mercredi 22 juin 2011

Đánh mất lòng dân nhưng được lòng Trung Quốc

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, Bangkok
2011-06-21


Trong những bài trước trình bày về việc dân chúng xuống đường biểu tình rầm rộ ở Hà Nội và Saigon, thể hiện thái độ cương quyết chống hành động uy hiếp, lấn lướt, bành trướng của Trung Quốc, mà không có sự xuất hiện của quan chức nhà nước và đại biểu quốc hội. 


 
Source Nguyễn Bá Chổi(danlambaovn.blogspot.com)

Tôi Phan Nguyên, là người bị bắt (các bạn có thể nhìn thấy tôi trong bức ảnh nóng nhất ngày 12/06/2011) trông như một con vật giữa thế kỷ 21 này…”
Kỳ này, những lời phát biểu của một số người từng tham gia biểu tình, cho biết vì sao, cuộc tập họp xuống đường, chủ nhật vừa qua ở Saigon, không thành và liệu phong trào chống bá quyền nước lớn, có thể bùng phát mãnh liệt như những ngày đầu tháng 6, ở hai miền Nam Bắc, hay không?

Chế độ công an trị đã thành công tại Sài Gòn? 

Vì sao số người biểu tình kém hẵn, không có tuần hành, xuống đường, hô hào vang đội ở Saigon như hai chủ nhật 5 và 12 tháng 6, nhà văn Nguyễn Viện giải thích:
“Thứ nhất, những người từng đi biểu tình đều bị công an “cầm giữ” ở nhà hết, như anh Quân, Huỳnh Tấn Mẫm, bản thân tôi cũng vậy. Phần lớn những người khác, sau cái sôi nổi ban đầu, nhiệt huyết giảm dần xuống, việc kiểm soát của chính quyền cũng kỷ hơn, người ta khó mà thực hiện những cuộc tụ tập hơn.”
Anh Kim Duy, cựu sinh viên kiến trúc, hai lần tham gia biểu tình, bị công an bắt, vừa qua thì không được ra khỏi nhà, kể lại về việc nhân viên an ninh trà trộn vào đám đông:

Ai la nhiều là bị chộp cổ lôi ra ngoài, tôi chứng kiến rõ, người tổ chức la khẩu hiệu, nó nhào vô, hất ra, chộp cổ, đánh, người ta phản đối. Tôi lấy máy chụp hình, nó kêu lấy máy của nó, lúc đó tôi chưa bấm kịp, nó đang đánh người ta.
Một người dân Saigon

“Không còn nghi ngờ gì nửa, tất cả các cuộc xuống đường ở Saigon mà Kim Duy trực tiếp tham gia mang tính chất tự phát cao, đường đi nước bước cũng như là thông điệp cách làm của 2 cuộc biểu tình trên. Có nhóm người rất khó xác minh, luôn có hành động đi ngược lại đám đông đi biểu tình. Số người này rất đông, điều đó đã tạo nên cảm giác e ngại, cho những người biểu tình chân chính, nghi ngại lẫn nhau trong


Một người đàn ông bị công an mặc thường phục 

bắt trong lúc đang tuần hành phản đối Trung Quốc 
tại Sài Gòn hôm 12/6/2011. Photo by Quang Dư 

