mardi 19 avril 2011

Hán ngày nay là cái gì ?


1 -  BÀN VỀ NỘI DUNG BÀI DIỄN VĂN NHẬM CHỨC .

Đối với nững người biết việc thì một Tổng-Thống Cộng-Hòa hay Dân-Chủ đọc bài diễn văn nhậm chức ngày 20-1 vừa qua thực ra không quan trọng bằng chính nội dung bài diễn văn ấy . Quả thực đó là một trong số những bài diễn văn được coi là viết ngắn gọn,xúc tích,hàm chứa cả một một kế hoạch cụ thể mà Hoa-Kỳ sẽ thực hiện trong tương lai đối với các vấn đề quốc nội cũng như quốc-tế . Đó là bài diễn văn mà những người Việt kiên định với tự do,dân-chủ,yêu thương con người và hết lòng hết dạ chăm lo cho tương lai của dòng tộc Việt hằng mong đợi đã từ lâu . Sau rất nhiều gian khổ với biết bao nỗi đắng cay tủi nhục mà chúng ta và nhiều dân tộc linh lạc khác trên địa cầu này đã phải chịu đựng trong thời gian khá dài đã qua , bài diễn văn mà Tổng-Thống Barack H. Obama trong lễ nhậm chức trước gần hai triệu người dự khán đã như một làn gió mới trong lành , mát mẻ đem lại sức sống và niềm hy vọng cho hàng tỷ người hiện đang sống tại nhiều châu lục trên trái đất này , trải dài từ Châu-Phi , Nam-Mỹ đến Á-Châu cũng như Trung-Đông .

Dĩ nhiên khó khăn còn nhiều vì các thế lực cực đoan cũng như chủ nghĩa bành trướng Đại Hán vẫn không từ bỏ tham vọng bành trướng thông qua bóc lột,chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên của nhiều châu lục khác nhau được ngụy trang dưới vỏ bọc là tự do thương mại toàn cầu . Hán xử dụng các dự án đầu tư nhắm vào các vùng giầu tài nguyên thiên nhiên như một vỏ bọc cho việc di dân Hán đến đó sinh sống như bước đầu của kế hoạch xâm lăng Hán – hóa các vùng ấy thông qua xúi dục bạo loạn dựa vào các mâu thuẫn chủng tộc , cũng như các tồn tại do thời kỳ thực dân còn sót lại , hoặc các di lụy của cuộc chiến tranh lạnh đã qua .

Hán ngày nay là cái gì ? Chủ nghĩa Xã-Hội hiện đại chăng ? Chủ nghĩa dân-chủ hiện đại chăng ? Khổng-học tân thời chăng ? Không , xã hội Hán cũng như cách mà những người lãnh-đạo Hán ở Trung-Nam-Hải thể hiện cho thấy  “ Hán vẫn là Hán như ngày xưa cách nay trên 5,000 năm khi thời đại Hoàng-đế bắt đầu . Hán học và hội nhập vào xã hội Bách-Việt để rồi dùng bạo lực xâm lăng và hủy diệt Bách-Việt “ . Hơn 5,000 năm trước Hán đi vào con đường ấy , ngày hôm nay đây Hán vẫn tiếp tục đi vào con đường ấy như một lời nguyền  , như một thói quen của loại thú hoang dã (họ nói đến totem sói cũng cùng ý này) . Hán bất chấp các đe dọa từ thiên nhiên đang rình rập xung quang trái đất nhỏ bé này , Hán không chấp nhận đường hướng mà cả nhân loại này -sau biết bao gian khổ mất mát hy sinh , trải qua biết bao sai lầm - đã học hỏi được . Và ngày nay đang muốn vươn lên phía trước với những ước mơ về một xã hội loài người sao cho mang nặng tính người hơn so với quá khứ , cũng như cố sửa chữa lại trái đất này hiện ngày càng trở nên nóng hơn . Đó là đe dọa cụ thể và cấp bách . Hán không đóng góp gì vào việc đầy lùi các đe dọa ấy , thay vào đó Hán chủ trương tàn phá trái đất này một cách có hệ thống . Hán có tội với người và với thiên nhiên vậy .

