mercredi 29 février 2012

Niềm tin vào Đảng sẽ sụp đổ theo nền kinh tế

20/02/2012
DĐKTVN
-
Vinashin vẫn tiếp tục vay tiền ngân hàng Phát triển Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng. Rốt cục thì tập đoàn Vinashin vẫn thoi thóp tồn tại dưới sự bảo hộ của Nhà nước… Các ‘niềm tin thần thánh, tôn giáo’ vào Đảng sẽ bị xói mòn, và nhiều Đảng viên sẽ nhận ra các giấc mơ ‘ngày mai tươi đẹp’ do Đảng vẽ ra sẽ trở thành các cơn ÁC MỘNG.”
Vinashin vẫn tiếp tục vay tiền ngân hàng Phát triển Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng. Rốt cục thì tập đoàn Vinashin vẫn thoi thóp tồn tại dưới sự bảo hộ của Nhà nước. Năm nay đã là năm 2012, tính từ lúc công bố số nợ khổng lồ của Vinashin thì đã được gần 2 năm mà tập đoàn này chưa làm ra gì có lãi, có khi còn lỗ thêm. Nhưng do nhiệm vụ chính trị quái gở nào đó được Đảng giao, chúng vẫn phải tồn tại chứ không phải phá sản như hơn 50.000 doanh nghiệp tư nhân đã phá sản trong năm 2011.
Cái giá để duy trì một doanh nghiệp trên bờ vực phá sản như thế này là lớn hơn rất nhiều so với việc cho nó phá sản. Bởi vì khi 1 doanh nghiệp kém hiệu quả chết đi, tiền vốn, máy móc, nhân công còn sử dụng được sẽ chuyển sang doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn, thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển. Đằng này, Vinashin làm ăn tiếp chỉ càng lỗ và phải vay thêm nhiều tiền hơn, cướp đi nguồn sống của 50.000 doanh nghiệp đã phá sản kia.
Rõ ràng là niềm tin vào hệ thống doanh nghiệp quốc doanh là chủ đạo, một thứ Đảng CSVN tự phát minh trong buổi giao thời chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN đã phá sản.
Trái quy luật
Vụ “ém giá lãi suất” do ông Thống đốc Bình sáng tác ra cũng hoàn toàn thất bại, do giá đầu vào “chính thức” là 14%, “chợ đen” tại mọi ngân hàng là 21% – 22%, làm cho “đầu ra” càng tăng cao, lên 25+%. (Thanh niên, 11/01/2012)
Theo lý thuyết KT tư bản, giá ém (bao cấp, bình ổn, v.v…) là CONTROL PRICE, giá thị trường là ECONOMIC EQUILIBRIUM PRICE, và giá chợ đen là BLACK MARKET PRICE.
Đúng lẽ, thả tự do, thì có ECONOMIC EQUILIBRIUM PRICE, giá này cao hơn CONTROL PRICE, nhưng rẻ hơn BLACK MARKET PRICE.
Nhưng CP VN tại mọi nơi đều muốn có KIỂM SOÁT, nên họ thích dùng CONTROL PRICE, dùng đủ mọi biện pháp hành chánh, công an, tù, để buộc người ta theo giá này.
Nhưng họ thất bại trong bao nhiêu năm nay vẫn không bỏ đuợc thói hư tật xấu này, cứ liên tục đam mê KIỂM SOÁT như thời bao cấp trước kia:
- Giá vàng bình ổn? Làm gì có, vẫn cao hơn giá thế giới, có khi 3, 4 triệu đồng/ lượng. (Vef, 16/12/2011)
- Hàng bình ổn tại các siêu thị? Làm gì có, cho dù tiêu tốn vào cả ngàn tỉ đồng. Giá rẻ thì “có” đấy, nhưng không có hàng, hoặc hàng dỏm, kém chất lượng. (Tiền Phong, 21/11/2011)
- Nay, hình như muốn nâng giá TTCK lên thành “giá bình ổn” hay sao đó!
Chúng tôi dự đoán rằng: CHẮC CHẮN THẤT BẠI, trừ khi in ra đủ 600 ngàn tỉ đồng mua hết tất cả CK trong TTCK VN.
Mặc cho bao nhiêu lời trấn an, dự đoán “giá tăng”, v.v… một khi các báo cáo tài chính Q4 2011 tệ hại, tin nội bộ tung ra “năm nay càng tệ hơn, quý này càng te tua”, thì giá sẽ rơi tự do, xuống cái rẹt VNI còn 250, HNX còn 45 dễ dàng.
Vì lẽ, các cty thực sự đang lỗ, sắp hết tiền trả lương nhân viên, không có tiền trả nợ ngân hàng với giá lời trên 25%, thì đơn giản là phải khai phá sản, và khi đó giá CK < 0 nếu tính đúng, vì bán hết tài sản cty cho tới cái bàn cái ghế vẫn không đủ tiền thanh toán các món nợ.
Niềm tin thần thánh
Tại Việt Nam có quá nhiều người có niềm tin thần thánh, niềm tin Tôn giáo vào Đảng, vào CNXH.
Trong quá khứ, nhiều khi các niềm tin này đem lại kết quả khá, vì đúng là có “thống nhất quốc gia” trên danh nghĩa, cuộc sống 1 số đông người tại Miền Bắc trong chừng 20 năm qua có khá lên do “ăn ké” gạo miền Nam chở ra, do nợ quốc gia, bán tài nguyên đem về 1 số việc làm, và Kiều hối từ miền Nam cũng giúp nhập khẩu xăng, xe gắn máy, v.v…
NHƯNG nay khả năng của Đảng ngày càng không thể đánh lại BÀN TAY VÔ HÌNH của nền KT.
Bàn tay vô hình trong nền KT nó quái dị lắm, không thể đe dọa, tăng “quân lính” (tiền mặt) mà nó nghe, chịu thua. Không thể dùng Nghị quyết Trung ương Đảng bảo giá “Xuống, xuống ngay”, mà nó nghe.
KT VN lại rất lạ: tăng cung tiền cũng gây lạm phát (giá trị tiền rẻ đi), mà rút cung tiền CŨNG gây lạm phát (hiếm tiền, lãi suất tăng, chi phí đầu vào tăng, giá thành sản phẩm tăng).
Các “niềm tin thần thánh, tôn giáo” vào Đảng sẽ bị xói mòn, và nhiều Đảng viên sẽ nhận ra các giấc mơ “ngày mai tươi đẹp” do Đảng vẽ ra sẽ trở thành các cơn ÁC MỘNG.
——————————-
Tiền Phong, Bình ổn giá: Người nghèo khó hưởng, 21/11/2011, http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/558748/Binh-on-gia-Nguoi-ngheo-kho-huong-tpp.html
Vef, Đồng loạt làm giá vàng: Thuốc bình ổn vô hiệu, 17/12/2011, http://vef.vn/2011-12-16-dong-loat-lam-gia-vang-thuoc-binh-on-vo-hieu
Thanh Niên, Ngân hàng vượt trần lãi suất, 11/01/2012, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120111/ngan-hang-vuot-tran-lai-suat.aspx
Theo: DĐKTVN.


Cần chấm dứt ngay lý tưởng hoá sự nô lệ và tâm lý xin cho



Lê Diễn Đức
 
Nông dân biểu tình tại Hà Nội trong ngày 28/2/2012 - 
Ảnh: Nguyễn Lân Thắng
 
 
Gần hai tháng nay, dư luận Việt Nam rung động bởi tiếng bom Tiên Lãng và âm vang của nó được cộng hưởng dồn dập từ sự việc này đến bất ngờ khác.
 
Người ta đã nâng lên thành “hiện tượng Đoàn Văn Vươn”. Một cú nhấn hi hữu vào huyệt vị nguy hiểm của chế độ kể từ nhiều thập kỷ qua. Ở một mức độ thấp hơn, có thể so sánh, là vụ án Nông trường Sông Hậu mà nhà văn Phạm Viết Đào từng cho là “đòn điểm huyệt của chế độ”.
 
Nếu từ "vỡ oà" thường xuyên xuất hiện trong ngôn ngữ của báo chí Việt Nam, như vỡ oà niềm vui, vỡ oà hạnh phúc, thì trường hợp vụ án Tiên Lãng có thể nói vỡ oà phẫn nộ!  
 
Chưa bao giờ ngôn ngữ chỉ trích nhắm trực diện vào đại diện chính quyền lại nặng nề, thậm chí trên mức nặng nề, như thế, bởi những người trong nước. Tôi nhấn mạnh: những người trong nước! 
 
Những cụm từ “đảng Hải phòng”, “cát cứ Hải Phòng”, “cường hào ác bá”, “ngu ngốc”, “thảo khấu”, “cướp ngày”, “vô đạo đức”, “vô liêm sỉ”, “dối trá”, “trơ trẽn”, thậm chí được hình hượng hoá “đại ka là đại Ca nào… sáng ngồi dòm xuống là chào đại Ca”, v.v… công khai gắn cho các quan chức Hải Phòng trên báo chí chính thống hoặc không chính thống, nhưng tác giả là những người chính danh, đang sống trong chế độ.
 
Như nắm bắt được cơ hội, những người cầm bút trong nước đã nỗ lực trở thành chỗ dựa lớn và có lẽ duy nhất, cho những người nông dân bất hạnh, nạn nhân truyền kiếp của các vụ cưỡng chế chiếm đoạt đất đai trên khắp cả nước, từ thời thực dân Pháp của thế kỷ trước, tới thời kỳ thực dân đỏ hôm nay.
 
Tuy nhiên, tôi cứ quay quẩn trong suy nghĩ, không biết mình sẽ nói thế nào cho hợp lẽ về một thái độ trước các biến động trên.
 
