Biến khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, Trung Quốc đang cố tình đánh lừa dư luận. Đó là thông điệp từ Bộ Ngoại giao Việt Nam. Hôm 29.5 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao VN đã tổ chức một cuộc họp báo nhằm cung cấp thông tin cho báo chí và nêu rõ quan điểm của VN về vụ việc diễn ra hôm 26.5 khi 3 tàu hải giám của Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập vùng biển thuộc chủ quyền VN và phá hoại tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết: VN kiên quyết phản đối hành động của phía TQ phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của VN trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn dầu khí quốc gia VN. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và TQ năm 2002 cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước VN và TQ. VN yêu cầu phía TQ chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía VN.
Bác bỏ hoàn toàn tuyên bố của Trung Quốc
Báo Quân đội Nhân dân: Ngày 28.5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Khương Du đã có phát biểu cho rằng việc VN tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển do TQ quản lý đã làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của TQ tại biển Đông. Phía TQ cũng cho rằng những việc mà các cơ quan hữu quan của nước này thực hiện là hoàn toàn tuân thủ luật biển, và các hoạt động giám sát trên vùng biển thuộc chủ quyền pháp lý của TQ. TQ cũng khẳng định rằng luôn nỗ lực duy trì hòa bình trên biển Đông. Xin cho biết phản ứng của VN về tuyên bố này?
Bà Nguyễn Phương Nga: Trước hết tôi xin nhấn mạnh rằng Việt Nam hoàn toàn bác bỏ tuyên bố ngày 28.5.2011 của phía TQ. Cần làm rõ một số điểm như sau:
Trước hết, khu vực mà VN tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của VN theo Công ước Luật Biển 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực do TQ quản lý. Phía TQ đang cố tình làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp. Thứ hai là, VN luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Tuy nhiên cũng cần phải nói rõ rằng không có nhận thức chung nào nói rằng TQ có quyền cản trở các hoạt động của VN tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Chính hành động này của TQ đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. TQ kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng các biện pháp hòa bình nhưng chính hành động của TQ đang làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông.
Báo VietNamNet: Lãnh đạo TQ đã nhiều lần khẳng định TQ chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp và dù lớn mạnh đến đâu cũng không “xưng bá”. Sự việc này có phải cho thấy thái độ sô-vanh nước lớn của TQ hay không?
Bà Nguyễn Phương Nga: Chúng tôi mong rằng TQ, là một nước lớn, thì sẽ thể hiện vai trò có trách nhiệm của một nước lớn và thực hiện đúng tinh thần tuyên bố của lãnh đạo cấp cao TQ.
Báo Financial Times: Đại diện PVN có nói về việc đe dọa sử dụng vũ lực của TQ, xin nói rõ hơn về vấn đề này. Thời điểm đó không rõ hai bên có liên lạc trực tiếp với nhau không ? Đánh giá cụ thể về đe dọa sử dụng vũ lực này như thế nào? Ông Đỗ Văn Hậu, Phó chủ tịch Tập đoàn dầu khí VN: Trong khi tàu TQ tiến vào gần và cắt cáp thì tất cả các yêu cầu và cố gắng liên lạc của tàu Bình Minh 02 với tàu TQ đều đã không được phía TQ trả lời. Tuy nhiên, sau khi cắt cáp của tàu Bình Minh 02 thì tàu TQ đã lên tiếng khẳng định rằng tàu của VN đang vi phạm lãnh hải của TQ và yêu cầu tàu của VN rời khỏi khu vực này. Những người trên tàu Bình Minh 02 còn nghe rõ giọng đó là của một phụ nữ. Tuy nhiên rất tiếc chúng tôi không có bản ghi âm ở đây.
Hãng tin Bloomberg: Xin cho biết định mức mà VN yêu cầu TQ bồi thường? VN sẽ kiện phía TQ bồi thường như thế nào?
Lao Động: Mức thiệt hại của PVN trong vụ việc này và những ảnh hưởng đến hoạt động của PVN?
