Các chế độ độc tài Châu Mỹ La Tinh lần lượt bị lôi ra trước công lý
Pedro Pimentel Rios, cựu thành viên lực lượng đặc biệt Guatemala, trình diện trước tòa án tại Ciduad ngày 12/03/2012. REUTERS/William Gularte
Không hẹn mà gặp, hôm qua 14/03/2012, 4 cựu dân quân và một cựu quân nhân tại Guatemala đã phải ra tòa về một vụ thảm sát thổ dân vào năm 1982, thời chế độ độc tài của tướng Efrain Rios Montt. Vào cùng thời điểm, tại Brazil, một cựu đại tá bị truy tố về tội bắt cóc đối lập thời chế độ độc tài quân sự tại nước này (1964-1985). Quyết định tại Brazil được đặc biệt chú ý vì đây là lần đầu tiên mà tư pháp nước này đụng chạm đến các tội ác do chế độ quân phiệt tiến hành.
Về phiên tòa tại Guatemala, một quốc gia nhỏ bé vùng Trung Mỹ, năm bị cáo bị xét xử về vụ thảm sát 256 thổ dân Maya tại thành phố Rabinal, miền Bắc nước này, ngày 18/07/ 1982, vào lúc quốc gia này còn bị nhà độc tài Efrain Rios Montt (1982-1983 ) cai trị. Họ đã bị truy tố về tội sát nhân và tội ác chống nhân loại.
Vào thời kỳ đó, Guatemala bị nội chiến, và chế độ độc tài đã cho thành lập các đội dân quân mang tên gọi Đội Tuần tra Tự vệ. Cùng với quân đội, các nhóm bán quân sự này đã can dự vào hàng trăm vụ thảm sát thường dân.
Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc năm 1999, đã có đến 669 vụ tàn sát trong thời nội chiến, trong đó 626 vụ do lực lượng chính phủ, 32 vụ do quân du kích tiến hành, và 11 vụ không rõ thủ phạm. Phần lớn các cuộc thảm sát xảy ra dưới thời hai chế độ độc tài của Efrain Rios Montt và Oscar Mejia (1983 -1986).
Từ khi hòa bình được lập lại năm 1996, các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã nỗ lực đòi công lý cho nạn nhân các vụ thảm sát, nhưng chỉ mới đây thôi, công việc này mới bắt đầu có kết quả. Phiên tòa mở ra hôm qua, dự trù kéo dài 2 tuần, mới chỉ là phiên tòa thứ hai xét xử thủ phạm các tội ác này tại Guatemala.
Các bản án hơn 6000 năm tù !
Một phiên tòa đầu tiên đã mở ra từ tháng 8/2011 để xét xử một vụ thảm sát 201 nông dân cũng năm 1982, tại làng Dos Erres, vùng Peten, phía Bắc Guatemala. Trong vụ này, cũng có 5 quân nhân bị kết án, mỗi người hơn 6000 năm tù, với bản án cuối cùng đuợc tuyên bố hôm thứ Hai 12/03.
Từ Mêhicô, thông tín viên RFI Patrice Gouy phụ trách khu vực Châu Mỹ La Tinh phân tích :
« 6060 năm tù vì đã sát hại 201 người. Đây là bản án mà một tòa án vừa ban hành đối với Pedro Pimentel, một cựu thành viên lực lượng đặc biệt ‘Kaibiles’, về tội ác chống nhân loại. Ông ta bị buộc tội giết hại 200 nông dân, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.
Toà án đã dựa trên một cuộc điều tra tỉ mỉ về cả dây chuyền chỉ huy của quân đội thời đó, và một đoạn phim video về cuộc thảm sát. Gia đình các nạn nhân đã lần lượt kể trước toà án về việc lực lượng đặc biệt này đã gây kinh hoàng trong dân chúng như thế nào. Họ đặc biệt mô tả hành động độc ác của Pimentel khi hành quyết phụ nữ và trẻ em.
