LƯỜNG GẠT VÀ BÓC LỘT TRẮNG TRỢN CÔNG NHÂN VIỆT NAM XUẤT KHẨU, 2 CÔNG TY QUỐC DOANH CSVN BỊ KIỆN TRƯỚC TỎA ÁN LIÊN BANG HOA KỲ.
RFA 15.04.2011
55 công nhân người Việt vừa đệ đơn kiện hai công ty Việt Nam lên tòa án liên bang Mỹ vì gian dối trong việc tuyển lao động đi nước ngoài và bóc lột công nhân.Hai công ty bị kiện là Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế, gọi tắt là Interserco có trụ sở tại Hà Nội, và Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam gọi tắt là Vinamotor. Cả hai công ty này đều của nhà nước Việt Nam.
Những công nhân này cho biết để nhận được công việc làm thợ hàn tại một xưởng đóng tàu ở Houston, Texas, họ đã phải trả từ 7 ngàn đến 15 ngàn đô la, và được hứa hẹn là sẽ nhận được một công việc có hợp đồng 30 tháng với số tiền lương tổng cộng khoảng 100,000 đôla Mỹ.
Thế nhưng khi đến Mỹ, họ đã bị đối xử tàn tệ như những nô lệ trả nợ, điều kiện sống tồi tệ, và cách ly với cuộc sống xung quanh. Điều đáng buồn hơn là chỉ sau 8 tháng làm việc, họ bị chủ sa thải và bảo họ phải trở về Việt Nam.
Theo luật sư đại diện, hiện các công nhân này đang lo ngại họ không có đủ tiền để trả nợ cho khoản vay để được lao động ở Mỹ, và tệ hơn nữa là họ lo sợ cho cuộc sống của họ cùng thân nhân tại Việt Nam bởi vì các công ty mà họ kiện đều là công ty nhà nước.
Hai công ty Việt Nam bị kiện vì vi phạm đạo luật về bảo vệ nạn nhân của nạn buôn người, và đạo luật dân sự phạm ngoại kiều của Hoa Kỳ.
Đài Á Châu Tự Do có tường thuật chi tiết về phiên tòa này và những tình tiết xung quanh vụ án, mời quý khán thính giả đón nghe và đọc tại trang web của chúng tôi www.rfa.org/vietnamese------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cheated by U.S. firms, Vietnamese allege homeland exploited them
By LISE OLSEN
HOUSTON CHRONICLE
April 15, 2011, 1:28AM
Only weeks after a Harris County judge awarded an unprecedented $60 million in civil judgments to Vietnamese welders allegedly exploited by U.S. labor supply companies, the same workers claimed in federal court Wednesday to be victims of a larger international human trafficking conspiracy.
The lawsuit identifies the culprits as two major Vietnamese companies, both partly owned by the Vietnamese government: International Investment Trade and Service group, aka Interserco, and General Automotive Industry Corp. of Vietnam, aka Vinamotors.
The workers' attorney, Tony Buzbee, describes the Vietnam government-related companies as knowing participants in mass exportation of laborers through deceptive recruiting efforts that exploit workers by stripping them of their savings and shipping them off to U.S. companies eager to benefit from "what amounts to indentured servants." The federal lawsuit seeks another $100 million in punitive damages
An employee at the Vietnamese Consulate in Houston had no response to the allegations and referred callers to Vietnamese Embassy in Washington. An embassy spokesman did not return phone calls Wednesday..
In interviews and lawsuits, about 50 workers from major cities across Vietnam claim they were recruited to come to a Houston shipyard through a deceptive national TV ad campaign sponsored by the Vietnamese companies.
In 2008, interested workers paid up-front processing fees as high as $15,000 — raised by mortgaging homes, selling businesses and borrowing relatives' life savings. In exchange, they were promised about $100,000 in wages over the life of a 30-month contract. .
