mercredi 28 novembre 2012

Trung Cộng Thêm Hình Hầu Hết Biển Đông Trong Hộ Chiếu Mới Phát Hành


China’s new passports show a map including its claim to almost all the Southeast Asia Sea




China has redrawn the map printed in its passports to lay claim to almost all of the South China Sea, infuriating its southeast Asian neighbours. 


In the new passports, a nine-dash line has been printed that hugs the coast of the Philippines, Brunei, Malaysia, Vietnam and some of Indonesia, scooping up several islands that are claimed both by China and by its neighbours.
China has printed nearly six million of the new passports since it quietly introduced them in April, judging by the average monthly application rate.
On Thursday, the Philippines joined Vietnam in voicing its anger at the new map.
"The Philippines strongly protests the inclusion of the nine-dash lines in the e-passport as such image covers an area that is clearly part of the Philippines' territory and maritime domain," said Albert del Rosario, a foreign affairs spokesman.
Immigration officials in other countries worry that they will implicitly recognise China's territorial claims simply by stamping the new passports.

TQ: In Hình Biển Đảo Vào Sổ Thông Hành, Hàng Triệu Du Khách TQ Tới VN, Đưa Sổ Này Ra, Hải Quan VN Sẽ Phải Đóng Dấu Chấp Nhận...



BEIJING/HANOI (VB) --  Nhà nước Trung Quốc xuất độc chiêu: trên hàng trăm triệu thông hành (passport) mới cấp cho công dân TQ, có in bản đồ TQ với lãnh hải gồm cả vùng chín-đoạn, nghĩa là bao gồm hầu hết vùng Biển Đông.

Độc chiêu là: khi du khách TQ vào VN, sẽ đưa thông hành này ra, và cán bộ Hải quan VN sẽ phải đóng dấu vào sổ thông hành này, nghĩa là chấp nhận hiện hữu quyền sở hữu của TQ trên vùng Biển Đông.


Báo Financial Times hôm Thứ Tư cho biết tình hình trên, và nói rằng phía VN đã chính thức khiếu nại với Bắc Kinh: tòa đại sứ VN tại Bắc Kinh nói 2 nước đang thảo luận [về thông hành in bản đồ Biển Đông thuộc TQ], nhưng chưa có kết quả gì.


Một nhà ngoại giao tại Bắc kinh ẩn danh nói với báo Financial Times rằng đây là leo thang nghiêm trọng “vì TQ cấp phát nhiều triệu giấy thông hành này, và các thông hành có giá trị 10 năm,” nghĩa là Bắc Kinh không muốn đối thoaị gì về chủ quyền Biển Đông với bất kỳ nước nào.


Báo FT cũng phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu cố vấn chính phủ VN, và được trả lời: “Đây là một bước cực kỳ là độc hại do TQ đưa ra trong nhiều ngàn thủ đoạn độc hại của TQ. Khi dân TQ thăm VN, chúng tôi sẽ phải chấp nhận và đóng dấu lên sổ thông hành đó... Thế giới phải lên tiếng bây giờ, chứ không nên chỉ riêng người VN.”


Trong khi đó, một bản tin VOA ghi rằng quan điểm của ASEAN về các tranh chấp ở Biển đông, trở nên rạn nứt hơn ngày hôm Thứ Ba khi Philippines xác định Việt Nam là nước thứ hai chống lại tuyên bố của Campuchia rằng 'ASEAN đã đạt đồng thuận không quốc tế hóa vấn đề này'.


Nhật báo The Cambodia Daily số ra hôm Thứ Tư nói rằng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam không trực tiếp xác nhận lập trường của Hà Nội, nhưng nói rằng tuyên bố chủ quyền lãnh hải liên quan đến 4 nước của ASEAN – là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei –  tranh chấp với Trung Quốc đã là một mối quan tâm và lợi ích quốc tế vì đang có những lo ngại về tự do hàng hải và duy trì ổn định trong khu vực.