Như thế Hán thực sự là gì ? Thực ra Hán là một lò tham nhũng thâm căn cố đế do lịch sử của Hán đã để lại như thế . Hán bảo rằng , tiền nào cũng là tiền , nước Mỹ cũng đã từng mua nô lệ từ Châu-Phi cũng như diệt người gốc thổ dân để làm giầu . Như thế đồng tiền của Mỹ,sự giầu sang của Mỹ cũng bắt nguồn từ đồng tiền chả sạch sẽ gì . Mỹ làm được thì Hán làm được . Thời thuộc địa đã đi vào dĩ vãng xa xưa , các sai lầm ấy đã được sửa chữa và sẽ được sửa chữa trên quy mô rộng ,đều khắp và toàn diện để đem lại cho thế giới này một bộ mặt mới , một văn minh mới đang hình thành trong thực tế .

Bài diễn văn nhậm chức của Tổng-Thống Obama khẳng định điều đó . Khi nói về các quốc gia tham nhũng và độc tài ,Ông Obama đã ám chỉ nhiều quốc gia dù ngụy trang dưới bất cứ mỹ từ nào , đã xử dụng độc tài như một phương tiện tối hậu để tham nhũng ; vơ vét tài nguyên thiên nhiên , công sức lao động cần cù của biết bao người lao động đang phải sống khống khổ, dãi nắng dầm mưa,áo không đủ mặc , ăn không đủ no , con cái không được học hành , dân chúng không được chăm sóc y tế tối thiểu , không có nước sạch để uống . Gần một nửa nhân loại đang phải sống như thế , họ có quyền được sống cho ra sống . Trước các cản trở của Hán , không một giải pháp chính trị toàn cầu nào được tiến hành đến nơi đến chốn để đem lại cho những con người khốn khó đó một tia hy vọng dù cỏn con . Các vấn đề Dafur ,Somalia , Zambia là những thí dụ điển hình .

Xem xét ngọn nguồn vấn đề toàn cầu hiện nay cho thấy , mạng lưới khủng bố quốc tế , việc lan tràn vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt , các bất ổn ở nhiều nơi trên thế giới , các tổ chức tội ác xuyên biên giới cũng như nhiều quốc gia hiện hoặc đang có khuynh hướng tiến tới độc tài đều có bàn tay của Hán nhúng vào ở phía sau . Trước các vấn đề ấy , Tổng-Thống Obama đã nói rõ : “ Ông sẵn sàng thương thuyết trên căn bản là các quốc gia ấy phải chấp nhận thay đổi cách nghĩ cách làm của mình , tức là phải tỏ ra có trách nhiệm và thi hành nghiêm chỉnh các trách nhiêm ấy “

Khi câu này được nói tới trong bài diễn văn nhậm chức thì ta lại phải xét trong bối cảnh ấy mới được . Khi nhắc tới Gettyburg , Normandi , Khe-Sanh , Tổng-Thống Obama muốn chuyển đến cho tất cả các quốc gia hiện bị cai trị bởi các nhóm cầm quyền tham nhũng và độc tài một tín hiệu rất rõ rệt : “ Các anh thay đổi nếu không chúng tôi thay đổi các anh , nếu cần phải xử dụng bạo lực chúng tôi cũng sắn sàng xử dụng để cứu vớt hàng tỷ người đang phải sống dưới mọi hình thức gông cùm khác nhau do các anh áp đặt “.

Hoa-Kỳ cho dù đã có phạm các sai lầm trong quá khứ , nhưng họ biết sửa chữa các sai lầm ấy , biết và dám nhận lỗi để tự hoàn thiện mình để trở thành một quốc gia đa sắc tộc,tôn giáo , tự do , dân chủ . Đất nước này đã trở thành vườn địa đàng của những ước mơ về một thế giới mới ngày càng hoàn thiện hơn , về những con người ngày càng vĩ đại hơn vì các khám phá vô biên mà chỉ có hệ thống xã hội dân chủ khai phóng trí tuệ con người thuộc đủ mọi văn hóa chủng tộc tôn giáo khác nhau có thể cùng ngồi lại với nhau trong sự tương kính ; cùng một mục tiêu chung là cố công hiến các hiểu biết của mình cho một thế giới mới một văn minh mới đang cấu trưởng và thực tế dang hình thành từng bước vững chắc và có hệ thống .