Ông Đỗ Văn Hậu: Có hai dạng thiệt hại mà tàu TQ đã gây ra. Thứ nhất là làm hỏng các phương tiện, thiết bị khảo sát địa chấn mà trong trường hợp này là cắt đứt cáp địa chấn, làm hỏng hệ thống thu tín hiệu địa chấn của tàu Bình Minh 02. Thiệt hại quan trọng nữa là chúng tôi phải dừng hoạt động lại hai ngày để nối lại các thiết bị bị hỏng, thay thế các thiết bị mới để tiếp tục tiến hành công việc và sau đây chúng tôi sẽ phải dành nhiều thời gian để sửa chữa lại các thiết bị hỏng. Chúng tôi hiện đang đánh giá mức độ thiệt hại và sẽ có báo cáo chi tiết về vấn đề này.
Ngoài các thiệt hại đã nêu, PVN đã ký rất nhiều các thỏa thuận hợp tác, hợp đồng dầu khí với nhiều nhà đầu tư nước ngoài trên thềm lục địa của VN, kể cả ở khu vực chúng tôi vừa đang khảo sát. Đây hoàn toàn không phải vùng tranh chấp. Chắc chắn sự kiện này sẽ làm ảnh hưởng đến chủ trương, tâm lý và các hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tôi khẳng định rằng tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đều biết rằng các hoạt động của Petro Vietnam và của họ tại các khu vực đã ký kết là hoàn toàn nằm trên vùng thuộc chủ quyền của VN. Nhiều lần phá hoại
Báo Thanh Niên: Có thông tin là tàu TQ đã nhiều lần cản trở các hoạt động của các tàu VN và tàu TQ đã nhiều lần cắt cáp của các tàu thăm dò nước ngoài do VN thuê để khảo sát khu vực thềm lục địa của VN, xin đại diện PVN cung cấp thông tin cụ thể?
Ông Đỗ Văn Hậu: Hoạt động dầu khí của VN trải dài từ vịnh Bắc Bộ xuống tận mũi Cà Mau và các vùng mà TQ đã nhiều lần vi phạm nằm ở một số khu vực mà chúng ta gọi là “nhạy cảm”. Các hoạt động của PVN gồm hoạt động khảo sát địa chấn, khảo sát công trình, khoan và rất nhiều hoạt động này đã bị các tàu TQ đến gần hoặc bay khảo sát (tức dùng máy bay tuần thám biển của TQ theo dõi - chú thích của TN) hoặc cho tàu vào gần để quấy nhiễu. Đã từng có trường hợp họ cắt cáp. Và tất cả các trường hợp này đã được VN đưa ra những phản đối mạnh mẽ nhất đối với phía TQ.
Báo Tuổi Trẻ: Gần đây TQ đã có gia tăng hành động gây hấn, va chạm không chỉ với VN mà còn với một số nước khác như Philippines. Liệu có thể hiểu đây là những hành động nhằm biến biển Đông thành “ao nhà” của TQ với đường yêu sách 9 đoạn hay không?
Ông Nguyễn Duy Chiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao: Một điều hết sức rõ ràng là đường yêu sách 9 đoạn của TQ trên biển Đông hay còn gọi là yêu sách đường lưỡi bò hoàn toàn không có cơ sở pháp lý quốc tế nào cả. Nó trái với Công ước Luật Biển 1982 mà TQ là một thành viên. Yêu sách này đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có VN và đã bị nhiều nước phản đối. Việc TQ đang tìm cách thực hiện đường yêu sách 9 đoạn này trên thực tế rõ ràng đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Báo Financial Times: Sau sự việc này, liệu Hải quân VN có tăng cường tuần tra để bảo vệ các tàu VN hoạt động trong khu vực thuộc chủ quyền của VN?
Bà Nguyễn Phương Nga: Chính sách quốc phòng của VN là hòa bình và tự vệ. Hải quân VN sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong khi tàu Bình Minh 02 tìm cách thu hồi các thiết bị của mình (đã bị phía TQ cắt) thì 3 tàu hải giám của TQ vẫn tiếp tục uy hiếp và còn đưa ra cảnh báo rằng nếu không rời nhanh khỏi khu vực này họ sẽ sử dụng các biện pháp bạo lực… Khi phát hiện ra các tàu TQ tiến lại gần, tàu Bình Minh 02 đã điều chỉnh cáp thăm dò xuống sâu 30m dưới mặt biển. Nếu không có thiết bị đặc biệt thì sẽ không thể cắt được. Chúng tôi khẳng định việc cắt cáp này là có chủ ý và có sự chuẩn bị của phía TQ.