Nhật báo này trích lời Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói: “Thứ nhất là tranh chấp lãnh thổ, kế đến là hòa bình và ổn định trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra trên Biển đông, và thứ ba là các tuyến giao thông hàng hải.  Nếu nhìn vào một bố cục đó, chúng ta có thể thấy được bản thân nó đã là một vấn đề quốc tế.”


Cũng hôm Thứ Tư, bản tin RFI nói rằng, Cam Bốt lại bị nghi ngờ giúp Trung Quốc thao túng hồ sơ Biển Đông.


Bản tin ghi nhận câu hỏi:


“Phải chăng Cam Bốt đã trở thành «nội gián» cho Trung Quốc trong nội bộ ASEAN để thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông? Câu hỏi này lại được giới quan sát nêu lên vào hôm nay, 21/11/2012, sau khi báo chí tiết lộ rằng chủ tịch đương nhiệm ASEAN cho đến giờ phút chót vẫn muốn nêu bật điều mà Cam Bốt và Trung Quốc đều cho là ASEAN đã nhất trí không quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông.”


RFI cũng nhắc rằng, vào tháng Bẩy vừa qua, Cam Bốt đã sẵn sàng để cho ASEAN mất uy tín khi thực hiện lời đe dọa là hủy bỏ việc công bố Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng nếu văn kiện này nêu lên vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc theo yêu cầu của Philippines và Việt Nam. Hành động đó đã khiến một số nhà phân tích coi Cam Bốt là nước đại diện cho quyền lợi của Bắc Kinh trong lòng ASEAN.


Trong khi đó, bản tin BBC ghi lời Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói rằng các học giả Trung Quốc tỏ ra 'mềm mỏng hơn tại Hội nghị Biển Đông vừa kết thúc tại TP Sài Gòn.


BBC ghi rằng, Hội nghị Biển Đông lần thứ tư này có sự tham gia của học giả có uy tín từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam và nhiều nước khác với số tham luận lên tới trên 30.


Hàng trăm học giả, công chức và nhân viên ngoại giao của các nước đã tới dự 10 phiên họp trong ba ngày 19, 20 và 21/11.


Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh giác độc chiêu giương Đông kích Tây của Bắc Kinh: trong khi cho các học giả nói mềm mỏng, các tàu chiến TQ vẫn  liên tục khủng bố ngư dân VN.


Thực tế cho thấy, nói và làm là 2 điều khác nhau, và chính bản thân Hà Nộị cũng y hệt như thế, thì làm sao tin được lời học giả Bắc Kinh.


 

 




Ấn Độ cũng bị hộ chiếu Trung Quốc mới xâm phạm

Theo Economic Times, Ấn ĐộTrung Quốc bắt đầu đấu khẩu với nhau khi vùng tranh chấp Arunachal Pradesh và Aksai Chin cũng được in trên hộ chiếu mới của Trung Quốc.

 
 
Phản ứng trước hành động xâm lấn chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh ngay lập tức phản pháo rằng chính quyền New Delhi sẽ cấp thị thực cho dân Trung Quốc bằng một tấm bản đồ khẳng định chủ quyền lãnh thổ vùng Arunachal Pradesh và Aksai Chin thuộc về Ấn Độ.
 
Arunachal Pradesh nằm biên giới Đông-Bắc hiện đang dưới sự quản lý của chính quyền New Delhi nhưng Trung Quốc vẫn chia địa phận này thuộc khu tự trị Tây Tạng. Còn Aksai Chin cũng nằm phía Đông tiểu bang Jammu & Kashmir hiện đang bị Trung Quốc sử dụng với mục đích quân sự.
 
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
 Dân Trung Quốc phản ứng “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu

Việc 6 triệu hộ chiếu mới của TQ được in hình bản đồ “đường lưỡi bò” gặp phải sự phản đối ngay chính trong dư luận nước này.