 Đó là một đất nước vĩ đại dành cho những con người có đầu óc vĩ đại cùng đến đây với tâm lành - cho dù chưa chắc họ phải ở đây hoặc mang quốc tịch Mỹ - để cùng nhau đóng góp công sức trí tuệ cho công việc chung của nhân loại . Hoa-kỳ coi đó là trọng trách tinh thần mà họ tự nguyện gánh vác nhân danh sự tồn vong của nền văn minh này trên trái đất này . Kết hợp trí tuệ toàn cầu là một đòi hỏi cấp bách về mặt tổ chức cũng như đạo đức , điều này cũng chỉ có hệ thống tổ chức xã hội Mỹ , vững trãi về mọi mặt , mới làm được mà thôi . Đó chẳng phải là biểu hiện của trật tự Mỹ ( pax Americana)  như nhiều người vẫn hằng nghĩ .Đó càng không phải là chủ nghĩa thực dân mới . Đó đích thực là trật tự Nhân-Chủ (Pax humocratie) vậy .

Trật tự Nhân Chủ đòi hỏi con người phải tái phân lợi tức sao cho đồng đếu nhau hơn , để tuyệt đại đa số con người không phân biệt châu lục, mầu da,tôn giáo,văn hóa được hưởng các lợi ích do khoa học kỹ thuật đem lại . Trật tự nhân chủ đòi hỏi con người phải thống nhất làm một khối vững chắc để dồn công sức vào việc đẩy lùi bệnh tật , ngèo đói ; đồng thời huy động tài nguyên toàn cầu vào việc ngăn ngừa các thiên tai do con người gây ra cũng như do vũ trụ đem lại ; Trật tự nhân chủ đòi hỏi con người phải biết tiết kiệm bất cứ thứ gì có thể tiết kiệm được để lo cho mai sau và tránh ô nhiễm . Trật tự nhân chủ đòi hỏi phải hình thành một chính quyền toàn cầu , hoàn thiện chính quyền ấy càng nhanh càng tốt . Trật tự nhân chủ không chấp nhận các chủ trương phân liệt tôn giáo , chủng tộc ,mầu da ,văn hóa , độc tài , tham nhũng . Trật tự nhân chủ nhìn nhận thế giới này , con người , văn minh này là một ; không thể tách thành các nhóm chỉ biết quyền lợi nhỏ hẹp của điều mà ta gọi là quốc gia theo cái nhìn cổ điển .

Nhiều người sẽ nói : không , Ông Obama có nói gì đến điều đó đâu . Nếu Ông Tổng-Thống Obama nói thẳng ra như vậy thì đâu còn là bài diễn văn nhậm chức của Tổng-Thống Mỹ nữa . Quý vị nên nhớ rằng những bài diễn văn như thế này được duyệt cực kỳ cẩn thận bởi những bộ óc mẫn tiệp nhất , chính người đọc cũng phải học thuộc lòng không thể sai dù một dấu phẩy ; chỗ nào phải gằn dọng , chỗ nào cần nói nhẹ cũng được các chuyên gia chăm lo đầy đủ . Nếu tinh ý quý bạn sẽ thấy quý ông Tổng-Thống Dân-Chủ thường đọc diễn văn rất trôi chảy ; chỉ có Ông Tổng-Thống Bush là hay bị ngập ngừng vì ông đã ở trung tâm của quyền lực từ khi còn trẻ nên quen nhìn vấn đề trong tổng thể , điều này cũng ảnh hưởng đến cá tính của ông khi làm Tổng-Thống . Nhưng dám quyết định thì khó ai sánh được với ông Tổng-Thống thứ 43 của nước Mỹ .

Đối với thế giới Hồi Giáo , Ông Obama nói rõ :” nhân dân sẽ phán xét những gì quý vị xây dựng , chứ không phải những gì quý vị phá hoại ..” đó là lời trách cứ nghiêm khắc không phải chỉ với nhóm cực đoan Hồi-Giáo không thôi mà với bất cứ chính quyền vô trách nhiêm nào đối với nhân dân nước họ . Xây dựng những cung điện huy hoàng lộng lẫy không phải là xây dựng khi mà dân chúng vẫn phải sống dưới gông cùm của hàng loạt các lý thuyết hoặc niềm tin không tưởng đã quá lỗi thời , được xử dụng như bình phong che đậy cho việc bảo vệ ưu quyền cho cá nhân hoặc phe nhóm . Xây dựng con người mới với những viễn kiến mới là cách thức xây dựng đích thực vậy , để những con người ấy biết cách hội nhập vào văn minh mới để làm thăng tiến cuộc sống của nhân dân từng vùng khác nhau . Đó là sứ mệnh cao cả và là một trách nhiệm mà nhân dân các nước ấy phải tự đứng lên để làm lấy lịch sử cho mình và của mình thôi . Hoa-Kỳ chỉ có thể giúp theo cách mà Hoa-Kỳ có thể làm được . Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó . : “ Các anh không làm thì chúng tôi sẽ lật đổ các anh để chuyển giao quyền lực về tay nhân dân , như đã sảy ra ở Irak hay Afghanistan “ . Qua bài diễn văn này , ta thấy Hoa-Kỳ đã bộc lộ quyết tâm xây dựng lại một thế giới mới và Hoa-Kỳ sẵn sàng đứng nhận trách nhiệm trụ cột cho tiến trình xây dựng ấy .