Once here, workers were "housed like animals," "treated like indentured servants" and fired after only eight months as the same agencies planned to replace them with new fee-paying arrivals, according to interviews and the federal lawsuit filed in U.S. District Court in Galveston.
"This is the super power country and we could not believe we had ended up like this, the company was cheating us," Chin Ba Ngo, one of the workers told the Chronicle through a translator. Conditions here were worse than anywhere else he'd worked abroad, including Russia, South Korea and Libya. "It was like imprisonment."
85,000 workers a year
Vietnam annually exports as many as 85,000 workers, who generate revenues of around $2 billion, the lawsuit and government reports say. The initiative is promoted by the Vietnamese as boosting the domestic economy and reducing unemployment.
Ngo, an experienced welder in his 50s, remembers seeing TV ads offering U.S. jobs. He quickly responded, paid fees and found himself on a plane to Texas. Here, he joined about three dozen others, mostly younger men from cities across Vietnam.
Instead of clean and safe accommodations, Ngo shared a rat- and cockroach-infested apartment in Pasadena with exposed wiring and filthy carpet for which he and three others got charged $2,000 monthly. Handlers deducted rent from the men's paychecks along with a monthly transportation fee of $1,200, though workers got rides only to work and, once a week, to a supermarket.
Services were provided by two U.S.-based companies who were ordered to pay the workers $60 million: ILP Agency LLC, of Louisiana and Coast to Coast Resources Management Services, formerly based in Houston. An attorney for Coast to Coast said the company is out of business. The Chronicle was unable to reach anyone from ILP Agency.
Eight months into their contract, Ngo and other Vietnamese workers were told they were being fired and ordered to pack their things.
Living like paupers
On paper, the former shipyard workers who successfully sued their handlers in a related Harris County civil suit are now millionaires, but they have collected nothing from court judgements signed in January and February by Harris County Civil District Judge Steven Kirkland.
Instead, the workers live like paupers, fearing deportation and retribution from the Vietnamese government.
"It's my belief is that the real culprits (and) the lion's share of the money is being made by the entities in the home countries," attorney Buzbee said in an interview.
Those claims are echoed in reports issued by the U.S. Department of State, which has long criticized the Vietnamese government for failing to protect its citizens from trafficking, including illegal and excessive recruitment fees charged by "Vietnamese labor export companies, most of which are state-affiliated." Those fees are "some of the highest" paid by all "Asian expatriate workers, making them highly vulnerable to debt bondage and forced labor," the State Department's 2010 Report on Trafficking On Persons says.
No company has ever been prosecuted by the Vietnamese for labor trafficking crimes, the report says.
Kept in isolation
Houston has a huge and politically powerful Vietnamese immigrant community, but the shipyard workers say they were kept in isolation and warned that as citizens of a communist country they'd be treated poorly or even violently by Americans, according to the lawsuits and interviews.
It was only through the intervention of Jehovah's Witness missionaries who visited their Pasadena apartments that the men found help after being fired.
Houston Attorney Tammy Tran, a Vietnamese-American, recruited volunteer lawyers from several Houston law firms, including Buzbee, Mark Lanier and Gordon Quan.
A group of students at the South Texas College of Law, led by attorney Naomi Bang, also are helping the men apply for visas as human trafficking or crime victims.
"I would like the world to hear about this case," Tran said. "It's an honor to help these men and we hope that through this case we can help a lot of other young men and young women who are human trafficking victims."
lise.olsen@chron.com
*******************************************************
Và nhà nước XHCN tuyên truyền về sự việc nầy
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110416/Hai-cong-ty-Viet-Nam-bi-nguoi-lao-dong-kien-o-My.aspx
Hai công ty Việt Nam bị người lao động kiện ở Mỹ
16/04/2011 1:41 Một nhóm lao động người Việt Nam đã khởi kiện 2 công ty của Việt Nam ra tòa án liên bang tại Texas, Mỹ và đòi bồi thường 100 triệu USD.
Interserco và Vinamotors, có trụ sở tại Hà Nội, bị kiện vi phạm các luật lệ về chống buôn người của Mỹ.
