Liên hiệp châu Âu : vẫn theo dõi sát vấn đề tự do ngôn luận tại Việt Nam
Phiên tòa sơ thẩm tháng 01/2010. Từ phải sang trái: Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức (AFP /TTXVN)
Ông Trần Văn Huỳnh, cha của anh Trần Huỳnh Duy Thức, hiện đang ngồi tù với tội danh “ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, vừa cho công bố trên mạng Bauxite Việt Nam bức thư đề ngày 01/03/2012 của Tổng vụ Đối ngoại châu Âu, Liên hiệp châu Âu, phúc đáp bức thư của ông Huỳnh đòi cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.
Anh Trần Huỳnh Duy Thức đã bị tuyên án 16 năm tù giam trong phiên xử tháng 01/2010 với tội danh “ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, cùng với luật sư Lê Công Định, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung. Trong bức thư đề ngày 05/02/2012 vừa qua, ông Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thứ,c đã kêu gọi Liên hiệp châu Âu chú trọng và trợ giúp hiệu quả hơn cho việc cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Trong bức thư, ông Trần Văn Huỳnh nhắc lại rằng Hiệp định hợp tác 1995 giữa Cộng đồng châu Âu và Việt Nam có quy định “tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ” là nền tảng cho sự hợp tác giữa hai bên. Ông Huỳnh tỏ ý hy vọng là Liên hiệp châu Âu sẽ thực thi hiệu quả hiệp định này để Việt Nam nhanh chóng thiết lập Nhà nước pháp quyền và tôn trọng nhân quyền, mà chứng minh rõ ràng nhất là trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Lê Thăng Long, cũng như cho ông Trần Anh Kim, người cũng đã bị tuyên án tù trong cùng thời gian .
Trong bức thư phúc đáp ông Trần Văn Huỳnh đề ngày 01/03/2012 vừa qua, Tổng vụ Đối ngoại của Liên hiệp châu Âu cho biết họ “ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các diễn tiến về tự do ngôn luận tại Việt Nam và các trường hợp cá nhân được quan tâm”, trong đó có trường hợp của Trần Huỳnh Duy Thức.
Bức thư nhắc lại là “ngày 21/1/2010, các Trưởng phái bộ thuộc Liên hiệp châu Âu tại Hà Nội đã công khai bày tỏ mối quan ngại mạnh mẽ về các thủ tục tố tụng và kết quả của các phiên tòa tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để xét xử con trai ông cùng những nhà hoạt động dân chủ ôn hòa và các blogger”.
Ngoài ra, bức thư cho biết là trong thời gian Vòng Đối thoại đầu tiên về Nhân quyền giữa Việt Nam và Liên hiệp châu Âu tại Hà Nội vào ngày 12/01/2012, vấn đề tự do ngôn luận đã được thảo luận rất chi tiết, đặc biệt nhấn mạnh đến quyền của các cá nhân được bày tỏ quan điểm của họ và các hạn chế về phương tiện truyền thông và Internet tại Việt Nam.
Liên hiệp châu Âu kêu gọi Việt Nam “tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và nêu lên mối quan ngại về các quy định an ninh trong Bộ Luật Hình sự áp đặt những hạn chế nghiêm trọng trong tự do ngôn luận”. Liên hiệp châu Âu EU cũng nêu ra một số các trường hợp cá nhân, trong đó có trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức, thúc giục Việt Nam trả tự do cho tất cả các công dân bị giam giữ vì đã sử dụng một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận đã được quốc tế công nhận.
Trong bức thư, ông Trần Văn Huỳnh nhắc lại rằng Hiệp định hợp tác 1995 giữa Cộng đồng châu Âu và Việt Nam có quy định “tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ” là nền tảng cho sự hợp tác giữa hai bên. Ông Huỳnh tỏ ý hy vọng là Liên hiệp châu Âu sẽ thực thi hiệu quả hiệp định này để Việt Nam nhanh chóng thiết lập Nhà nước pháp quyền và tôn trọng nhân quyền, mà chứng minh rõ ràng nhất là trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Lê Thăng Long, cũng như cho ông Trần Anh Kim, người cũng đã bị tuyên án tù trong cùng thời gian .
Trong bức thư phúc đáp ông Trần Văn Huỳnh đề ngày 01/03/2012 vừa qua, Tổng vụ Đối ngoại của Liên hiệp châu Âu cho biết họ “ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các diễn tiến về tự do ngôn luận tại Việt Nam và các trường hợp cá nhân được quan tâm”, trong đó có trường hợp của Trần Huỳnh Duy Thức.
Bức thư nhắc lại là “ngày 21/1/2010, các Trưởng phái bộ thuộc Liên hiệp châu Âu tại Hà Nội đã công khai bày tỏ mối quan ngại mạnh mẽ về các thủ tục tố tụng và kết quả của các phiên tòa tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để xét xử con trai ông cùng những nhà hoạt động dân chủ ôn hòa và các blogger”.
Ngoài ra, bức thư cho biết là trong thời gian Vòng Đối thoại đầu tiên về Nhân quyền giữa Việt Nam và Liên hiệp châu Âu tại Hà Nội vào ngày 12/01/2012, vấn đề tự do ngôn luận đã được thảo luận rất chi tiết, đặc biệt nhấn mạnh đến quyền của các cá nhân được bày tỏ quan điểm của họ và các hạn chế về phương tiện truyền thông và Internet tại Việt Nam.
Liên hiệp châu Âu kêu gọi Việt Nam “tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và nêu lên mối quan ngại về các quy định an ninh trong Bộ Luật Hình sự áp đặt những hạn chế nghiêm trọng trong tự do ngôn luận”. Liên hiệp châu Âu EU cũng nêu ra một số các trường hợp cá nhân, trong đó có trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức, thúc giục Việt Nam trả tự do cho tất cả các công dân bị giam giữ vì đã sử dụng một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận đã được quốc tế công nhận.