samedi 10 mars 2012

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam


Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2012-03-09
Đâu là sự khác biệt giữa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam?
RFA file
Hội nghị đại biểu Phật giáo Việt Nam thành lập GHPGVN, nhiệm kỳ 1981 - 1987 (Ban tôn Giáo chính phủ)
 
Trong loạt bài nói về sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam, đặc biệt là  các tôn giáo chính thống, độc lập, thì  không được nhà nước thừa nhận, trình bày về sự khác biệt giữa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thầm lặng và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thuộc Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam do nhà nước dựng lên, tương tự như những tôn giáo quốc doanh khác, sau đây là phần trình bày của Đỗ Hiếu.

Giáo Hội Phật Giáo được thống nhất cách đây 10 thế kỷ

Qua câu chuyện với đài Á Châu Tự Do, giáo sư Võ Văn Ái, phát ngôn nhân Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Trưởng Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, trụ sở tại Paris, Pháp sơ lược về lịch sử đạo Phật,  xuất hiện tại Việt Nam hàng ngàn năm trước:

“Phật Giáo du nhập vào Việt Nam từ trên hai ngàn năm nay, được thống nhất dưới triều đại nhà Đinh tức là cách đây 10 thế kỷ rồi, lúc ấy đã có một Đức Tăng Thống, điều đó chứng tỏ Giáo Hội Phật Giáo được thống nhất, ngay thời đó.

Sang thời Pháp thuộc, Phật Giáo không được công nhận như một giáo hội do Dụ số 10, của vua Bảo Đại ký ban hành, chỉ có Công giáo mới được công nhận là giáo hội, các tôn giáo khác chỉ được sinh hoạt trong khuôn khổ của một hiệp hội, như Hội Phụ Nữ, Hội Đua Ngựa, Hội Nông Dân…

Từ đầu thế kỷ trước xuất hiện rất nhiều Hội Phật Giáo như Hội Nam Kỳ Phật Học, Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, Hội An Nam Phật Học tại Miền Trung, Hội Bắc Kỳ Phật Học, ở Miền Bắc, thời đó tuyệt đối không có Giáo Hội
Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện. RFA file
Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện. RFA file 
 
Phật Giáo.
Phật Giáo du nhập vào Việt Nam từ trên hai ngàn năm nay, được thống nhất dưới triều đại nhà Đinh tức là cách đây 10 thế kỷ rồi, lúc ấy đã có một Đức Tăng Thống, điều đó chứng tỏ Giáo Hội Phật Giáo được thống nhất, ngay thời đó
GS.Võ Văn Ái

Đến ngày 6 tháng 5, năm 1951, có đại hội Phật Giáo tòan quốc Bắc, Trung, Nam, họp tại Chùa Từ Đàm, Huế, dịp này Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập, và là thành viên của Liên Hữu Phật Giáo ra đời năm 1950 tại Sri Lanka.”


Dưới thời đệ nhất cộng hòa của tổng thống Ngô Đình Diệm, lịch sử cho thấy đã có sự kỳ thị tôn giáo,  năm 1963 nổ ra cuộc vận động đòi hỏi tự do tôn giáo, yêu cầu hủy bỏ Dụ số 10. Cuộc tranh đấu năm 1963 đã thành công đưa tới việc các quân nhân lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm.

Đầu năm 1964 Phật Giáo họp đại hội tại Saigon và lấy lại danh xưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất dưới thời nhà Đinh, cách đây 10 thế kỷ.

Sau tháng 4 năm 1975, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã bị chánh quyền đàn áp một cách kịch liệt, nhằm cô lập tôn giáo này vì họ biết giáo hội nay có một mạng lưới quần chúng rất lớn rộng, tới tận các làng, thôn và có rất nhiều cơ sở văn hóa, giáo dục, đại học, y tế…

Sự đàn áp từ phía chánh quyền đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất diễn ra qua ba thời kỳ, ngay sau tháng 4, 1975, cuộc đàn áp là bằng võ lực, như vụ thảm sát hòa thượng Thích Thiện Minh, bắt các tăng sĩ phải vào bộ đội, gởi sang Campuchia, một số khác bị đưa vào trại cải tạo.
Đầu năm 1964 Phật Giáo họp đại hội tại Saigon và lấy lại danh xưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất dưới thời nhà Đinh, cách đây 10 thế kỷ.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có thể nói là đã phản kháng sớm nhất và duy nhất qua vụ tự thiêu tập thể của 12 tăng ni,  ở Thiền Viện Dược Sư, Cần Thơ, ngày 2 tháng 11, năm 1975.