Trước hết, tôi đưa ra hai ví dụ có tính bao quát.
 
Một. Bài “Nỗi đau và hổ thẹn này[1] của nhà biên kịch Nguyễn Long Khánh, đăng trên Blog Quê Choa nổi tiếng và có ảnh hưởng của nhà văn Nguyễn Quang Lập.
 
Hai. Bài “Đất đai và Tổ quốc[2] đăng trên Blog của nhà Văn Nguyễn Quang Vinh, một người tôi quý mến, cảm phục, đã không quản ngại xả thân vì tín nghĩa, bám sát “trận địa” Tiên Lãng, cung cấp cho công luận nhiều thông tin kịp thời và bổ ích, những bằng chứng thật đập vào sự dối trá.
 
Trong bài “Đất đai và Tổ quốc”, sau khi bằng “tiếng nói đau đớn, bức xúc của người cầm bút”, liệt kê những gai chướng, bất công, tham nhũng trong giới quan chức Hải Phong như “mua phiếu bầu cử, nội bộ đấu đá nhau giành quyền lực, mua bán chức tước”, v.v. trong thập niên qua, nhà biên kịch Nguyễn Long Khánh, giơ hai tay lên trời "trông chờ rất nhiều ở sự công minh của pháp luật, cán cân công lý của Nhà nước CHXHCN Việt Nam"!
 
Dưới tựa bài “Đất đai và Tổ quốc”của nhà văn Nguyễn Quang Vinh là tấm hình cảnh hoang tàn sau khi nhà cửa gia đình anh Vươn bị tàn phá, với hàng chữ đậm nét: “Mình hỏi chị Hiền, sao chị lại cắm lá cờ Tổ Quốc vào cái nơi nhà chị bị phá, chị Hiền nói, là để gia đình em giữ được niềm tin vào Đảng, vào Nhà nước, vào Chính phủ”. 
 
Phản ứng của hai người nêu trên có lẽ là tâm lý chung của nhiều người Việt trong nước, đã dẫn đến niềm tin mù quáng và ảo tưởng vào bộ máy chính trị.
 
Tôi cho rằng, tâm lý tai hại này vô tình làm công sức bỏ ra trở thành dã tràng xe cát và tiếp tục đưa xã hội vào bế tắc.
 
Với người cầm bút có lương tâm, đứng về phía nạn nhân, nói lên sự bất công - chưa đủ, mà cần phải có thái độ dứt khoát, “lấy sự thật chống lại dối trá của bộ máy, lấy sức mạnh của niềm tin chống lại thói vô nguyên tắc của bộ máy" (Adam Michnik).
 
Sau kết luận của ông Nguyễn Tấn Dũng trong phiên họp ngày 10/2/2012, mặc dù nhiều sự việc tiếp diễn gây ầm ĩ dư luận, không thấy tiếng nói chính thức nào từ Văn phòng Thủ tướng. Sự im lặng này khiến mọi người lại bùng nhùng trong thuyết âm mưu với các loại giả thiết.
 
Trong bài viết trên RFA “Màn diễn PR tệ hại của Thủ tướng về vụ án Tiên Lãng[3] hôm 13/2 tôi đã từng bác bỏ giả thiết “loạn sứ quân”.  
 
Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện tại bao gồm các kết nối chính trị giữa trung ương với địa phương. Các mắt xích được tạo ra từ chủ nghĩa lợi ích thân hữu, chủ nghĩa “thái tử đảng” và chạy chức quyền. Chất keo kết dính là tiền.
 
Các nối kết chính trị có thể thất bại nếu bị gắn kết với những người không thích ứng. Chỉ khi nào hành động của một quan chức quá đáng đến mức gây ảnh hưởng cho sự an toàn của tất cả các đối tượng khác trong hệ thống, thì mới bị xử lý.
 
Nói rằng, “mỗi ông lãnh đạo địa phương trở thành hung thần đối với đất đai của nông dân, trở thành sứ quân đối với Trung ương[5] là sai lầm. Tất cả đều có sự lãnh đạo, ăn cánh và ràng buộc lẫn nhau từ trên xuống dưới.
 
Không một mắt xích nào được phép làm ngưng trệ sự vận hành bình thường của bộ máy. Cấu trúc tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam cho phép trừng trị bất cứ ai có hành động đó. Nhưng là sự thoả hiệp. Cho một người hạ cánh an toàn hoặc bị trừng phạt kiểu “giương cao đánh khẽ” là nhân danh bảo vệ an toàn cho những người khác.
 
Không có sự ngây thơ nào hơn khi đặt niềm tin công lý vào một bộ máy không còn năng lực, thể chất đã bị huỷ hoại nghiêm trọng vì các căn bệnh hiểm nghèo.
 
Sau bao nhiêu cố gắng mà rốt cuộc hiệu quả lại phụ thuộc vào sự chờ mong, tin tưởng vào bộ máy đó, thì chẳng khác gì Donkishot với cối xay gió, và nguy hiển hơn - huỷ diệt ý thức và tinh thần tranh đấu của các nạn nhân.
 
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 26/2 [4] ông Bùi Kiến Thành, một chuyên gia kinh tế từng trải trong nước và đang là nhà tư vấn độc lập, đã dùng từ "ung thư" khi nói về các vấn nạn và nguy cơ tồn vong của Đảng CSVN hiện nay, rồi ông đưa ra câu hỏi “làm sao để chữa bệnh ung thư về vấn đề thoái hóa đảng viên". Rất tiếc, cho đến nay chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh ung thư mà chỉ có thể kìm hãm sự phát triển của nó.
 
“Đánh sập” ban lãnh đạo Hải Phòng - như một liều thuốc đặc trị, thì mọi chuyện sẽ êm xuôi và cả nước hả hê, thoả mãn ư? Không! Cả hệ thống bệnh hoạn vẫn nguyên vẹn.
 
Bà Lê Hiền Đức, chiến sĩ chống tham nhũng nổi tiếng, đã đưa ra nhận định chính xác: “... Chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng". [6]
 
Vì thế, đã đến lúc phải ngăn chặn hệ thống chính trị tiếp tục sử dụng sự mù lòa của dân chúng để củng cố quyền lực và lợi ích.
 
Chỉ những con người bị tước đoạt tự do mới lý tưởng hoá sự nô lệ và có tâm lý xin cho. Thủ pháp “tương kế tựu kế” truyền thống, bám vào một cái gì đó của chế độ để làm khiên che, sẽ vô tình đưa quần chúng vào sự ngộ nhận đáng trách.
 
Phải thay đổi. Thay vì vô vọng với các thư kiến nghị, chờ mong thiện chí hão huyền, phải chuyển sang các yêu sách, đòi hỏi nhà cầm quyền thực hiện nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của xã hội.
 
Nếu chính quyền không đáp ứng thì phải tỏ thái độ bằng các hình thức tranh đấu bất bạo động phong phú, hợp lý và tổ chức giúp đỡ bài bản cho các nạn nhân hiểu biết về các quyền công dân của mình.
 
Xin đừng hiểu thiên lệch vấn đề như là một sự khiêu khích, kích động. Không một ai kích động hay tổ chức, thì hàng trăm, nếu không nói là hàng ngàn cuộc xuống đường lớn nhỏ của dân oan vẫn đã liên tiếp diễn ra từ hai thập niên nay. Hoàn toàn tự phát.
 
Nhưng sự tự phát này đang cần được định hướng đúng đắn. Phương pháp như thế nào là phụ thuộc vào tình hình cụ thể và tài năng, sáng suốt của những người trong nước dám xả thân vì công lý và nghĩa hiệp.
 
Còn ngược lại, cứ đi theo lối mòn tư duy cũ, chúng ta sẽ chết dần trong chán nản, thất vọng và kiệt sức vì trông chờ vô tận vào “sự công minh của pháp luật, cán cân công lý của Nhà nước CHXHCN Việt Nam", mà nhà biên kịch Nguyễn Long Khánh đã bày tỏ, như là tiếng nói đại diện của rất nhiều người.
 
© 2012 Lê Diễn Đức - RFA Blog

Kiểm soát và cân bằng quyền lực

 

Đăng vào ngày 29/02/2012 @6:49 Sáng
David Williams
***
Nam Tước Acton có một câu nói nổi tiếng: “Quyền lực luôn tham nhũng; quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối.” Khi có quá nhiều quyền lực trong tay, ngay đến người tốt cũng cai trị độc đoán. Do hiểu rõ bản chất của vấn đề như vậy, chủ nghĩa hiến chế mới nảy sinh, và đó là một bước ngoặt so với cách nghĩ truyền thống về quyền lực ở châu Á cũng như phương Tây. Trong cách nghĩ truyền thống, người ta thường ca tụng các nhà lãnh đạo và trao cho họ quyền lực tuyệt đối để bảo vệ an ninh quốc gia. Các nhà lãnh đạo truyền thống thì muốn xem thần dân trong nước như con cái, để họ làm nhiệm vụ của bậc cha mẹ và ra quyền hành xử như cha với con. Vượt ra khỏi tư duy đó là điều tiên quyết để thiết lập một chính phủ hiến định và công bằng.

1. Khi một người hay một nhóm nhỏ độc quyền quyền lực, họ sẽ trấn áp người khác.
Sau một thời gian, sự tập trung quyền hành quá mức dẫn đến tha hóa về cả tinh thần và vật chất, do đó người tốt dù có muốn đi nữa cũng mất khả năng lèo lái quốc gia một cách sáng suốt. Không một cá nhân nào hoàn toàn trong sạch. Ai cũng ít nhiều có thiên kiến, sai lầm về tư tưởng và vị kỷ. Một người tốt không phải là người không có nhược điểm. Người tốt là người biết kiềm chế và vượt qua được những nhược điểm đó. Nhưng để làm được điều này, họ cần có sự hỗ trợ của người khác. Nhưng khi tập trung quá nhiều quyền lực trong tay, người cầm quyền gạt bỏ khả năng và cơ hội hỗ trợ của những người khác.

Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.
Quyền lực tuyệt đối tha hóa tinh thần, vì khi một người có quyền lực trên hết thảy mọi người khác, những người khác sẽ chỉ nói những điều họ nghĩ rằng người cầm quyền muốn nghe. Họ giấu đi những điều gây phật lòng, và không bao giờ bày tỏ những quan điểm và ý kiến trái ngược. Kết quả là người cầm quyền chẳng bao giờ nghe được những điều cần biết để có thể lãnh đạo sáng suốt hơn. Tệ hại hơn, sự tha hóa tinh thần này có thể dẫn đến tha hóa tâm hồn. Nếu không ai dám đưa ra những thông tin hay ý kiến chói tai, hoặc phản đối người cầm quyền, người cầm quyền cứ tưởng mình không hề có thiên kiến, không hề mắc sai lầm và không hề vị kỷ. Từ đó anh ta cho rằng mọi ý kiến của anh ta đều đúng. Anh ta bắt đầu ngộ nhận rằng lợi ích cá nhân của anh ta chính là lợi ích của xã hội. Khi ấy, anh ta trở thành một kẻ độc tài.

Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.

Dĩ nhiên, không phải nhà lãnh đạo nào cũng xuất thân là người tốt. Ngược lại, họ có thể ham muốn quyền lực chỉ để trấn áp người khác và thủ lợi cho bản thân, cho gia đình và cho những kẻ về hùa theo họ. Những người như vậy vốn đã tha hóa ngay từ trước khi họ có quyền lực. Một khi tập trung quyền lực trong tay, họ sẽ sử dụng ngay quyền lực đó để đàn áp kẻ khác.

Tóm lại, những chính quyền nắm quyền lực quá tập trung sẽ lạm quyền và tham nhũng. Cách duy nhất để giới hạn quyền lực của họ và tránh lạm dụng là tản quyền.

2. Vì lý do đó, hiến pháp cần phân bổ quyền hành cho nhiều thành phần khác nhau của chính quyền để có sự giám sát và cân bằng quyền lực.
Bởi quyền lực tập trung sẽ sinh lạm dụng, không có cách giải quyết nào khác ngoài việc phân chia quyền lực cho các thành phần khác nhau của chính quyền. Ý tưởng này được gọi là giám sát và cân bằng quyền lực: hiến pháp thiết lập nên sự cân bằng về quyền lực giữa các thành phần khác nhau của chính quyền để chúng có thể giám sát lẫn nhau. Giám sát và cân bằng quyền lực chính là cốt lõi của chủ nghĩa hiến chế. Vì không một cá nhân hay một nhóm nhỏ nào thâu tóm mọi quyền lực, sẽ không ai có quyền lực tuyệt đối để đàn áp kẻ khác. Khi các ngành trong chính quyền cần sự hợp tác của nhau thì họ phải lắng nghe nhau, phải thương thảo và phải cùng nhau làm việc. Khi nhiều người có khả năng tác động lên chính quyền và chính sách, chính quyền đó mới có thể trở nên công bằng và trung dung hơn, bởi vì khi đó chính quyền không chỉ còn phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ. Đồng thời, chính quyền cũng sẽ sáng suốt hơn, bởi các chính sách hay quyết định là kết quả của quá trình thảo luận trong đó nhiều cách nhìn khác nhau đã được cân nhắc.

Một số người, đặc biệt tại châu Á và châu Phi, lo ngại rằng giám sát và cân bằng quyền lực sẽ tạo nên bất ổn, tranh cãi, bế tắc, thậm chí nội chiến. Đúng là khi cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực không được thiết kế hợp lý, hậu quả của nó có thể không như mong đợi. Nhưng nếu được thiết kế tốt, nó sẽ không dẫn đến bất ổn quá mức bình thường. Những đất nước ổn định và thịnh vượng đều có một cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực nào đó. Lựa chọn duy nhất ngoài phân quyền là tập quyền. Mà tập quyền, như đã phân tích ở trên, luôn dẫn đến cai trị áp bức. Điều này rõ ràng tệ hại hơn nhiều so với những bất đồng bắt nguồn từ những tranh cãi chính trị thông thường.

Có nhiều mô hình giám sát và cân bằng quyền lực, do các yếu tố khác nhau được kết hợp một cách khác nhau. Nếu được thiết kế một cách cẩn trọng, giám sát và cân bằng quyền lực có thể giảm thiểu một cách có hiệu quả các bất ổn, cũng như tăng cường bảo vệ người dân chống lại chính quyền tha hóa và độc đoán.

3. Các hiến pháp phân quyền theo nhiều cách khác nhau
Có nhiều cách phân chia quyền lực giữa các nhân tố của chính quyền. Và các hiến pháp khác nhau thiết lập nên các chính quyền với kết cấu khác nhau. Có hiến pháp gọi người đứng đầu chính phủ là tổng thống, có nơi khác gọi là thủ tướng, lại có chỗ kết hợp ngành hành pháp và lập pháp với nhau trong một hội đồng mà người đứng đầu hội đồng không phải là tổng thống mà cũng chẳng phải thủ tướng. Vài hiến pháp công nhận chính quyền địa phương bán tự trị, nơi khác thì không. Có hiến pháp tổ chức hai viện lập pháp, có chỗ chỉ có một viện duy nhất. Như vậy, trong nhiều hệ thống hiến định khác nhau, kết cấu của chính quyền là khác nhau. Vì vậy, phân chia quyền lực giữa các thành phần chính quyền của các hệ thống hiến định khác nhau cũng sẽ khác biệt.

Thêm vào đó, cho dù các hiến pháp có quy định kết cấu chính quyền tương tự như nhau, chúng vẫn có thể phân chia quyền lực theo nhiều cách khác nhau cho các nhân tố đó. Thí dụ, tổng thống có thể có quyền phủ quyết những dự án luật do bên lập pháp đưa ra, hoặc có thể không có quyền đó. Thượng viện của ngành lập pháp có thể chỉ có quyền cố vấn cho hạ viện, nhưng viện này cũng có thể có quyền bác bỏ các dự luật của hạ viện. Chính quyền địa phương có thể có quyền lực rộng rãi trên các vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân trong khu vực đó. Nhưng họ cũng có thể chỉ có quyền lực hạn chế trong một số lĩnh vực mà thôi.

Trong bài viết ngắn ngủi này, thật khó để liệt kê hết tất cả hình thức phân quyền. Nhưng tựu trung lại, các mô hình chính là:

* Hầu hết các hiến pháp chia chính quyền trung ương thành ba phần – quyền lập pháp, quyền hành pháp và tòa án. Các quyền này được trao cho những người hay nhóm người khác nhau. Một số hiến pháp tách biệt hoàn toàn các quyền lực này, tức là các nhân tố trong chính quyền không hề có những mảng phận sự chồng lấn. Nhưng cũng có một số hiến pháp cho phép sự chia sẻ quyền lực nhất định, chẳng hạn tổng thống vừa có quyền hành pháp vừa có quyền phủ quyết dự luật (một phần của quyền lập pháp) trong một số trường hợp hạn chế. Phương thức phân quyền này được gọi là tam quyền phân lập.

* Một số hiến pháp phân chia quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hay vùng lãnh thổ. Do sự phân chia này được quy định bởi hiến pháp, chính quyền trung ương không thể can thiệp vào phạm vi quyền lực của chính quyền vùng lãnh thổ. Quan trọng hơn cả, chính quyền trung ương không thể giải tán chính quyền địa phương đó hoặc tước đoạt một số quyền đã được hiến pháp trao cho họ. Có trường hợp chính quyền vùng lãnh thổ có thể soạn hiến pháp cho riêng địa phương họ, với cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tòa án như chính quyền trung ương. Phương thức phân chia quyền lực này được gọi là chính thể liên bang.

* Mọi bản hiến pháp chính danh phân chia quyền lực giữa chính quyền và công dân nhằm mục đích bảo vệ quyền cá nhân. Một số quyền cá nhân tự bản chất là quyền nhân thân, như quyền kết hôn. Nhưng một số quyền mang tính chính trị, như quyền biểu tình hoặc quyền thành lập hội đoàn chính trị. Bằng cách thực thi các quyền này, công dân có thể kiểm soát chính phủ. Phương thức phân quyền này được gọi là quyền cá nhân.

* Mọi hiến pháp dân chủ còn phân chia quyền lực giữa chính quyền công dân thông qua bầu cử. Trong một nước dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Chính quyền có bổn phận phục vụ người dân, chứ người dân không phải phục tùng chính phủ. Nhưng người dân không thể cáng đáng hết công việc hàng ngày của chính quyền vì còn phải lo cho cuộc sống riêng của họ. Vì vậy, hiến pháp cho chính quyền quyền thay mặt người dân để giải quyết công việc trong những lĩnh vực phù hợp, với tư cách là công bộc của nhân dân. Tuy vậy, nhân dân vẫn nắm quyền giám sát tối thượng. Nếu nhân dân không hài lòng với cách làm việc của các viên chức chính quyền, họ có thể bỏ phiếu bãi nhiệm các viên chức đó qua bầu cử.

