mardi 7 juin 2011

Toàn cảnh cuộc biểu tình chống Trung Quốc

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, Bangkok

2011-06-07
Sáng ngày 05/06/2011, hàng ngàn người đã tham gia biểu tình tuần hành tại Hà Nội & TPHCM để phản đối Trung Quốc.

Photo: Dan Lam Bao's blog
Tại TP.HCM, đoàn biểu tình tuần hành trên tất cả 
các tuyến đường dẫn đến Lãnh sự quán TQ.

Đòi lại công bằng Có mặt bên ngoài Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội ngay từ sáng sớm hôm nay, một bà lão tham gia đoàn người biểu tình kể lại với phóng viên RFA.

Chúng tôi rất mong muốn các đại sứ quán của ông Tàu ở trên các nước mà có người Việt, nhất là kiều bào ở nước ngoài các anh làm sao để đồng khởi cùng một lúc ở tất cả các đại sứ quán của Tàu.
Một người dân
Cụ bà đi biểu tình: Thế ngày hôm nay là ngày biểu tình, tức là Trung Quốc nó làm việc, bây giờ tất cả học sinh đến biểu tình và cổ vũ, nói rằng là bây giờ tại sao Trung Quốc lại đánh chiếm Hoàng Sa, cho nên là tất học sinh, các cơ quan uất ức biểu tình đòi lại, trước nhất đòi lại công bằng, hợp lý và tự do của mọi người dân. Tôi ở Tuyên Quang. Năm nay tôi 86 tuổi. Công an thì cả hàng năm sáu trăm người, còn dân thì cả nghìn người ấy. Rất đông lắm! Đang biểu tình, nó đem các xe đến và các dụng cụ nó đẩy đến để nó rào, nó không cho người vào. Nó đưa các hàng rào vào, nó không cho dân vào tới chỗ sứ quán. Nó đuổi ra hết, nó đuổi ra bên ngoài cái hàng rào.
Cụ bà Phạm Thị Kim Thu nhìn thấy rõ cảnh công an đang trấn áp đoàn người biểu tình:
Cụ bà Phạm Thị Kim Thu: Thế nó giải tán gần hết, nó đuổi hết. Nó đưa hàng rào công an, nó đưa dây, rồi nó đưa dùi cui đến để nó nếu ai không ra nó dí nên ai cũng sợ phải chạy ra ngoài cái vòng dây này. (Có tiếng loa vang lên) Công an nó bắt loa lên kia kìa. Đấy, công an nó bắt loa lên đấy. Nó quây hết bao nhiêu người đang biểu tình, nó đưa xe đến nó hốt lên kia kìa.

