vendredi 17 juin 2011

Tưởng niệm 81 năm Ngày Tang Yên Bái (17/06/1930 – 17/06/2011)

Posted on June 17, 2011 by doivienxu

Không thể bịt miệng một Dân Tộc !


Tưởng niệm 81 năm Ngày Tang Yên Bái (17/06/1930 – 17/06/2011)

Đây là điều nhắc nhở ta rằng – Không thể bịt miệng một dân tộc

Mà người ta không thể khuất phục – Băng lưỡi kiếm của đao phủ
Luis Aragon

Aragon viết tháng 6-1930 trên báo Công đoàn Paris về khởi nghĩa Yên Bái.



Tưởng niệm 81 năm Ngày Tang Yên Bái (17/06/1930 – 17/06/2011) 

 
“Anh đã là người yêu nước, không làm trọn được nghĩa vụ cứu nước, anh giữ lấy linh hồn cao cả để về dưới suối vàng, chiêu binh rèn súng đánh đuổi quân thù. Phải chịu đựng nhục nhã mới mong có ngày vẻ vang. Các bạn đồng chí còn sống lại sau Anh, phải phấn đấu thay Anh, để đánh đổ cường quyền mà cứu đồng bào đau khổ.” Nguyễn Thị Giang, Yên Bái, 17.06.1930. 


Ngày nay, khu lăng mộ và tượng đài Nguyễn Thái Học và các anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) tọa lạc trong Công Viên Yên Hòa thuộc tỉnh Yên Bái (Yên Báy).
Tỉnh lỵ nằm dọc theo sông Hồng, phiá Tây Bắc của Hà Nội, và cách thành phố này 150 Km. Công viên rộng khoảng 30 mẫu ta, nằm trên đại lộ Nguyễn Thái Học, con đường chính của Yên Bái. Vị trí công viên Yên Hòa được đặt tại “Nhà Máy Xay” cũ, nơi đã đặt máy chém, gần sát khám đường của Tỉnh lỵ.
Phía sau là một dòng sông. Giữa dòng có núi, trên núi có nhiều miếu và đền. Tượng Nguyễn Thái Học và các liệt sĩ hướng về phía Đông Nam. Các pho tượng trông rất giống và hữu thần, nhất là tượng Xứ Nhu. Sau tượng Xứ Nhu là tượng của một binh sĩ VNQDĐ.
Cổng có hàng chữ di ngôn của Nguyễn Thái Học: “KHÔNG THÀNH CÔNG CŨNG THÀNH NHÂN”, được chống đỡ bằng 17 trụ cột xây bằng xi-măng cốt sắt, hình bán nguyệt. Mỗi trụ cột tượng trưng cho một vị anh hùng đã hi sinh vì Tổ Quốc tại Yên Báy. Một khối đá hình thang đối diện với phần mộ có khắc câu : “CHẾT VÌ TỔ QUỐC CHẾT VINH QUANG”. Khối đá đen này là nơi an vị hài cốt của 17 liệt sĩ.
Sáng sớm ngày 17 tháng 6 năm 1930, mười ba vị anh hùng bước lên đoạn đầu đài ở Yên Bái, nơi 4 vị khác đã bị hành hình trước đó mấy tháng (8.03.1930). Cạnh đó là một bia đá đồ sộ khắc tên 17 vị anh hùng vị quốc vong thân:
1-Nguyễn Thái Học. 2-Phó Đức Chính. 3-Bùi Tư Toàn. 4-Nguyễn An. 5-Đào Văn Nhít. 6-Bùi Văn Chuẩn. 7-Hà Văn Lạo. 8-Ngô Văn Du. 9-Nguyễn Đức Thịnh. 10-Nguyễn Văn Tiềm. 11-Đỗ Văn Tư (Sứ). 12-Bùi Văn Cửu. 13-Nguyễn Như Liên. 14-Nguyễn Văn Thinh. 15-Nguyễn Thanh Thuyết. 16-Ngô Hải Hoàng. 17-Nguyễn Hát Thuần.
Đọc Thêm : http://www.nguyenthaihocfoundation.org/m_thuvien_memorial.php