Khu vực khảo sát nằm rất sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN. PVN đã nhiều lần thực hiện nhiệm vụ khảo sát ở khu vực trong khuôn khổ thềm lục địa của VN nhưng đây là lần nghiêm trọng nhất mà các tàu hải giám của TQ vào sâu vùng biển của VN, không có cảnh báo và không đáp lại cảnh báo của VN và cố tình phá hoại và cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí của PVN.
Trong quá trình bị cản trở như vậy, thuyền trưởng tàu Bình Minh 02 và các cán bộ trên tàu đã nhiều lần khẳng định với các tàu TQ đây là vùng biển của VN, hoạt động của Bình Minh 02 là hoạt động bình thường của PVN. Chính vì vậy chúng tôi khẳng định việc khảo sát ở khu vực này là hoạt động bình thường của VN và hiện chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết: VN kiên quyết phản đối hành động của phía TQ phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của VN trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn dầu khí quốc gia VN. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và TQ năm 2002 cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước VN và TQ. VN yêu cầu phía TQ chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía VN.
Bác bỏ hoàn toàn tuyên bố của Trung Quốc
Báo Quân đội Nhân dân: Ngày 28.5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Khương Du đã có phát biểu cho rằng việc VN tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển do TQ quản lý đã làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của TQ tại biển Đông. Phía TQ cũng cho rằng những việc mà các cơ quan hữu quan của nước này thực hiện là hoàn toàn tuân thủ luật biển, và các hoạt động giám sát trên vùng biển thuộc chủ quyền pháp lý của TQ. TQ cũng khẳng định rằng luôn nỗ lực duy trì hòa bình trên biển Đông. Xin cho biết phản ứng của VN về tuyên bố này?
Bà Nguyễn Phương Nga: Trước hết tôi xin nhấn mạnh rằng Việt Nam hoàn toàn bác bỏ tuyên bố ngày 28.5.2011 của phía TQ. Cần làm rõ một số điểm như sau:
Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng các biện pháp hòa bình nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông | ||
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga | ||
Báo VietNamNet: Lãnh đạo TQ đã nhiều lần khẳng định TQ chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp và dù lớn mạnh đến đâu cũng không “xưng bá”. Sự việc này có phải cho thấy thái độ sô-vanh nước lớn của TQ hay không?
Bà Nguyễn Phương Nga: Chúng tôi mong rằng TQ, là một nước lớn, thì sẽ thể hiện vai trò có trách nhiệm của một nước lớn và thực hiện đúng tinh thần tuyên bố của lãnh đạo cấp cao TQ.
Báo Financial Times: Đại diện PVN có nói về việc đe dọa sử dụng vũ lực của TQ, xin nói rõ hơn về vấn đề này. Thời điểm đó không rõ hai bên có liên lạc trực tiếp với nhau không ? Đánh giá cụ thể về đe dọa sử dụng vũ lực này như thế nào? Ông Đỗ Văn Hậu, Phó chủ tịch Tập đoàn dầu khí VN: Trong khi tàu TQ tiến vào gần và cắt cáp thì tất cả các yêu cầu và cố gắng liên lạc của tàu Bình Minh 02 với tàu TQ đều đã không được phía TQ trả lời. Tuy nhiên, sau khi cắt cáp của tàu Bình Minh 02 thì tàu TQ đã lên tiếng khẳng định rằng tàu của VN đang vi phạm lãnh hải của TQ và yêu cầu tàu của VN rời khỏi khu vực này. Những người trên tàu Bình Minh 02 còn nghe rõ giọng đó là của một phụ nữ. Tuy nhiên rất tiếc chúng tôi không có bản ghi âm ở đây.
Hãng tin Bloomberg: Xin cho biết định mức mà VN yêu cầu TQ bồi thường? VN sẽ kiện phía TQ bồi thường như thế nào?
Lao Động: Mức thiệt hại của PVN trong vụ việc này và những ảnh hưởng đến hoạt động của PVN?
