lundi 12 mars 2012

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHXN=CNXH THEO ĐỊNH HƯỚNG TRI THỨC PHONG KIẾN???

 
Chỉ còn hơn một tháng là đến ngày 30/04, kỷ niệm 37 năm thống nhất đất nước. Trong 37 năm dài đăng đẳng đấy với bao khẩu hiệu kêu gào và nổ lực vô vọng để “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội” và mặc dù đã “Đi tắt đón đầu” trong hơn 26 năm đổi mới với cái cơ chế lai ghép “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, gần đội sổ trong số những nước nghèo nhất trên thế giới.(Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam vẫn là một nước nghèo, VN Express 05/05/2011).

Sản xuất được một chiếc xe đạp hoàn chỉnh đã là một điều không tưởng, ngay đến việc sản xuất được những chiếc ốc vít, bù lon cho ra hồn cũng đã là một điều viển tưởng.
Mơ ước viễn vông về một nghành công nghiệp ô-tô đã chết lặng lẽ, không kèn, không trống.
Công nghiệp điện tử ra đi cùng các liên doanh Sony, Orion-Hanel.
Tham vọng vĩ cuồng về một nền công nghiệp đóng tàu để ” vươn ra biển xa”, đã chìm theo Vinashin, may mà toàn bộ chính phủ của thời kỳ đó chẳng ai “chết chìm”.

Các khu công nghiệp thì lổm nhà lổm nhổm da beo với các nghành may mặc, gia công dày dép, lắp ráp. Công nhân đa phần trình độ đạp mô-tơ máy may, máy hàn điện, tay chân vẫn chưa hết phèn…
Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông với những mẩu ruộng, đôi khi còn bé hơn một căn biệt thự của những đại gia. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2006, cả nước có 70,4% số hộ có tổng diện tích dưới 0,5 ha, 3,5% có diện tích trên 3 ha. Đồng bằng Bắc bộ  với hơn 94,3% số hộ có diện tích 0,33 ha (với đơn vị đo đạc Bắc bộ 1ha=3600m2).

Nếu đến 2013, khi mà thời hạn giao đất theo luật đất đai, hết hạn, phải thu hồi lại đất để chia lại cho cả những người sinh sau 1993, nay đã đến tuổi trưởng thành, diện tích canh tác trên đầu người chắc chỉ còn như một căn nhà cấp bốn.

 ”Đây là vấn đề sẽ được bàn kỹ, nhưng theo suy nghĩ của tôi, hướng cơ bản cần ưu tiên là nên ổn định, nhưng không phải là ổn định tuyệt đối giữ nguyên như cũ. Tôi nói ví dụ, hiện nay ở nông thôn những người sinh sau 1993, nay đến tuổi lao động mà người ta không có đất sản xuất thì cũng phải  có điều chỉnh cho phù hợp. Nếu chúng ta chỉ hướng vào ổn định không thôi thì những người sinh ra trong 20 năm qua không có quyền lợi gì trong việc giao đất ở địa phương của họ. Đó là những vấn đè cần được đặt ra” ( Công khai quy hoạch nhân sự cấp cao, Tuổi trẻ Thứ sáu 10/02/2012).

Đảng CS VN với chiêu bài “Người cày có ruộng” để “mị” người nông dân, đã đi ngược với quy luật “Ly Nông” và “Tích tụ ruộng đất”, tất yếu phải xẩy ra đối với  bất kỳ một đất nước nào muốn phát triển Công nghiệp.
Với chính sách hạn điền và những rào cản trong chính sách hộ khẩu như trong Quyết định 23 do Uỷ ban nhân dân TP Đà Nẳng ban hành 24/12/2011, đã cản trở quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa.
Hình ảnh người nông dân Việt Nam thường bắt gặp trên báo chí, truyền hình vẫn là con trâu đi trước, cái cầy theo sau và đằng sau là người nông dân vẫn “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

