lundi 6 février 2012

Thái Lan và Mã Lai đang qua mặt Việt Nam về toán và vật lí I: lượng

http://cacm.acm.org/system/assets/0000/2176/01210_CACMpg32_Open_Access.large.jpg?1264091147&1264091147Thật ra thì hai nước này đã “qua mặt” VN từ những 30 năm trước. Nhưng những số liệu tôi thu thập mới đây cho thấy họ đang hoặc đã qua mặt VN về lĩnh vực vật lí và toán. Đó là điều đáng quan tâm …



Ấn tượng chung về khoa học Việt Nam là thế mạnh về toán học và vật lí. “Thế mạnh” ở đây là so với các nước trong vùng Đông Nam Á (ngoại trừ Singapore). Do đó, nếu có ai nói “toán học và vật lí là hai ngành khoa học ‘mạnh’ của Việt Nam” thì có lẽ không ai phản đối. Việt Nam có viện toán (nay thì có thêm một viện toán cao cấp) và viện vật lí, với những nhà khoa học – qua mô tả của báo chí – là những bậc kì tài kiệt suất và lừng danh thế giới. Chúng ta dễ dàng chấp nhận, thậm chí tự hào, những giả định như thế, cho đến khi có dữ liệu mới để hiểu biết thêm.

Trong điều kiện thiếu thốn nghiên cứu về hoạt động khoa học, dữ liệu cần thiết để đánh giá, có lẽ là số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học của từng nước. Số liệu này có thể thu thập từ Web of Science (của Thomson ISI), và các cơ quan quản lí khoa học thường dựa vào để cung cấp tài trợ cho nghiên cứu cũng như đánh giá thành tựu khoa học của một nước. Tuy số liệu này không đầy đủ, nhưng nó khách quan, và cũng cho chúng ta vài tín hiệu cần thiết để biết chúng ta đang ở đâu trên bản đồ khoa học trong vùng.

Trong phân tích dưới đây, tôi tập trung vào 4 lĩnh vực khoa học: toán, vật lí, kĩ thuật (engineering), và khoa học máy tính (computer science). Tôi giới hạn số liệu trong thời gian 5 năm, tính từ 2007 đến 2011. Tôi chỉ phân tích dữ liệu cho 4 nước, cụ thể là VN, Thái Lan, Mã Lai, và Singapore. Chủ yếu là so sánh giữa ta với Thái Lan và Mã Lai, vì khoảng cách giữa ta và Singapore còn quá xa, nên so sánh sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, số liệu Singapore được dùng như là một “tham chiếu”.

Lượng: nặng về toán lí, nhẹ về kĩ thuật

Ấn phẩm khoa học. Bảng 1 dưới đây trình bày số lượng ấn phẩm khoa học của 4 nước trong thời gian 2007-2011. Trong thời gian 5 năm qua, các nhà khoa học VN công bố được 5192 bài báo khoa học trên các tập san ISI. Con số này chỉ bằng khoảng 1/5 của Thái Lan và Mã Lai, và trên 1/10 của Singapore.

So với các nước khác trong vùng, VN có số ấn phẩm về toán và vật lí cao. Trong số 5192 bài báo khoa học của VN, khoảng 28% là những công trình về toán và vật lí. Tỉ trọng này còn cao hơn cả Singapore (21%). Trong khi đó, tỉ trọng bài báo về toán và vật lí cộng lại của Thái Lan chỉ khoảng 9%, và Mã Lai 10%.

Tuy nhiên, số ấn phẩm về kĩ thuật và khoa học máy tính của VN chiếm tỉ trọng thấp hơn các nước trong vùng. Khoảng 9% các bài báo khoa học từ VN là liên quan đến kĩ thuật và khoa học máy tính. Trong cùng thời gian, tỉ trọng này của Thái Lan là 14%, Mã Lai 20%, và Singapore gần 30%.

Trong ngành toán, số lượng bài báo khoa học của Việt Nam (707) không cao hơn Mã Lai (631) và Thái Lan (580) bao nhiêu. Tuy nhiên, số công trình về toán của VN chưa bằng 50% của Singapore. Nhưng số lượng ấn phẩm về vật lí của VN chưa bằng phân nửa của Thái Lan và Mã Lai, và chỉ bằng ~10% của Singapore. Riêng số ấn phẩm về kĩ thuật và khoa học máy tính của VN càng khiêm tốn hơn khi so với 3 nước vừa kể.


Xu hướng: Mã Lai tăng, VN giảm

Để có vài ý niệm về xu hướng công bố, tôi chia thời gian 5 năm thành 2 giai đoạn: 2007-2009 và 2010-2011. Trong thời gian 2007-2009, trung bình mỗi năm VN công bố được khoảng 900 bài, và con số này tăng lên 1250 bài trong thời gian 2010-2011. Như vậy, tỉ lệ tăng trưởng của VN là 39%.

Nhưng tỉ lệ tăng trưởng đó cao hơn Thái Lan (23%) vẫn còn thấp so với Mã Lai (gấp 2 lần). Trong thời gian 2007-09, Mã Lai công bố trung bình mỗi năm khoảng 3120 bài, nhưng con số này cho thời gian 2 năm nay 6335 bài! Mã Lai đã thật sự có một bước nhảy vọt trong hai năm qua, trong khi đó Thái Lan thì chưa.