305250
Các bậc nhân sĩ trí thức biểu tình ôn hòa đòi công lý và hòa bình trên biển Đông. Photo couresy of danlambao. 
Tôi già rồi, tôi không dám xem, xem sợ nó xen vào ngã. Thế phải đứng bên ngoài vòng vây. Đấy, úi giời kia kìa, đấy nó kéo người lên kia kìa. Đấy nó kéo người còn hơn đế quốc. Đế quốc đâu có đàn áp dân như thế này đâu. Đế quốc ai chống lại nó nó mới tàn ác chứ còn với dân ai lại tàn ác thế này! Người ta ủng hộ đòi tự do cho mọi người dân mà nó đàn áp thế kia kìa. Ối giời ơi, giời! Nó lôi, nó lôi thanh niên, nó lôi đàn bà, nó lôi lên xe kia kìa. (Cụ bà khóc) Ối giời ơi, có ai thấy cảnh này không? Một số người khác ở xa cũng muốn tập trung về Hà Nội xuống đường, nhưng đã bị công an ngăn cản không cho rời khỏi nhà:
Một người dân phát biểu: Đây là cái việc bảo vệ không trọn vẹn của lãnh thổ, đây là cái việc nhu nhược của đất nước Việt Nam. Thế chúng tôi là có tổ chức để đi ra Hà Nội, thế thì cái trường hợp tổ chức tiến hành này là bị công an người ta biết được, có điện thoại người ta nắm được, thế là nó chốt giữ toàn bộ và chốt tại nhà. Nó biến cái nhà ở của người dân trở thành cái nhà tù, không được ra ngoài, không được quan hệ với xã hội bên ngoài.
Đây là việc kiềm hãm phát triển của dân tộc. Mà nhất là nhân viên công lực bên chỗ công an khu vực. Cái việc nó lộng hành, nó tùy tiện biến nhà ở của người dân thành một nhà tù và biến con người không có tội trở thành những người bị tù đày ở tại nhà. Chúng tôi rất là bức xúc trong việc không thể đi ra sứ quán, hôm nay chúng tôi không thể có mặt được chỗ đại sứ quán Tàu. Vấn đề chúng tôi rất mong muốn các đại sứ quán của ông Tàu ở trên các nước mà có người Việt, nhất là kiều bào ở nước ngoài các anh làm sao để đồng khởi cùng một lúc ở tất cả các đại sứ quán của Tàu ở Bangkok ở Thái Lan, ở Mỹ rồi thì ở các nơi cùng một thời điểm, đó là cái mong muốn nhất của những người dân. Và bây giờ cần phải có những truyền thông của các anh để loan tải trong công việc này.
Tiếp tục đưa tin về hai cuộc biểu tình lớn ở Hà Nội và Sài Gòn, nhà văn Nguyễn Viện đang có mặt trong đoàn tuần hành qua các đường phố lớn của Sài Gòn thuật lại với RFA:
Nhà văn Nguyễn Viện: Cuộc biểu tình đã diễn ra ở Sài Gòn vào lúc đúng 8 giờ sáng, được dẫn đầu bởi một nhóm có thể nói là chuyên gia biểu tình của thời trước năm 1975, dẫn đầu là ông giáo sư Nguyễn Đình Đầu . Cùng với GS Nguyễn Đình Đầu là nhà thơ Nguyễn Quốc Thái, ông Lê Hiếu Đằng, ông Huỳnh Tấn Mẫm, ông Lê Công Giàu và ông Cao Lộc.
Cuộc biểu tình đã diễn ra ở Sài Gòn vào lúc đúng 8 giờ sáng, được dẫn đầu bởi một nhóm có thể nói là chuyên gia biểu tình của thời trước năm 1975, dẫn đầu là ông giáo sư Nguyễn Đình Đầu .
Nhà văn Nguyễn Viện
Đầu tiên thì họ tập trung ở chỗ đầu Nhà Thờ Đức Bà, cũng phải rất nhiều tranh luận với nhân viên công lực họ mới có thể bắt đầu được. Người đầu tiên mà đưa biểu ngữ lên đó là ông Hồ Cương Quyết tức là một người Pháp (mang quốc tịch Việt). Sau đó thì các biểu ngữ được bung ra và được trao cho các bạn sinh viên. Và cho tới thời điểm này thì số người tham dự lên đến trên hơn một ngàn người, đi từ ở tòa lãnh sự quán Trung Quốc, sau đó họ hô khẩu hiệu "Đả đảo Trung Quốc", "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", "Hòa bình và công lý trên  Biển Đông". Họ đi qua Nhà Thờ Đức Bà, qua đường Lê Lợi, qua chợ Bến Thành, vòng về Dinh Thống Nhất, số người tham gia ngày càng đông.