2 -   BÀN THÊM VỀ THỰC TẾ HIỆN NAY ĐỐI VỚI CUỘC CHIẾN ĐÃ-QUA .

So với bài diễn văn mà Tổng-Thống Bush đọc trong lễ tuyên thệ nhậm chức trước đây 8 năm thì bài diễn văn nhậm chức của Ông Obama cụ thể và rõ ràng hơn nhiều . Như thế đường đi đã định cụ thể không lay chuyển được . Dĩ nhiên , như bất cứ chính quyền nào khác mới vào Bạch-Cung , tiên lễ hậu binh là việc cần theo . Hôm nay đây guồng máy ngoại giao đang chuyển động theo hướng này . Nhưng tôi biết rất rõ rằng các cuộc thương thuyết rồi chẳng đi đến đâu vì Hán đã lún quá sâu vào con đường sai lầm của mình không thể rút lại được nữa .

Khi Ông Obama vừa đắc cử , trên làn sóng này , tôi đã tuyên bố rất rõ rằng :” Ông Obama là Tổng-Thống của tôi , và rằng , mọi người Việt nên một lòng đứng sau lưng Ông Obama vì trách nhiệm của Ông cực kỳ nặng nề nhưng cũng rất mực vinh quang “ . Thực không vô tình khi phát biểu như vậy , vì rằng : “ đã đến lúc Hoa-Kỳ phải mạnh dạn công khai nhận lấy trách nhiệm của mình với thế giới , nếu trì hoãn thì thế giới này sẽ tan rã mau chóng “ .

Trong bài diễn văn nhậm chức , ông nói trực tiếp đến Khe-Sanh trong một trận đánh kéo dài hơn hai tháng trong khu vực chỉ cách biên giới Lào khoảng 10 Km và cách vùng phi quân sự hơn 20 Km . Hà-Nội đã tung hơn 3 sư đoàn đến đó để thử lửa với một lữ-đoàn Thủy-Quân Lục Chiến Mỹ và Tiểu-Đoàn 37 Biệt Động-Quân VNCH . Tướng Giáp muốn tái lập một Điên-Biên-Phủ năm xưa , dù bị thiệt hại nặng , nhưng biến cố tết Mậu-Thân đã làm cho cục diện chiến trường và chính trị thay đổi hẳn (tôi không đi vào chi tiết vụ này) . Vấn đề là cuộc chiến Việt-Nam từ năm 1946 đến 1975 đã tạo ảnh hưởng như thế nào xuyên suốt trong cuộc chiến tranh lạnh , đó mới là điều đáng nói .

Dù cuộc chiến Đông-Dương lần nhất (1946-1954) hay lần hai (1954-1975) thì các tướng lĩnh chỉ huy cao nhất của cả hai cuộc chiến ấy chỉ được đánh bằng một tay trái mà thôi . Quyết định chính trị mới thực sự quan trọng , vì mục tiêu của toàn cuộc chiến tranh lạnh là Liên-Xô là gián-tiếp , Bắc –Kinh trung gian , Hà-Nội hay Sai-Gòn chỉ là phương tiện gây áp lực thôi . Cho nên quân Mỹ ở Việt Nam phải chiến đấu không được phép thắng và chính phủ Việt Nam Cộng-Hòa phải đánh để thua . Có như vậy thì Liên xô mới mau chóng tan rã mà không cần đến chiến tranh nguyên tử ( dĩ nhiên còn lắm mưu kế khác nữa , dịp khác sẽ trở lại) .

