Lựa chọn đau khổ của lãnh đạo Việt Nam
13/02/2012
-
“Là lãnh đạo Việt Nam lúc này thật khó vì chẳng có lựa chọn nào để cứu vãn nền kinh tế đang trên đà sụp đổ.”
Dạo một vòng qua các báo mạng cũng như diễn đàn chứng khoán, tôi thấy rõ xu hướng chốt lời của các nhà đầu tư trong tuần tới. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của chúng tôi rằng CK VN trễ lắm là thứ 2 tuần tới, 13/2, sẽ bắt đầu vào chu kỳ giảm cực mạnh. SCIC có thể can thiệp, nhưng theo tôi họ cạn kiệt 4000 tỉ VND rồi, nay chỉ còn vài trăm tỉ, sẽ không đủ can thiệp cho đến hết cuối tuần sau.
Do đó, giá có thể giằng co 1 chút vào thứ 2, 3, nhưng sau đó sẽ tuột dốc không phanh, chìm như cục đá liệng xuống nước.
CP VN có thể bơm tiền thêm cho SCIC, ngân hàng, và vẫn có thể đánh CK lên, nhưng sẽ hết sức hao tốn cho họ, và số tiền tung ra quá khủng sẽ làm tăng lạm phát vào khoảng tháng 4, 5.
Đang khi EVN lỗ quá nặng, số công bố đã 8000 tỉ đồng – thực tế luôn cao hơn – do đó phải mau mau TĂNG GIÁ ĐIỆN vì nay EVN cạn tiền, lại không mượn đâu được kể cả ngân hàng quốc doanh. (Người lao động, 10/02/2012)
Mà CP VN rất hiểu, tăng điện sẽ làm tăng giá hàng hóa, nhưng cũng phải cắn răng chịu. Có điều, không thể cùng lúc cứu CK vì như vậy synergistic effects (hiệu ứng đồng vận) của 2 việc này sẽ làm tăng giá hàng hóa lên quá cao.
Synergistic effect
Hiệu ứng đồng vận xảy ra khi lực tác động của hai hay nhiều yếu tố cùng một lúc tạo ra hiệu ứng lớn hơn tổng từng hiệu ứng riêng lẻ.
Hiệu ứng đồng vận xảy ra khi lực tác động của hai hay nhiều yếu tố cùng một lúc tạo ra hiệu ứng lớn hơn tổng từng hiệu ứng riêng lẻ.
Ví dụ, tăng giá điện 10% sẽ làm CPI tăng 0,5%; tung ra 100 ngàn tỉ đồng sẽ làm CPI tăng 0,3%.
Nếu tăng 2 việc này CÙNG LÚC thì có thể làm CPI tăng 1,5 – 3% chứ không phải 0,8%.
Do đó, không thể làm 2 việc CÙNG LÚC, mà phải tăng từng cái 1, cái nào cũng BỨC BÁCH, KHẨN CẤP cả.
Lịch trình tăng giá
CP VN tính sai điểm rơi của CK, nay họ kẹt nặng, vì không thể vừa tung tiền cứu CK, vừa lên giá xăng và/ hoặc điện.
3 việc này PHẢI cách xa nhau khoảng 4-6 tuần.
Nếu họ cứu CK, thì lỗ điện nặng; nếu cứu điện thì CK sập.
Cuối tuần này, CP VN phải quyết định tuần tới sẽ cứu cái gì.
Theo tôi, họ sẽ cứu ĐIỆN. Vào tình thế này thì bắt buộc như vậy, chính tôi nếu cầm KT VN cũng phải cho lên giá điện ngay.
Phải buông CK trong 4-6 tuần, do nếu cùng lúc cứu CK thì LẠM PHÁT sẽ tăng quá mạnh (do tung tiền ra khủng).
NHƯNG CP VN dại quá, họ cứu CK trong 4 tuần qua, nay trùng hợp lúc CK PHẢI XUỐNG. Cộng thêm việc lên giá điện, sản xuất khó khăn, các cty trên sàn gặp khó, thì CK họ có THÊM lý do phải xuống.
Báo cáo tài chánh quý IV năm ngoái tệ hại, toàn năm tệ hại.
Lên giá điện vào lúc này sẽ hại CK thê thảm, nhưng không lên thì bên điện lỗ quá lớn.
Nhưng không làm 1 trong 2 việc này, càng kéo dài thời gian, thì làm sao lên giá xăng tiếp theo?
Lịch trình phải là: 15/2 lên giá điện, 1/4 cứu CK trong 2 tuần (đánh lên), 15/5 lên giá xăng. Ba việc này đều làm TĂNG LẠM PHÁT, do đó phải cách xa xa nhau, tránh synergistic effects.
Mùa hè, xăng luôn lên giá, do dân chúng khắp thế giới lái xe đi picnic, chơi hè, học sinh sinh viên nghỉ hè dùng xe nhiều, sinh viên đi làm, v.v…
Do đó, nếu điện lên giá trễ, khi cần lên giá xăng thì quá gần, không được.
Tuần sau hoặc trễ lắm là cuối tháng phải lên giá điện, chắc chắn như vậy.
Ẩn số giá xăng
Giá xăng cũng chực chờ tăng, do công bằng mà nói thì giá tại ngoại quốc cũng tăng.
Trên đà tăng này, Brent oil đã lên 117 USD, chực chờ tăng vọt lên 120 vào bất cứ lúc nào. Mỗi tháng VN nhập khẩu 1 tỉ USD xăng dầu, mỗi 1% tăng là 210 tỉ đồng.
Hiện tại, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang kêu lỗ do giá thế giới tăng (Gafin, 11/02/2012)
Nếu phải tăng cả giá xăng đồng thời cùng giá điện thì lạm phát sẽ tăng RẤT MẠNH.
Là lãnh đạo Việt Nam lúc này thật khó vì chẳng có lựa chọn nào để cứu vãn nền kinh tế đang trên đà sụp đổ.
——————————————
Gafin, Doanh nghiệp kêu lỗ 1.700 đồng/lít xăng, 11/02/2012, http://www.gafin.vn/20120210115659949p0c33/doanh-nghiep-keu-lo-1700-dong-lit-xang.htm
Người lao động, EVN lỗ quá lớn, 10/02/2012, http://nld.com.vn/20120210121853570p0c1002/evn-lo-qua-lon.htm