4. Dù mọi quốc gia đều cần tản quyền, có nhiều hình thức phân quyền khác nhau, và các quốc gia khác nhau phải chọn những hệ thống khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó.
Như đã trình bày ở trên, có nhiều hình thức phân quyền. Một số hiến pháp áp dụng nhiều hình thức cùng một lúc, trong khi một số hiến pháp khác chỉ áp dụng một hình thức phân quyền mà thôi. Không có một hình thức phân quyền nào được xem là duy nhất phù hợp cho mọi quốc gia trong mọi thời kỳ. Đã có rất nhiều sách vở bàn đến các hình thức phân quyền trong bản hiến pháp. Đôi khi các phân tích đó mang nặng tính chuyên môn. Do đó, trong phạm vi bài viết ngắn này, khó có thể tóm gọn mọi khía cạnh của các tri thức đó.
Tuy vậy, bài viết này nhấn mạnh một điều quan trọng: các hình thức phân quyền khác nhau mang lại các hệ quả khác nhau. Bởi cân bằng và giám sát quyền lực là trọng tâm của thể chế hiến định, các nhà soạn thảo hiến pháp đã dành nhiều công sức nghiên cứu các hệ quả của mỗi hình thức phân quyền khi chúng được áp dụng riêng rẽ hay kết hợp lẫn nhau. Thế nhưng, không có một hệ thống hiến định nào hoàn hảo hay đạt mọi mục đích đặt ra. Các nhà soạn thảo hiến pháp luôn phải chọn lựa hoặc thỏa hiệp. Chẳng hạn, một số thể chế hiến định tạo điều kiện cho mọi khuynh hướng chính trị được đại diện trong chính quyền, nhưng lại có thể khiến chính trị bị chia rẽ và phân tán, vì sự tham gia của quá nhiều luồng ý kiến khác nhau sẽ khiến các bên khó đạt đồng thuận để ra quyết định. Một số thể chế hiến định khác có thể khiến vài khuynh hướng chính trị thiểu số không được đại diện trong chính quyền, nhưng bộ máy chính trị hoạt động suôn sẻ hơn. Một số hệ thống tập trung vào ý thức hệ chứ không phải quyền lợi “cục bộ” của từng địa phương. Một số hệ thống khác lại chú trọng đến các mối quan tâm cụ thể của các địa phương chứ không đặt nặng ý thức hệ, v.v… Mỗi thể chế hiến định này đều có những ưu và khuyết đỉểm.

Như vậy, mỗi quốc gia sẽ thấy có một số hệ thống thích hợp với họ hơn là những hệ thống khác. Tùy từng quốc gia cụ thể, những mục tiêu nhất thiết cần phải có, và những nhược điểm cần đặc biệt lưu tâm mà tránh, sẽ không giống nhau. Ví dụ, văn hóa của một số quốc gia có khuynh hướng tập trung quyền lực vào tay một người mà thôi, như người đứng đầu hành pháp, và rồi người này tìm cách thâu tóm những quyền lực khác cho riêng anh ta. Một số quốc gia khác xem việc hạn chế quyền hành pháp là quan trọng, nên trao nhiều quyền lực hơn cho ngành lập pháp và tòa án. Cách này có thể có nhược điểm là sự thiếu vắng một ngành hành pháp mạnh có thể ứng phó mau lẹ trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới. Nhưng nếu phải cân bằng giữa các ưu và khuyết điểm của từng hệ thống cho một quốc gia cụ thể, hệ thống cho phép ngăn chặn chính quyền độc đoán có ưu điểm hơn hẳn so với một hệ thống chủ trương cho ngành hành pháp quyền được tự do làm theo ý họ. Nghệ thuật soạn thảo một bản hiến pháp cần lưu tâm đến các đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng quốc gia là vì thế.

Trần Duy Nguyên và Nguyễn Thị Hường dịch
Huffington Post vinh danh ‘quán phở Việt ngon nhất nước Mỹ’
Cập nhật lúc :10:56 AM, 29/02/2012
Nhà báo nổi tiếng người Mỹ đã không do dự khi nhận định phở là quà tặng ẩm thực vĩ đại của Việt Nam dành cho nước Mỹ.

>> Gỏi cuốn, phở Việt lọt 'Top 50' món ngon nhất thế giới

Trong bài viết có tiêu đề “Quà tặng ẩm thực vĩ đại của Việt Nam dành cho nước Mỹ… và nơi để thể thưởng thức nó!” (Vietnam's Great Culinary Gift to the U.S... and Where to Find the Best Bowl of It!) trên báo Huffington Post (Mỹ), nhà báo David Rosengarten đã không tiếc lời ca ngợi món ăn quốc hồn quốc túy của người Việt. Dưới đây là những nội dung chính của bài viết này.

Với dân số 2 triệu người, cộng đồng người Việt là một cộng đồng rất đông đảo tại Mỹ. Họ đã tạo nên một nét văn hóa châu Á độc đáo giữa lòng nước Mỹ và ẩm thực chính là khía cạnh nổi bật của không gian văn hóa ấy.

Có rất nhiều nhà hàng của người Việt ở Mỹ. Với sự độc đáo của mình những món ăn mang phong cách Việt Nam ngày càng được người dân Mỹ yêu thích. Có thể nói, trong các món ăn châu Á – vốn thường sử dụng nhiều gia vị, những món ăn Việt Nam hài hòa và phù hợp với khẩu vị người Mỹ nhất.

Một bát phở tại quán phở Bình, Houston.

Đại diện tiêu biểu cho ẩm thực Việt Nam tại Mỹ chính là phở, một món ăn có thành phần chính là mì gạo, có nước dùng từ thịt bò, ăn kèm với những miếng thịt bò cắt mỏng. Đây vốn là món ăn đặc trưng của Hà Nội, nhưng đã phổ biến khắp các vùng miền Việt Nam và trở thành một biểu tượng của ẩm thực Việt.

Một trong những điều quan trọng giúp phở được yêu thích đặc biệt ở Mỹ chính là những món đồ ăn kèm. Thực khách thường thưởng thức phở với một đĩa rau sống có hương vị rất đa dạng và hấp dẫn. Các loại rau sống được đưa vào bát phở khiến chúng giống như một món súp có salad ở phía trên.


Đĩa rau sống tại phở Bình.
Bên cạnh rau sống là những thành phần khác như canh, giá, tương ớt, nước mắm… giúp hương vị của bát phở trở nên thật đậm đà.

Thực khách có thể thưởng thức món phở tại các nhà hàng Việt Nam nằm tại các “China Town” rải rác trên khắp nước Mỹ. Nhưng nếu muốn thưởng thức phở “chuẩn”, bạn nên đến các khu vực có đông người Việt sinh sống như Los Angeles (300.000 người) hay San Jose (125.000 người).

Houston, nơi có 100.000 người gốc Việt cũng là một điểm đến ấn tượng. Những người Việt ở đây làm việc trong ngành công nghiệp tôm của bang Texas. Sau nhiều thập niên, truyền thống văn hóa của họ vẫn được giữ gìn nguyên vẹn ở các nhà hàng vùng ngoại ô Houston.

Quán phở được đánh giá ngon nhất Houston là quán phở Bình, nơi tôi đã ăn cách đây ít ngày. Quán phở này được mở cửa từ năm 1983. Quả thực, sẽ không phải là nói quá khi cho rằng đây chính là quán phở ngon nhất nước Mỹ.


Thực khách có thể gọi thêm một đĩa thịt bò tái.

Nước xương tại quán phở Bình được hầm 12 tiếng với những gia vị đặc trưng như hồi, quế. Nhờ sự gia giảm hợp lý nên nước phở không bị nồng mà vẫn rất trong, tinh khiết và thật sự vừa miệng. Bánh phở ở đây không phải loại phở khô bình thường mà được đặt làm riêng cho nhà hàng.

Thực khách có nhiều loại thịt để lựa chọn khi gọi một bán phở, như thịt ức, gân, dạ dày tới hay thịt tái vẫn còn có màu đỏ tươi và giữ nguyên hương vị khi được nhúng qua nước nóng.


Tác phong phục vụ luôn niềm nở.
Các thức ăn kèm ở phở Bình cũng rất phong phú với nhiều hương vị khác nhau. Tôi thích loại phở có tên gọi là phở tái nạm gầu. Thực khách cũng có thể gọi thêm một đĩa thịt thái rất mỏng, rất lạnh, nhưng trở nên nóng hổi tuyệt vời ngay sau khi nhúng vào bát phở. Để phù hợp với khẩu vị của người dân bang Texas, đĩa rau sống được cho thêm cả loại ớt đặc biệt.

Phở Bình luôn đông nghịt khách vào những dịp cuối tuần. Một bát phở thường có giá 5,5 USD, trong khi bát lớn có giá 6,45 USD. Ở Houston có 4 cửa hàng phở Bình, nhưng quán được mở đầu tiên ở đường Beamer vẫn được yêu thích hơn cả.

David Rosengarten là nhà báo, đồng thời cũng là một chuyên gia ẩm thực. Ông đã viết nhiều bài về các nhà hàng, món ăn ngon, các điểm đến ẩm thực cũng như nhiều sách về nghệ thuật nấu ăn trong 25 năm qua. Ông cũng được biết đến với vai trò người dẫn chương trình Taste, từng được trao giải thưởng về kênh truyền hình ẩm thực.



Vietnam's Great Culinary Gift to the U.S... and Where to Find the Best Bowl of It! 


GET UPDATES FROM David Rosengarten

Vietnam's Great Culinary Gift to the U.S... and Where to Find the Best Bowl of It!