Theo báo Houston Chronicle ngày 15.4, 13 người đứng tên trong vụ kiện tố cáo rằng họ đã xem quảng cáo trên truyền hình Việt Nam về các việc làm được trả lương cao ở Mỹ, và mỗi người đã chi hàng ngàn USD để được sang làm thợ hàn tại xưởng đóng tàu Houston Ship Channel ở bang Texas. Theo đơn kiện, khi sang tới Mỹ, họ bị giam trong nhà, bị hiếp đáp và phải sống trong các điều kiện tồi tệ.
Các nguyên đơn nói họ bị sa thải sau 8 tháng dù hợp đồng lao động, được ký vào tháng 2.2009, có thời hạn 30 tháng.
Cũng theo Houston Chronicle, vài tuần trước đó, một tòa án ở bang Texas cũng đã ra phán quyết buộc các công ty cung cấp lao động Mỹ bồi thường 60 triệu USD cho nhóm lao động trên.
Ông Dũng cho hay, theo quy định của Mỹ, đối với người nước ngoài làm việc tại Mỹ chỉ được cấp visa 1 năm, nhưng thực chất làm việc trong 8 tháng, còn 4 tháng được phép nghỉ. Do đây là những lao động có tay nghề, nên được Cục Di trú (Mỹ) tạo điều kiện gia hạn lần 2. Tổng cộng các lao động đã làm việc bên Mỹ được 16 tháng. Cũng theo luật của Mỹ, nếu người lao động nước ngoài vào Mỹ mà có công ăn việc làm ổn định trên 25 tháng thì sẽ được cấp thẻ xanh (thẻ thường trú được đi lại thoải mái). Chính vì thế Cục Di trú đã không đồng ý gia hạn visa cho các lao động mà yêu cầu họ quay về Việt Nam. Nếu còn muốn tiếp tục sang làm việc ở Mỹ thì phải xin phép cấp lại visa. “Khi hết hạn chúng tôi đã gửi tất cả thông báo về địa phương, cũng như gia đình lao động về việc chuẩn bị mua vé máy bay, giờ hạ cánh đề nghị gia đình đi đón. Có một số lao động đã tuân thủ quy định về nước. Tuy nhiên, số lao động kể trên đã không chịu về”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, sau khi sự việc xảy ra, tháng 5.2010, các công ty cùng với Bộ Ngoại giao, Bộ LĐ-TB-XH đã sang làm việc với Bộ Lao động và Bộ Ngoại giao Mỹ. Tại buổi làm việc này, phía Mỹ cũng khẳng định đây là những lao động vi phạm hợp đồng, có ý đồ bỏ trốn. Cũng trong thời gian ở Mỹ, đại diện công ty đã liên lạc với số lao động trên nhưng họ từ chối gặp mặt.
Về khoản tiền mà các lao động nói, đã chi hàng ngàn USD để được sang Mỹ, ông Nguyễn Trí Dũng khẳng định phía Mỹ quy định các công ty xuất khẩu lao động không được thu tiền đặt cọc nên công ty không thu bất cứ một đồng tiền đặt cọc nào của các lao động. Công ty TTLC không chịu trách nhiệm về trường hợp này, vì trong hợp đồng đã quy định rõ, nếu vi phạm hợp đồng người lao động hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hơn nữa, khi cấp visa, phỏng vấn, nhân viên đại sứ quán cũng đã nói rõ ràng hết về quy định thời gian làm việc.
Ông Dũng cho biết, trong ngày hôm nay 18.4, TTLC sẽ có văn bản báo cáo sự việc lên Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH).
T.Hằng - A.Vũ
Theo báo Houston Chronicle ngày 15.4, 13 người đứng tên trong vụ kiện tố cáo rằng họ đã xem quảng cáo trên truyền hình Việt Nam về các việc làm được trả lương cao ở Mỹ, và mỗi người đã chi hàng ngàn USD để được sang làm thợ hàn tại xưởng đóng tàu Houston Ship Channel ở bang Texas. Theo đơn kiện, khi sang tới Mỹ, họ bị giam trong nhà, bị hiếp đáp và phải sống trong các điều kiện tồi tệ.