Phân tích chi tiết hơn cho thấy xu hướng tăng trưởng của Mã Lai và Thái Lan là ngành toán và vật lí. Trong lĩnh vực toán, số ấn phẩm của VN tăng 37% trong hai thời kì trên, nhưng Mã Lai tăng 81% và Thái Lan tăng 71%. Hiện nay, con số bài báo khoa học về toán của Mã Lai (345) đã vượt qua VN (337), còn Thái Lan với 309 bài thì đang “ngấp nghé” VN. Với xu hướng này, chỉ cần hai năm nữa, Thái Lan sẽ có số ấn phẩm toán cao hơn VN.

Trong lĩnh vực vật lí, số ấn phẩm vật lí của Thái Lan và Mã Lai đã cao hơn VN gấp 2 hoặc hơn 2 lần. Đáng chú ý là trong hai thời kì trên, số ấn phẩm vật lí của VN giảm 2%, trong khi đó Mã Lai tăng 65% và Thái Lan tăng 16%. Hai năm qua, VN chỉ công bố được 290 công trình về vật lí, trong khi đó Thái Lan công bố được 623 bài, và Mã Lai công bố còn hơn cả Thái Lan (812 bài).

Trong lĩnh vực kĩ thuật, số bài báo VN gia tăng rất đáng kể. Số bài báo trung bình trong 2 năm qua tăng gần 4 lần so với 3 năm trước. Đó là một tín hiệu đáng mừng. Nhưng số ấn phẩm vẫn còn quá thấp (342 bài trong 5 năm) so với Mã Lai (3682 bài) và Thái Lan (2735 bài). Một lần nữa, số ấn phẩm về kĩ thuật của Mã Lai tăng rất nhanh (86%) so với Thái Lan (tăng 20%).

Nghiên cứu về khoa học máy tính của VN cũng tăng trưởng nhanh, nhưng vì xuất phát từ nền thấp, nên vẫn còn quá kém so với Thái Lan và Mã Lai. Số ấn phẩm về khoa học máy tính trong thời gian 2010-11 tăng gấp 2 lần so với thời gian 2007-09. Nhưng trong cùng thời gian, Mã Lai cũng tăng 2 lần, và Thái Lan tăng 26%. Vì thế, số bài báo về khoa học máy tính của VN chỉ bằng 1/5 của Thái Lan và 1/7 của Mã Lai.

Mã Lai và Thái Lan bắt đầu vượt qua VN (về toán và vật lí) từ năm nào? Các biểu đồ dưới đây trả lời câu hỏi đó.  Cho đến năm 2010, số ấn phẩm về toán của Mã Lai và Thái Lan vẫn còn thấp hơn VN, nhưng đến năm 2011 thì cả hai nước này đã công bố nhiều ấn phẩm toán hơn VN.  Về vật lí, số ấn phẩm khoa học của VN đã kém hơn Mã Lai và Thái Lan từ 5 năm trước.  Riêng về kĩ thuật thì Mã Lai và Thái Lan đã bỏ VN quá xa. Công bố về vật lí và kĩ thuật của Mã Lai thật sự "cất cánh" từ năm 2008, và đã vượt qua Thái Lan từ 2009.






Những số liệu trên đây cho thấy: (a) số công trình toán học của Mã Lai và Thái Lan đang hay đã vượt qua Việt Nam; (b) số công trình về vật lí của VN vốn đã thấp, nay lại còn thấp hơn so với Mã Lai và Thái Lan. Những số liệu này cũng cho thấy giả thuyết VN mạnh về toán và vật lí là không có cơ sở vững vàng.

Bảng 1. Xu hướng biến chuyển về số ấn phẩm quốc tế (ISI) trong thời gian 2009-2009 và 2010-2011



Số ấn phẩm khoa học trong thời gian
Tăng/giảm (%) giữa 2010-11 và 2007-09
2007-11 2007-09 2010-11
Tổng số bài báo ISI




Việt Nam
5192
2693
2499
39
Thái Lan
23223
12765
10458
23
Mã Lai
22053
9383
12670
103
Singapore
39603
21962
17641
20





Toán



Việt Nam
707
370
337
37
Thái Lan
580
271
309
71
Mã Lai
631
286
345
81
Singapore
1536
888
648
9





Vật lí



Việt Nam
735
445
290
-2
Thái Lan
1426
803
623
16
Mã Lai
1549
737
812
65
Singapore
6706
3896
2810
8





Kĩ thuật



Việt Nam
342
82
260
376
Thái Lan
2735
1520
1215
20
Mã Lai
3682
1644
2038
86
Singapore
8492
5003
3489
5





KH máy tính


Việt Nam
122
50
72
116
Thái Lan
502
273
229
26
Mã Lai
781
312
469
125
Singapore
2890
1617
1273
18

Chú thích: cột cuối cùng được tính như sau: (a) tính trung bình mỗi năm cho 3 năm đầu 200-709 (cột 3); (b) tính trung bình cho 2 năm sau 2009-10 (cột 4); (c) lấy kết quả của (b) chia cho kết quả của (a) sẽ có kết quả cho 2 thời kì, tức cột sau cùng. Chẳng hạn như ngành KH máy tính của Singapore, số bài báo trung bình mỗi năm trong thời gian 2010-11 tăng 18% so với số bài báo trung bình năm 2007-09.