Ông Đỗ Văn Hậu: Có hai dạng thiệt hại mà tàu TQ đã gây ra. Thứ nhất là làm hỏng các phương tiện, thiết bị khảo sát địa chấn mà trong trường hợp này là cắt đứt cáp địa chấn, làm hỏng hệ thống thu tín hiệu địa chấn của tàu Bình Minh 02. Thiệt hại quan trọng nữa là chúng tôi phải dừng hoạt động lại hai ngày để nối lại các thiết bị bị hỏng, thay thế các thiết bị mới để tiếp tục tiến hành công việc và sau đây chúng tôi sẽ phải dành nhiều thời gian để sửa chữa lại các thiết bị hỏng. Chúng tôi hiện đang đánh giá mức độ thiệt hại và sẽ có báo cáo chi tiết về vấn đề này.
Ngoài các thiệt hại đã nêu, PVN đã ký rất nhiều các thỏa thuận hợp tác, hợp đồng dầu khí với nhiều nhà đầu tư nước ngoài trên thềm lục địa của VN, kể cả ở khu vực chúng tôi vừa đang khảo sát. Đây hoàn toàn không phải vùng tranh chấp. Chắc chắn sự kiện này sẽ làm ảnh hưởng đến chủ trương, tâm lý và các hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tôi khẳng định rằng tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đều biết rằng các hoạt động của Petro Vietnam và của họ tại các khu vực đã ký kết là hoàn toàn nằm trên vùng thuộc chủ quyền của VN. Nhiều lần phá hoại
Báo Thanh Niên: Có thông tin là tàu TQ đã nhiều lần cản trở các hoạt động của các tàu VN và tàu TQ đã nhiều lần cắt cáp của các tàu thăm dò nước ngoài do VN thuê để khảo sát khu vực thềm lục địa của VN, xin đại diện PVN cung cấp thông tin cụ thể?
Ông Đỗ Văn Hậu: Hoạt động dầu khí của VN trải dài từ vịnh Bắc Bộ xuống tận mũi Cà Mau và các vùng mà TQ đã nhiều lần vi phạm nằm ở một số khu vực mà chúng ta gọi là “nhạy cảm”. Các hoạt động của PVN gồm hoạt động khảo sát địa chấn, khảo sát công trình, khoan và rất nhiều hoạt động này đã bị các tàu TQ đến gần hoặc bay khảo sát (tức dùng máy bay tuần thám biển của TQ theo dõi - chú thích của TN) hoặc cho tàu vào gần để quấy nhiễu. Đã từng có trường hợp họ cắt cáp. Và tất cả các trường hợp này đã được VN đưa ra những phản đối mạnh mẽ nhất đối với phía TQ.
Báo Tuổi Trẻ: Gần đây TQ đã có gia tăng hành động gây hấn, va chạm không chỉ với VN mà còn với một số nước khác như Philippines. Liệu có thể hiểu đây là những hành động nhằm biến biển Đông thành “ao nhà” của TQ với đường yêu sách 9 đoạn hay không?
Ông Nguyễn Duy Chiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao: Một điều hết sức rõ ràng là đường yêu sách 9 đoạn của TQ trên biển Đông hay còn gọi là yêu sách đường lưỡi bò hoàn toàn không có cơ sở pháp lý quốc tế nào cả. Nó trái với Công ước Luật Biển 1982 mà TQ là một thành viên. Yêu sách này đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có VN và đã bị nhiều nước phản đối. Việc TQ đang tìm cách thực hiện đường yêu sách 9 đoạn này trên thực tế rõ ràng đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Báo Financial Times: Sau sự việc này, liệu Hải quân VN có tăng cường tuần tra để bảo vệ các tàu VN hoạt động trong khu vực thuộc chủ quyền của VN?
Bà Nguyễn Phương Nga: Chính sách quốc phòng của VN là hòa bình và tự vệ. Hải quân VN sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong khi tàu Bình Minh 02 tìm cách thu hồi các thiết bị của mình (đã bị phía TQ cắt) thì 3 tàu hải giám của TQ vẫn tiếp tục uy hiếp và còn đưa ra cảnh báo rằng nếu không rời nhanh khỏi khu vực này họ sẽ sử dụng các biện pháp bạo lực… Khi phát hiện ra các tàu TQ tiến lại gần, tàu Bình Minh 02 đã điều chỉnh cáp thăm dò xuống sâu 30m dưới mặt biển. Nếu không có thiết bị đặc biệt thì sẽ không thể cắt được. Chúng tôi khẳng định việc cắt cáp này là có chủ ý và có sự chuẩn bị của phía TQ.