Vài ngày qua, vấn đề này trở thành tâm điểm tranh luận tại các diễn đàn trực tuyến của TQ.
Mạng Thanh niên Bắc Kinh dẫn lời một người dân TQ đang làm việc tại VN cho biết 3 tấm hộ chiếu mới của bạn bè anh ta gặp nhiều khó khăn trong quá trình xin visa nhập cảnh vào VN. Đó là vì bản đồ “đường lưỡi bò” được in trong hộ chiếu mới, vi phạm chủ quyền VN. Tương tự, một cư dân mạng TQ có tên David cũng than thở trên mạng weibo rằng chỉ vì tấm hộ chiếu mới mà anh ta gặp nhiều khó khăn khi làm thủ tục nhập cảnh vào VN. Khi sử dụng hộ chiếu mới, người dân TQ chỉ được phép nhập cảnh vào VN bằng cách đóng dấu vào một giấy thông hành rời.

Dân Trung Quốc phản ứng “đường lưỡi bò” trên hộ chiếu
Cư dân mạng TQ phản ứng hộ chiếu mới trên diễn đàn bbs.tiexue.net - Ảnh: chụp lại trang bbs.tiexue.net
Vì thế, trên diễn đàn bbs.tiexue.net của TQ, không ít cư dân nước này than vãn rằng chỉ vì “đường lưỡi bò” mà họ mất rất nhiều thời gian khi nhập cảnh vào VN, Philippines, Ấn Độ, Mỹ… Điều này khiến những cư dân mạng trên tỏ ra khó chịu vì không được báo chí và chính quyền TQ cảnh báo. Thành viên mạng có tên Hbomb ta thán rằng: “Dù sửa thế nào cũng không thể sửa được diện mạo vốn có của tấm hộ chiếu này, giờ chỉ tổ mang lại phiền phức cho người dân...”. Một ý kiến nữa cho rằng: “Các người không thể khiến người dân gặp khó khăn”. 


Thành viên có tên Greywoof thì phản ứng rằng: “Làm hộ chiếu có cần phải rắc rối vậy không? Lại còn vẽ cả hình của Đài Loan vào làm gì? Hộ chiếu vốn thể hiện quyền hành của chính phủ, chứ không phải là chỗ thể hiện văn hóa dân tộc”. Trong khi đó, có ý kiến tự châm biếm là: “Giờ tốt rồi, người ta lại có thêm lý do để gây khó khi mình nhập cảnh”. Có lẽ, vì quá e ngại những rắc rối từ tấm hộ chiếu mới, thành viên tên Mumbojumbo thậm chí còn vẽ nên viễn cảnh: “Xem ra sẽ có nhiều người dân TQ muốn từ bỏ quốc tịch của mình. Năm nay sẽ đặc biệt nhiều đấy”…
Thẳng thắn hơn, có cư dân mạng TQ nhận xét việc đổi hộ chiếu là một “chiêu” thất bại của Bắc Kinh. Người này đặt ra vấn đề: “Nếu ngày mai Philippines, VN, hoặc Ấn Độ cũng đổi hộ chiếu mới (bổ sung thêm bản đồ tuyên bố chủ quyền - NV) thì sao? …”.

Mỹ không ủng hộ
Website Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lời phát ngôn viên cơ quan này Victoria Nuland, trả lời trong cuộc họp báo ngày 27.11 (theo giờ VN), khẳng định Washington không ủng hộ hay thừa nhận bản đồ “đường lưỡi bò” được in trên hộ chiếu mới của TQ. Khi được hỏi rằng liệu việc hải quan Mỹ đóng dấu lên hộ chiếu mới của TQ có thể được xem là sự ủng hộ của Washington đối với tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên biển Đông, bà Nuland trả lời như sau: “Không, đó không phải là sự ủng hộ. Lập trường của chúng tôi về vấn đề biển Đông vẫn là cần được thương lượng giữa các bên tranh chấp, giữa ASEAN và TQ. Một tấm hình trên hộ chiếu không thay đổi được điều này”.
Cũng liên quan đến vấn đề trên, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa ngày 26.11 khẳng định TQ nên tăng cường đối thoại để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông. Hãng tin Antara dẫn lời ông cho rằng đó là việc nên làm thay vì tìm kiếm sự công nhận bằng cách in bản đồ có “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu. Đồng thời, ông nhận xét tấm hộ chiếu mới của TQ là “kỳ quái và thậm chí sẽ kích hoạt các cuộc tranh chấp”.