Vụ thảm sát trên diễn ra trong khuôn khổ kế hoạch mang tên Sofia, do chính tướng Efrain Rios Montt, nhà lãnh đạo độc tài Guatemala thời đó đưa ra và tổ chức thực hiên. Nhân vật này cũng đã bị kết án về tội ác chống nhân loại trong thời gian cầm quyền 1982- 1983. »
Lần đầu tiên Brazil quyết định truy tố các tội ác dưới thời chế độ quân sự (1964-1985)
Không chỉ tại Guatemala, chế độ độc tài quân sự cách nay hàng chục năm cũng bắt đầu bị Tư pháp nhòm ngó tại Brazil.
Bốn biện lý Brazil vào hôm qua đã chính thức khởi tố một cựu đại tá về hành vi bắt cóc, giam cầm trong thời kỳ chế độ quân sự vào những năm 1964 - 1985. Bị can là đại tá Sebastio Curio Rodrigues de Moura, thường được gọi Dr Luchini, bị cáo buộc là đã bắt cóc 5 người trong chiến dịch trấn áp du kích quân Araguaia trong những năm 1970. Năm nạn nhân đến nay vẫn hoàn toàn mất tích.
Đây là lần đầu tiên mà Brazil quyết định truy tố các tội ác dưới thời chế độ quân sự. Lý do là một luật ân xá có hiệu lực từ năm 1979, đã không cho phép truy tố những kẻ phạm tội thời chế độ độc tài nói trên.
Vào cuối năm 2010,Toà án Nhân quyền Liên Mỹ (CIDH) đã lên án Brazil vì đã để cho những kẻ phạm tội được yên ổn. Theo cơ chế này, luật ân xá năm 1979 hoàn toàn vô giá trị.
Cuối tháng 10 năm ngoái, Quốc hội Brazil đã chấp thuận việc thành lập một ủy ban điều tra về các tội ác thời kỳ chế độ quân sự, nhưng không đặt lại vấn đề luật ân xá giới quân nhân. Thành viên của Ủy ban này sẽ do Tổng thống Brazil, Dilma Roussef đề cử. Bà Dilma Roussef là một cựu du kích quân, từng bị các quân nhân tra tấn.
Trong những năm chế độ độc tài hoành hành tại Nam Mỹ, hàng chục ngàn người đối lập bị chế độ giam cầm, thậm chí thủ tiêu mất xác. Brazil chính thức công nhận có 400 người chết và mất tích trong những năm chế độ độc tài cai trị. Tại Achentina số nạn nhân là 30.000, và 3.200 tại Chilê.
Chế độ cộng sản Việt Nam củng đã và đang có nhửng hành vi không khác hay còn tàn bạo hơn các chế độ đọc tài tại Nam Mỷ.
Vào thời kỳ đó, Guatemala bị nội chiến, và chế độ độc tài đã cho thành lập các đội dân quân mang tên gọi Đội Tuần tra Tự vệ. Cùng với quân đội, các nhóm bán quân sự này đã can dự vào hàng trăm vụ thảm sát thường dân.
Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc năm 1999, đã có đến 669 vụ tàn sát trong thời nội chiến, trong đó 626 vụ do lực lượng chính phủ, 32 vụ do quân du kích tiến hành, và 11 vụ không rõ thủ phạm. Phần lớn các cuộc thảm sát xảy ra dưới thời hai chế độ độc tài của Efrain Rios Montt và Oscar Mejia (1983 -1986).
Từ khi hòa bình được lập lại năm 1996, các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã nỗ lực đòi công lý cho nạn nhân các vụ thảm sát, nhưng chỉ mới đây thôi, công việc này mới bắt đầu có kết quả. Phiên tòa mở ra hôm qua, dự trù kéo dài 2 tuần, mới chỉ là phiên tòa thứ hai xét xử thủ phạm các tội ác này tại Guatemala.
Các bản án hơn 6000 năm tù !
