Tư Duy Lạc Hậu
Theo CAND online
[ Dự thảo “Luật Nhân quyền 2012” - Một tư duy lạc hậu trong QHQT
11:14:00 14/02/2012
Theo một số hãng thông tấn “Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2012” (The Vietnam Human Rights Act of 2012) do ông Smith, Chủ tịch tiểu ban về châu Phi, Y tế toàn cầu và Nhân quyền đệ trình vừa được tiểu ban này thông qua vào ngày 8/2. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Dự luật sẽ được trình ra Hạ viện. Nếu Hạ viện thông qua, bước tiếp theo, sẽ được đệ trình tại Thượng viện. Và để Dự luật có hiệu lực, nó phải được Thượng viện thông qua và sau đó được Tổng thống phê chuẩn.
Vào đầu năm nay, ngày 25/1, ông Chris Smith đã có buổi điều trần về Dự luật này, lúc đó văn bản được gọi là “Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2011”.Tại buổi điều trần lần này có những gương mặt quen thuộc, như cựu dân biểu Cao Quang Ánh, Nguyễn Đình Thắng (từ tổ chức Boat People SOS); ông Giám đốc Tổ chức cái gọi là Nhân quyền cho người Thượng; ông John Sifton từ tổ chức Human Rights Watch - một tổ chức chưa bao giờ được cấp phép vào Việt Nam. Điều khôi hài nhất là trong buổi điều trần lần này có mặt Vũ (thị) Phương Anh, được giới thiệu là “nạn nhân buôn người”, với chứng cứ là VPA “bị (Chính phủ Việt Nam) đưa đến một công xưởng ở Jordan, nơi bà nói đã phải làm việc cả ngày lẫn đêm với tiền công ít ỏi”.
Có thể nói, ngôn từ của ông Smith trong buổi điều trần thật sự không phù hợp với tư cách của một chính khách, một chính trị gia, thậm chí không được như một công dân Mỹ bình thường. Ông đã vu cáo trắng trợn Chính phủ Việt Nam rằng “Chính quyền Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm tệ hại nhân quyền. Lời khai mà người ta nghe được đã xác nhận rằng việc truy bức tôn giáo, chính trị và sắc tộc tiếp diễn và trong nhiều trường hợp còn tăng nhiều thêm, và rằng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục đón nhận những kẻ chuyên buôn người lao động cưỡng bức và mại dâm cưỡng bức”. Rồi ông đe dọa: “Cần phải cho thấy, Hoa Kỳ gửi một thông điệp minh bạch tới chế độ Việt Nam rằng họ phải ngừng vi phạm nhân quyền của các công dân của họ”.
Tạm gác lại sự vu cáo trắng trợn của ông Smith, nội dung Dự luật đưa ra cho thấy ông Chủ tịch Tiểu ban nhân quyền Hạ viện và những người soạn thảo Dự luật này vẫn giữ nguyên một cách tư duy, ứng xử lạc hậu đến hết chỗ nói. Đó là:
1 - Ông Smith không hề có một chút tôn trọng nào Quốc hiệu của một dân tộc. Ông gọi Nhà nước “Cộng hòa XHCN Việt Nam” là “Chính quyền Cộng sản”, như cách gọi của những “thuyền nhân”, không có công ăn việc làm, chuyên hành nghề chống Cộng trên đất Mỹ. Ai cũng biết cách gọi Nhà nước Việt Nam là “Chính quyền Cộng sản” có nguồn gốc từ thời kỳ “Chiến tranh Việt Nam” (1954-1975), từ thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống TBCN và XHCN. Cách gọi này không chỉ xúc phạm một Nhà nước, mà còn phá hoại quan hệ hợp tác, hữu nghị đã được tạo dựng trong nhiều năm qua giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
2 - Về nội dung, Dự luật yêu cầu Việt Nam “thả các tù nhân bị bắt giữ vì “sự vận động trong hòa bình cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền”, và việc đòi hỏi Việt Nam phải “Đưa ra những tiến bộ vượt bậc trong việc cải thiện luật pháp để ngăn chặn việc hình sự hóa các hoạt động dân chủ”, hàm ý phải thay đổi nhiều Điều luật Hình sự liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng… Đáng tiếc ông Smith không hiểu rằng trong tư duy chính trị hiện đại người ta phải biết tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của mỗi dân tộc. Điều này đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và trong “Công ước quốc tế về quyền các quyền dân sự, chính trị”, năm 1966. Điều I Công ước này quy định rằng: “Các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị…” (1) của mình. Xây dựng Hiến pháp và hệ thống pháp luật như thế nào hoàn toàn thuộc quyền của mỗi quốc gia – dân tộc, mà không có bất cứ quốc gia nào, một lực lượng chính trị nào có quyền áp đặt, kể cả Liên hợp quốc.