Phải chăng cuộc chiến ấy không có lý tưởng và chính nghĩa ? phải chăng các chiến binh VNCH cũng như Mỹ không dám chiến đấu ? phải chăng VNCH thiếu lãnh đạo và tham nhũng ? phải chăng cuộc chiến ấy là bại trận và bi thảm như cách mà nhân dân Mỹ đã đối xử không đúng với các chiến binh Mỹ từ chiến trường Viêt-Nam trở về cũng như làn sóng người Việt tỵ nạn đến đây sau ngày 30-4-1975 . Không , trăm lần không phải như vậy . Về mặt chiến lược mà nói cuộc chiến ấy đã thành công hơn bất cứ cuộc chiến nào khác mà Hoa-Kỳ đã tham gia và những người Việt đã đứng trong hàng ngũ liên minh tự do dân chủ thế giới đã chiến đấu với tất cả lòng quả cảm phi thường và đã chấp nhận hy sinh to lớn để thế giới quật ngã Liên-Xô khi bức tường Bá-Linh bị đạp đổ vào năm 1990 . Cả thế giới phương tây chịu ơn bất cứ những ai đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến ấy .

Chúng ta , những người ý thức rất rõ về chiến lược toàn cầu trong đường dài , nên chia sẻ các ưu tư đối với cục diện thế giới sau ngày 30-4-75 ; khi mà mục tiêu kế tiếp là Hán cũng như nhóm cực đoan Hồi-Giáo , đồng thời không thể đẩy tình hình thay đổi quá mau lẹ được vì các trở ngại bên trong các xã hội Âu Mỹ cũng như việc thay đổi nước Hán cần thời gian để cho tình hình ở đấy chín mùi cho các thay đổi . Cho nên những ai đã tham gia vào cuộc chiến ấy đã bị cố tình bỏ quên , không một nghi thức nào dù là tối thiểu nhằm vinh danh những người đã nằm xuống dù Mỹ hay Việt . Với người Mỹ thì việc dựng bức tường đá đen ghi danh những người lính Mỹ tử trận ở Việt Nam tuy chưa thực sự xứng đáng nhưng cũng tạm đủ . Đối với những người đứng trong hàng ngũ VNCH nam cũng như nữ , dân sự cũng như quân sự thì sao ? đối với những người vẫn chiến đấu cho đến sáng ngày 30-4 oan nghiệt ấy , trong số những chiến binh ấy Tướng cũng như sỹ quan hay binh sỹ , nhiều vị đã oanh liệt tự sát để bảo tồn danh dự thì sao ? Đối với vợ con những tử sỹ VNCH (được ghi nhận 300,000 người bị tử thương) nay đa số phải sống trong đói khổ bên lề xã hội thì sao ? đối với thương binh VNCH cũng khoảng (600,000 người) không hề được chữa chạy thuốc men tối thiểu thì sao ? Tất cả các vị ấy đều là những người đã hy sinh tuổi trẻ của mình cho cuộc chiến .

Những người may mắn được đến đây định cư nhưng bệnh hoạn về thể chất cũng như tinh thần là điều hiển nhiên , rất nhiều người đang phải sống trong dằn vặt vì đã không hoàn thành được sứ mạng của người trai đối với đất nước loạn li ; xác thì ở đây mà hồn thì vẫn ở bên kia bờ Thái-bình-Dương . Họ còn bị dằn vặt hơn nữa khi các thế hệ con cháu đã bị nhồi sọ bởi các tuyên truyền một chiều của chế độ Cộng-Sản trong nước và được tiếp tay bởi các chiến dịch truyền thông cố tình tạo ra một hình ảnh xấu về VNCH để chế độ VNCH sớm đi vào tử lộ của ngày 30-4-75 .

Vong linh của tất cả những người đã từng chiến đấu kiên cường cho lý tưởng tự do cho thế giới đang đòi hỏi thế giới cần thực hiện các việc làm cụ thể để khôi phục lại danh dự của những người đã nằm xuống . Những người hiện còn đang sống trong nước cũng như hải ngoại đã một thời đứng trong hàng ngũ VNCH ( trừ những người đã quay lưng lại với lý tưởng ấy , dù họ đến đây ngay từ sau ngày 30-4-75) thực lòng yêu con người cũng như đất nước hoàn toàn có quyền đòi hỏi thế giới trong việc khôi phục lại danh dự cho các vị ấy . Đó không phải là trách nhiệm vật chất mà là trách nhiêm tinh thần . ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ DANH-DỰ . Khi đã nói đến danh dự thì đó cũng là vấn đề đạo đức nữa .