2012-02-21-IMG_0701.jpg
   
A steaming bowl of the most popular Vietnamese dish in the U.S., pho, at Pho Binh Trailer in Houston, Texas. Before the end of the Vietnam War in 1975, the number of Vietnamese immigrants in the U.S. -- and Vietnamese restaurants! -- was practically nil. By 1980, however, nearly 250,000 Vietnamese had moved to the U.S., a statistic which never stopped growing; the most recent national census in 2010 found the population of Vietnamese Americans to be closing in on 2,000,000.
So is it any wonder that the number of Vietnamese restaurants -- though still dwarfed in the U.S. by the legions of Chinese restaurants, sushi bars and Thai restaurants -- is growing steadily? In fact, the Vietnamese boomlet makes a great deal of sense, in these diet-conscious times -- since Vietnamese cuisine is one of the lighter, fresher manifestations of Asian cooking, perfectly in key with our national taste of the moment.
And the dish that's leading the way, in all its one-syllable glory... is pho (pronounced FUH?, with an upward, interrogative glide)... a rice-noodle soup, usually made from a light, spicy beef stock, typically enhanced with thin slices of beef from various cuts. It was once a specialty of Hanoi, but has become ubiquitous in Vietnam, with many families there enjoying pho three times a week.
But the touch that really sells it in have-it-your-own-way America is the add-in factor. Along with every bowl, you are served a platter of fresh, leafy, Southeast Asian herbs that you can drop whole into your pho -- lots of them, so it ends up looking like a salad-topped soup! -- or hand-torn into smaller pieces. Don't think of missing the licorice-like Thai basil, the cilantro, or the rau, a kind of long, serrated-leaf, firm-chewing cilantro. You are also served fresh bean sprouts, fresh chiles, lime for squeezing... and you have access to the pho-doctoring hot sauce (sriracha) served on every table, as well as the funky-salty Vietnamese fish sauce that deepens the flavor.



2012-02-21-IMG_0692.jpg
 
Pho Binh Trailer's plate of fresh herbs, bean sprouts, green chiles and lime for mixing into pho. Food-minded urban residents all over the U.S. have been discovering this treat, usually at the small group of Vietnamese restaurants clustered at the edges of various Chinatowns (such as the strip of pho restaurants on Baxter Street in Manhattan's Chinatown). But if you want the very best pho in America, you have to seek out the Vietnamese communities in those few American cities with very large Vietnamese populations. California leads the list, with almost 300,000 Vietnamese Americans in and around L.A., and another 125,000 in and around San Jose.
For me, however, the most compact and desirable of these delicious urban enclaves is in Houston, Texas (over 100,000 Vietnamese Americans), where many of today's parents and grandparents were in the original waves of "boat people" who fled Vietnam in 1975. They came to the southeast Texas coast to work in the familiar shrimping industry -- and, 35 years later, their traditional culture is still vibrant in shops and restaurants in the Houston suburb of Alief, sprawling across and around Bellaire Boulevard, south of Hobby Airport.
So where to go fo' pho in this Texan welter of soupy possibilities?
On a visit to Houston a few days ago, and after asking a lot of questions, I was steered by local pho fanatics to one restaurant above all: Pho Binh Trailer, universally acclaimed as the best pho restaurant in Houston.
After paying a visit to Pho Binh Trailer -- a rustic conglomeration of trailers, porches, barred windows, and a lovely view of the drainage ditch out back -- I'm willing to call it the best pho restaurant in the country.



2012-02-21-IMG_0716.jpg
The reception is warm at Pho Binh Trailer



2012-02-21-IMG_0715.jpg
The clientele at Pho Binh Trailer is largely Vietnamese American
Why so good? Any pho restaurant rises or falls with its basic beef broth. This one is cooked for twelve hours, and contains the typical array of spices such as star anise and cinnamon. However, though these spicy flavors can often take over a pho, the Pho Binh version is subtle and beefy, miraculously clean. It is so good that there's a limited quantity of it; if the cooks run out of this broth on a busy day... they simply close down the restaurant.
When you order pho at a pho restaurant, the variety of meats in your bowl is up to you -- everything from long-cooked specialties such as beef brisket, beef tendon and beef tripe, to raw steak slices that only need a dip or two in the hot broth to develop their flavor (while holding their redness).
At Pho Binh Trailer, the beefy add-ons are particularly rich-textured and deep-flavored. I love the pho variation called Tai Nam Gau, which contains rare steak, brisket and "crispy fat" (which turns out to be a fatty cut of brisket). If you're into the rare steak thing above all, ask for some raw beef on the side; you'll be rewarded with a plate of super-cold, super-tender steak slices that warm up perfectly after a brief dip in the pho.



2012-02-21-IMG_0704.jpg
 
The raw sliced beef "side" at Pho Binh Trailer. You will also find some of the best rice noodles in the country here -- fresh, not the usual dried rice noodles, hand-made specifically for the restaurant -- and, in an awesome Texas adaptation, wonderfully sweet and vibrant jalapeños on the herb plate. Fear them not.
Pho Binh Trailer -- which is now a crowded weekend treat for many Houstonians -- was founded in 1983 by the Nguyen family, who still run the operation.Their brand of pho ($5.50 for a regular bowl, $6.45 for a large bowl) is such a hit that they have expanded several times; today, you can find four Pho Binh establishments in the Houston area. But there ain't nothin' like pulling up to the originial -- confusingly, sometimes called Pho Binh, sometimes called Pho Binh 1, and, most appealingly and frankly, often called Pho Binh Trailer.
It will always be Pho Binh Trailer to me, and always worth a detour.
Pho Binh Trailer
10928 Beamer Rd.
Houston, Texas 77089
281.484.3963
If you're interested in making pho at home on a chilly late-winter day, here's a simple, streamlined, delicious recipe from my book It's ALL American Food:

Basic Vietnamese Pho
makes 4 main-course servings
4 pounds meaty beef bones
5 quarts water
1 large onion, unpeeled
6 whole cloves
a 2" piece of fresh ginger root
4 large shallots, unpeeled
3 whole star anise
a 3" cinnamon stick (preferably Vietnamese)
8 ounces Vietnamese rice noodles (bánh pho)
8 ounces sirloin or filet, very thinly sliced
1 cup mung bean sprouts
1 loosely packed cup cilantro leaves
1/2 cup sliced scallions (each slice 1/4" thick)
2 tablespoons Vietnamese fish sauce (nuoc mam), or to taste

Accompaniments:
2 loosely packed cups of cilantro leaves
1 loosely packed cup of mint leaves
1 loosely packed cup of Thai basil leaves (or other basil leaves)
1 cup mung bean sprouts
1 cup sliced scallions (each slice 1/4" thick)
2 small red hot chilis (such as Thai bird peppers), thinly sliced
Vietnamese fish sauce (nouc mam)
hot sauce (like Sriracha sauce from Thailand)
2 limes, each cut into 4 wedges

1. Place the bones in an 8-quart stock pot, cover the bones with the water, and bring to a boil over medium heat. As soon as the broth comes to a bowl, lower the heat, bring to a simmer, and cover.

2. Meanwhile, peel the loose outer skin from the onion, but leave some skin on. Cut in half and stud each half with 3 cloves. Cut the ginger in half, and cut the shallots in half. Place a heavy cast iron skillet over high heat, and moderately char the onion, ginger and shallots. Add to the pot. Add the star anise and the cinnamon stick. Simmer the broth for 4 hours, occasionally skimming any impurities from the surface.
3. Strain the broth, clean out the pot, and return the broth to the cleaned pot. Let the meat bones cool slightly, then take off the meat, shred and set aside. Discard the bones.
4. Cook the broth, uncovered, over medium-high heat. Reduce until you have about 8 cups of liquid.
5. While broth is reducing cook the rice noodles in a separate pan of boiling water, taking care not to overcook them. Drain.
6. Divide the noodles among 4 large, deep soup bowls. Divide the thinly sliced meat and the reserved shredded meat into 4, and add to the bowls. Divide a cup of bean sprouts, a cup of cilantro and 1/2 cup scallions into 4, and arrange on top of the meats.

7. Bring the broth to a boil, and add fish sauce to taste. Season with salt, if necessary. Pour a 1/4 of the broth into each bowl. Serve at once with accompaniments.

mardi 28 février 2012

Người Việt tỵ nạn cộng sản tại Mỷ Thỉnh Nguyện Thư với chính quyền Mỷ về vi phạm nhân quyền thô bạo của nhà nước cộng sản VN.





Nông dân mất đất xin cứu đói

Cập nhật: 11:01 GMT - thứ ba, 28 tháng 2, 2012

 

Nông dân Dương Nội đã đi khiếu kiện 
hơn bốn năm nhưng không được kết quả gì
Hơn 100 nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp đã kéo đến trụ sở Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để khiếu kiện hôm thứ Ba ngày 28/2..

Các nông dân đến từ phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội này đã đến tụ tập trước cổng trung ương Mặt trận tại số 46 Tràng Thi Quận Hoàn Kiếm từ lúc 10 giờ sáng để nộp hai đơn: một đơn xin cứu đói và một đơn yêu cầu giải quyết quyền lợi của các nông dân bị mất đất.

Sau khi được Mặt trận Tổ quốc tiếp nhận đơn, đến 3 giờ chiều, đoàn nông dân này đã rời đi đến Đài Tiếng nói Việt Nam ở số 58 Quán Sứ để tiếp tục ‘biểu tình ngồi’.


‘Mất hết nguồn sống’

Trao đổi với BBC qua điện thoại, một nông dân 40 tuổi ở xã Dương Nội tham gia vào đoàn khiếu kiện cho biết các cụ lớn tuổi đi khiếu kiện vì không muốn cho con cháu sau này phải khổ sở như các cụ.

Người nông dân này cũng kể cho BBC về cuộc sống của người dân Dương Nội kể từ khi bị mất đất với điều kiện giấu tên vì sợ rắc rối với chính quyền địa phương.

“Chúng tôi từ có ruộng đất trở thành trắng tay vì bị cướp hết tư liệu sản xuất,” anh nói, “Đối với nông dân chúng tôi mất đất là mất hết nguồn sống. Chúng tôi còn biết làm gì cho qua ngày?”