3 - Về quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ông Smith vẫn nghĩ rằng, Hoa Kỳ có thể “ra lệnh”, can thiệp thô bạo đối với nhà nước Việt Nam. Ông đưa ra “thông điệp” - Việt Nam “phải ngừng vi phạm nhân quyền của các công dân của họ”.
Lẽ ra với tầm nhìn của một chính khách, một chính trị gia, ông Smith phải hiểu rằng, dân tộc Việt Nam đã từng đứng lên đấu tranh giành lại quyền dân tộc tự quyết, giành lại quyền sống, quyền con người, quyền làm người của mình trong tay nhiều đế quốc hung bạo, trong đó có Mỹ, lẽ nào Chính phủ Việt Nam lại chà đạp lên quyền con người của công dân mình? Việc trừng phạt những kẻ nào đó vi phạm quy định pháp luật quốc gia hoàn toàn không có nghĩa là vi phạm nhân quyền, ngược lại là việc làm cần thiết để bảo vệ quyền con người của người khác, cho cả dân tộc. Chính phủ nào cũng phải làm như vậy - kể cả Hoa Kỳ.
Thêm nữa, Dự luật này lại đưa ra những đòi hỏi về nhân quyền (theo quan điểm của mình), như là một điều kiện trong quan hệ giữa hai quốc gia. Đây là điều không tưởng. Hơn nữa điều đó còn đi ngược lại xu hướng phát triển giữa hai quốc gia.
Do nhiều nguyên nhân, sự khác biệt nào đó về quan điểm, về pháp luật giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là hoàn toàn có thể hiểu được. Nếu hai bên có thiện chí, bằng những hành động cụ thể hợp tác với nhau, giúp đỡ lẫn nhau như tiếp tục tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, tẩy rửa chất độc da cam, hỗ trợ nạn nhân chiến tranh… và đối thoại trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau thì hoàn toàn có thể thu hẹp dần sự khác biệt đó. Hơn nữa có thể phát triển tốt đẹp mối quan hệ giữa hai dân tộc]
Con người nói lên một sự thật phủ phàn thì Trần Nguyển cho là lạc hậu. Một nhà nước được Đảng Cộng Sản lập ra thì người ta gọi là nhà nước cộng sản có gì sai. Người ta đâu có ngu mà không thấy tánh chất dối trá của Đảng Cộng Sản khi lừa mị lập ra một Quốc Hội bù nhìn, một nhà nước tay chân, một Toà Án tay sai, toàn là đảng viên Đảng Cộng Sản. Làm như VN củng có nhửng cơ chế của một nước dân chủ. Quốc Hiệu của dân tọc VN là Việt Nam, không có XHCN gì sất. XHCN là của riêng Đảng Cộng Sản. Dân tọc VN là dân tọc VN, không có gì là XHCN trong đó. Đặt tên nước củng lố bịch, nước gi là nước XHCN? Người VN có ai nói tờ trắng giấy thay cho tờ giấy trắng !
Sự kêu gọi thực thi nhân quyền theo "Luật Nhân Quyền Quốc Tế" mà nhà nước cộng sản đã ký nhận thì có gì mà phải xuyên tạc là “ra lệnh” hay can thiệp thô bạo ! Đừng viện cớ luật pháp nước nầy khác nước kia mà lấp lửng. Con người thì ở đâu trên quả địa cầu nầy củng là con người, mà con người thi ai củng có nhửng quyền căn bãn như nhau. Ký nhận rồi mà không áp dụng, thực hiện là lưu manh, tráo trở. Người ta nhắc nhở không biết nhục mà còn lấp liếm.