Các nguyên đơn nói họ bị sa thải sau 8 tháng dù hợp đồng lao động, được ký vào tháng 2.2009, có thời hạn 30 tháng.
Cũng theo Houston Chronicle, vài tuần trước đó, một tòa án ở bang Texas cũng đã ra phán quyết buộc các công ty cung cấp lao động Mỹ bồi thường 60 triệu USD cho nhóm lao động trên.
Trùng Quang
______________________________________________________________________________
Vụ “Hai công ty Việt Nam bị lao động kiện ở Mỹ”:
Lao động đã bỏ trốn ở lại Mỹ?
17/04/2011 23:37
Ngày 17.4, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Trí Dũng - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất khẩu lao động, thương mại và du lịch (TTLC) trực thuộc Tập đoàn công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamoto) - xác nhận trong số 13 lao động tham gia vụ khiếu kiện ở Mỹ có lao động do TTLC đưa đi.
Ông Dũng cho hay, theo quy định của Mỹ, đối với người nước ngoài làm việc tại Mỹ chỉ được cấp visa 1 năm, nhưng thực chất làm việc trong 8 tháng, còn 4 tháng được phép nghỉ. Do đây là những lao động có tay nghề, nên được Cục Di trú (Mỹ) tạo điều kiện gia hạn lần 2. Tổng cộng các lao động đã làm việc bên Mỹ được 16 tháng. Cũng theo luật của Mỹ, nếu người lao động nước ngoài vào Mỹ mà có công ăn việc làm ổn định trên 25 tháng thì sẽ được cấp thẻ xanh (thẻ thường trú được đi lại thoải mái). Chính vì thế Cục Di trú đã không đồng ý gia hạn visa cho các lao động mà yêu cầu họ quay về Việt Nam. Nếu còn muốn tiếp tục sang làm việc ở Mỹ thì phải xin phép cấp lại visa. “Khi hết hạn chúng tôi đã gửi tất cả thông báo về địa phương, cũng như gia đình lao động về việc chuẩn bị mua vé máy bay, giờ hạ cánh đề nghị gia đình đi đón. Có một số lao động đã tuân thủ quy định về nước. Tuy nhiên, số lao động kể trên đã không chịu về”, ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, sau khi sự việc xảy ra, tháng 5.2010, các công ty cùng với Bộ Ngoại giao, Bộ LĐ-TB-XH đã sang làm việc với Bộ Lao động và Bộ Ngoại giao Mỹ. Tại buổi làm việc này, phía Mỹ cũng khẳng định đây là những lao động vi phạm hợp đồng, có ý đồ bỏ trốn. Cũng trong thời gian ở Mỹ, đại diện công ty đã liên lạc với số lao động trên nhưng họ từ chối gặp mặt.
Về khoản tiền mà các lao động nói, đã chi hàng ngàn USD để được sang Mỹ, ông Nguyễn Trí Dũng khẳng định phía Mỹ quy định các công ty xuất khẩu lao động không được thu tiền đặt cọc nên công ty không thu bất cứ một đồng tiền đặt cọc nào của các lao động. Công ty TTLC không chịu trách nhiệm về trường hợp này, vì trong hợp đồng đã quy định rõ, nếu vi phạm hợp đồng người lao động hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hơn nữa, khi cấp visa, phỏng vấn, nhân viên đại sứ quán cũng đã nói rõ ràng hết về quy định thời gian làm việc.
Ông Dũng cho biết, trong ngày hôm nay 18.4, TTLC sẽ có văn bản báo cáo sự việc lên Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH).
T.Hằng - A.Vũ
Aucun commentaire:
La publication de nouveaux commentaires n'est pas autorisée.