Trùng Quang




+++++++++++++++++++++++++++++++++

SÀI GÒN (NV) –Hơn 150 nhân sĩ, trí thức hàng đầu ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam vừa ký tên vào bản tuyên bố 'Phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc in hình 'lưỡi bò' lên hộ chiếu công dân.'

Một người Trung Quốc cầm tấm hộ chiếu của nước này. Hơn 150 nhân sĩ trí thức cả trong và ngoài Việt Nam vừa ký tên vào bản tuyên bố phản đối loại hộ chiếu in bản đồ Trung Quốc bao gồm cả vùng biển “Lưỡi Bò” chiếm 80% biển Ðông. (Hình: AP Photo)
Bấm vào đây để tham gia Diễn đàn về 'hộ chiếu lưỡi bò'

Bản tuyên bố viết ngày 25 tháng 11, được phổ biến trên nhiều trang mạng, với nội dung 'cực lực phản đối hành động khiêu khích mới của nhà cầm quyền Trung Quốc cho in đường 9 đoạn bao trùm hầu hết Biển Đông (thường gọi là đường “lưỡi bò”) lên hộ chiếu cấp cho công dân nước mình.'

Trong danh sách 151 người ký tên, có các tên tuổi hàng đầu như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Giáo sư Hoàng Tụy, Linh mục Huỳnh Công Minh, Giáo sư Tương Lai, ông Lê Hiếu Đằng, Giáo sư Lê Xuân Khoa (Hoa Kỳ), Giáo sư Trần Văn Thọ (Nhật Bản), Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà báo Huy Đức, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh...

Những người ký tên trong bản tuyên bố gọi việc ban hành 'hộ chiếu lưỡi bò' là 'Hành động được tính toán' và 'cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc ngoan cố tiếp tục thực hiện mọi thủ đoạn nhằm thôn tính Biển Đông, mở đường cho những bước leo thang mới của Trung Quốc trực tiếp xâm phạm chủ quyền quốc gia của các nước có liên quan trên Biển Đông, uy hiếp nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực.'
Bản tuyên bố nhấn mạnh, 'Bước đi mới này bóc trần sự giả dối của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi nói tại Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 mới đây về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước, đặc biệt là các nước ven Biển Đông.'

Bản tuyên bố nói thêm, 'Chúng tôi ủng hộ tuyên bố ngày 22-11-2012 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN, trong đó nêu rõ: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan đến Biển Đông”. Chúng tôi đồng tình với những việc làm của các nước trên thế giới lên án bước leo thang mới này của Trung Quốc trong việc thực hiện mưu đồ bành trướng.'

Những người ký tên đòi hỏi nhà cầm quyền Trung Quốc phải:' Tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền của các quốc gia có liên quan trên Biển Đông, từ bỏ mọi âm mưu “bẻ từng cái đũa trong bó đũa” chia rẽ các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông cũng như mọi việc làm cản trở sự thông qua Quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC) mà tất cả các quốc gia liên quan phải tôn trọng trên Biển Đông.'
Việc nhà cầm quyền Trung Quốc ban hành loại hộ chiếu có in hình đường lưỡi bò tiếp tục gây xôn xao dư luận cả trong lẫn ngoài nước Việt Nam.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Trung Quốc đã phát hành hơn một triệu hộ chiếu mới từ tháng 5 năm 2012 có kèm theo một cái chip điện tử giá trị 10 năm. Cái hộ chiếu dày 48 trang này không những có in hình thắng cảnh Trung Quốc mà còn có cả bản đồ với khu vực biển tranh chấp đánh dấu với cái “Lưỡi Bò” trên biển Ðông.
Ðối phó với chính sách mới của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo, giới chức biên phòng tại các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua đã từ chối đóng dấu thị thực nhập cảnh cho người Trung Quốc nếu họ mang hộ chiếu in hình “Lưỡi Bò” biển Ðông.