Chúng ta hiểu rằng Ông Tổng-Thống Obama khi nhắc đến địa danh Khe-Sanh so sánh với các địa danh khác mà quân Mỹ đã tham gia để giải phóng Âu-Châu trong thế chiến II hay cuộc nội chiến hoặc cuộc chiến tranh dành độc lập của Mỹ thì Ông Obama đã chánh thức nhìn nhận vai trò của cuộc chiến thần thánh ấy rồi . Khi nhắc đến cuộc chiến ấy mà Ông Obama không hề dính líu vì lúc kết thúc với người Mỹ thì ông mới có 10 tuổi mà thôi , như thế ông cũng muốn vinh danh thế hệ Ông McCain là những người đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến ấy . Bước kế tiếp mà chúng ta : những người đã đứng trong hàng ngũ Việt-Nam Cộng-Hòa và tuyệt đối không bỏ ngũ là “ chánh thức yêu cầu Hoa-Kỳ cần kiên quyết khôi phục lại danh dự cho VNCH nói chung “ .

Chúng ta hiểu rằng , vẫn còn một số việc cần làm , nhưng rồi ngày ấy cũng phải tới thôi có thể trong tám năm cầm quyền của Ông Obama (tôi hy vọng như thế) hoặc lâu hơn thế , chúng ta cứ kiên nhẫn chờ đợi , dứt khoát ngày ấy phải tới và cũng có thể được thể hiện bằng một bức tượng lớn lao làm hậu cảnh cho bức tường đá đen ở Hoa-Thịnh-Đốn .

Bài diễn văn nhậm chức của Tổng-Thống Obama đã được nhiều người dịch ra tiếng Việt một cách rất xuất sắc . Nhưng vẫn có những đoạn mà người đọc chưa chắc đã hiểu thực về nội dung hàm chứa bên trong . Ở đoạn kết ông nhắc đến cha ông 60 năm trước đã không được một quán ăn nhỏ nhất cho một việc làm . Đó là tình cảnh của cha ông lúc còn nhỏ và ông Obama đã được nước Mỹ nuôi nấng dạy dỗ để trở thành Tổng-Thống Mỹ quyền lực nhất toàn cầu . Việc như vậy cũng chỉ có thể sảy ra ở Mỹ mà thôi , kỳ dư không thể sảy ra ở bất cứ quốc gia nào khác .

Nhưng đằng sau con số 60 này còn hàm chứa một ẩn ý khác thâm sâu hơn rất nhiều mà người ngoài không thể hiểu được . Trước đây tôi có thưa với quý vị rằng : “ người Mỹ họ rất am tường về cụ Lý-Đông-A “ . Con số 60 mà Ông TT Obama nói đến ở đây còn bao hàm ý nghĩa liên quan đến cá nhân cụ Lý cũng như học thuyết nhân chủ mà cụ Lý đã đề ra và người Mỹ cũng như phương Tây đang theo . Dĩ nhiên thánh kinh cũng như truyền thống Mỹ do các vị khai phá nước Mỹ đã đặt ra thông qua hiến-pháp cũng như bản tuyên ngôn độc lập Mỹ cách nay hơn 200 năm cũng đã đặt ra hướng đi ấy rồi . Nhưng học thuyết nhân chủ mà cụ Lý đã đề ra hàm súc , cụ thể và dễ đi vào lòng người hơn mà không sợ lâm vào thế bị đụng độ giữa các văn hóa khác nhau . Phật Giáo, Hồi-Giáo , Thiên Chúa Giáo , Do Thái Giáo…đều có thể dung nạp được mà không sợ bị phản ứng ngược . Tôi hy vọng rồi ra Hoa-Kỳ sẽ tạo điều kiện để học thuyết này được quảng bá trong quần chúng , nhất là các vùng đang đắm chìm trong các tranh chấp chủng tộc,tôn giáo .

3 – VÀI DỰ KIẾN .

Trước đây đã khá lâu trong các bài viết của mình , tôi đã nêu lên các vấn đề liên quan đến Châu-Phi , Nam-Mỹ theo cách thức mà Hoa-Kỳ phải nhận lấy trách nhiệm trong việc xây dựng lại Châu-Phi cùng với Âu-Châu . Khi cuộc tranh luận giữa bà Hillary và Ông Obama trong nội bộ Đảng Dân-Chủ đang sảy ra , tôi có nói rằng Ông Obama là biểu tượng toàn bích để Hoa-Kỳ thực hiện kế hoạch tâm lý chiến về mặt chiến lược . Tôi cũng một lần nữa nói đến lục địa Châu-Phi nay đã mất tinh thần rất nặng nề , hầu như bị bỏ quên chả ai thèm đếm xỉa tới , nay là lúc cần khôi phục lại nềm tin nơi lục địa này .