Ông cho biết bản thân ông trước giờ ‘chỉ biết làm ruộng’ nên bây giờ hai vợ chồng ông mỗi buổi sáng phải ra chợ lao động xem ‘người ta có thuê gì thì làm’ để kiếm tiền nuôi bốn đứa con ăn học. Bên cạnh đó ông còn thuê ruộng của làng bên để cày cấy thêm.

“Ví dụ như bây giờ tôi muốn đi làm thợ hồ thì không có ai thuê một người nhỡ nhàng như tôi vừa không đủ sức khỏe vừa chưa từng làm phụ hồ bao giờ,” ông nói.

Ông cho biết những người nông dân mất đất ở Dương Nội đều đã đứng tuổi nên khó mà chuyển đổi công việc dù chính quyền phường có mở những khóa đào tạo chuyển đổi việc làm cho người dân.

“Vả lại đó chỉ là những khóa ngắn hạn nên cũng không có tác dụng gì nhiều,” ông nói.

“Hoàn cảnh của gia đình tôi cũng không đến mức phải đứt bữa, nhưng chúng tôi phải đi vay đi mượn rất nhiều nơi,” ông than thở và cho biết bản thân đã gửi đơn xin cứu đói rất nhiều nơi nhưng không được giải quyết.

'200.000 đồng/ mét vuông'

Ông kể năm năm trước, chính quyền đã cưỡng chế hơn 300 mét vuông đất của ông và bồi thường gần 70 triệu đồng.

“Tính ra họ bồi thường hơn 200.000 đồng một mét vuông, chỉ đủ để mua bảy bát phở theo giá hiện giờ ở Hà Nội,” ông nói.

Theo người nông dân này thì đất của nông dân bị chính quyền thu hồi để triển khai hàng chục dự án, trong đó chủ yếu là các dự án bất động sản.

“Nhưng hiện nay chỉ có một nhúm đất nhỏ là triển khai dự án còn phần lớn vẫn bỏ hoang cỏ mọc cao gần đầu người,” ông bức xúc.

Ông cho biết kể từ khi bị thu hồi đất từ năm 2008, người dân Dương Nội đã liên tục về Hà Nội để khiếu kiện. Có tháng ‘ngày nào cũng đi’.

“Bà con tự bảo ban nhau đi khiếu kiện. Chúng tôi tự viết đơn. Không thuê luật sư,” ông nói.

“Cái khó khăn là nông dân chúng tôi không có trình độ, học vấn thấp nên khiếu kiện không có kết quả,” ông nói thêm. “Chúng tôi còn không biết đi đâu để khiếu kiện.”

“Chúng tôi đã từng đến văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng tại Quận Hà Đông nhưng đến nay không có kết quả gì,” ông nói.

Trả lời câu hỏi tại sao lại đến khiếu kiện ở Mặt trận tổ quốc, nông dân này cho biết ông mong cơ quan này sẽ tác động cơ quan chức năng để việc của họ sớm được giải quyết.

‘Không giải quyết gì’

 
Đối với nhiều nông dân Việt Nam, ruộng đất 
là nguồn sống duy nhất của họ
Bà Lê Hiền Đức, người phụ nữ chống tham nhũng nổi tiếng năm nay 82 tuổi, cũng đã đến tận nơi để ủng hộ tinh thần cho dân khiếu kiện.

“Nông dân khổ lắm. Họ không biết đường đi nên cứ đi khắp nơi gửi đơn lung tung,” bà Đức nói với BBC.

“Toàn cụ ông cụ bà 70 tóc bạc, chống gậy, đói khát, rét mướt từ Hà Đông ra đây từ sáng đến giờ,” bà kể lại tình hình và cho biết các nông dân khiếu kiện đã không ăn uống gì từ sáng đến quá trưa.

“Trông họ mà không thể nào cầm được nước mắt,” bà nói.

“Họ (Mặt trận Tổ quốc) nhận đơn bảo về đi còn chuyển,” bà Đức nói về kết quả khiếu kiện của nông dân, “Chuyển lên chỗ nọ chỗ kia chuyển đi đâu tôi không biết nhưng không giải quyết gì cho dân.”

Bà kể với BBC phía Mặt trận Tổ quốc có tiếp người phụ nữ trưởng nhóm khiếu kiện và đưa lại một phiếu biên nhận có ghi ‘Đề nghị thủ tướng chính phủ ra văn bản giải quyết dứt điểm vụ việc cho công dân tiếp tục xin trợ cấp cứu đói’.

“Đời nào thủ tướng giải quyết đâu,” bà bức xúc, “(Người nhận đơn) còn không đọc nữa thì làm sao mà giải quyết.”

Bà Đức cho biết người dân Dương Nội có đến chính quyền địa phương – những người mà bà cho rằng ‘đã ăn đất của người ta rồi thì giải quyết sao được?’

“Người thì đói; đất thì bỏ hoang,” bà bức xúc.

Về tình hình giám sát an ninh với đoàn người khiếu kiện, bà Đức cho biết: "Người dân tay không lại già nua yếu đuối mà họ cầm gậy quăng đi quăng lại như là dọa dân.”

Bên cạnh đoàn của nông dân Dương Nội, tại trụ sở Mặt trận tổ quốc trong ngày 28/2 còn có một đoàn nông dân đến từ huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên nhưng đã về sau buổi sáng.

Trước đó còn có đoàn nông dân Đắc Nông chủ yếu là người dân tộc ra Hà Nội.

Bà Đức cho biết nhóm này "không chịu nổi cái rét" của Hà Nội nên một số người ốm phải đi bệnh viện.
Những điều đảng viên không được làm 

Cập nhật 28/02/2012 10:11:00 AM (GMT+7) 

Đảng viên không được tạo điều kiện hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình nhằm trục lợi.

Ngày 1/11/2011, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã ký ban hành Quy định số 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Quy định này thay thế Quy định số 115-QĐ/TW ngày 7/12/2007 của Bộ Chính trị (khoá X). Sau đây là toàn văn của Quy định:

Căn cứ Điều lệ Đảng; - Căn cứ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;


- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XI;


- Để tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng và giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tính tiền phong gương mẫu của đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng,


BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG QUY ĐỊNH


Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; cùng với việc gương mẫu chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy định của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội mà mình là thành viên, phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định cụ thể của Đảng về những điều đảng viên không được làm.


I- Những điều đảng viên không được làm


1- Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.


2- Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.


3- Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật.


4- Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tuỳ tiện đối với người khác. Đe doạ, trù dập, trả thù người tố cáo, phê bình, góp ý.


5- Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.


Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.


6- Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật; biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự.


7- Đảng viên (kể cả cấp uỷ viên và đảng viên là cán bộ diện cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ quản lý) tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội (theo quy định phải do tổ chức đảng giới thiệu) khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.


8- Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, lạm quyền, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ.


Thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác.


Có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định.


Biết mà không báo cáo, phản ảnh, xử lý các hành vi tham nhũng; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng.


9- Làm trái quy định trong những việc: quản lý nhà, đất, tài sản, vốn, tài chính của Đảng và Nhà nước; huy động vốn và cho vay vốn tín dụng; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu dự án; thực hiện chính sách an sinh xã hội, cứu trợ, cứu nạn; công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, các quy định trong hoạt động tố tụng.


10- Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, đi nước ngoài trái quy định.


Lợi dụng chức vụ được giao để chiếm dụng, vay, mượn tiền, tài sản của đối tượng trực tiếp quản lý trái quy định.


Ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác.


11- Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các văn bản trái quy định. Tạo điều kiện hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình nhằm trục lợi.


12- Đưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy định. Đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định.


13- Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực; kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định; mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định; tham gia hoạt động rửa tiền.


14- Tổ chức du lịch, tặng quà, giải trí để lợi dụng người có trách nhiệm dẫn đến việc ban hành quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mà mình tham gia.


15- Dùng công quỹ để thăm viếng, tiếp khách, tặng quà, xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá tiêu chuẩn, định mức hoặc trái quy định.


Chiếm giữ, cho thuê, cho mượn tài sản, cho vay quỹ của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trái quy định.


16- Tự mình hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước hoặc ngoài nước bằng nguồn tài trợ của tổ chức trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.


17- Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.


Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định.


18- Mê tín, hoạt động mê tín (đốt đồ mã, hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói). Lập đền, miếu, nơi thờ tự của các tôn giáo trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi.


19- Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới; mừng thọ, mừng nhà mới, lên chức, lên cấp, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc nhằm trục lợi.


II- Tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm


1- Giao Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện Quy định này và giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kiểm tra, giám sát việc thực hiện.


Các cấp uỷ đảng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quy định và định kỳ hằng năm báo cáo với cấp uỷ cấp trên tình hình thực hiện Quy định qua uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp trên.


Trong quá trình thực hiện có vấn đề thấy cần bổ sung, sửa đổi thì báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.


2- Đảng viên vi phạm Quy định này phải được xử lý công minh, chính xác, kịp thời theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.


3- Quy định này thay thế Quy định số 115-QĐ/TW, ngày 07-12-2007 của Bộ Chính trị (khoá X) về những điều đảng viên không được làm, có hiệu lực từ ngày ký và phổ biến đến chi bộ để thực hiện.
  
    
T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

TỔNG BÍ THƯ


(Đã ký)

 

Có lẻ không còn ai muốn vô đảng nửa rồi và sẻ có khối người bỏ thẻ đảng.

lundi 27 février 2012

Khi dân cày có thêm… casino!