Giáo Hội Phật Giáo VN của nhà nước ra đời năm 1981

Sang giai đoạn hai, Hà Nội thấy không thể dùng vũ lực đàn áp Phật Giáo, nên họ chuyển sang dùng mánh khoé để tiêu diệt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, nhà nước cho thành lập Giáo Hội Phật Giáo năm 1981, trụ sở đặt tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội.

Bước sang giai đoạn thứ 3, nhà nước vận động được một số thượng tọa, trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũ, đứng ra thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hoàn tòan mới, mà không có nhị vị hòa thượng Tăng Thống Thích Huyền Quang và Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Thích Quảng Độ, nhưng giai 


Thiền Sư Nhất Hạnh. RFA files/scre. capture
Thiền Sư Nhất Hạnh. RFA files/scre. capture

đoạn thứ ba này cũng không thành công.

Hà Nội muốn chứng minh cho thế giới thấy rằng, Việt Nam không đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, nên ngày 17 tháng 5, 2006, nhà nước cho giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát và thượng tọa Thích Tuệ Sĩ, tổ chức hội thảo quốc tế tại Saigon, lấy tên là “Phật Giáo trong thời đại mới, cơ hội và thách thức”.

Tuy không có văn kiện chính thức nào của nhà nước quyết định giải thể Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, mà họ xem là bất hợp pháp, nhưng trên thực tế, giáo hội vẫn bị chánh quyền Hà Nội cấm đoán các hoạt động tôn giáo, cũng như các lãnh vực khác như văn hóa, giáo dục, xã hội, từ thiện

Sau đó dư luận con nhớ, nhà nước Việt Nam đã mời Thiền Sư Nhất Hạnh của Làng Mai, bên Pháp cùng với hàng trăm tăng thân đi diễn thuyết khắp các miền đất nước, vào thời đó, Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào danh sách CPC, tức thuộc những nước đàn áp tôn giáo cần đặc biệt quan tâm, bị chánh phủ Mỹ dùng biện pháp hành chánh, tài chánh và kinh tế để xử lý.

Qua hai sự kiện này, Hà Nội muốn cho dư luận thấy rằng, tuyệt đối không có sự ngăn cấm nào đối với hoạt động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Nhưng kết quả khá bất ngờ là trên 400 tăng sinh thuộc pháp môn Làng Mai, tu học tại Bát Nhã ở Lâm Đồng đã bị công an mạnh tay đàn áp, triệt hạ, giải tán cơ sở đó, qua sự kiện mà dư luận gọi là “máu và nước mắt” đã đổ xuống thiền viện này, hồi tháng 9 năm 2009.

Tuy không có văn kiện chính thức nào của nhà nước quyết định giải thể Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, mà họ xem là bất hợp pháp, nhưng trên thực tế, giáo hội vẫn bị chánh quyền Hà Nội cấm đoán các hoạt động tôn giáo, cũng như các lãnh vực khác như văn hóa, giáo dục, xã hội, từ thiện.

GHPG Việt Nam Thống Nhất bị sách nhiễu và phân biệt đối xử

Trong gần 37 năm qua, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn luôn sách nhiễu, đàn áp, bắt bớ, cầm tù, quản thúc.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đang bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon, trình bày với công luận thế giới về thực trạng của giáo hội và mối 


Làng Mai tại tu viện Bát Nhã, xã Dambri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
Làng Mai tại tu viện Bát Nhã, xã Dambri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. RFA file 
 
tương quan giữa đạo pháp với dân tộc:
Vận mệnh của giáo hội là vận mệnh chung của đất nước, không thể tách rời được nữa, đất nước chìm thì giáo hội cũng chìm, đất nước nổi thì giáo hội nổi, có đất nước giáo hội mới tồn tại được, mà đất nước muốn tồn tại thì phải có dân chủ, tự do, nhân quyền được tôn trọng
Hòa Thượng Thích Quảng Độ

“Vận mệnh của giáo hội là vận mệnh chung của đất nước, không thể tách rời được nữa, đất nước chìm thì giáo hội cũng chìm, đất nước nổi thì giáo hội nổi, có đất nước giáo hội mới tồn tại được, mà đất nước muốn tồn tại thì phải có dân chủ, tự do, nhân quyền được tôn trọng chứ không thể sống mãi dưới chế độ độc tài, đảng trị này, đưa đến bao nhiêu đổ vỡ, tang thương, đau đớn từ hơn 60 năm nay. Tôi chỉ mong các nhà lãnh đạo cộng sản ý thức điều đó,  các ngài là thiểu số thôi, mà các ngài mong làm chủ mãi đất nước này, chỉ vì quyền lợi của trên 3 triệu đảng viên mà làm khổ cả tám mươi mấy triệu dân.”