Trong bài diễn văn nhậm chức , ông Obama đã nhắc đến Châu-Phi với những hứ hẹn cụ thể : như đem nước sạch đến cho dân cư , nuôi dân Châu-Phi khỏi đói , ngăn ngừa các chứng bệnh truyền nhiễm . Những việc ấy trong thời Tổng-Thống Bush đã có các chuẩn bị thích đáng khi cho lập Bộ Tư-Lệnh toàn Phi-Châu căn cứ chính đặt ở Djibuti ven bờ Hồng-Hải cũng như ông đã hứa cấp viện  15 tỷ Dollar cho việc ngăn ngừa bệnh AIDS . Ông Obama trong diễn văn của mình đã cam kết cụ thể hơn hẳn so với những gì mà vị tiền nhiệm đã làm . Các trì trệ ở Châu-Phi hoặc ngay cả ở nước Việt ta đều xuất phát từ thái độ ngoan cố của Bắc kinh mà ra cả . Bắc kinh quyết không chịu buông tha con mồi mà chúng đang dồn mọi nỗ lực để chiếm đoạt .

Việc này cùng với hàng loạt việc khác liên quan đến cục diện toàn cầu như Irak , Afghanistan , Pakistan , Iran , Palestine ,Grugia ,Ukraina , Nga .cũng như vấn đề kinh tế , tài chánh toàn cầu chỉ có thể giải quyết được trọn gói khi vấn đề Trung-Cộng được giải quyết rốt ráo . Cách thức giải quyết như thế nào không phải là chủ đề được bàn luận hôm nay . Cứ như cục diện hiện nay trước lúc Ông Bush rời Bạch-Cung thì ông đã đạt được một số tiến bộ được coi là có ý nghĩa quan trọng đối với các phía liên quan (còn sớm quá để bàn các việc này) để Ông Obama và bà Hillary tiếp nối .

 Vấn đề Hán hoàn toàn không có tiến bộ gì nhất là sau bài diễn văn nhậm chức của Ông Obama thì Hán lại càng tỏ ra cứng rắn hơn đối với nhiều vấn đề quốc tế khác , nhất là khi nội các Bill Clinton trở lại Bạch-Cung (bây giờ thì Hán chẳng tin Bush hay Bill Clinton hoăc Obama)  . Tình hình này cho thấy nội các Obama vẫn còn phải đối diện với một thử thách lớn lao trong thời gian không xa (có nhiều chắc chắn trong năm 2009 này) . Điều này có thể làm thay đổi một vài ưu tiên trong  chương trình làm việc của Ông . Nhưng dù sao ta vẫn nên bàn vài điều liên quan đến cách thức mà ông thực hiện các chính sách và đường lối ông đã trình bày trong diễn văn nhậm chức .

Thứ nhất là vấn đề nuôi Châu-Phi . Đây là một đòi hỏi cấp bách và đạo đức đối với Âu-Châu cũng như Hoa-Kỳ . Một bên thì núi bơ bể sữa đổ đi , bên kia thì đói rách suốt mấy chục năm trường , ngày càng rơi vào nội chiến giữa chủng tộc và tôn giáo . Việc khôi phục lại chính sách viện trợ thực phẩm thặng dư đã được mở rộng trong thời kỳ đầu của chiến tranh lạnh nay cần được tái lập trên quy mô lớn với sự phối hợp toàn diện của đủ mọi cơ quan thuộc chính quyền liên bang cũng như các tổ chức tư nhân . Khi dã nuôi no thì mới nói đến việc canh cải lại nông nghiệp cho lục địa này được ; khi Hán bị đẩy lùi để đi vào phân rã thì việc cải tổ tận gốc rễ châu lục này mới tiến hành được , như vậy môi sinh mới được bảo toàn để họ có thể tự mình nuôi mình và tự mình lo cho mình được . Việc này là cần thiết vào lúc này khi mà dự trữ nông phẩm của Mỹ hiện nay ở mức độ quá cao .

Thứ hai là nếu thiếu người Mỹ gốc Châu-Phi thì nước Mỹ không thể hùng mạnh như ngày nay . Như vậy người Mỹ và cả Âu-Châu đều có một món nợ tinh thần với Châu-Phi , theo đúng truyền thống Mỹ là ân oán phân minh . Như vậy Hoa-Kỳ trở lại Châu-Phi quả là hợp đạo lý vậy . Nhưng ai có thể làm việc ấy một cách hoàn mỹ nhất nếu không phải là bộ phận chủ lực chính là người Mỹ gốc Châu-Phi hiện nay .