Công an khắp nơi

Ngoài việc đối phó với đoàn người biểu tình ở Sài Gòn ngày càng đông hơn, lực lượng công an cũng được tăng cường tới những cơ sở tôn giáo như Chùa Liên Trì ở Phường An Khánh, Quận 2.  Một dân oan  có mặt nơi đó kể lại:
Dân oan ở Chùa Liên Trì: Về phía nhà nước - an ninh đó thì họ mời những người, những đối tượng chống Trung Cộng quyết liệt, chẳng hạn nhóm trong Sài Gòn là Câu Lạc Bộ Tự Do, trong đó có nhà văn Bùi Chát và những người khác nữa là đã bị mời. Nó rất là ngộ như vậy đó, mà trong khi báo chí nhà nước Việt Nam và phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao như là bà Nguyễn Phương Nga cũng nói là "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", chỉ có tới lúc này thì họ mới thể hiện cái tấm lòng yêu nước của họ mà qua các hành động cử chỉ theo tôi nghĩ, tôi là một người dân oan, tôi nghĩ nhà nước Việt Nam phải ủng hộ họ chớ tại sao lại như vậy? Ngày hôm nay đặc biệt khác thường, tôi đến Chùa Liên Trì, tôi ở Sài Gòn tôi đến rất là sớm thì tôi thấy an ninh mật vụ cũng đã ngồi sẵn ở trước quán trước Chùa Liên Trì rồi.
hn11-305250
Đoàn người biểu tình tuần hành qua Thuỷ Tạ, Hà Nội. Kami's blog. 
Thì như quý vị cũng biết là hôm nay Sài Gòn có một một cuộc biểu tình thì họ rải an ninh khắp nơi. Họ sợ mà. Nói chung cái gì họ cũng sợ, Trung Cộng nó xâm chiếm họ không sợ mà chỉ sợ dân trong nước, không biết ra làm sao nữa! Blogger thứ ba ở Sài Gòn là cô Tạ Phong Tần bị công an đến bắt ngay tại nhà khi cô chuẩn bị đi lễ nhà thờ. Chị Thu Trang, một dân oan báo tin cho RFA:
Chị Thu Trang: Vào lúc 7 giờ rưỡi sáng nay tại trước cửa nhà chị Tạ Phong Tần đang ở tức là số 83 đường Trần Quốc Toản, chỉ bước ra đường để mà đi lễ đó anh, chỉ mặc áo dài chuẩn bị đến nhà thờ để dự lễ thì bị công an đến bắt đưa đi và cho tới bây giờ thì vẫn chưa có được thông tin bào về chị Tần cả. Thì chị Dương Thị Tân cũng đang chờ chị Tần đến nhà để cùng ăn bữa cơm gia đình vào mỗi ngày chủ nhật thì chỉ chờ mãi mà vẫn không được tin của chị Tần hết. Và chúng tôi cũng được biết Người Buôn Gió cũng bị bắt, blogger Mẹ Nấm cũng bị bắt, và hôm nay tới phiên Tạ Phong Tần bị bắt giữ, và còn rất nhiều nhà dân chủ ở trong nước đang bị bao vây ở tất cả các ngõ, không ai ra ngoài được hết ạ.
Kế đó chị Dương Thị Tân, vợ blogger Điếu Cày, cũng xác nhận điều đó và cá nhân chị cũng gặp nhiều rắc rối:
Chị Dương Thị Tân: Họ cũng chốt ở cửa nhà tôi từ sáng sơm, rất là đông người ngồi ở đó, tôi không ra ngoài được. Sáng sớm có nghe cô Tần nói là "Họ ở trước cửa nhiều lắm, em vẫn cứ đi lễ. Nếu đi lễ được thì buổi trưa em sẽ về đây". Cổ bảo thế, nhưng mà khi mở cửa ra là người ta bắt luôn, đến giờ này cũng chưa thấy gì cả. Những người khác họ cũng chốt ở cửa như thế . Họ xét thấy không phải là những người muốn tham giạ biểu tình thì họ cứ đi theo.
Là người tham gia đoàn biểu tình ngay từ lúc đầu, nhà văn Nguyễn Viện cho biết là cuộc tuần hành rầm rộ với sự hưởng ứng của hàng ngàn người đã kết thúc vào bữa trưa hôm chủ nhật:
Tại sao Trung Quốc lại đánh chiếm Hoàng Sa, cho nên là tất học sinh, các cơ quan uất ức biểu tình đòi lại, trước nhất đòi lại công bằng, hợp lý và tự do của mọi người dân.
Một Cụ Bà
Nhà văn Nguyễn Viện: Khoảng 11 rưỡi thì nhóm biểu tình ở Sài Gòn cắt làm ba khúc, sau đó đến khoảng sau 12 giờ thì tôi thấy mọi người tan hàng tôi mới theo một nhóm tan hàng đi về phía ngã thành phố và họ tan hàng ở phía đó.
Qua liên lạc với một nhóm thân hữu ở Hà Nội thì ông biết là đoàn biểu tình trước sứ quán Trung Quốc cũng đã giải tán sớm hơn:
Nhà văn  Nguyễn Viện: Một số người bạn cho biết thì họ biểu tình từ lúc 8 giờ 15 và đến kết thúc vào lúc 10 giờ.
Qua câu chuyện với phóng viên RFA, ông Viện kể tên một số nhân vật mà ông cho là có tầm vóc hiện diện trong đoàn biểu tình quanh đường phố Sài Gòn:
Nhà văn Nguyễn Viện: Trong số những người mà tham gia biểu tình ngày hôm nay, tức là trực tiếp tham gia biểu tình và một số người quan sát thì tôi thấy một số nhân vật rất đáng kể. Thì trong số những người tham dự hôm nay mà tôi đã gặp, đầu tiên có thể kể là bà Thu Hồng tức là Beo Blog bây giờ là tổng biên tập báo Thể Thao Thành Phố, nhà lý luận phê bình Phạm Xuân Nguyên - đương kim chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội, và bà Thế Anh - cựu phó giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin TP.HCM, Giáo sư Chu Hảo, nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà báo Huy Đức. Tôi cũng đã gặp trong số những người khác có nhà báo Nguyễn Trọng Thức, cựu tổng thư ký tờ báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, ông Nguyễn Trung Chánh báo Sài Gòn Tiếp Thị. Nói chung là có khá nhiều người nổi tiếng.
Về kết quả biểu tình chống Trung Quốc, nhà văn Nguyễn Viện nhấn mạnh:
Nhà văn Nguyễn Viện: Cuộc biểu tình đã diễn ra trong một không khí vừa trật tự mà đồng thời cũng rất sôi nổi. Những khẩu hiệu không ngừng được vang lên trong một không khí hừng hực tinh thần yêu nước và sự đấu tranh cho  sự vẹn toàn lãnh thổ.


Đỗ Hiếu, RFA
Bangkok, Thái Lan