Báo Tuổi Trẻ của Việt Nam hôm Thứ Bảy 24 tháng 11, 2012 nói tại cửa khẩu quốc tế giữa hai nước ở tỉnh Lào Cai, có 111 hộ chiếu Trung Quốc đã bị coi là không có giá trị. Tuy nhiên, các du khách người Hoa vẫn có thể tiếp tục hành trình nhập cảnh Việt Nam khi được phát một tờ chiếu khán rời với lệ phí là 50,000 đồng.
Theo tờ Tuổi Trẻ, hành động tương tự cũng được áp dụng tại cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. (KN) 

+++++++++++++++++++++
 Mỹ không chứng thực “đường lưỡi bò” trong hộ chiếu mới của Trung Quốc

(Petrotimes) – Mỹ ngày hôm nay cho biết nước này không chứng thực "đường lưỡi bò" in trong bản đồ gây tranh cãi của Trung Quốc in trong hộ chiếu mới, mà theo đó, Bắc Kinh đã tự nhận chủ quyền trên các vùng lãnh thổ tranh chấp với các nước láng giềng.

Không chỉ táo tợn “nhận vơ” hầu hết vùng Biển Đông, bản đồ in trong hộ chiếu mới của Trung Quốc còn "nhận" cả 2 vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền là Aksai Chin và Arunachal Pradesh

“Không, đó không phải là sự thừa nhận. Quan điểm của chúng tôi về Biển Đông, như mọi người đã biết, là vấn đề này cần phải được đàm phán giữa các bên liên quan, giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc và một hình ảnh in trong hộ chiếu không thay đổi được điều đó”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland khẳng định với các phóng viên trong cuộc họp báo mới nhất.


Trả lời các câu hỏi về vấn đề này, bà Nuland cho biết hộ chiếu cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn quốc tế cơ bản và những tấm bản đồ “lầm lạc” thì không thuộc diện này.
“Đây là một vấn đề pháp lý kỹ thuật, bản đồ này không có ý nghĩa gì trên hộ chiếu hợp lệ cấp visa nhập cảnh vào Hoa Kỳ…”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói.


Bên cạnh đó, bà Nuland cũng cho biết Hoa Kỳ chú ý đến vấn đề này khi hộ chiếu in hình bản đồ “gây tranh cãi” nói trên của Trung Quốc bắt đầu bị từ chối ở một số quốc gia.
“Có lẽ việc này xuất phát từ quan điểm cho rằng đây là động thái khiêu khích của Bắc Kinh, tuy nhiên, chúng tôi sẽ có một cuộc thảo luận về vấn đề này nhưng là về yếu tố kỹ thuật pháp lý trên hộ chiếu”, bà Nuland cho biết.


Cuối tuần trước, hộ chiếu mới ban hành của Trung Quốc có in hình bản đồ với các tuyên bố chủ quyền của nước này đã khiến các nước láng giềng trong khu vực hết sức bất bình và phản đối bằng nhiều biện pháp, hoặc ngoại giao, hoặc bằng hành động.


Không chỉ táo tợn “nhận vơ” hầu hết vùng Biển Đông, bản đồ in trong hộ chiếu mới của Trung Quốc còn "nhận" cả 2 vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền là Aksai Chin và Arunachal Pradesh.
Để đáp lại, Ấn Độ đã dán visa có in hình bản đồ của nước mình, trong đó có hai địa điểm trên, để cấp cho công dân Trung Quốc.


Trong khi đó, Việt Nam và Philippines đã chọn con đường ngoại giao để phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc đưa "đường lưỡi bò" phi lý, ôm trọn cả vùng Biển Đông, nơi Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, vào hộ chiếu mới.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
“Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những nội dung sai trái in trên hộ chiếu phổ thông điện tử nói trên.

Linh Phương (Theo Economic Times)