trong nỗi đau khôn nguôi của vợ con anh. Tên anh là Đặng Vũ Ruyến, Trung Tá, Chánh Sở Địa Hình tại Đà Lạt.

Kể từ ngày đó đến nay đã hơn 30 năm, mỗi khi nhớ đến Anh, tôi vẫn không tin là Anh đã chết mà Anh đang bay…bay vào Vạn Vạn Lý, và…fade away…vào nơi bất tử.

Đỗ Ngọc Uyển (Khoá 4 Thủ Đức)
Tháng 1 năm 2010 - San Jose, California