21/02/2012
Viết Lê Quân
-
Các đề xuất đầu tư Casino luôn là một tổ hợp dịch vụ, giải trí hàng tỷ USD, tốn hàng trăn ha đất. Trong khi đó, hiệu quả từ các casino thử nghiệm và những dự án đầu tư mới đều chưa chứng minh được sự cần thiết của nó.
Các casino muốn đầu tư vào Việt Nam phải nằm trong một dự án tổng hợp lớn về du lịch, giải trí có trị giá ít nhất trên 1 tỷ USD. Thực tế, các đề xuất đầu tư Casino luôn là một tổ hợp dịch vụ, giải trí hàng tỷ USD, tốn hàng trăn ha đất. Trong khi đó, hiệu quả từ các casino thử nghiệm và những dự án đầu tư mới đều chưa chứng minh được sự cần thiết của nó.

Câu hỏi đặt ra là những dự án hàng tỷ USD của những ông chủ vốn đã quen kiếm lợi siêu lợi nhuận từ ngành kinh doanh ăn chơi, cờ bạc…liệu có chịu ngồi yên và chờ đợi trước thực tế vắng khách như hiện tại. Hay đằng sau “tấm bình phòng” tổ hợp dịch vụ đắng cấp quốc tế với tiêu điểm hấp dẫn là casino lại là những sân golf, bất động sản và có thể là cả những điều chúng ta chưa lường hết.

Kỳ quan thứ tám: những nỗi lo
Casino đã bằng nhiều cách lên mọc lên ở nhiều địa phương, từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Đà Nẵng Và nhiều dự án đã được chấp thuận đầu tư ở Lạng Sơn, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Thọ…Đó đều là những dự án cực lớn và được kỳ vọng tạo ra những đổi thay cho kinh tế ở nhiều địa phương.

Tháng 12/2011, một tập đoàn “ăn chơi” lớn của Mỹ – Las Vegas Sands, đã lần đầu tiên xúc tiến kế hoạch đầu tư khu nghỉ dưỡng phức hợp tại đất nước này, với số vốn đầu tư có thể lên tới 6 tỷ USD. Địa điểm ban đầu dự kiến của tập đoàn này là tại Hà Nội và TP.HCM – hai thành phố có sức cầu lớn nhất và cũng là những khu vực có “hệ số tiêu hoang” cao nhất ở Việt Nam.

Như một “đồng thanh”, vào đầu năm 2012, chính quyền tỉnh Quảng Ninh lại đưa ra một dự án đầy tham vọng: xây dựng khu liên hợp du lịch – casino với giá trị đầu tư lên đến 4 tỷ USD. Nếu được thành hình, đây sẽ là một dự án “vĩ đại” nữa, sau Casino Đồ Sơn.
Trong khi việc xúc tiến đầu tư dự án này đang rầm rộ thì dưới góc độ khác lại đang dấy lên những lo ngại cho sự “trong lành” của Hạ Long.

Dù sở hữu “kỳ quan thứ tám” của thế giới, nhưng bất chấp sự bức xúc cùng vô số phản ánh của dư luận khách du lịch, từ nhiều năm qua rác sinh hoạt, rác tiêu dùng vẫn tràn ngập ở Bãi Cháy và Hạ Long, những nơi mà nhiều du khách trong nước và ngoài nước không muốn quay lại một khi đã đặt chân đến.

Hai vợ chồng du khách Astralia, những người đã bỏ công sức để vớt rác trong vịnh Hạ Long, đã thổ lộ: “Tôi và vợ tôi, Christel, đã làm trong ngành y tế ở nhiều nơi như Anh, Úc, Tây Phi, Bắc cực và đảo Solomon. Chúng tôi đã đi du lịch nhiều nơi và có thể nói là vịnh Hạ Long của Việt Nam các bạn là một trong những nơi đẹp nhất. Tuy nhiên, điều làm chúng tôi thấy buồn là khi thăm vịnh Hạ Long, chúng tôi thấy có quá nhiều chai lọ và những loại rác rưởi khác trôi nổi trên vịnh. Đồng thời với rác rưởi là những vệt nước ô nhiễm theo dòng thủy triều gần cảng vịnh. Sự ô nhiễm đó sẽ tàn phá những rạn san hô của Hạ Long một cách dễ dàng. Và nước đục cũng khiến du khách thật sự không muốn bơi”.

Cái nhìn trần trụi của những du khách trên cũng được xác nghiệm bởi một bản báo cáo về hiện trạng ô nhiễm vùng ven biển Việt Nam vào năm 2010, cho thấy vùng nước vịnh Hạ Long được đánh giá là có mức độ ô nhiễm dầu nặng nhất.
Với một cách nhìn khác hơn, bầu không khí thiếu an toàn của môi trường du lịch tại Quảng Ninh không chỉ được bao bọc bởi rác, mà cái chết từ những tai nạn chìm tàu trên biển vẫn là nỗi lo sợ đe dọa thường trực đối với những bản lĩnh yếu bóng vía của khách du lịch. Bên cạnh đó, người ta vẫn chưa thể quên những mất an ninh trật tư, những vụ án nổi tiếng nơi đất này.
“Kỳ quan thứ 8″ – Hạ Long đang thực sự đối mặt với nhiều nguy cơ mất điểm khi vẻ đẹp tươi tắn, tự nhiên và trong sáng của nó bị mất đi. Có lẽ sẽ có nhiều điều cần phải làm, có nhiều thứ “rác” cần phải dọn để cho Hạ Long xứng đáng với tên gọi và vẻ đẹp thực có nó. Đó chắn hẳn là điều quyết định để hấp dẫn và thu hút du khách một cách bền vững hay.
Còn casino có phải là một tiêu điểm để hấp dẫn du khách, có phải là một điều cần thiết bên cạnh những giá trị đã được khẳng định và cần được bảo vệ của Hạ Long. Đặc biệt là khi những hiệu quả của nó chưa được chứng minh. Hơn thế, trên thế giới lại có rất nhiều câu trả lời bằng thực tế phồn thịch nhờ du lịch văn hóa, di sản mà không có bóng dáng casino.
Đất nào cho golf, casino
Vào năm 2009, khi số lượng sân golf do các địa phương trình lên Chính phủ tăng vọt lên đến 156 dự án, thì một nửa trong số đó đã chiếm hết khoảng 8.000 ha đất nông nghiệp.
Biểu đồ đi lên của sân golf và biểu đồ đi xuống của diện tích đất nông nghiệp là một nghịch lý không thể lý giải ở Việt Nam, dù tất cả những người nông dân phải chịu cảnh mất đất để phục vụ cho thói quen ăn chơi của giới thượng lưu, và hơn ai hết là giới chủ đầu tư kinh doanh sân golf và casino, đều hiểu ra cái nghịch lý phũ phàng ấy. Song thời gian cứ trôi qua, cùng sự xuất hiện của hết dự án sân golf này đến dự án sân golf khác.
Vào cuối năm 2009, trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của dư luận, bao gồm các nhà khoa học và báo chí về những “thói hư tật xấu” của sân golf như gây ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường và “ăn” cả đất nông nghiệp, cộng với thực tế chỉ có một tỷ lệ nhỏ nhoi dự án kinh doanh sân golf có lãi, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải cắt giảm đến 76 dự án do chính quyền các địa phương trình đề nghị bổ sung cho quy hoạch sân golf đến năm 2020. Đến lúc đó, số lượng dự án sân golf là 90.
Cho tới năm 2011, một hệ quả đã được các nhà khoa học và giới phân tích dự đoán đã xảy đến với 90 dự án sân golf trên. Một cuộc kiểm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kết luận có đến 69 dự án (chiếm tỷ lệ khoảng 70% số dự án) nghiêng về kinh doanh bất động sản thay vì mục tiêu ban đầu là kinh doanh sân golf.
Nguồn cơn của trào lưu sân golf đã hiện ra: chủ đầu tư lấy đất nông nghiệp của nông dân, phù phép chuyển quyền sử dụng đất thành đất phục vụ sân golf rồi từ đó biến thành đất xây biệt thự và các hạng mục dịch vụ du lịch. Trong thực tế, có dự án chỉ dành 30% diện tích để làm sân golf, còn 70% là bất động sản và những thứ liên quan đến bất động sản.
Trong khi hiện trạng hoạt động của 90 dự án sân golf vẫn không mấy thay đổi, và hầu hết không khả quan với kinh doanh golf một số địa phương vẫn tiếp tục đệ trình dự án sân golf lên Thủ tướng. Và trong đó, vẫn có đất nông nghiệp, đất lúa.
Đã không thiếu những minh họa sống động về nạn lạm phát sân golf, đưa ra những minh họa sống động về một xã ở Lâm Đồng phải “cõng” đến 3 sân golf, trong khi bà con nông dân người dân tộc thiểu số vẫn còn trong diện đói nghèo. Với những người nông dân này, kế sách mưu sinh của họ thật giống như mành chỉ treo chuông một khi phần đất đai ít ỏi của họ bị sân golf “nuốt” mất. Không đất đai, không có nghề nghiệp gì khác, họ sẽ sinh sống thế nào đây trong những năm tháng tới?
Cũng như thời xúc tiến đầu tư xây dựng sân golf, hiện cũng đã xuất hiện những ý kiến tô điểm cho “ích nước” của casino. Với nhiều chính quyền địa phương, casino là một “cứu cánh” cho du lịch bản địa. Và điểm trùng khớp là hầu hết các dự án đầu tư casino đều mô tả triển vọng sáng lạn về giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương và nguồn thu nhập sẽ dồi dào hơn.
Xem ra, những lý do trên có vẻ khá “hợp lý” đối với nhiều địa phương nhiều năm qua đã không có cách nào đột phá để khai thác tiềm năng du lịch sẵn có của mình một cách hiệu quả và lại phải tính đến nước có casino?
Theo: VEF.VN


dimanche 26 février 2012

Ngân hàng nhà nước sắp “lùng sục” vàng của dân?