nhóm người đi biểu tình, gây nhiều phiền toái, trở ngại, ngại cản, hướng đi trong sáng, của những người biểu thị lòng yêu nước của mình. Lúc đầu rất hăng hái, đông, sau đó giảm dần và thậm chí bị triệt tiêu ngày 19 vừa qua.”
Một người dân Saigon cùng tham gia cả ba lần tập họp liên tiếp để phản đối Trung Quốc cho biết:
“Kêu bằng anh Hai được rồi… để cho nó lắng dịu xuống chút xíu, rồi mình sẽ ấy… bởi vì lực lượng quá đông còn tăng cường lực lượng khác nửa, kể cả dân quân, trật tự đường phố, tự vệ, tất cả trà trộn vô, bận sắc phục, đồ civil, công an trà trộn vô đó. Ai la nhiều là bị chộp cổ lôi ra ngoài, tôi chứng kiến rõ, người tổ chức la khẩu hiệu, nó nhào vô, hất ra, chộp cổ, đánh, người ta phản đối. Tôi lấy máy chụp hình, nó kêu lấy máy của nó, lúc đó tôi chưa bấm kịp, nó đang đánh người ta, mình chụp hình đưa lên mạng. Và lại mình không có khối đoàn kết lớn, từng nhóm, bị chia cắt ra, nó bao vây, mình 100 người thì nó 3, 40 chục người trà trộn vô, mình đi tới đâu, nó bao tới đó, không vô sứ quán được, nằm cách đó mấy trăm mét, tất cả đường vô đó bị chặn hết, không để như thời điểm ban đầu, mình còn vô lọt”.

Không chỉ riêng người Saigon mà người miền Nam bao nhiêu năm nay đã bị đè nén, trong sự sợ hải, lúc nào cũng lo lắng, sợ người ta quy mình là thành phần “Mỹ Ngụy”
Blogger Tạ Phong Tần

Blogger Tạ Phong Tần, bị công an ngăn cản không cho ra khỏi nhà, ba chủ nhật liên tiếp, nói lên tâm lý chung của người dân miền Nam, ngại bị đàn áp:
“Không chỉ riêng người Saigon mà người miền Nam bao nhiêu năm nay đã bị đè nén, trong sự sợ hải, lúc nào cũng lo lắng, sợ người ta quy mình là thành phần “Mỹ Ngụy”, mặc dầu đó không phải là hành vi hay lý do để buộc tội, hồi xưa đúng là như vậy, ai có dính dáng gì đến “Mỹ Ngụy”, coi như có tội rồi, họ hình thành một thoái quen cam chịu sợ hải, không dám đấu tranh, sợ bị đàn áp.”

Sợ Trung Quốc biết người dân Việt phẫn uất? 

Theo nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyễn thì sở dĩ biểu tình lần thứ 3 không thành, vì chánh quyền nhất quyết ngăn chặn bằng đủ mọi cách:
“Mặc dù không có người lãnh đạo nhưng các em (thanh niên) đã làm tốt vai trò của mình, khi khơi dậy lòng yêu nước của bản thân mình và những người xung quanh mình. Riêng ngày 19 tháng 6 là không diễn ra biểu tình tại Saigon được, có nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề lực lượng công an thành phố Hồ Chí Minh đã giám sát rất chặt chẻ, mọi gốc đường, gốc phố, ngăn chặn xuống đường. Trước đó, họ đã làm việc với những người, cho là nồng cốt các cuộc biểu tình vừa qua, không muốn xuất hiện, ngày 12 tháng 6 cũng có hàng loạt bắt bớ xảy ra, gây sự e dè cho thanh niên trẻ, nhưng các em sẽ lấy lại bình tỉnh.”
Anh Hai Saigon có mặt từ sáng sớm chủ nhật 19 tháng 6, chờ tham gia biểu tình, như hai lần trước, cho rằng thời cơ chưa đến:

Trong khi người ta xâm phạm lãnh hải của mình, tùm lum thì không biết làm gì hết, cứ xoa dịu, nắn ngọt này kia thôi, như vậy, đâu có ra cái gì đâu?”
Anh Hai Saigon



 