Khu vực khảo sát nằm rất sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN. PVN đã nhiều lần thực hiện nhiệm vụ khảo sát ở khu vực trong khuôn khổ thềm lục địa của VN nhưng đây là lần nghiêm trọng nhất mà các tàu hải giám của TQ vào sâu vùng biển của VN, không có cảnh báo và không đáp lại cảnh báo của VN và cố tình phá hoại và cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí của PVN.
Trong quá trình bị cản trở như vậy, thuyền trưởng tàu Bình Minh 02 và các cán bộ trên tàu đã nhiều lần khẳng định với các tàu TQ đây là vùng biển của VN, hoạt động của Bình Minh 02 là hoạt động bình thường của PVN. Chính vì vậy chúng tôi khẳng định việc khảo sát ở khu vực này là hoạt động bình thường của VN và hiện chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
Nguyên Phong
-------------------------------
Ông Đỗ Văn Hậu - Phó chủ tịch Tập đoàn dầu khí VN
Trong khi tàu Bình Minh 02 tìm cách thu hồi các thiết bị của mình (đã bị phía TQ cắt) thì 3 tàu hải giám của TQ vẫn tiếp tục uy hiếp và còn đưa ra cảnh báo rằng nếu không rời nhanh khỏi khu vực này họ sẽ sử dụng các biện pháp bạo lực… Khi phát hiện ra các tàu TQ tiến lại gần, tàu Bình Minh 02 đã điều chỉnh cáp thăm dò xuống sâu 30m dưới mặt biển. Nếu không có thiết bị đặc biệt thì sẽ không thể cắt được. Chúng tôi khẳng định việc cắt cáp này là có chủ ý và có sự chuẩn bị của phía TQ.
Khu vực khảo sát nằm rất sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN. PVN đã nhiều lần thực hiện nhiệm vụ khảo sát ở khu vực trong khuôn khổ thềm lục địa của VN nhưng đây là lần nghiêm trọng nhất mà các tàu hải giám của TQ vào sâu vùng biển của VN, không có cảnh báo và không đáp lại cảnh báo của VN và cố tình phá hoại và cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí của PVN.
Trong quá trình bị cản trở như vậy, thuyền trưởng tàu Bình Minh 02 và các cán bộ trên tàu đã nhiều lần khẳng định với các tàu TQ đây là vùng biển của VN, hoạt động của Bình Minh 02 là hoạt động bình thường của PVN. Chính vì vậy chúng tôi khẳng định việc khảo sát ở khu vực này là hoạt động bình thường của VN và hiện chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.
Trong khi tàu Bình Minh 02 tìm cách thu hồi các thiết bị của mình (đã bị phía TQ cắt) thì 3 tàu hải giám của TQ vẫn tiếp tục uy hiếp và còn đưa ra cảnh báo rằng nếu không rời nhanh khỏi khu vực này họ sẽ sử dụng các biện pháp bạo lực… Khi phát hiện ra các tàu TQ tiến lại gần, tàu Bình Minh 02 đã điều chỉnh cáp thăm dò xuống sâu 30m dưới mặt biển. Nếu không có thiết bị đặc biệt thì sẽ không thể cắt được. Chúng tôi khẳng định việc cắt cáp này là có chủ ý và có sự chuẩn bị của phía TQ.
Khu vực khảo sát nằm rất sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN. PVN đã nhiều lần thực hiện nhiệm vụ khảo sát ở khu vực trong khuôn khổ thềm lục địa của VN nhưng đây là lần nghiêm trọng nhất mà các tàu hải giám của TQ vào sâu vùng biển của VN, không có cảnh báo và không đáp lại cảnh báo của VN và cố tình phá hoại và cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí của PVN.
Trong quá trình bị cản trở như vậy, thuyền trưởng tàu Bình Minh 02 và các cán bộ trên tàu đã nhiều lần khẳng định với các tàu TQ đây là vùng biển của VN, hoạt động của Bình Minh 02 là hoạt động bình thường của PVN. Chính vì vậy chúng tôi khẳng định việc khảo sát ở khu vực này là hoạt động bình thường của VN và hiện chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.