Một phiên tòa đầu tiên đã mở ra từ tháng 8/2011 để xét xử một vụ thảm sát 201 nông dân cũng năm 1982, tại làng Dos Erres, vùng Peten, phía Bắc Guatemala. Trong vụ này, cũng có 5 quân nhân bị kết án, mỗi người hơn 6000 năm tù, với bản án cuối cùng đuợc tuyên bố hôm thứ Hai 12/03.
Từ Mêhicô, thông tín viên RFI Patrice Gouy phụ trách khu vực Châu Mỹ La Tinh phân tích :
« 6060 năm tù vì đã sát hại 201 người. Đây là bản án mà một tòa án vừa ban hành đối với Pedro Pimentel, một cựu thành viên lực lượng đặc biệt ‘Kaibiles’, về tội ác chống nhân loại. Ông ta bị buộc tội giết hại 200 nông dân, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.
Toà án đã dựa trên một cuộc điều tra tỉ mỉ về cả dây chuyền chỉ huy của quân đội thời đó, và một đoạn phim video về cuộc thảm sát. Gia đình các nạn nhân đã lần lượt kể trước toà án về việc lực lượng đặc biệt này đã gây kinh hoàng trong dân chúng như thế nào. Họ đặc biệt mô tả hành động độc ác của Pimentel khi hành quyết phụ nữ và trẻ em.
Vụ thảm sát trên diễn ra trong khuôn khổ kế hoạch mang tên Sofia, do chính tướng Efrain Rios Montt, nhà lãnh đạo độc tài Guatemala thời đó đưa ra và tổ chức thực hiên. Nhân vật này cũng đã bị kết án về tội ác chống nhân loại trong thời gian cầm quyền 1982- 1983. »
Lần đầu tiên Brazil quyết định truy tố các tội ác dưới thời chế độ quân sự (1964-1985)
Không chỉ tại Guatemala, chế độ độc tài quân sự cách nay hàng chục năm cũng bắt đầu bị Tư pháp nhòm ngó tại Brazil.
Bốn biện lý Brazil vào hôm qua đã chính thức khởi tố một cựu đại tá về hành vi bắt cóc, giam cầm trong thời kỳ chế độ quân sự vào những năm 1964 - 1985. Bị can là đại tá Sebastio Curio Rodrigues de Moura, thường được gọi Dr Luchini, bị cáo buộc là đã bắt cóc 5 người trong chiến dịch trấn áp du kích quân Araguaia trong những năm 1970. Năm nạn nhân đến nay vẫn hoàn toàn mất tích.
Đây là lần đầu tiên mà Brazil quyết định truy tố các tội ác dưới thời chế độ quân sự. Lý do là một luật ân xá có hiệu lực từ năm 1979, đã không cho phép truy tố những kẻ phạm tội thời chế độ độc tài nói trên.
Vào cuối năm 2010,Toà án Nhân quyền Liên Mỹ (CIDH) đã lên án Brazil vì đã để cho những kẻ phạm tội được yên ổn. Theo cơ chế này, luật ân xá năm 1979 hoàn toàn vô giá trị.
Cuối tháng 10 năm ngoái, Quốc hội Brazil đã chấp thuận việc thành lập một ủy ban điều tra về các tội ác thời kỳ chế độ quân sự, nhưng không đặt lại vấn đề luật ân xá giới quân nhân. Thành viên của Ủy ban này sẽ do Tổng thống Brazil, Dilma Roussef đề cử. Bà Dilma Roussef là một cựu du kích quân, từng bị các quân nhân tra tấn.
Trong những năm chế độ độc tài hoành hành tại Nam Mỹ, hàng chục ngàn người đối lập bị chế độ giam cầm, thậm chí thủ tiêu mất xác. Brazil chính thức công nhận có 400 người chết và mất tích trong những năm chế độ độc tài cai trị. Tại Achentina số nạn nhân là 30.000, và 3.200 tại Chilê.
Chế độ cộng sản Việt Nam củng đã và đang có nhửng hành vi không khác hay còn tàn bạo hơn các chế độ đọc tài tại Nam Mỷ.