Tuy nhiên về phần Tỳ Kheo Thích Pháp Huyền, trụ trì Tịnh Xá Phước Huệ, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ở Định Quán thì mọi sinh hoạt tôn giáo đều được tự do, thoải mái:

“Khi có lễ lộc hay bất cứ việc gì đều được nhà nước ủng hộ, chứ không có gì khó khăn, Mô Phật, đúng như vậy. Mình là người tu hành thì nhà nước rất tán đồng, hoan hỷ. Mình cứ tu theo giáo lý Đức Phật, không tham gia về chánh trị, thì chùa chiền được mở rộng, không có khó khăn gì.”

Cư sĩ Minh Đạt, một phật tử ở Đồng Tháp, đã xuất gia, tu học trước 1975, và bị đi cải tạo lao động nhiều năm,  khi nói về sự khác biệt giữa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thì xác nhận rằng dù bên này, bên kia, phía nào cũng có ít nhiều hạn chế, ràng buộc:
Khi có lễ lộc hay bất cứ việc gì đều được nhà nước ủng hộ, chứ không có gì khó khăn, Mô Phật, đúng như vậy. Mình là người tu hành thì nhà nước rất tán đồng, hoan hỷ. Mình cứ tu theo giáo lý Đức Phật, không tham gia về chánh trị, thì chùa chiền được mở rộng, không có khó khăn gì
Tỳ Kheo Thích Pháp Huyền GHPG/VN

“Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được rộng rãi hơn, so với mấy giáo hội kia, nhưng với điều kiện là được tu bổ chùa chứ không được quyền cất chùa mới, cái đó còn hạn chế. Các tu sĩ, còn trẻ muốn xuất gia phải được gia đình và chánh quyền địa phương đồng ý, mới được thọ giới Sa Di, Tỳ Kheo.

Tất cả các tôn giáo đều phải qua Mặt Trận Tổ Quốc, có thành phần an ninh tôn giáo, nếu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam muốn thuyết  giảng, phải cho người ta biết nội dung bài giảng. Không dám liên lạc với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, vì đứng trung lập, không từ chánh quyền mà ra, mình liên lạc thì giống như với chế độ cũ, không phù hợp với xã hội hiện hành, nên không dám đến với họ.”
Tất cả các tôn giáo đều phải qua Mặt Trận Tổ Quốc, có thành phần an ninh tôn giáo, nếu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam muốn thuyết  giảng, phải cho người ta biết nội dung bài giảng. Không dám liên lạc với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, vì đứng trung lập, không từ chánh quyền mà ra, mình liên lạc thì giống như với chế độ cũ
Cư sĩ Minh Đạt

Trong cuộc phỏng vấn dành cho RFA mới đây, dân biểu quốc hội Châu Âu, Ramon Tremosa I Balcells phát biểu rằng, ông biết rõ chế độ cộng sản đàn áp, bắt bớ những tiếng nói phê phán ôn hòa, hạn chế tự do Internet, trấn áp biểu tình,  kiểm soát tôn giáo, như trường hợp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ông cho biết là  sẽ tiếp tục sử dụng những phương tiện để tạo sự quan tâm của quốc hội Châu Âu về những vi phạm vừa nói.

Mặt khác, một cựu đảng viên cộng sản cao cấp, nhiều năm làm công tác tham mưu cho đảng về Phật Giáo, bị khai trừ khỏi đảng năm 1990,  một khi đã thức tỉnh, nhận thấy sai lầm của mình, ông Đỗ Trung Hiếu, trong bài viết “Thống Nhất Phật Giáo” tha thiết yêu cầu những ai có liên quan, đặc biệt là các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước hãy bình tâm xem lại mọi việc, thấy rõ nguồn căn, chân thành giải quyết hợp với nguyện vọng Phật Tử Việt Nam, vì ông tin rằng “Dân tộc với Đạo pháp như nước với sữa”. Được vậy nhân dân Việt Nam sẽ hạnh phúc, mọi người sẽ thanh thản biết bao, các anh (lãnh đạo) nhớ đừng làm gì để họa cho dân tộc, gây đau khổ cho đồng bào các tôn giáo, nghiệp báo ấy sẽ kéo dài đời đời.