Quan sát cộng đồng người Mỹ gốc Châu-Phi để lại cho ta hai nhận định trái ngược nhau . Thứ nhất là một bộ phận đã chứng tỏ là rất trí tuệ , có khả năng lãnh đạo cao , rất kỷ luật đủ sức làm việc lớn đối với thế giới . Nhưng một bộ phận khác lại quá trì trệ , các giá trị gia đình ít được tôn trọng , nhiều người trong số họ có liên quan đến luật pháp theo cách này hoặc cách kia . Đưa bộ phận này tiến lên ngang bằng với các cộng đồng khác là một ưu tiên hàng đầu hiện nay đối với nước Mỹ . Ông Obama lên làm Tổng-Thống thứ 44 của Mỹ là một đòn tâm lý đánh vào cộng đồng người Mỹ gốc Châu-Phi để nhắc nhở cho họ thấy nguồn gốc của họ và họ còn có trách nhiệm với nguồn gốc của họ nữa . Cộng đồng người Mỹ gốc Châu-Phi còn quá nhiều việc phải làm và cần quyết tâm làm thì mới đáp ứng được với kế hoạch mà Ông Obama đã nói tới trong bài diễn văn nhậm chức của mình .Hãy tưởng tượng thế này , cùng một công việc ở Châu-Phi thì một người Mỹ trắng làm chắc sẽ không hay bằng một người Mỹ gốc Châu-Phi đứng làm . Một kế hoạch như vậy được tiến hành sẽ thu dụng rất nhiều người trẻ gốc Châu-Phi tại Mỹ trong nhiều cơ quan thuộc Liên-Bang , như thế sẽ khôi phục được niềm tin từ cả hai cộng đồng Châu-Phi tại Châu-Phi cũng như tại Mỹ .

Đối với Cộng –Đồng người Việt cũng như nước Việt , chúng ta thấy rất rõ rằng : Hán bị phân rã thì thế nào xung quanh cũng chẳng ít thì nhiều bị vạ lây . Hán đi vào khủng hoảng thì Việt thế nào cũng chịu nhiều đau khổ , nên các diễn biến trong nước hiện nay không phải là điều xa lạ với những ai theo dõi tình hình một cách chặt chẽ .

Bài diễn văn nhậm chức của Ông Obama là điều mà tôi chờ đợi đã lâu , rất mừng là điều ấy đã xác nhận những gì mà chúng tôi có dịp trình bày trên làn sóng này trong thời gian dài đã qua . Trong thời gian cầm quyền của Tổng-Thống Bush , Ông bận tâm với hai cuộc chiến và với kế hoạch lùa tiền của các quốc gia được cai trị bởi độc tài tham nhũng vào Mỹ để từ đây các tài nguyên ấy được xử dụng cho việc xây dựng lại thế giới sau này . Phàm bất cứ người làm chính sách nào đều cũng phải thấy là kế hoạch càng lớn thì việc tập trung tài nguyên vào một mối phải được coi là ưu tiên hàng đầu . Anh không có tiền thì anh không thể làm được điều gì cả , nói suông thế thôi (như người Cộng-Sản hay nói mà chẳng làm gì cả) . Cho nên vấn đề Việt-Nam là vấn đề nhỏ đối với ông , nhưng trong tám năm ấy , Ông Bush cũng đã hơn một lần tiếp những người mà cộng đồng người Việt không mấy tin tưởng về mặt lập trường . Nhiều người Việt nghĩ rằng chính quyền Mỹ hay chơi trò hai mang (double standart) .

Khi ông Obama công khai nói tới quốc gia tham nhũng và độc tài như là lời minh thị xác định lập trường của mình . Người Việt yêu con người và yêu nước chân chính hiện đang sống tại Mỹ  - dù có quốc tịch hay không - cũng như đại bộ phận người Việt trong nước Việt vẫn một mực tin vào chính nghĩa mà người Mỹ đã đề cao trong suốt lịch sử của mình , nay bày tỏ hy vọng rằng : “Tổng-Thống Obama sẽ khác với vị tiền nhiệm là chỉ tiếp khi thực sự cần đối với những người Việt chân chính mà thôi .( Những vị này Hoa-Kỳ biết rõ ) .

Xin chúc cho vị Tổng-Thống thứ 44 của Hoa-Kỳ được nhiều sức khỏe và xin ngài cẩn trọng xem  xét những gì mà tôi đã trình bày trong bài viết này .

Xin đa tạ ngài  

Lê-Văn-Xương