Người nông dân có muốn ly nông để trở thành một công nhân đi nữa cũng chẳng thể an tâm với số phận là một công dân nhập cư hạng 2 với bao phiền toái về nhà ở, vấn đề học hành cho con cái và bao thiệt thòi về an sinh xã hội.
Người nông dân chí thú với nghề nông cũng chẳng thể an tâm để mua thêm ruộng đất để mở rộng sản xuất.”Những người nông dân bạo gan nhận chuyển nhượng vượt hạn điền vẫn cứ lo lắng vì e rằng đến một ngày nào đó, có một quy định nào đó nói rằng phải thu hồi lại đất sử dụng vượt hạn điền thì họ sạt nghiệp” (Đã đến lúc bỏ chính sách hạn điền, Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hùng Võ, Tuoiir trẻ Chủ nhật 04/03/2012)

Để chuyển dich cơ cấu dân số từ 70% trong nông nghiệp và 30% trong công nghiệp thành 70% trong công nghiệp và 30% trong nông nghiệp để gia nhập vào các nước có nghành công nghiệp phát triển, xem ra Chính phủ VN, Đảng CS VN có không ít việc phải làm.
Nguyên nhân của những bất cập trên chính là hiện Chính phủ Việt Nam ban hành luật đất đai theo “Tri thức lich sử” của chế độ phong kiến, một chế độ mà Đảng CS lên án và ra sức xóa bỏ qua phong trào “Phản Phong, phản Đế”.

Điều này đã được Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường, xác nhận trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật 04/03/2012. Ông viết:
“Khi xây dựng luật Đất đai 2003, Ban chỉ đạo đã thống nhất chuyển hạn điền theo quy định của Nghị định 64/CP thành hạn mức giao đất của nhà nước và không có quy định gì thêm. Điều này có nghĩa là luật chỉ quy định rằng nhà nước có sức giao đất (không thu tiền) đến vậy thôi, không có hơn; ai muốn có hơn thì phải lo làm ăn để có tiền nhận chuyển nhượng của những người không còn “say mê” nông nghiệp nữa và cũng không có hạn mức diện tích được nhận chuyển nhượng. …

Thế nhưng, khi thảo luận dự thảo luật Đất đai ở Quốc hội, một đại biểu Quốc hội đã sử dụng “Tri thức Lịch sử” để nghi ngại rằng không thể bỏ được hạn điền vì các triều đại phong kiến trước đây chưa Vua nào dám bỏ”

Tôi không thấy Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Hùng Võ nêu tên vị đại biểu Quốc hội tên gì nhưng chắc có lẽ chức vụ trong đảng phải to hơn ông Chủ tich Quốc hội vì:
“Chỉ một ý kiến thôi cũng làm cho Chủ tịch Quốc hội lúc đó phân vân mà chỉ đạo cần bổ sung hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp. Thế là điều 71 phải thêm vào khoản 3 “Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân do chính phủ trình UBTV Quốc hội quyết định”. Việc đổi mới lại bị chậm lại 10 năm”.

Cũng không hiểu vị đại biểu Quốc hội khả khính kia đã áp dụng “Tri thức Lịch sử” vào thời đại nào? nếu gần nhất thì cũng là triều đại Vua Gia Long, cũng cách đây gần 4 thế kỷ, còn từ thời đại Hùng Vương, thì có lẽ cũng gần 4000 năm trước.
Không hiểu các vị “Đỉnh cao trí tuệ” lại có thể áp dụng “Tri thức Lịch sử” của các triều đại hằng thế kỷ trước, để soạn thảo bộ luật Đất đai, để điều hành nền kinh tế nông nghiệp của 70% dân số Việt Nam và thúc đẩy Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa???
Thảo nào Việt Nam cho đến thế kỷ 21 này vẫn là một nước nghèo!!!
Nghèo vì cái cơ chế “Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và CNXH thì lại  theo định hướng “Tri thức Phong kiến” “.
Cứ đà này.
Mạt là phải.


Sài Gòn 06/03/2012
Oanh Yến Thị Phạm