21/02/2012
VietTuSaiGon
-
Đầu năm 2012, thống đốc ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam là Nguyễn Văn Bình đã nói đến việc huy động vàng trong dân, mà theo ước tính, có khoảng 300-500 tấn vàng như thế. Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu người dân có nên đưa vàng cho NHNN giữ không? Lịch sử trả lời rằng: KHÔNG NÊN!
 

Thực chất của cuộc huy động vàng này làm lộ rõ việc NHNN trong khoảng 5 năm qua luôn trong tình trạng hết tiền, in bao nhiêu tiền mặt cũng thiếu, vì kim bản vị đã bị rỗng kho từ rất lâu rồi, chẳng có gì bảo đảm. Sở dĩ tôi có kết luận này là do gom góp các ý kiến đây đó, đã in trên báo của VN, do các chuyên gia tài chính, các nhà cố vấn chính phủ đề cập, phát biểu.
 
Chính lịch sử cho chúng ta thấy VN không phải là nước ít vàng, thực dân Pháp giàu lên rất nhiều là nhờ khai thác vàng của VN, ví dụ mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam). Mãi đến giữa năm 2011, sau khi bị bòn rút qua hàng thế kỷ, ông Trần Hà Tiên, Tổng Giám đốc Công ty vàng Bồng Miêu vẫn cho thấy, “ước tính mỗi ngày, ở đây bị thiệt hại từ 5 – 7 tấn quặng vàng do bị “vàng tặc” cướp”. Thế thì câu hỏi được đặt ra, là từ sau 1945 và 1975, khi tiếp quản các mỏ vàng khổng lồ này, chính quyền chẳng lẽ khinh vàng đến mức không thèm khai thác; còn nếu đã khai thác, thì vàng kia đi đâu, để đến lúc này “trắng tay” phải huy động “của hồi môn” từ trong dân, chỉ có vài trăm tấn.
 
300 – 500 tấn vàng trong dân VN là một con số đầy mâu thuẫn.
Vì theo tạp chí Forbes thì năm 2011, 10 nước sau đây có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới: Mỹ (8.134 tấn), Đức (3.401 tấn), Italia (2.452 tấn), Pháp (2.435 tấn), Trung Quốc (1.054 tấn), Thụy Sĩ (1.040 tấn), Nga (792 tấn), Nhật Bản (756 tấn), Hà Lan (613 tấn), Ấn Độ (558 tấn).
 
Còn TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết trong năm 2011: theo số liệu mà Hội đồng Vàng thế giới cung cấp thì VN có khoảng 1.072 tấn vàng dự trữ trong dân; còn thống kê 460 tấn là số liệu của Hiệp hội Khai thác vàng ở Anh (GFMS). Ông Nghĩa không cho biết NHNN đang dự trữ bao nhiêu vàng.
 
Forbes quên VN trong trường hợp này là thiếu sót? Bởi với số liệu này, rõ ràng Việt Nam có thể xếp vị trí khoảng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng.
Vài trăm tấn nghe tưởng rất nhiều, chứ thực chất, không xứng là cái móng chân, nếu so với sự thất thoát mà chính quyền này đã gây nên trong mấy chục năm qua. NHNN có dám minh bạch số vàng mà mình từng sở hữu từ thời lập ra ngân hàng VN không? Chỉ sợ khi đưa con số này ra, chắc chắc người dân sẽ ngất xỉu, vì nó không phải hàng trăm tấn, mà là con số hàng ngàn tấn.
Con số này cũng cho thấy thêm rằng, chứng tỏ VN từng có rất nhiều vàng, nhưng chính phủ đã làm thất thoát quá nhiều.
 
Theo nhà kinh tế Đinh Tuấn Minh thì: “Hiện tại phần lớn người dân Việt Nam mua vàng là để đầu cơ giá vàng. Tuy nhiên, do không được kinh doanh vàng tài khoản cũng như chưa có chứng chỉ vàng nên việc đầu cơ giá vàng của người dân buộc phải thực hiện thông qua việc trao đổi lượng vàng vật chất tương ứng với các cửa hàng trung gian.
Quá trình trao đổi vàng vật chất qua lại này không những làm tăng chi phí giao dịch cho những người đầu cơ, mà còn khiến cho hoạt động đầu cơ vàng gắn với dòng dịch chuyển ngoại tệ khi có dòng vàng vật chất chuyển dịch vào và ra khỏi biên giới Việt Nam”.
Sự mâu thuẫn này càng dâng cao khi cách đây vài năm, VN tí nữa là cấm luôn chuyện người dân tự do mua bán vàng. Tại sao có vàng mà lại sợ mua bán? Phải chăng chơi thế ép lưu thông, để sau đó nhà nước mua cho được giá rẻ? Không ngờ vàng thế giới tăng nhanh quá, “âm mưu” này bị phá sản hoàn toàn, nay mới nói đến hai chữ “huy động”.
 
Theo góp ý rất trong sáng của Đinh Tuấn Minh thì: “Để loại bỏ ảnh hưởng của hoạt động đầu cơ giá vàng khỏi dòng chảy của vàng vật chất, thì NHNN nên nhanh chóng phát hành chứng chỉ vàng cũng như hình thành sàn vàng quốc gia. Chứng chỉ vàng cần được đảm bảo 100% bằng vàng vật chất trong các kho vàng quốc gia. Mỗi chứng chỉ vàng sẽ có một mã số tương ứng với một mã số của lượng vàng thật trong kho. Mỗi khi NHNN nhập một lượng vàng vào kho thì đồng thời nó sẽ phát hành một chứng chỉ vàng tương ứng. Và ngược lại, mỗi khi NHNN xuất một lượng vàng vật chất khỏi kho thì sẽ thu lại một chứng chỉ tương ứng. Cần có một đạo luật để đảm bảo rằng NHNN sẽ phát hành số lượng chứng chỉ vàng chính xác bằng số vàng thực sự có trong kho”.
 
Nhưng ở một đất nước mà thiếu một chính thể đại diện nghiêm túc, dân chủ và minh bạch như VN thì giải pháp của ông Minh chỉ đưa người dân tới cái thế đem vàng đi đổi giấy lộn. Điều này không cần chứng minh thì người dân cũng đủ thấy qua các kỳ phát hành công trái (trái phiếu) mấy thập niên vừa rồi, dân bỏ tiền ra mua, sau đó chịu lổ hoặc bán lại chẳng được, vì nhà nước mua cầm chừng.
Bây giờ thì nói huy động, thực chất là VN mua vàng từ trong dân. Cái sự mua này vừa cho thấy nhà nước trống kho, vừa cho thấy, đồng tiền mà nước này in ra đang mất giá trầm trọng, chính phủ cũng muốn đùn ra dân. Nếu có biến cố lớn, nhà nước giữ vàng, dân giữ giấy lộn, vì tiền VN chẳng biết đem đi đâu tiêu.
 
Người dân luôn mong ước chính phủ của mình nói được làm được, hoặc kém hơn là nói được nhưng làm không được. Lãnh đạo VN thì chơi cái chiêu nói một đường làm một nẻo, người dân bó tay, chẳng biết đâu mà theo. Cho nên, nói là đem vàng ra đổi chứng chỉ vàng, làm sao tin được các con số về chứng chỉ mà chính phủ này đưa ra? Đó là chưa nói, vàng thật lúc nào, thời nào cũng tiêu được, chứng chỉ vàng do VN phát hành, sao bảo đảm cho được? Nhìn đồng tiền đủ thấy rõ, có bao nhiêu người dân trên thế giới chấp nhận tiêu tiền VN?
 
Chuyên gia kinh tế Lê Vĩnh Triển phân tích: “Còn ở góc độ kinh tế, các ngõ ra (bán ra) của vàng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế như mong muốn có thể gồm đầu tư kinh doanh, đầu tư chứng khoán, địa ốc (trực tiếp) hay chuyển sang tiết kiệm/tín dụng ngân hàng (gián tiếp vào nền kinh tế). Rõ ràng để các ngõ này nhộn nhịp thì các thị trường này phải ổn định và phát triển, và hơn hết là phải tạo được lòng tin cho nhà đầu tư. Xét trong ngắn hạn (hơn một năm trở lại đây) thì rõ ràng việc găm giữ/đầu tư vàng là có lợi hơn đầu tư vào các thị trường nêu trên. Vì thế, khó thuyết phục người dân thay thế việc giữ vàng bằng các cách đầu tư khác. Đặc biệt là trong điều kiện việc xây dựng lòng tin bằng sự minh bạch cũng như nhất quán trong điều hành vĩ mô chưa thật sự được xem trọng”.
 
Nhà nước VN hiện nay thực chất vẫn là chuyện của một đảng phải, mà trong tổ chức này, chỉ một nhóm quyền lợi điều hành. Gần đây râm ran chuyện sụp đổ, nên cũng có tin đồn cho rằng, sau khi nhà nước gom đủ vàng thì rút lui, chừa sân khấu trống lại cho dân theo kiểu đùn đẩy trách nhiệm, ai muốn diễn thì cứ lên diễn.
 
Cũng có những tin đồn chưa xác thực được rằng, NHNN Việt Nam huy động vàng là vì Trung Quốc đang muốn mua số lượng lớn, để củng cố thêm nền kinh tế của họ, chứ thực chất VN chẳng có lý tưởng gì trong việc củng cố kim bản vị của mình?
 
Hi vọng đây là tin đồn sai, dù từ miệng các chuyên gia tài chính, bởi nếu đúng, người dân VN trong tương lai sẽ chẳng còn vàng để đi hỏi vợ dựng chồng, chứ đừng nói lo thuốc thang khi đau ốm. Đem nhẫn vàng đổi nhẫn cỏ là cái thế của VN hiện nay, vậy người dân hãy coi chừng và cẩn thận trước ngững lời đường mật của họ, thường thì hay nhân danh lòng yêu nước.