Sáng 19 tháng 6, 2011 ở Saigon, hàng trăm người đã đến ngồi rải rác quanh khu vực nhà thờ Đức Bà. “Chắc phải chờ cơ hội khác tiếp tục phản đối Trung Quốc, thấy tình hình trên báo chí, nói tàu hải quân Việt Nam phối hợp với Trung Quốc tuần tra ven biển, thăm Trung Quốc … Trong khi người ta xâm phạm lãnh hải của mình, tùm lum thì không biết làm gì hết, cứ xoa dịu, nắn ngọt này kia thôi, như vậy, đâu có ra cái gì đâu?”
Nhà văn Nguyễn Viện không đặt hy vọng là sẽ có những cuộc biểu tình sôi nổi, quy mô như những lần trước:
“Những dịp biểu tình như những người khác hay tôi đi, hai lần, đó là tình yêu nước bộc phát, thực ra chả có tổ chức nào, không có gì chuyên nghiệp trong chuyện này cả, hỏi tôi về một phương pháp nào thì chắc hoàn toàn tôi chịu thua.”
Blogger Tạ Phong Tần nói là ở Saigon có những sinh hoạt khác thu hút thanh niên, sinh viên tham gia nồng nhiệt hơn là biểu tình chống ngoại bang xâm lấn đất nước mình:
“Những cuộc tụ tập ủng hộ đá bóng, chào đón ngôi sao Hàn Quốc, sao này, sao nọ trên thế giới đến Việt Nam, quy mô, rầm rộ hơn các cuộc biểu tình, để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, chủ quyền đất nước. Mấy chục năm nay, người ta đã đào tạo cho thanh niên có tư tưởng ăn chơi, hưởng thụ, biết bản thân mình thôi, xung quanh thế nào, mặc kệ.
Báo chí phải lên tiếng nói rằng, Việt Nam bây giờ theo chủ nghĩa “Mác Kê Nô” có nghĩa là “mặc kệ nó”. Thành phần chủ yếu biểu tình là thanh niên, sinh viên trẻ, một số ít người trí thức, trẻ thì bị đàn áp, đủ thứ áp lực, không ai bênh vực bảo vệ. Sinh viên đi biểu tình bị đuổi học, đuổi khỏi nơi ở trọ, không chổ dung thân, làm sao họ đi biểu tình được?”

Người dân Saigon thắc mắc vì sao hôm 19 tháng 6 vừa qua, xuống đường biểu tình ôn hòa, chống chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh bị ngăn cấm triệt để, bị xem là “phản động”, trong khi tại Hà Nội mọi người được tuần hành đông đảo như những chủ nhật trước? Phải chăng đó là sự phân biệt giữa Nam Bắc



Cuộc biểu tình thành công ở Sài Gòn ngày 12 tháng 6, 2011.

Source Dám làm báo.Photo Cao Lập 

Nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyễn tin rằng biểu tình chống Trung Quốc sẽ tiếp tục diễn ra để biểu lộ lòng yêu nước bằng thái độ ôn hòa:
“Những thanh niên sinh viên hãy suy nghỉ lại chuyện mình làm là không sai, hãy mạnh dạn hơn, qua các cuộc biểu tình, thì thanh niên, sinh viên Saigon có tinh thần yêu nước rất cao, họ quan tâm đến sự nguy hiểm đối với nền an ninh quốc gia. Họ làm chủ được cuộc biểu tình, cũng như tương lai của mình, hãy cùng xuống đường, trong trạng thái ôn hòa, lực lượng an ninh có nhiệm vụ phải bảo vệ cuộc biểu tình, nếu nhà nước tiếp tục cấm đoán những cuộc biểu tình này, vấn đề ủng hộ của dư luận quốc tế sẽ không cao.”
Người dân Saigon thắc mắc vì sao hôm 19 tháng 6 vừa qua, xuống đường biểu tình ôn hòa, chống chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh bị ngăn cấm triệt để, bị xem là “phản động”, trong khi tại Hà Nội mọi người được tuần hành đông đảo như những chủ nhật trước? Phải chăng đó là sự phân biệt giữa Nam Bắc, như thực dân Pháp đã từng áp dụng chính sách “ chia để trị”, khi họ xâm chiếm đất nước Việt Nam vào thế kỷ 19?